Giáo án Tin học 8 - Tiết 57: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 57: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được các tính năng chính của phần mềm, biết cách tạo ra các hình học không gian cơ bản

- Hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học trong chương trình môn toán lớp 8

 2. Kĩ năng:

 Sử dụng thành thạo phần mềm.

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 57: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/03/2010
Ngày dạy: 31/03/2010
Tuần 30:	
Tiết 57: 	QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN VỚI 
PHẦN MỀM YENKA (tt)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Hiểu được các tính năng chính của phần mềm, biết cách tạo ra các hình học không gian cơ bản
- Hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học trong chương trình môn toán lớp 8
	2. Kĩ năng:
	 Sử dụng thành thạo phần mềm.
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
HS: Hãy nêu các thao tác xoay mô hình trong không gian 3D?
	3. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Thay đổi, di chuyển (13’)
Gv: Để di chuyển một đối tượng ta thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Muốn di chuyển một hình không gian, hãy kéo thả đối tượng đó. Khi di chuyển một hình lên đúng đỉnh của một hình khác ta sẽ được hai hình không gian chồng nhau.
 Với cách này, ta có thể tạo ra những hình với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau
Gv: Thực hành cho Hs quan sát.
Hs: Thực hành.
Hoạt động 2: Thay đổi kích thước. (22’)
Gv: Để thay đổi kích thước của một đối tượng trước tiên cần chọn hình. Khi đó sẽ xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ trên đối tượng, cho phép tương tác để thay đổi kích thước. 
Gv: Tùy vào từng đối tượng mà các nút, đường viền có dạng khác nhau
Gv: Thực hành với hình trụ cho Hs quan sát
Gv: Để xoay tròn khối hình trụ ta sử dụng cái gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Các đường viền khung trên dùng để làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Các đường viền khung dưới dùng để làm gì?
Hs: Trả lời.
Hs: Thực hành
Gv: Thực hành với hình lăng trụ tam giác cho Hs quan sát
Gv: Để xoay khối lăng trụ ta thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Để co dãn hình lăng trụ theo chiều ngang và chiều thằng đứng ta làm như thế nào?
Hs: Trả lời.
Hs: Thực hành.
Gv: Cho Hs tự tìm hiểu hình chóp tam giác và hình nón
Gv: Làm cách nào để xoay khối hình chóp tam giác?
Hs: Trả lời.
Gv: Để co dãn tòan bộ hình chóp theo chiều ngang và chiều thẳng đứng ta thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Các đường viền khung đáy giúp ta làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Thực hành cho Hs quan sát
Hs: Thực hành.
Gv: Để xoay khối hình nón ta thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Các đường viền tròn đáy có chức năng gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Thực hành cho Hs quan sát
Hs: Thực hành
4. Khám phá điều khiển các hình không gian:
a. Thay đổi, di chuyển:
 Muốn di chuyển kéo thả đối tượng đó
b. Thay đổi kích thước:
- B1: Nháy chọn hình cần thay đổi kích thước.
- B2: Xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ trên đối tượng cho phép thay đổi kích thước
3. Củng cố: (3’)
	 Chốt lại các kiến thức đã học.
4. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà học bài, thực hành.
	- Coi phần tiếp theo của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docyenka tiet 57.doc