Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lý thuyết - Thực hành Công nghệ - Vũ Ngọc Hoàng

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lý thuyết - Thực hành Công nghệ - Vũ Ngọc Hoàng

Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xác định tương đối phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống . . . nhằm đào tạo “ con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có năng lực tự học, sáng tạo “Muốn đào tạo được con người khi vào đời là con người năng động, tự chủ và sáng tạo, thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào khơi dạy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động, sáng tạo ngay trong học tập và lao động ở nhà trường.

Công nghệ là một trong những bộ phận quan trong trường học, nó trang bị cho học sinh vì tri thức kỹ năng cơ bản của nghề, trang bị cho học sinh những tri thức khoa học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và thực hành tổng hợp gắn với sản phẩm cụ thể do chương trình quyết định trong trường học. Kỹ thuật điện là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các hiện tượng quy luật điện và từ để sản xuất ra điện năng, truyền tải điện năng, chế tạo ra các vật liệu máy, thiết bị điện . . .

 Sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ví dụ: Hiện tượng toả nhiệt khi có dòng điện chạy qua điện trở được nghiên cứu ứng dụng để sản xuất ra bếp điện, bàn là điện, . . . lực tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện chạy qua được ứng dụng để chế tạo vôn kế, ampe kế, quạt điện, . . .

 

doc 15 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lý thuyết - Thực hành Công nghệ - Vũ Ngọc Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lý do chọn đề tài
I- Đặt vấn đề:
	Từ khi cỗ máy hơi nước đầu tiên ra đời thay thế cho chiếc máy cối xay dùng sức gió, rồi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ra đời đánh dấu một bước chuyển mới của nền xã hội văn minh công nghiệp thay thế cho nền văn minh công nghiệp thủ công. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 (bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ này) thì sự ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của nó đã tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội loài người. Hiện nay khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Chính vì vậy, khoa học kỹ thuật, công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, một nhân tố quan trọng, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế – xã hội. Được biểu hiện theo sơ đồ sau:
Khoa học
Kỹ thuật
Sản xuất
Khoa học kỹ thuật không chỉ giải phóng sức lao động cơ bắp chân tay mà còn biến đổi các hình thức của lao động trí óc, các phương tiện hiện đại có thể cho phép thay thế một số chức năng của bộ não như khả năng tính toán, phân tích tổng hợp . . . 
	Hiện nay với quan điểm đổi mới giáo dục - đào tạo theo tinh thần nghị quyết TW lần thứ 2 khoá VIII, nhà trường phổ thông phải chú trọng đến việc giáo dục toàn diện các mặt. Việc giáo dục LĐKT tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề phổ thông là một trong nhưng nội dung cơ bản góp phần đào tạo con người lao động phát triển cân đối, hài hoà phục vụ cho công cuộc CNH và HĐH đất nước.
	Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xác định tương đối phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống . . . nhằm đào tạo “ con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có năng lực tự học, sáng tạo “Muốn đào tạo được con người khi vào đời là con người năng động, tự chủ và sáng tạo, thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào khơi dạy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động, sáng tạo ngay trong học tập và lao động ở nhà trường.
Công nghệ là một trong những bộ phận quan trong trường học, nó trang bị cho học sinh vì tri thức kỹ năng cơ bản của nghề, trang bị cho học sinh những tri thức khoa học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và thực hành tổng hợp gắn với sản phẩm cụ thể do chương trình quyết định trong trường học. Kỹ thuật điện là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các hiện tượng quy luật điện và từ để sản xuất ra điện năng, truyền tải điện năng, chế tạo ra các vật liệu máy, thiết bị điện . . ..
	Sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ví dụ: Hiện tượng toả nhiệt khi có dòng điện chạy qua điện trở được nghiên cứu ứng dụng để sản xuất ra bếp điện, bàn là điện, . . . lực tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện chạy qua được ứng dụng để chế tạo vôn kế, ampe kế, quạt điện, . . ..
	Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiên nay, sự nghiệp giáo dục đang trên đà phát triển lớn mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo dục kỹ thuật trong nhà trường phổ thông phát triển. Đặc biệt là Kỹ thuật điện là một môn học có biện pháp hữu hiệu tích cực dạy lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính chất nhất định hướng nghề sau này. Bên cạnh đó thực hành là khâu rất quan trọng, nhiều bài thực hành đáp ứng được nhiệm vụ chung để phát triển toàn diện cho học sinh. Do đó là sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp giảng dạy lý thuyết với thực hành trong môn học KTĐ ở THCS.
* Tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy lý thuyết thực hành KTĐ. 
- Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu để từ đó ứng dụng trong thực hành với các thao tác từ đơn giản đến khó theo một quy trình thống nhất. Các thao tác thực hiện đó luôn có một mối quan hệ mắt xích. Để từ đó ứng dụng vào trong sinh hoạt thực tế đời sống.
- Bước đầu hình thành và phát triển năng khiếu, kích thích tư tưởng và gây hứng thú và phát huy được tính suy luận, tư duy, sự diễn đạt bằng lời và đặc biệt luyện tập thực hành.
- Cũng như các môn học khác, KTĐ trong trường học góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính cần thiết của con người lao động mới.
- Rèn luyện tính tự giác tích cực cho học sinh.
- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo của bản thân.
- Hình thành cho học sinh làm việc lao động theo quy trình và đảm bảo an toàn.
- Phù hợp với mọi đối tượng HS và được chú trọng quan tâm đúng mức để rèn luyện lập kế hoạch tổ chưcs lao động khoa học.
II. Tình hình thực tế dạy học.
 1. Hiện trạng thực tế.
 a. Đối với HS.
- Khó khăn trong việc tiếp thu theo phương pháp mới, sự lặp lại của các động tác kỹ thuật.
- Khó khăn khi tiếp xúc với phương tiện dụng cụ thiết bị, mà sĩ số HS đông lên số lần thực hành ít.
- HS thường nhầm lẫn khi thực hiện thao tác kỹ thuật.
- HS chưa phân đoạn được các thao tác kỹ thuật và chưa nắm được các mức độ thời gian hoàn thiện bài thực hành.
- Thực hành KTĐ ở đây là dạng bài khó, phức tạp đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết với thực hành, giữa các quy trình thực hiện.
 b. Đối với giáo viên:
- Phân đoạn thời gian và phương pháp dạy học giữa lý thuyết lồng ghép với thực hành chưa tốt.
- Chưa phân loại được mức độ tiếp thu – thựuc hiện của từng học sinh.
 2. Nguyên nhân.
 a. Đối với học sinh.
	Chưa có phương pháp, điều kiện, thời gian để học tập tốt. Do cuộc sống còn nhiều khó khăn cùng với những yếu tố ảnh hưởng chung về giới tính hướng nghiệp nghề. 
 b. Đối với giáo viên.
	Khả năng truyền thụ kiến thức giữa lý thuyết – thực hành chưa cao.
 3. Về cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị phục cho việc dạy và học chưa đầy đủ, mức độ an toàn trong thực hành chưa cao, phòng học chưa đủ quy định đặc biệt đối với các bài học thực hành.
III. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ về thực trạng của việc dạy và học để quá trình giảng dạy đưa ra được nhiều phương pháp ứng dụng trong các bài dạy lý thuyết và thực hành tốt cho học sinh.
	Từ đó có cách đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp và đáp ứng một phần yêu cầu về công tác giảng dạy phục vụ cho các phong trào giáo dục hướng nghiệp nghề ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Phần II: Nội dung
A. Phương pháp giảng dạy.
 1. Tổ chức dạy học.
	Tổ chức giờ học môn kỹ thuật bao gồm những công việc của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ giờ học. Trong đó chủ thể trung tâm là học sinh, thầy chỉ là người thiết kế, điều khiển quá trình hoạt động của chủ thể.
	Dựa vào cấu trúc nội dung phương pháp của chương trình, các bài dạy thực hiện ngay tại lớp học và lồng ghép một số thao tác để học sinh bước đầu hình dung quá trình khi thực hiện các bài thực hành.
	Dù là bài học lý thuyết hay thực hành đều được thực hiện theo 3 bước.
 a. Chuẩn bị giờ học.
	- Đối với các bài dạy lý thuyết: Giáo viên tiến hành theo các công việc: Nghiên cứu nội dung bài học, chuẩn bị thiết bị và đồ dùng phục vụ cho giờ dạy.
	- Đối với các bài dạy thực hành: Tổ chức học sinh chuẩn bị cho giờ học tiến hành: Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về tài liệu, dụng cụ, nguyên liệu.
 b. Thực hiện giờ học.
	- Đối với bài dạy lý thuyết: Sau khi ổn định lớp giáo viên kiểm tra kiến thức cũ hoặc kiến thực liên quan đến bài mới, tiếp đến đi vào nội dung của bài. ở các phần giáo viên áp dụng phương pháp mới: đưa ra các câu hỏi mang tính nêu vấn đề, cho học sinh thảo luận nhóm kết hợp với hình vẽ, mô hình, vật thật.
	- Đối với bài dạy thực hành: Tiến hành giới thiệu nội dung hoặc đặt ra các câu hỏi liên quan đến bài thực hành, hướng dẫn thực hiện các nội dung kỹ thuật để hình thành kỹ năng, kỹ xảo và rèn luyện ý thức theo mục tiêu của bài học. Lúc này cần lựa chọn các phương pháp phù hợp và có hiệu quả. Trong khi tiến hành bước này cần kết hợp các công việc kiểm tra, củng cố, ôn tập và vận dụng.
 c. Tổng kết đánh giá.
	Cuối mỗi giờ học hoặc mỗi bài giáo viên tiến hành việc tổng kết các nội dung trọng tâm và hệ thống hoá những nội dung chính để học sinh ghi nhớ.
 2. Phương pháp giảng dạy.
	Để thực hiện mục đích đào tạo và giáo dục của môn học cần có những hình thức phong phú về phương pháp giảng dạy. Điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cách dạy có hiệu quả cao nhất, tức là việc lựa chọn phương pháp phải đa dạng, không máy móc và áp dụng phương pháp mới.
	Trong giảng dạy cần coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thể hiện ở ý thức đối với các vấn đề khoa học kỹ thuật và kinh tế. Để hình thành phẩm chất trên cần thông qua việc trình bày bài chặt chẽ.
 3. Kiểm tra và đánh giá kết quả.
	Để đánh giá lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của học sinh, giáo viên cần có cách kiểm tra, đánh giá phù hợp. Có 3 loại kiểm tra: kiểm tra củng cố, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Để có thể kiểm tra và đánh giá được tri thức, kỹ năng thực hành cần có chuẩn , các chuẩn này phải chứa đựng các mặt:
	- Về nhận thức lý thuyết.
	- Về kỹ năng thực hành.
	- Vận dụng vào điều kiện khác.
	Đối với các bài dạy lý thuyết việc kiểm tra đánh giá được căn cứ vào mục đích của bài, các kiến thức trọng tâm. Muốn đánh giá trong thực hành cần được coi trọng về kỹ năng, thái độ lao động và hiệu quả lao động.
 4. Chuẩn bị của giáo viên.
	Muốn giờ dạy đạt kết quả cao cần làm tốt mọi công việc chuẩn bị cần thiết:
	- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo: Nghề điện dân dụng, giáo trình kỹ thuật điện.
	- Lập kế hoạch từng chương, bài: Soạn giáo án chi tiết giúp cho việc lên lớp được thuận tiện và chủ động.
	- Chuẩn bị cho giờ dạy thực hành: Các dụng cụ làm mẫu của giáo viên, dụng cụ thực hành cho học sinh, thiết bị, vật liệu, dụng cụ . . . quy định.
	- Nắm được tình hình các mặt của lớp.
B. Một số bài dạy lý thuyết – thực hành.
 ơ. Cấu trúc bài dạy lý thuyết.
* GV ổn định lớp, kiểm tra sĩ số sau đó nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ hoặc kiến thứuc có liên quan để đi vào bài mới. Nhằm đánh giá quá trình học tập, chuẩn bị của học sinh.
	Giáo viên thông báo tên bài và nêu mục tiêu của bài học.
* Khi giảng bài mới: Giáo viên sử dụng hình vẽ, mô hình kết hợp đạt ra các câu hỏi cho các nhóm thảo luận. Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên đi giám sát các nhóm thảo luận, nhắc nhở các học sinh không tham gia hoặc chưa chú ý thảo luận, uốn nắn, chỉ bảo đê học sinh đi vào mục đích, yêu cầu câu hỏi trong khi thảo luận các thành viên trong nhóm phải thảo luận tích cực, có thư ký và nhóm trưởng để điều khiển. Sau khi thảo luận xong đại diện của nhóm sẽ báo cáo kết quả đúng của nhóm, các nhóm khác quan sát rồi bổ sung, nhận xét.
	Với phương pháp này thì học sinh được hoạt động tích cực, chủ động tìm ra kiến thức nhằm khám phá khả năng lập luận, tư duy của học, học snh phải hoạt động, vận động để tìm ra tri thức, học sinh phải động não, suy nghĩ. Nhược điểm của phương pháp này là rất khó bao quát hết các nhóm khi hoạt động vì lớp đông, nhiều học sinh không tham gia hoạt động nhóm.
* Tổng kết:
	ở mục này giáo viên nhấn mạnh trọng tâm bài học, các nội dung chính, yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung của bài và các phần trọng tâm chính.
 ư. Cấu trúc bài dạy thực hành.
	Là bài học thực hiện trên lớp, hoặc ở xưởng trường. Nó bao gồm ba giai đoạn: Hướng hẫn mở đầu; hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
* Hướng dẫn mở đầu:
+ Tổ chức lớp:
+ Thông báo tên bài, mục đích bài học, điều kiện cho dạy và học,
+ Cung cấp kiến thức cần thiết cho luyện tập, dưới phương thức tích cực hoá học sinh.
+ Trình bày nội dung luyện tập, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, cách khắc phục. 
+ Làm mẫu thao động tác điển hình.
+ Phổ biến an toàn vệ sinh, giao định mức công việc và phân công vị trí luyện tập.
+ Hướng dẫn thường xuyên.
* Quan sát học sinh bắt đầu công tác luyện tập.
+ Dùng các thủ thuật hướng dẫn (uốn nắn, chỉ bảo và can thiệp tích cực) hướng vào thao động tác mới, khó phức tạp của luyện tập.
+ Theo dõi sự tiến bộ của họ và ghi chép sơ bộ đánh giá kết quả.
* Hướng dẫn kết thúc .
+ Phân tích công việc luyện tập chung cho cả lớp và từng học sinh so sánh kết quả với mục tiêu bài học.
+ Tổng kết kinh nghiệm luyện tập ( nêu cái được, cái chưa được ).
+ Nhận xét tinh thần thái độ , công bố kết quả luyện tập qua điểm số.
+ Giao nhiệm vụ cho bài sau.
C. Mẫu bài giáo án :
 ơ- Giáo án lý thuyết kỹ thuật điện.
ư- Giáo án thực hành kỹ thuật điện.
Tiết – bài 54: Thực hành cầu chì. ( lớp 8)
I) Mục tiêu bài dạy:
	Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo, chức năng của cầu chì.
- Mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt cầu chì trong mạch điện.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc chính xác, khoa học và thái độ làm việc nghiêm túc, kiên trì, an toàn.
II- Chuẩn bị:
 1- GV: 	- Nghiên cứu nội dung SGK + SGV
- Mô hình mạch điện, nến ( đèn cồn), dây chì, dây đồng, hình vẽ.
 2- HS: 	Nghiên cứu nội dung SGK, dây chì, dây đồng, nến (theo nhóm).
III) Tiến trình tổ chức dạy học:
1- ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Cầu chì là gì ? Cấu tạo của cầu chì ?
3- Nội dung bài mới:
GTBH: Cầu chì là thiết bị bảo vệ ngắn mạch và quá tải của mạch điện trong nhà. Bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là dây chảy, được thiết kế phù hợp với dòng điện định mức. Để hiểu rõ công dụng, cấu tạo, chức năng, nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của cầu chì trong mạch điện chúng ta cùng làm bài thực hành: “Cầu chì”.
Hoạt động của GV và HS
TG
ND kiến thức cơ bản
HĐ 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài.
GV: +Nêu rõ mục tiêu, yêu cầu bài thực hành và nội dung thực hành.
+ Chia nhóm thực hành: Mỗi bàn một nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành trong nhóm.
+ Các nhóm nhận thiết bị và dụng cụ thực hành.
I- Chuẩn bi:
SGK/ 186
II- Nội dùng và trình tự thực hành.
HĐ 2: Thực hành “ So sánh dây chì và dây đồng”
GV: + Chia dây chì, dây đồng và nến cho các nhóm học sinh còn thiếu.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác so sánh xem dây nào có độ cứng lớn hơn.
Hai học sinh tạo thành một cặp trong đó một em đốt dây chì, một em đốt dây đồng trong cùng một khoảng thời gian.
GV đặt câu hỏi:
+ Đoạn dây nào dễ nóng chảy hơn ?
+ Hãy giải thích tại sao người ta dùng dây chì để bảo vệ ngắn mạch ?
 1- So sánh dây chì và dây đồng.
HĐ 3: Thực hành trường hợp mạch điện làm việc bình thường.
GV: + Treo mô hình mạch điện.
+ Thao tác: Đóng công tắc, GV đặt câu hỏi: Em hãy quan sát hiện tượng gì xảy ra với bóng đèn (sáng hay tối) ?
HS: quan sát GV thao tác và trả lời: Bóng đèn sáng.
GV: Tắt công tắc K, làm đứt dây chì, sau đó đóng công tắc K lại.
Hỏi: Bóng đèn có sáng không ? Tại sao ? 
HS: Thảo luận.
GV kết luận: Bóng đèn tắt vì mạch điện bị hở, không có dòng điện chạy trong mạch.
GV: Nhấn mạnh: Trong thực hành mạch điện làm việc bình thường, dây chì đóng vai trò là một đoạn dây dẫn điện.
2- Trường hợp mạch điện làm việc bình thường.
HĐ 4: Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
GV: Đưa mô hình mạch điện và hỏi: Hãy nhận xét sự khác nhau về vị trí và vai trò của công tắc K trong hai sơ đồ trên ?
Hỏi: Khi khoá K mở, dòng điện sẽ đi như thế nào trong mạch điện ? Bóng đèn có sáng không ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: kết luận.
GV: làm thí nghiệm và hỏi: Khi đóng khoá K, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
GV làm thí nghiệm một lần nữa. 
HS thảo luận rút ra kết luận.
GV: Lưu ý, học sinh ứng dụng lắp thay dây chì bị đứt ở mạch điện.
GV cho học sinh lắp lại dây chì vào cầu chì:
+ Dây chì có độ dài và đường kính phù hợp.
+ Tháo dây chì bị đứt và làm sạch các vị trí tiếp xúc.
+ Lắp dây chì đủ chặt bằng chốt hãm hoặc vít hãm.
+ Kiểm tra mạch.
+ Lắp nắp hộp đã có dây chảy vào cầu chì.
+ Cắm lại các dụng cụ điện và bật lại công tắc để sử dụng.
3- Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
VI- Tổng kết – hướng dẫn về nhà.
+ GV nhận xét sự chuẩn bị cho bài thực hành của học sinh, thái độ và kết quả thực hành, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
+ GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành dựa theo mục tiêu bài học.
+ Thu báo cáo thực hành về chấm.
+ Về nhà các em đọc kỹ bài 55.
Phần III- Kết luận
 1- Kết luận chung:
	Như vậy dạy lý thuyết kỹ thuật điện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thứ, tri thức khoa học kỹ thuật, phát triển tư duy ở học sinh. Bên cạnh đó thực hành kỹ thuật điện nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng trách nhiệm cho học sinh chuẩn bị vào học tiếp cùng với cuộc sống lao động và tham gia xây dựng tổ quốc. Thực hành kỹ thuật điện giúp học sinh củng cố và phát triển các kết quả của bài học lý thuyết, có trình độ học vấn THCS và có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật điện và hướng nghiệp nghề.
	Dạy lý thuyết và thực hành trong môn kỹ thuật điện nhằm giúp cho học sinh biết được một số kiến thức cơ bản nâng cao, hình thành kỹ năng thành kỹ xảo. Góp phần rèn luyện tri thức, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác học tập, làm việc theo quy trình và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập thể.
	Có sự tăng tiến về ý thức đạt tiêu chuẩn năng khiếu bản thân. Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường.
 2- ý kiến đề xuất thực hiện đề tài.
	+ Cần khắc phục và bổ sung cơ sở vật chất cho các trường đầy đủ hơn.
	+ Cần tham mưu với địa phương, với nhà trường để có phòng học thực hành riêng trong các buổi học chính.
	+ Tổ chức các hoạt động thi học sinh giỏi hàng năm.
 3- Rút kinh nghiệm.
	Trên đây là một số phương pháp giảng dạy của môn kỹ thuật điện mà tôi xin mạnh dạn đưa ra. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban chuyên đề và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
	Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn !
Anh Dũng, ngày 05 tháng 01 năm 2005
Ngườii viết
Vũ Ngọc Hoàng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Cong nghe.doc