Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. PHẦN CHUNG:

Tên đề tài: “CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG”.

Họ và tên người viết: Trần Văn Hùng

Chức vụ: Giáo Viên.

Đơn vị: Trường Tiểu Học Phú Xuân.

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Quá trình hội nhập kinh tế thế giới, mở cửa hợp tác với nhiều nước như hiện nay đã làm đời sống xã hội ngày một tăng. Qua đó, chúng ta đã tiếp thu được những tri thức khoa học mới bằng chiến lược “Đi tắt đón đầu”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng không có ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh như: nạn băng đảng, bạo lực, ma tuý, mại dâm, các văn hoá phẩm đồi trị phương tây cũng lén lút du nhập vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau, chúng làm băng hoại đạo đức xã hội ảnh hưởng xấu đến nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có một bộ phận học sinh đang độ tuổi đến trường. Trong số đó đặc biệt là các em ở bậc tiểu học. Có thể nói ở lứa tưổi này, các em đang trong giai đoạn phát triển về đủ các mặt, các em rất dễ bị lây nhiễm những thói hư tật xấu, vì vậy có một số ít em chưa ngoan, chưa có ý thức tự giác học tập, hay trốn học, hay gây gổ, hay thay đổi kiểu tóc hoặc nhuộm tóc, nói năng thô tục mà giáo viên thường gọi là “HỌC SINH CÁ BIỆT”, các em thường xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh phức tạp, bố mẹ thất nghiệp, có lối sống không lành mạnh hoặc ở những khu dân phức tạp, đôi khi có những trường hợp đặc biệt lại từ những gia đình khá giả, nghiêm túc.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1295Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD và ĐT Huyện Châu Đức	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường Tiểu học Phú Xuân	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	---&---	---&---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 PHẦN CHUNG:
Tên đề tài: “CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG”.
Họ và tên người viết: Trần Văn Hùng
Chức vụ: Giáo Viên.
Đơn vị: Trường Tiểu Học Phú Xuân.
 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Quá trình hội nhập kinh tế thế giới, mở cửa hợp tác với nhiều nước như hiện nay đã làm đời sống xã hội ngày một tăng. Qua đó, chúng ta đã tiếp thu được những tri thức khoa học mới bằng chiến lược “Đi tắt đón đầu”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng không có ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh như: nạn băng đảng, bạo lực, ma tuý, mại dâm, các văn hoá phẩm đồi trị phương tây cũng lén lút du nhập vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau, chúng làm băng hoại đạo đức xã hội ảnh hưởng xấu đến nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có một bộ phận học sinh đang độ tuổi đến trường. Trong số đó đặc biệt là các em ở bậc tiểu học. Có thể nói ở lứa tưổi này, các em đang trong giai đoạn phát triển về đủ các mặt, các em rất dễ bị lây nhiễm những thói hư tật xấu, vì vậy có một số ít em chưa ngoan, chưa có ý thức tự giác học tập, hay trốn học, hay gây gổ, hay thay đổi kiểu tóc hoặc nhuộm tóc, nói năng thô tục mà giáo viên thường gọi là “HỌC SINH CÁ BIỆT”, các em thường xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh phức tạp, bố mẹ thất nghiệp, có lối sống không lành mạnh hoặc ở những khu dân phức tạp, đôi khi có những trường hợp đặc biệt lại từ những gia đình khá giả, nghiêm túc.
	Với tư cách là những người làm công tác giáo dục, chúng ta hãy cùng kết hợp với các tổ chức xã hội, các ban ngành, đoàn thể, cùng nhau ngăn chặn và đẩy lùi những vấn nạn trên. Trong đó, giáo dục phải là đội quân tiên phong, vì đây là một trận chiến vô cùng khó khăn. Chúng ta phải có những hiểu biết nhất định về tâm sinh lí, về hoàn cảnh gia đình của học sinh, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả nhất. Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài “CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG”. Qua đề tài này, tôi mong muốn được đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của toàn xã hội.
 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
	Đúng như tên gọi của đề tài: “ CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG”. Trong một trường học bất kì, dù có những phương pháp giáo dục tốt nhất vẫn tồn tại một số “ HỌC SINH CÁ BIỆT”, đây là đối tượng 
học sinh cần được quan tâm nhiều hơn về mọi mặt, cần có những biện pháp giáo dục,
Uốn nắn kịp thời những biến đổi lệch lạc trong các hành vi đạo đức, cách ứng xử với mọi ngưòi của học sinh.	
	Từ thực tế, đôi lúc bản thân tôi cần đến dịch vụ Internet, tôi thật sự giật mình khi thấy hầu hết khách hàng ở đó đa số là học sinh, nhiều em đến đây hằng ngày, hằng đêm. Các em mất rất nhiều tiền, thời gian và sức khoẻ vì những điều vô ích, thậm chí có nhiều thứ rất độc hại mà không hề hay biết. Hơn thế nữa, có một số em còn đam mê những trò đánh bạc với máy điện tử hoặc qua mạng máy tính.
	Cũng từ thực tế, khi nghiên cứu những đề tài này tôi nhận thấy hai vấn đề nổi cộm sau: thứ nhất là cách phát hiện ra những học sinh cá biệt thông qua những biểu hiện khác thường của các em, thứ hai là những biện pháp nhằm uốn nắn, giáo dục có hiệu quả các học sinh này. 
 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
	Xuất phát từ những thực tế trên đòi hỏi người giáo viên phải đặt ra những nhu cầu cấp thiết, trăn trở, suy nghĩ về những nhiệm vụ khó khăn mà chúng ta phải gánh vác. Người giáo viên phải tìm ra những những phương pháp giảng dạy, giáo dục phù hợp với đà phát triển của xã hội cũng như về tâm lí học sinh.
	Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu về vấn đề này, tôi xin đề cử một vài phương pháp sau:
Phương pháp điều tra qua mẫu ăng-két. 
Tạo ra các mẫu ăng-két để tìm hiểu kĩ về trình độ văn hoá, quan hệ bạn bè, 
những tính cách cá biệt của đối tượng cần nghiên cứu. Các mẫu ăng-két có thể gồm nhiều loại như: đối tượng tự khai, bạn bè cùng lớp, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội
 Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.
Có thể sử dụng một số câu hỏi ngắn gọn, có tính gợi mở để trực tiếp hỏi các 
học sinh cá biệt hoặc thông qua bạn bè, cán bộ lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm chẳng hạn như: ở nhà bố mẹ thường xem sách vở không?; mỗi ngày bố mẹ cho bao nhiêu tiền và dùng tiền đó như thế nào?; bố mẹ thường đánh đập la mắng hay khuyến khích về thành tích học tập của em không? vv
Phương pháp quan sát sư phạm.
Thường xuyên theo dõi các mọi hoạt động của học sinh trong giờ học, giờ 
chơi, giờ sinh hoạt ngoài trời, quan sát các hành vi, thói quen khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người lớn tuổi. Qua đó có thể thấy được những biểu hiện khác thường của các em. 
 Phương pháp điều tra qua giáo giáo viên.
Thông qua giáo viên chủ nhiệm và các giáo phụ trách bộ môn, phụ trách trợ 
lí thanh niên hoặc cán bộ lớp chúng ta có thể thu thập được những biểu hiện bất thường của các học sinh, có sự hiểu biết sâu sắc về những thay đổi về tính cách cũng như tâm sinh lí của các em nhằm đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp.
 Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu.
 -Qua các sách báo, tạp chí như: “Giáo Dục và Thời Đại”, sách “Tâm Lí Học Lứa Tuổi”,sách “Tâm Lí Học Đại Cương”, sách “Giáo Dục Học” vv để có được một số kinh nghiệm, kiến thức chọn lọc được sử dụng trong đề tài này.
 	-Tham khảo học bạ những năm trước của học sinh để biết rõ hôn quá trình rèn luyện, học tập của học sinh.
 NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ:
Từ những lí do, mục đích và nội dung nêu trên, giáo viên cần phải chú ý 
nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua chương trình dạy môn đạo đức chính khoá, dạy theo chủ đề đạo đức hàng tháng và kết hợp những tiết hoạt động ngoài giờ theo từng chủ điểm cho các em. 
Dạy tốt chương trình đạo đức cũng như giáo dục lễ giáo cho học sinh, giáo 
viên phải nắm rõ sự phát triển tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh. Liên hệ với gia đình để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, sức khoẻ, môi trường sống của các em. Lưu tâm theo dõi những biểu hiện của các em trong quá trình học tập, sinh hoạt để uốn nắn sửa sai.
Giáo viên phải thực hiện đầy đủ những bài học đạo đức trong chương trình và 
chủ đề đạo đức hàng tháng. Hướng dẫn các em biết và làm theo những điều đã học, có sự kiểm tra qua những bài tập lí thuyết ở trường và thực hành trong các buổi sinh hoạt vui chơi. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh, yêu cầu thường xuyên nhắc nhở học sinh làm theo những điều thầy cô dạy bảo, dặn dò.
Qua giờ dạy các môn khác, giáo viên cũng luôn chú ý giáo dục cho các em 
thực hiện tốt nề nếp học tập, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. 	
	Hình thành nhân cách cho các em qua những giờ sinh hoạt, giờ chơi, các nề nếp ra vào lớp. Các em biết thực hiện các nội quy, quy định của trường lớp, biết nhường bạn, không chen lấn xô đẩy bạn.
	Tổ chức cho các em tham gia các chương trình ngoại khoá, tham gia hội thi, hội thao để rèn luyện tính kĩ luật và tinh thần tập thể. Tham quan các khu di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước. Thăm viếng đài tưởng niệm, các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ neo đơn giúp các em hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu “uống nước nhớ nguồn” và biết làm những việc đền ơn đáp nghĩa. Biết giúp người già yếu, khuyết tật, biết chia sẽ và giúp đỡ bạn khi gặp khăn khó.
Trong giao tiếp: biết dùng lời nói lễ phép, kính trọng khi tiếp chuyện với người lớn. Nói năng lịch sự, hoà nhã khi giao tiếp với bạn bè. Vui vẻ trả lời và chỉ dẫn tận tình khi có người hỏi thăm. Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Biết nói lời xin lỗi khi vô ý làm phiền lòng những người xung quanh.
Giáo dục đạo đức không thể áp đặt các em phải làm theo những lí thuyết thầy đã truyền đạt mà giáo viên phải đầu tư tìm ra nhiều phương pháp truyền thụ phù hợp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái.
Để học sinh ghi khắc sâu và làm được những điều đã học giáo viên có thể sưu tầm những bài hát thiếu nhi có nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh hoặc tổ chức những trò chơi phân vai để học sinh nhập vai và thể hiện theo yêu cầu của trò chơi. 
Thực hiện giờ sinh hoạt lớp vào cuối tuần để cho học sinh nêu những nhận xét, những điểm tốt, chưa tốt của mình, của bạn để xây dựng, nhắc nhở và khen thưởng kịp thời
giúp học sinh có động cơ ham thích làm những việc tốt.
 VD: Khi học sinh có lỗi giáo viên phải xử lí kiên quyết bằng cách cho kiểm điểm phê bình, phê bình trước cờ, mời phụ huynh để thông báo kết quả, cùng nhau giúp đỡ các em tiến bộ.
Trong các buổi họp phụ huynh, sau giờ họp xong tôi luôn gặp gỡ phụ huynh những em cá biệt để nói rõ lỗi của học sinh, phân tích lỗi của học sinh cho phụ huynh biết để cùng rút kinh nghiệm nhắc nhở con em mình.
Bản thân tôi thường thông báo những ưu khuyết điểm của học sinh trong lớp hằng tuần bằng sổ liên lạc. Đặc biệt trong lớp, tôi luôn quan tâm tới học sinh cá biệt nhiều hơn và cũng thường xuyên liên lạc với gia đình.
Điều cần thiết bản thân tôi phải là người mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Tránh gắt gỏng hoặc nóng nảy, la mắng học sinh làm cho các em rụt rè, nhút nhát, không còn tự tin, sẽ hạn chế khi tiếp thu những điều thầy dạy. Sự hoà nhã, phong thái nhẹ nhàng, tình yêu thương của giáo viên tạo cho học sinh gần gũi và tin yêu thầy cô giáo nhiều hơn, từ đó công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
 KẾT LUẬN:
Ơû nhà trường học sinh được sự quan tâm yêu thương của các thầy giáo, cô giáo. Các em được thầy cô hướng dẫn, dạy bảo cặn kẽ việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức và biết làm những việc làm tốt cho bản thân, ban bè và gia đình.Từ những việc làm tốt khi còn bé, các em đã biết quan tâm thực hiện sẽ hình thành những tính cách tốt. Những tính tốt ấy được nuôi dưỡng và duy trì liên tục sẽ phát huy hơn nữa khi các em được trang bị vững vàng những kiến thức được học ở các trường phổ thông và các cấp học cao hơn sau này. Càng học cao hiểu rộng và đã được hình thành các chuẩn mực đạo đức ban đầu, khi trưởng thành các em sẽ cân nhắc chính chắn hơn trong mỗi việc làm của mình, biết yêu quý điều hay, điều tốt, lánh xa những tệ nạn xấu xa.
Điều đáng ghi nhận ở đây, là qua thời gian chủ nhiệm lớp tôi luôn chuyên tâm chú ý đến đối tượng học sinh cá biệt và tôi đã đạt được kết quả như sau:
Trong năm học 2007- 2008 khi được phân công chủ nhiệm lớp 5a2, ngay buổi đầu tiên tôi đã phải tìm hiểu qua học bạ về tình hình học tập và đạo đức của lớp mình. Vào đầu năm học lớp có 25 học sinh, trong số đó có 3 em là học sinh cá biệt.Khi vào lớp các em không có ý thức học tập , đi học luôn thiếu sách vơ,û đến lớp không thuộc bài và có những biểu hiện bướng bĩnh, trêu ghẹo, phá phách bạn. Qua gần một năm học, tôi luôn quan tâm gần gũi, bám sát kiểm tra và uốn nắn các em. Tôi thường xuyên nắm các thông tin từ các giáo viên bộ môn để cùng giúp đỡ các em. Tôi phân công tổ chức nhóm học tập trong học sinh theo đơn vị nhóm đôi, nhóm bốn trong nhóm có những em khá giỏi và em yếu để tiện kiểm tra giúp đỡ trong học tập. Sự giúp đỡ đó nếu có hiệu quả sẽ được biểu dương khen thưởng kịp thời.Từ đó các em đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc học tập của mình.
Cùng với những phương pháp đã nêu trên, cho đến thời điểm giữa học kì II các em đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là những em học sinh cá biệt đã biết định hướng để khắc phục, các em đã xác định rõ mục đích học tập, có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, để trở thành người tốt hơn.
	Nhà trường không những là nơi cho các em nguồn tri thức mà còn là nơi giáo dục để các em có được một nhân cách của con người mới theo yêu cầu của xã hội. Chính vì vậy mỗi người giáo viên phải luôn luôn tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất, đặc biệt với đối tượng học sinh cá biệt để cho sau này các em lớn lên trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
	Ngãi giao, ngày 17 tháng 03 năm 2008.
	Người viết
	Trần Văn Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach(6).doc