A. YÊU CẦU VỀ CÁCH LÀM MỘT BÀI THI MÔNLỊCH SỬ.
- Trứơc khi vào làm một bài kiểm tra họăc một bài thi môn lịch sử một yêu cầu không thể thiếu đó là phải đọc kỹ yêu câù của đề ra xem đề yêu cầu trả lời những vấn đề gì, đâu là trọng tâm của câu hỏi và sau đó xác định những nội dung kiến thức cần trả lời vạch ra giấy nháp nhữg ý chính sau đó bắt đầu bước vào làm bài.
- Khi vào vào làm bài một điều mà chúng ta cần biết là làm một bài sử nó cũng tương tự một bài văn cũng cần phải có ba phần là mở bài thân bài và kết luận. Tuy nhiên phần mở bài và kết luận của bài thi lịch sử nó đơn giản hơn một bài văn nó chỉ cần một vài dòng để mở ra một vấn đề đối với phần mở bài hay là một lời kết đối với phần kết luận.
- Khi đi vào phần trọng tâm của vấn đề tức là đi vào làm phần thân bài thì cần lưu ý ngoài những lập luận thì yêu cầu của bộ môn lịch sử là phải có sự kiện củ thể , có dẫn chứng rõ ràng để chứng minh cho lí lẽ đưa ra đặc biệt là phải ghi rõ thời gian diễn ra sự kiện đó, nhất thiết là không được viết suông làm suông. Nếu viết suông thì bài làm không mang tính thuyết phục, dó là những yêu cầu cơ bản nhất khi làm một bài lịch sử.
A. yêu cầu về cách làm một bàI thi mônlịch sử. - Trứơc khi vào làm một bài kiểm tra họăc một bài thi môn lịch sử một yêu cầu không thể thiếu đó là phải đọc kỹ yêu câù của đề ra xem đề yêu cầu trả lời những vấn đề gì, đâu là trọng tâm của câu hỏi và sau đó xác định những nội dung kiến thức cần trả lời vạch ra giấy nháp nhữg ý chính sau đó bắt đầu bước vào làm bài. - Khi vào vào làm bài một điều mà chúng ta cần biết là làm một bài sử nó cũng tương tự một bài văn cũng cần phải có ba phần là mở bài thân bài và kết luận. Tuy nhiên phần mở bài và kết luận của bài thi lịch sử nó đơn giản hơn một bài văn nó chỉ cần một vài dòng để mở ra một vấn đề đối với phần mở bài hay là một lời kết đối với phần kết luận. - Khi đi vào phần trọng tâm của vấn đề tức là đi vào làm phần thân bài thì cần lưu ý ngoài những lập luận thì yêu cầu của bộ môn lịch sử là phải có sự kiện củ thể , có dẫn chứng rõ ràng để chứng minh cho lí lẽ đưa ra đặc biệt là phải ghi rõ thời gian diễn ra sự kiện đó, nhất thiết là không được viết suông làm suông. Nếu viết suông thì bài làm không mang tính thuyết phục, dó là những yêu cầu cơ bản nhất khi làm một bài lịch sử. b. Những nội dung cần ôn tập bồi dưỡng trong chương trình lịch sử 9. ChươngI. liên xô và đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. liên xô. Công cuộc khôi phục kinh tế(1945-1950). * Hoàn cảnh Liên Xô khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: bị tàn phá nặng nề : hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố 70000 làng mạc, 32000 nhà máy xí nghiệp , 65000 km đường sắt bị tàn phá. So với các nước khác tham gia vào cuộc chién tranh thế giới thứ hai thì Liên Xô là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất . Mặc dù bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế của người chiến thắng nhưng LX đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách. - Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước LX đã đề ra kế hoạch khôi phục và pát triển kinh tế thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ tư(1946- 1950). * Thành tựu: - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực hết mình của toàn Đảng toàn dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân LX đã lao đọng quyên mình quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế sau chién tranh.Nhờ đó chỉ sau chưa đầy 5 năm Lx đã hoàn thành xong kế hoạch trước thời hạn là 4năm 3 tháng. + Về sản xuất công nghiệp: Năm 1950: sản xuất công nghiệp củaLX tăng 73% so với trước chiến tranh( kế hoạch dự định tăng 48%), 6200 nhà máy xí nghiệp được phục hồi và xay dựng mới đưa vào hoạt động. + Nông nghiệp: sản lượng vượt mức trước chiến tranh. + Khoa học kỹ thuật: Năm 1949: Chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ , đây là một bước tiến vượt bậc của nền khoa học quân sự Xô viết. 2. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc XDCNXH( 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX). + Thông qua các kế hoạch 5 năm (1951- 1955), (1956- 1960) và kế hoạch 7 năm(1959- 1965) tiếp tục XDCSVCKT của CNXH. - Phương hướng : Ưu tiên phát triển công ngiệp nặng, tiến hành thâm canh trong nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh. + Thành tựu: - CN: chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ và đứng đầu Châu Âu. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt tỉ lệ là 9,6%. - KHKT: năm 1957 LX phóng thành công vệ tinh nhân tạo. năm 1961 phóng con tàu vũ trụ phương đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga- rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất. + Đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình , ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. 3. Sự kủng hoảng và tan rã của chủ nghĩa xã hội ở LX ( nửa sau những năm 70 đến nửa đầu những năm 90 củ thế kỷ XX). * Hoàn cảnh: - Thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng từ năm 1973. Sự kiện này đã tác động đến tát cả các nước trên thế giới. _ Đứng trước tình hình đó Ban lãnh đạo đảng và nước LX bảo thủ cho rằng LX không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên vẫn bảo thủ cậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới do vậy không chịu đưa ra những cải cách cần thiết trong khi nền kinh tế LX ngày càng gặp nhiều khó khăn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân đang gặp nhiều khó khăn. - Đến những năm 80 của thế kỷ XX nền kinh tế LX càng lún sâu vào trì trệ khủng hoảng . Năm 1985 Goóc ba chop lên làm tổng bí thư đảng cộng sản LX và ông đã đề ra công cuộc cải tổ. * Nội dung: + Kinh tế đưa ra nhiêu phương án chra thực hiện được trong khi quan hệ kinh tế cũ lại bị phá vỡ nên kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng trì trệ. + Chính trị: Cải tổ chính trị được đẩy mạnh : thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng. * Kết quả:- Công cuộc cải tổ gặp nhiều bế tắc ,nền kinh tế , chính trị suy sụp. - Chính trị – xã hội mất ổn định, tệ nạn xã hội gia tăng, xung đột sắc tộc luôn xảy ra, nội bộ đảng cộng sản LX bị chia rẽ. Ngày 21-12-1991, Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết sụp đổ, chế độ XHCN ở LX tồn tại sau 74 năm bị sụp đổ hoàn toàn. * Câu hỏi: 1. Công cuộc khôi phục kinh tế của LX diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? 2. Thành tựu của LX từ năm 1950đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? ý nghĩa của những thành tựu đó? 3. Quá trình khủng hoảng và tan rã của chủ nghĩa xã hội ở LX diễn ra như thế nào? ******************************************************* B. Đông âu. 1. Sự thành lập các nước DCND Đông Âu. * Hoàn cảnh lịch sử. Cuối năm 1944 sau khi đánh đuổi lực lượng phát xít đức ra khỏi lãnh thổ , hồng quân LX tiến hành truy kích lực lượng phát xít Đức đến thủ đô Béc –Lin có đi qua lãnh thổ của các nước Đông Âu, nhân dân Đông âu phối hợp với hồng quân LX nổi dậy khởi nghĩa , giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. * Sự ra đời các nước DCND Đông Âu. - Ba Lan( 7- 1944) , Ru- Ma – Ni( 8- 1944), Hung –ga-ri(4- 1945), Tiệp Khắc(5- 1945), Nam tư(11- 1945), An ba ni(12- 1945), Bun ga ri ( 9- 1946), CHDC Đức( 10- 1949). * Hoàn thành CMDCND. + Nhiệm vụ: Xây dựng chính quyền mới, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy xí nghiệp , ban hành các quyền tự do dân chủ. 2. Những thành tựu của các nước Đông Âu trong xây dựng CNXH( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX). * Nhiệm vụ: Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản,đưa nhân dân vào con đường làm ăn tập thể, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu , xây dựnh cơ sở vật chất kỹ thuật của chử nghĩa xã hội. * Thành tựu: + Kinh tế : -Các nước Đông Âu từ những nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nhữnh nước có nền ncông –nông nghiệp phát triển như An ba ni, Ba Lan, Bun ga ri, CHDCĐức( lấy vd để minh hoạ). + Chính trị: Đất nước ổn định , mọi âm mưu chống phá của chủ nghĩa đế quốc phản động bị dập tắt. + Văn hoá giáo dục: Các nước Đông Âu đều có nền văn hoá ,giáo dục phát triển. 3. Sự khủng hoảng và tan rã của CNXH ở Đông Âu. - từ cuối nhữnh năm 70, những năm 80 của thế kỷ XX , các nước Đông âu đã rơI vào khủng oảng toàn diện với mức độ ngày càng ngay ngắt. - Cuuôí những năm 80 của thé kỷ XX, khủng hoảng lên đến đỉnh cao khởi đầu là từ Ba lan và lan nhanh sang các nước khác. Quần chúngxuống đường mít tinh , biểu tình nổ ra liên tiếp đòi cải cách kinh tế,thực hiện đa nguyên về chính trị , tiến hành tổng tuyển cử tự do, mũi nhọn đấu tranh chĩa vào đảng cộng sản. - Các thế lực tù địch trong và ngoài nước kích động nhân dân nổi dậy chống chính quyền . Trước tình hình đó ban lãnh đạo các nước Đông Âu buộc phải từ bỏ quyền lãnh đạo , thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử , kết quả các đảng đối lập , các thế lực chống chử nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền, chế độ XHCN ở Đông Âu không còn,hệ thống XHCN thế giới không còn tồn tại nữa. c. nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của cnxh ở liên xô và đông âu. - Đã xây dựng nên một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa đúng dắn chưa khoa học, chưa phù hợp với điều kiện thực tế. - Chậm sửa đổi trước những biến đổi của tình hình htế giới, khi sửa chữa ,thay đổi thì lại rời những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lê nin . - Sự phá hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước. - Riêng ở Đông Âu thì đã rập khuôn mô hĩnh XDCNXH ở Liên Xô trong khi điều kiện ở Đông Âu khác xa so với Đông Âu. * Câu hỏi: 1. Sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu? 2. Nêu những thành tựu của nhân dân Đông Âu trong xay dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? 3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu. ********************************************************* d. quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN. * Cơ sở hình thành hệ thống XHCN. Đến năm 1949, khi các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập chủ nhgiã xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng đất nước ,chống lại âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế văn hoá các nước XHCN cần hợp tác với nhau. Giữa các nước này đều có những điểm chung, đó chính là cơ sở để hình thành nên hệ thống XHCN. - Đều có ĐCS lãnh đạo , đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng. - Có cùng mục tiêu XDCNXH . - Đều bị các nước đế quốc có âm mưu chống phá. * Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước XCN thông qua các mặt: + Về kin tế – văn hoá - xã hội. - Ngày 8/1/1949 : LX, An- ba- ni ,Ba lan, Bun –ga- ri, Hung- ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp khắc đã lập tổ chức kinh tế của các nước XHCN mang tên Hội đồng tương trợ kinh tế( SEV), sau đó cộng hoà dân chủ Đức( 1950), Mông Cổ( 1962), Cu Ba( 1972), VN(1978)( lấy số liệu về thành tựu hợp tác giữa các nước). + Về chính trị, quân sự: Tháng 5 /1955, LX và các nước Đông Âu đã thành lập ra tổ chức Hiệp ước Vác- sa- Va nhằm giữ gìn hoà bình , an ninh của các thành viên , bảo vệ hoà bình Châu Âu, củng cố hơn nữa tình hữu nghị , hợp tác giữa các nước thành viên . Sự ra đời của hội đồng tương trợ kinh tế và tổ chức hiệp ước Vác – sa – va. đã đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN. Chương Ii. các nước á - phi- mĩ la tinh từ năm 1945 đến nay. A. kháI quát về quá trình đấu tranh giảI phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. 1. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX. * Châu á: - Mở đầ là khu vực Đông Nam á với cách mạng 3 nước : VN, Lào, In- đô - nê- xi-a đã dứng lên đấu tranh chống phát xít Nhật giàmh chính quyền. - ấn Độ ( 1946- 1950). * Châu Phi: Nhiều nước Bắc Phi nổi dậy đấu tranh Ai Cập ( 1952), An-giê- ri( 1954- 1962) - 1960 : 17 nước Châu Phi giành độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi là năm Châu Phi. * Mĩ la tinh : ngày 1/1/1959: Cu- Ba giành độc lập . Năm 1967, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản đã sụp đổ hoàn toàn. 2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ xx. - Điểm nổi bật trong phong trào đ ... được ký kết( 2- 1976) tại Ba- Li , thì quan hệ VN và asean được cải thiện rõ rệt như thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến thăm lẫn nhau của nhiều quan chức cao cấp. - Năm1978, theo yêu cầu của Mặt trận Dân tộc cứu nước CPC, quân tình nguyện VN sang đây để giúp đỡ họ lật đổ chế độ Pôn- Pốt. Do sự kích động của một số nước lớn mà quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng. 3. Sự phát triển của tổ chức ASEAN. * Sự phát triển về số lượng các nước thành viên. - 1984, Bru- nây gia nhập A SEAN trở thành viên thứ 6. - 7- 1995, VN gia nhập. - 9- 1997, Lào và Mi- an ma. - 4- 1999, CPC đựoc kết nạp và trở thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN. Hiện nay ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác và phát triển kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNA hoà bình ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. * Hoạt động của tổ chức A SEAN. - 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN( AFTA). - 1994, thành lập diễn đàn kinh tế ku vực ( ARF). Có thể nói rằng , cùng với sự phát triển của ASEAN, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA. * Câu hỏi: 1. Sự phát triển của các nước Asean diễn ra như thế nào? 2. Quan hệ VN với Asean? 3. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử ku vực ĐNA? ********************************************** Hướng dẫn làm một số đề thi. Đề thi HSG huyện năm học 2007- 2008 I Phần trắc nghiệm Câu1. Em hãy cho biết mốc thời gian thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Điền mốc thời gian vào chỗ trống thích hợp. Tên nước Thời gian. Ba Lan 7. 1944. Ru-ma ni. 8.1944. Hung- Ga- ri. 4.1945. Tiệp Khắc. 5.1945. Nam Tư. 11.1945. An- Ba- ni. 12.1945. Bun- Ga- ri. 9.1946. CHDC Đức. 10.1949. Câu 2. Điền sự kiện thích hợp vào mốc thời gian sau để thấy rõ quá trình phát triển của Hiệp hội các nước ĐNA? 8.8.1967. tại Băng Cốc Thái Lan , các nước In đô nê xia, Ma lai xi a, phi líp pin, Sin ga po sáng lập ra Hiệp hội các nước ĐNA. 1984. Bru nây gia nhập ASEAN. 28.7.1995. VN trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. 1997. Lào và Mi an ma gia nhập ASEAN. 4.1999. CPC trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. 1992. Thành lập khu vực mậu dịch tự do( AFTA) . 1994. Thành lập diễn đàn khu vực (ARF) co 23 nước trong và ngoàI khu vực tham gia. Từ các sự kiện trên em hãy khái quát thành vấn đề lịch sử? ****************************************************** d. các nước châu phi từ năm 1945 đến nay. 1 . Tình hình chung. * Quá trình đấu trnh giành độc lập dân tộc. + Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. + Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đòi độc lập dân tộc ở châu Phi lên cao, đầu tiên nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác ở châu lục này. Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Ai Cập lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước cộng hoà Ai Cập 18-6-1953. Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954-1962 củ nhân dân An- giê- ri giành thắng lợi lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Trong năm 1960 ,17 nước châu phi giành độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi là “ năm châu phi”, từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã , các dân tộc châu Phi giành lại độc lập chủ quyền. * Công cuộc xây dựng đất nước + Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tích, nhưng nhìn chung, bộ mặt của châu Phi chưa được thay đổi một cách căn bản. Nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định: nội chiến đói nghèo nợ nần và bệnh tật hoành hành. + Trong những năm gần đây cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết xung đột khắc phục khó khăn về kinh tế nhằm xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu. 2. Cộng hoà Nam Phi. * Nguyên nhân: Năm 1961, liên bang Nam Phi rút ra khỏi Liên Hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hoà Nam Phi nhưng trên thực tế đa số người da đen ở đây vẫn phảI sống cơ cực , tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A- Phác -Thai của chính quyền da trắng. Do đó phong trào đấu tranh của người da đen, da màu ở đây diễn ra mạnh mẽ. * Phong trào đấu tranh: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã phát triển thành một cao trào cách mạng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại Hội Dân tộc Phi ANC . Với tinh thần đấ tranh bền bỉ, kiên cường, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người Nam Phi đã giành dược thắng lợi to lớn chính quyền của người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào 1993 và trả tự do cho lãnh tụ ANC Nen- Xơn Man- Đê- La sau 27 năm cầm tù. Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi tháng 4 – 1994, Nen- Xơn Man- Đe- La trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này . * ý nghĩa lịch sử. Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng sau hơn ba thế kỷ tồn tại . Đất nước Nam Phi bước sang một thời kỳ phát triển mới. Sau khi xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc chính phủ mới ở Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinn tế vĩ mô nằm phát triển kinh tế đất nước, xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu và yếu kếm của nền kinh tế. * Câu hỏi: 1. nêu những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Theo em hiện nay châu Phi đang gặp phải những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước? 3. Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi? Kết quả? 4. So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với châu á? ************************************************* hướng dẫn làm đề thi học sinh giỏi. i. Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009. ( Phần lịch sử thế giới). Châu á có những biến đổi như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? Giải thích tại sao người tadự đoán: “thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ chả châu á”. * Hướng dẫn trả lời: + Những biến đổi của châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu á đã giành được độc lập. - Gần suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu á không ổn định , bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc , nhất là ở khu vực ĐNA và Tây á. - Sau “ chiến tranh lạnh” , ở một số nước châu á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới , lãnh thổ, hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại. - Nhiều nước châu á đạt được sự tăng trưởng cao, nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ, Sin ga po, ma lai xi a, Thái lan + “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu á” bởi vì: Sau khi giành được độc lập , các nước châu á đã có bước tăng trưởng nhanh về kinh tế và đạt được những thành tựu vượt bậc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ, ấn Độ, Sin ga po Các nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng , có nước trở thành cường quốc công nghiệp ( Nhật Bản), có nước vươn lên trở thành con rồng của châu á( Hàn Quốc, Sin ga po). Bên cạnh đó sự nỗ lực của nhân dân ấn Độ cũng đạt được những kết quả đáng kể ; từ một nước phải nhập khẩu lương thực,hiện nay đã tự túc được lương thựccho hơn 1 tỉ dân và đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, côg nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. Hiện nay châu á là châu lục đang có sự thu hút lớn số vốn đầu tư của nước ngoài. ************************************************************** e. các nước mỹ la tinh. I. Những nét chung . * Sự khác biệt của khu vực Mỹ la tinh so với châu á, châu Phi : Khác với châu á, châuPhi , nhiều nước Mỹ la Tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đàu của thế kỷ XIX : Bra- xin, ác-hen- ti –na, Pê- ru, * Những nét nổi bật của của tình hình Mỹ la tinh từ sau năm 1945 đến nay: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai dến nay, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mỹ đã tìm cách biến Mỹ la tinh thành “ sân sau’’ của Mỹ và dựng lên các chế đọ độc tài thân Mỹ. Không cam chịu cản áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mỹ la tinh lại bùng nổ và phát triển. - Cách mạng Cu Ba thành công (1959) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước , Mỹ la tinh trở thành “ Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi- lê và Ni- ca- ra –goa. - Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mỹ la tinh đã thu được những thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền , dân chủ hoá nền sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. - Từ đầu những năm 90 của thế kr XX , tình hình kinh tế, chính trị Mỹ la tinh gặp nhiều khó khăn căng thẳng. II. Cu Ba- Hòn đảo anh hùng. Công cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự của nhân dân cu ba. + nguyên nhân : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp sức của của Mỹ, thang3- 1952, Ba- ti- xta đã làm đảo chính,thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính quyền Ba- ti- xta đã xoá bỏ hiến pháp tiến bộ , cấm các đảng phái hoạt động, giam cầm nhưng người yêu nướcă nhân dân Cu Ba đã vùng dậy đấu tranh. + Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu ba giành thắng lợi, chế độ độc tài Ba- ti – xta đã bị lật đổ. + ý nghĩa : Cách mạng Cu Ba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của chế độ thực dân, giành độc lập cho đất nước , là nguồn cổ vũ nhân dân các nước Mỹ la tinh đứng lên giành độc lập. 2. Công cuộc xây dựng đất nước. Sau khi cách mạng thành công, dưới sự lãnh đạo của chính phủ cách mạng do Phi đen cat xtơ rô đứng đầu, nhân dân Cu Ba đã thực hiện triệt để cuộc cải cách dân chủ: cảI cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy xí nghiệp của tư bản nước ngoàI, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục Từ năm 1961 , sau kkhi giành thắng lợi ở vùng biển Hi-rôn, Cu Ba đã bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội . Mặc dù bị bao vây cấm vận, nhân dân CuBa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn: xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu các nghành hợp lý, một nền nông nghiệp đa dạng , văn hoá , giáo dục , y tế, thể thao phát triển mạnh mẽ. Sau khi LX tan rã, Cu Ba trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn, nưng với ý chí của toàn dân, cùng với nnhững cảI cách điều chỉnh, nền kinh tế cu ba đã có những chuyển biến tích cực.
Tài liệu đính kèm: