Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh

LỜI NÓI ĐẦU

Là giáo viên ai cũng mong muốn có được những tiết dạy sinh động, tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Và hơn thế nữa, chúng ta còn hạnh phúc hơn khi học sinh yêu thích say mê, và học tốt môn học mà mình giảng dạy. Làm được vậy là giáo viên đã đạt được mục tiêu giáo dục.

Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Đây là câu hỏi mà không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn đồng nghiệp khác trăn trở rất nhiều. Tôi nghĩ các bạn cũng có rất nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Riêng bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề cốt lõi của việc chán học, học yếu bộ môn của học sinh phần lớn là do các em chưa có vốn từ và ngữ pháp nhất định để viết được Tiếng Anh với những gì mà các em suy nghĩ, nên dẫn đến tình trạng các em viết sai lỗi về từ và ngữ pháp rất nhiều, năng lực viết của các em còn nhiều hạn chế. Do đó việc sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh của giáo viên là rất cần thiết, giúp cho các em thấy được những lỗi sai cơ bản trong khi viết Tiếng Anh. Từ đó, các em sẽ có hướng khắc phục và viết tốt hơn những gì các em đã được học. Nếu viết đúng thì các em sẽ dễ dàng phát triển các kĩ năng khác như: nghe, nói, đọc, dịch.đồng thời chất lượng dạy và học Tiếng Anh cũng được nâng lên. Việc sửa lỗi cho học sinh trong khi dạy viết thì có lẽ mỗi giáo viên đều đã thực hiện nhưng để thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một phương pháp sửa lỗi. Với kinh nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm, tôi xin trình bày một số phương pháp qua đề tài: “Phương pháp sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh”.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2295Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP
____________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI
TRONG KHI DẠY VIẾT TIẾNG ANH
Giáo viên : Châu Kim Thúy
 Tổ: Ngoại Ngữ-Sử-Địa
Năm học:2011-2012
LỜI NÓI ĐẦU
Là giáo viên ai cũng mong muốn có được những tiết dạy sinh động, tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Và hơn thế nữa, chúng ta còn hạnh phúc hơn khi học sinh yêu thích say mê, và học tốt môn học mà mình giảng dạy. Làm được vậy là giáo viên đã đạt được mục tiêu giáo dục.
Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Đây là câu hỏi mà không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn đồng nghiệp khác trăn trở rất nhiều. Tôi nghĩ các bạn cũng có rất nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Riêng bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề cốt lõi của việc chán học, học yếu bộ môn của học sinh phần lớn là do các em chưa có vốn từ và ngữ pháp nhất định để viết được Tiếng Anh với những gì mà các em suy nghĩ, nên dẫn đến tình trạng các em viết sai lỗi về từ và ngữ pháp rất nhiều, năng lực viết của các em còn nhiều hạn chế. Do đó việc sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh của giáo viên là rất cần thiết, giúp cho các em thấy được những lỗi sai cơ bản trong khi viết Tiếng Anh. Từ đó, các em sẽ có hướng khắc phục và viết tốt hơn những gì các em đã được học. Nếu viết đúng thì các em sẽ dễ dàng phát triển các kĩ năng khác như: nghe, nói, đọc, dịch...đồng thời chất lượng dạy và học Tiếng Anh cũng được nâng lên. Việc sửa lỗi cho học sinh trong khi dạy viết thì có lẽ mỗi giáo viên đều đã thực hiện nhưng để thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một phương pháp sửa lỗi. Với kinh nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm, tôi xin trình bày một số phương pháp qua đề tài: “Phương pháp sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh”. 
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
 1. Cơ sở lí luận:
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng đã được tất cả các cấp quản lí giáo dục và tất cả giáo viên quan tâm. Qua thực tế giảng dạy và học tập, chúng ta ai cũng nhận thức được rằng: Bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS chiếm một vị trí quan trọng trong chỉnh thể học vấn phổ thông.
Thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và do yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong khoa học và giao tiếp nên việc cung cấp cho học sinh phổ thông những kiến thức cơ bản để viết đúng những điều các em đã được học là rất quan trọng
Về mặt lí luận thì nhất thiết người giáo viên phải dạy học sinh hiểu đúng, thực hành đúng những kiến thức nền tảng. Nếu không hiểu đúng, thực hành đúng thì vốn Tiếng Anh của các em không có tác dụng trong quá trình học tập. Từ viết đúng, các em dễ phát triển các kỉ năng khác như: nghe, nói, đọc, dịch.....
 2. Cơ sở thực tiễn:
Dạy và học ngoại ngữ khác với các môn học khác là thời gian thực hành ở lớp nhiều sau mỗi phần bài mới. Trong thực tế, khi học Tiếng Anh thì học sinh rất ít khi thực hành đúng ngay lần đầu và nhìn chung giáo viên khó phát huy được đối tượng học sinh vì thời gian có hạn. Hơn nữa việc sửa lỗi cho học sinh khi thực hành tại lớp thì mỗi giáo viên có những phương pháp khác nhau. Có người cho rằng không bao giờ để học sinh mắc lỗi, nếu mắc lỗi thì dừng lại và sửa ngay cho học sinh, có người cho rằng phải liên tục sửa lỗi hoặc liên tục gợi ý, hoặc có những những người dùng phương pháp lấy chính học sinh sửa cho học sinh......Có rất nhiều phương pháp nhưng không phương pháp nào là vạn năng mà trong quá trình dạy học Tiếng Anh phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Vì theo một nhà giáo dục học nhận xét “ Một người thầy giỏi không phải là người mang chân lí đến cho học sinh mà phải là người đưa học sinh đi tìm chân lí”.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, tôi chọn đề tài “ Phương pháp sửa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh” để nghiên cứu.
 II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
 * Mục đích:
Xuất phát từ thực tế của việc dạy Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay, nhất là tình trạng rèn kĩ năng sửa lỗi trong khi viết cho học sinh.Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm sửa những lỗi thông thường kịp thời cho học sinh viết Tiếng Anh có hiệu quả khi thực hành tại lớp. Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn và yêu thích bộ môn Tiếng Anh hơn. Qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nhất là chất lượng dạy và học Tiếng Anh hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
 Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tham khảo nhiều sách liên quan đến bộ môn Tiếng Anh của chương trình THCS. Để nghiên cứu kinh nghiệm giảng dạy này tôi đã phải tiến hành nhiều phương pháp. Sau đây là một số phương pháp chính:
 1. Phương pháp điều tra:
 a. Sách giáo khoa:
 Trong sách giáo khoa lớp 8,9 có rất nhiều kênh hình giúp giáo viên và học sinh thuận lợi cho việc nắm bắt ngôn ngữ. Dạy theo sách giáo khoa mới có thể phát huy đồng đều các kĩ năng. Song lại khó cho học sinh tổng hợp kiến thức về ngữ pháp, có rất nhiều tiết viết Tiếng Anh trong giờ học sẽ bị hạn chế rất nhiều do các em không nắm được ngữ pháp. Bên cạnh, các em cũng không có vốn từ, dẫn đến tình trạng mắc nhiều lỗi sai cơ bản trong khi viết Tiếng Anh.
b. Sách giáo viên:
Phần hướng dẫn, gợi ý cho giáo viên hoạt động còn rất chung chung, đơn điệu, giáo viên khó áp dụng vào giảng dạy.
c. Dự giờ tiết dạy mẫu lớp 9 (Unit5- lesson 5: write)
 Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, đảm bảo đầy đủ các bước lên lớp, giáo viên đã áp dụng phương pháp mới vào bài giảng một cách khoa học hợp lí, phù hợp với kĩ năng, tạo được sự hứng thú học tập ở học sinh. Song việc sửa lỗi cho học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh còn viết sai những lỗi cơ bản trong Tiếng Anh.
 2. Phương pháp so sánh đối chứng:
Qua việc đối chiếu giữa sách giáo khoa, sách giáo viên và dự giờ của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, qua việc luyện tập thực hành viết của học sinh cho thấy: viết Tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế, một số giáo viên chưa quan tâm đến việc sửa lỗi cho học sinh, hơn nữa, một số giáo viên vận dụng phương pháp mới còn khuôn mẫu, chưa có sáng tạo. Đó là nguyên nhân lớn dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao.
 3.Phương pháp tạo tâm thế trong tiết học:
Để phát huy khả năng viết cho học sinh có hiệu quả, tránh sai sót nhiều lần trong học tập, tôi luôn tạo ra một tâm thế tốt cho mỗi tiết học. Khi vào lớp tôi luôn tạo điều kiện để khoảng cách cô-trò, trò-trò thật gần gũi, thật thân thiện, giúp các em bớt ngại viết, trên cơ sở đó giúp học sinh phát huy tốt khả năng của mình.
III/ Giới hạn của đề tài:
Dạy cho học sinh trung học cơ sở tiếp xúc với Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới. Tập trung vào các tiết dạy viết Tiếng Anh cho học sinh trường THCS Mỹ Hiệp ở các lớp 9a6, 6a3, 6a4, 6a5
Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo viên có thể áp dụng khi cho học sinh thực hành viết tại lớp có hiệu quả
 IV. Kế hoạch thực hiện:
 a) Lập đề cương nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2011 đến tháng 10/2011.
 b) Triển khai nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2011 đến tháng 2/2012.
 c) Hoàn thành đề tài: 5/3/2012
PHẦN B: NỘI DUNG
I/ Cơ sở lí luận: 
Trong một bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. Để làm được đều này, chức năng của người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà giáo viên là một người bạn, một người chị hoặc một người anh chỉ đạo tổ chức học sinh các hoạt động học tập giúp đỡ học sinh để các em có thể chủ động tự tin lĩnh hội kiến thức, tri thức.
Để có thể phá bỏ cái lề lối học cũ phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm từng môn học, lớp học, cấp học thì việc sửa lỗi cho học sinh là vấn đề cốt lõi nhất mà mỗi giáo viên cần phải hướng đến để đạt được mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.
II/ Cơ sở thực tiễn: 
Từng môn học, việc sửa lỗi cho học sinh là không hoàn toàn giống nhau vì từng môn học có những nét đặt thù riêng của nó và đối với môn Tiếng Anh đặc biệt là dạy viết Tiếng Anh thì việc sửa lỗi hết sức cần thiết và quan trọng. Giáo viên có phương pháp sửa lỗi tốt sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hiểu bài sâu hơn, làm bài tập tốt hơn lần sau, nhận định được cái sai của mình về kiến thức để kịp thời uốn nắn sửa chữa và cũng tự giúp mình đào sâu kiến thức, lĩnh hội kiến thức vững vàng hơn.
Đa số học sinh THCS đều chưa ý thức được lợi ích của việc viết Tiếng Anh một cách đúng đắn vì thế nếu giáo viên không quan tâm, hướng dẫn và sửa lỗi trong khi các em viết thì học sinh sẽ không viết tốt.Với các vấn đề cấp thiết trên cùng với mong muốn học sinh viết tốt hơn, tự mình lĩnh hội kiến thức và giúp cho tiết học sinh động hơn đã thôi thúc tôi phải tự cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp sữa lỗi trong khi dạy viết Tiếng Anh.
III/ Thực trạng và những mâu thuẫn:
1. Giáo viên: 
Trong khi dạy nhiều giáo viên vẫn còn sử dụng phương pháp truyền thống, thiên về diễn giải lý thuyết, bình luận các sự kiện ngôn ngữ coi nhẹ việc sửa lỗi cho học sinh. Do vậy, học sinh thường mắc những lỗi cơ bản trong khi viết Tiếng Anh.
Nhiều giáo viên chưa nắm được cách sửa lỗi cơ bản nhất cho học sinh, chưa biết cách khuyến khích, động viên học sinh trong khi sửa lỗi. Vì lẽ đó, việc học tập trong lớp thường buồn tẻ, thiếu sinh động, kém hứng thú học tập.
2/ Học sinh:
 Ban đầu ở lớp 6,7 các em rất thích học, có hứng thú, sau đó cứ giảm dần theo thời gian và độ khó của yêu cầu ở các lớp cuối cấp. Một thực tế ta nhận thấy kết quả sau 4 năm học ngoại ngữ có rất nhiều học sinh không sử dụng được vốn kiến thức ngoại ngữ đã học vào cuộc sống
 IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 Ở trường THCS, với những yêu cầu kiến thức cho học sinh còn ít và yêu cầu đơn giản nhưng việc viết đúng là rất quan trọng, ở đây tôi không nặng đề cập đến vấn đề nét chữ mà sửa lỗi sai cơ bản về ngữ pháp và chính tả trong câu. Việc sửa lỗi sai khi dạy viết cho học sinh nên làm cho có ảnh hưởng tích cực đến việc viết của các em hơn là mang tính khích lệ, song vẫn phải theo hướng động viên. Điều đó muốn nói rằng sau những lần chữa và được chữa lỗi, học sinh sẽ hạn chế mắc sai và đồng thời cũng rút ra được bài học và cũng khắc sâu hơn nữa những điều cần ghi nhớ từ những chổ sai này.
 1.Một số cách sửa lỗi cần lưu ý:
 a. Xác định trọng tâm cần sửa trước:
Ở chương trình English 9 học sinh có học cấu trúc câu “ suggest +V – ing” giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng đặt câu đề nghị dùng “ suggest”. Học sinh lên bảng viết như sau:
My muther sugest to turn of the light 
Với câu trên ta nên sửa những lỗi gì và sửa như thế nào để học sinh d ...  then I having 
food break at 6.30 I go to school on feet
go with my friends. I going to home at 11.00.
 I have lunch at home , I usually do my
in ..........have homework on the afternoon. I having 
go dinner at 6 p.m. I going to the bed at 9 O’clock 
 Nếu đối với học sinh mà giáo viên dạy quen hoặc là những học sinh khá, giáo viên có thể quy ước các ký hiệu cho từng loại lỗi để giúp học sinh tự sữa lỗi của mình bằng cách đọc kĩ lại những gì mình vừa viết và suy nghĩ để sửa.
Ví dụ: Kí hiệu: Sp: cho lỗi chính tả( spelling)
 Gr ; cho lỗi ngữ pháp ( grammar)
 Wo: thứ tự từ ( word order) 
 2. Những lỗi thông thường học sinh hay mắc phải khi viết Tiếng anh:
Vì khi được gọi lên bảng học sinh không được cầm sách, hoặc những từ, những mẫu câu vừa mới được học, và cũng chính lỗi học sinh vừa mắc phải đó rất có lợi cho cả lớp hoặc cho cho một số học sinh hay mắc lỗi rút kinh nghiệm. Nên khi nhận xét và cùng giáo viên chữa bài thì cả lớp phải tập trung. Cũng từ đó người thầy sẽ biết được học sinh đã tiếp thu được những gì và còn yếu ở chỗ nào cần phải nhấn mạnh.
Quay lại ví dụ 1: My muther sugest to turn of the light
Trường hợp này ta thấy học sinh quá yếu , vậy chúng “ hỏng” cái gì và nên dạy lại cái gì. Có thể đưa ra vài phân tích sau:
 a. Lỗi về ngữ pháp:
Cấu trúc cơ bản “ sugest+ V- ing” giáo viên phải đưa ra yêu cầu luyện tập nhiều hơn nữa mẫu câu này và sử dụng nhiều ví dụ khác nhau giúp chúng nhớ lâu.
- Chia động từ ở ngôi thứ 3 số ít
- Học sinh có thể nhớ lại chỉ cần giáo viên chắc chủ ngữ ngôi thứ mấy, chia động từ như thế nào là chúng có thể biết và tự sửa.
 b. Lỗi sai về từ: 
Tác dụng của một chữ cái có thể gợi lại cho học sinh nhớ từ này :
 Teacher : sugest 1 g or 2g ?
 Student : sugest 2g
 Ngoài ra, ứng với mỗi trường hợp để có hiệu quả giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi như: những nguyên nhân nào dẫn đến học sinh mắc những lỗi đó có chỉ ra được những gì mà học sinh đó và học sinh khác chưa hiểu hay không? Hay chúng hiểu rồi nhưng vẫn mắc theo thói quen. Vậy giáo viên phải làm thế nào cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong lớp.
Với loại lỗi này, ta thấy học sinh hay mắc phải thì chúng sử dụng các trường hợp đặc biệt của các cách sử dụng từ cấu trúc ngữ pháp.
Ví dụ: Các học sinh hay nhầm:
 Từ đúng Học sinh hay nhầm
 Swimming Swiming
 Cutting Cuting
 Shopping Shoping
 Writing Writeing
 Closing Closeing
Trên đây là một vài ví dụ thuộc các dạng lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải và hướng giải quyết của giáo viên mà tôi thường áp dụng với học sinh của mình và nhận thấy rằng các phương pháp này rất có hiệu quả. 
 3. Kết quả dạy thực nghiệm:
Khi làm đề tài này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở một số lớp 9a6, 6a3, 6a4, 6a5. Tôi thấy rằng sau thời gian áp dụng các phương pháp sửa lỗi này học sinh đã tiến bộ rõ rệt.
 Kết quả trước và sau khi áp dụng các phương pháp sửa lỗi trên
Lớp
Xếp loại
Luyện viết
Trước
Sau khi áp dụng
Lớp
9A6
sĩ số
39
Giỏi
48,7%
69,2%
Khá
30,8%
25,6%
TB
20,5%
5,2%
Yếu
0%
0%
Kém
0%
0%
Lớp
6A3
sĩ số
41
Giỏi
43,9%
70,7%
Khá
26,8%
17,1%
TB
17,1%
7,3%
Yếu
12,2%
4,9%
Kém
0%
0%
Lớp
6A4
sĩ số
40
Giỏi
5%
22,5%
Khá
17,5%
45%
TB
50%
20%
Yếu
27,5%
12.5%
Kém
0%
0%
Lớp
6A5
sĩ số
40
Giỏi
7,5%
27,5%
Khá
22,5%
40%
TB
37,5%
15%
Yếu
32,5%
17,5%
Kém
0%
0%
 V/ Hiệu quả áp dụng: 
 Những điều tôi đưa ra trên đây là một quá trình tìm tòi, tham khảo đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy. Tuy mới áp dụng vào thực tế nhưng nó đã đem lại những hiệu quả nhất định. Qua kết quả dạy thực nghiệm cho ta thấy chất lượng của học sinh tăng lên rõ rệt (qua bảng số liệu thống kê trên). Học sinh có hứng thú khi học tiết viết, rất phấn khởi khi tự mình viết được những gì mình nghĩ bằng Tiếng Anh. Nếu các em thích học viết Tiếng Anh thì chắc chắn các em sẽ yêu thích bộ môn Tiếng Anh. Từ đó, chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cũng được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
 Chất lượng học tập môn Tiếng Anh trong trường THCS hiện nay là vấn đề cần phải được quan tâm. Là người giáo viên dạy Tiếng Anh, chúng ta cần phải xác định rõ vị trí và trách nhiệm của mình. Hơn ai hết, mỗi chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để cuốn hút học sinh ngày càng yêu thích bộ môn hơn. Để sửa những lỗi thông thường cho học sinh có hiệu quả là một việc đã nhiều người làm nhưng không phải ai cũng có hiệu quả
 Sau khi thực hiện đề tài, bản thân tôi có nhiều tâm đắc về nó bởi vì hiệu quả mang lại từ đề tài này không chỉ tôi mà các bạn cũng thấy rõ. Đề tài không chỉ hỗ trợ tôi tốt hơn trong công tác giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực của tôi mà còn giúp học sinh ý thức được việc học của mình mà hơn cả là học sinh đã có ý thức tự rèn luyện kĩ năng viết của mình. Đề tài giúp tôi một lần nữa khẳng định rằng một tiết học tốt, đặc biệt là tiết dạy viết Tiếng Anh đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sửa lỗi. 
II. Khả năng áp dụng:
Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh trung học cơ sở, kể cả học sinh trung học phổ thông. Chúng ta có thể áp dụng trong từng tiết dạy viết và những tiết dạy cấu trúc ngữ pháp. Tuy nhiên trong từng tiết dạy giáo viên có thể linh hoạt phối hợp các phương pháp để giúp cho tiết học sinh động hơn.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tiển giảng dạy bản thân tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm hữu ích cho việc giảng dạy của mình:
- Giáo viên đã tìm ra được những nguyên nhân mà học sinh viết sai. Giáo viên có thể động viên, khuyến khích giúp đỡ để các em rèn luyện phương pháp viết Tiếng Anh một cách tích cực.
- Việc sửa lỗi, đánh giá của giáo viên là một hoạt động rất cần thiết, giáo viên phải làm thường xuyên để phát hiện kịp thời những em còn yếu, những em chưa biết viết để uốn nắn sửa chữa động viên giúp đỡ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
- Khi giáo viên có phương pháp sửa lỗi rõ ràng sẽ giúp cho học sinh không cảm thấy việc viết Tiếng Anh là một việc làm quá khó, vượt ngoài khả năng của mình nữa.
IV. Đề xuất, kiến nghị:
 1. Đối với các cấp lãnh đạo:
Luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy.
Tạo điều kiện để giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các buổi học tập kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng giảng dạy.
Thường xuyên mở các buổi chuyên đề để triển khai các phương pháp dạy học môn Tiếng Anh, giúp cho giáo viên áp dụng nhuần nhuyễn trong từng tiết dạy.
 2. Đối với giáo viên : 
Phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy để ngày càng hoàn thiện hơn.Đặc biệt là phải luôn quan tâm đến việc sửa lỗi cho học sinh trong khi luyện viết cho các em
 3. Đối với phụ huynh và học sinh: 
Cần nhận thức đúng đắn về việc học Tiếng Anh vì nếu các em học sinh học giỏi Tiếng Anh thì các em có thể giao tiếp với người nước ngoài. Hơn nữa nó rất có ích cho nghề nghiệp của các em sau này.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp THCS có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Tiếng Anh. Tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Mỹ Hiệp, ngày 05 tháng 03 năm 2012
 Người thực hiện đề tài
 Châu Kim Thúy
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
......
......
......
......
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
......
......
......
......
......
......
......
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
......
......
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môc lôc
LỜI NÓI ĐẦU:.........................................................................................	1
A. PHẦN MỞ ĐẦU:................................................................................	2
 I. Lý do chọn đề tài:..............................................................................	2
 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:.............................................	2
 III. Giới hạn của đề tài:..........................................................................	4
 IV. Kế hoạch thực hiện:.........................................................................	4
B.NỘI DUNG:........................................................................................		4
 I. Cơ sở lí luận:......................................................................................	5
 II.Cơ sở thực tiễn:...................................................................................	5
 III.Thực trạng và những mâu thuẫn:.......................................................	5
 IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:..................................................... 	6
1. Một số cách sửa lỗi cần lưu ý:............................................................	6
2. Những lỗi thông thường học sinh hay mắc phải khi viết Tiếng Anh:	9
3. Kết quả dạy thực nghiệm:...................................................................	10
 V. Hiệu quả áp dụng:.............................................................................	11
C. KẾT LUẬN:............................................................................................	12
 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:...................................................	12
 II. Khả năng áp dụng:.............................................................................	12
 III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển:........................................	12
 IV. Đề xuất và kiến nghị:.......................................................................	13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa 6,7.8.9
Sách giáo viên 6,7,8,9
Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
Sổ tay người dạy Tiếng Anh .
Sách bồi dưỡng thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docPHUONG PHAP SUA LOI TRONG KHI DAY VIET TIENG ANH.doc