Sáng kiến Kinh nghiệm dạy chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8

Sáng kiến Kinh nghiệm dạy chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8

1. Đặt vấn đề :

 Môn học chủ đề tự chọn được đưa vào chương trình Trung Hoc Cơ Sở có từ mấy năm học nay và được các trường học thực hiện đưa vào thời khóa biểu chính khóa. Song vẫn còn nhiều ý kiến về việc dạy một chủ đề tự chọn như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề đang được quan tâm. Đối với môn ngữ văn, tài liệu không có, chương trình cũng không, mỗi trường dạy một kiểu, mỗi giáo viên cũng có những cách dạy riêng , soạn giáo án riêng, chưa được thống nhất với nhau nên dạy cái gì, dạy như thế nào để gây hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả cao

 Qua những năm thực hiện môn chủ đề tự chọn môn ngữ văn trong chương trình thay sách, tôi đã được biết nhiều giáo viên khi dạy tiết chủ đề tự chọn không có giáo án, không có tư liệu, cứ lên lớp vào tiết ấy là cho học sinh làm một số bài tập, hết tiết là xong cứ như thế học sinh nhàm chán đến tiết chủ đề là có tư tưởng muốn về, giáo viên thì chưa hết tiết đã muốn ra nhà trường không thể nào quản lí nổi

Bản thân tôi cũng rất băn khoăn, lo lắng làm thế nào để dạy một chủ đề có chất lượng, đạt hiệu quả, sau những đêm suy nghĩ, tìm ra phương pháp và qua thức tế đã dạy tôi rút ra một kinh nghiệm khi dạy một chủ đề ngữ văn lớp 8 đó là : Dạy như thế nào để qua tiết chủ đề mà giáo viên cũng cố, rèn luyên kỹ năng những bài đã học hoặc mở rộng thêm những kiến thức mới mẻ, hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh, đặc biệt là môn văn học, để từ đó các em cảm nhận cái hay cái đẹp về nghệ thuật của văn chương, hoặc giúp học sinh hình dung được cuộc sống muôn hình muôn vẻ mà văn học có chức năng tái hiện lại.

Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và kinh nghiệm về dạy môn chủ đề văn học cho hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm dạy chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm dạy chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8
1. Đặt vấn đề :
 Môn học chủ đề tự chọn được đưa vào chương trình Trung Hoc Cơ Sở có từ mấy năm học nay và được các trường học thực hiện đưa vào thời khóa biểu chính khóa. Song vẫn còn nhiều ý kiến về việc dạy một chủ đề tự chọn như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề đang được quan tâm. Đối với môn ngữ văn, tài liệu không có, chương trình cũng không, mỗi trường dạy một kiểu, mỗi giáo viên cũng có những cách dạy riêng , soạn giáo án riêng, chưa được thống nhất với nhau nên dạy cái gì, dạy như thế nào để gây hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả cao 
 Qua những năm thực hiện môn chủ đề tự chọn môn ngữ văn trong chương trình thay sách, tôi đã được biết nhiều giáo viên khi dạy tiết chủ đề tự chọn không có giáo án, không có tư liệu, cứ lên lớp vào tiết ấy là cho học sinh làm một số bài tập, hết tiết là xong cứ như thế học sinh nhàm chán đến tiết chủ đề là có tư tưởng muốn về, giáo viên thì chưa hết tiết đã muốn ra nhà trường không thể nào quản lí nổi
Bản thân tôi cũng rất băn khoăn, lo lắng làm thế nào để dạy một chủ đề có chất lượng, đạt hiệu quả, sau những đêm suy nghĩ, tìm ra phương pháp và qua thức tế đã dạy tôi rút ra một kinh nghiệm khi dạy một chủ đề ngữ văn lớp 8 đó là : Dạy như thế nào để qua tiết chủ đề mà giáo viên cũng cố, rèn luyên kỹ năng những bài đã học hoặc mở rộng thêm những kiến thức mới mẻ, hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh, đặc biệt là môn văn học, để từ đó các em cảm nhận cái hay cái đẹp về nghệ thuật của văn chương, hoặc giúp học sinh hình dung được cuộc sống muôn hình muôn vẻ mà văn học có chức năng tái hiện lại. 
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và kinh nghiệm về dạy môn chủ đề văn học cho hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh.
2. Giải quyết vấn đề : 
 Trong chương trình Ngữ Văn 8 có nhiều chủ đề : chủ đề về văn học, chủ đề về tập làm văn, chủ đề tiếng Việt, rồi lại chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao nhưng ở đây tôi muốn đưa ra kinh nghiệm dạy chủ đề môn văn học : chủ đề bám sát.
Trong môn văn học , học sinh được học một số đoạn trích của tác giả trong dòng Văn Học hiện thực. Đó là Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ) Lão Hạc ( Nam Cao ). Qua hai đoạn trích đó học sinh thấy được nỗi nhục nhằn khổ cực của những người nông dân và sự tàn bạo bất nhân của tầng lớp thống trị trước cách mạng tháng Tám, nhưng theo tôi nghĩ nếu chỉ dừng lại đó thì cũng chưa thấy hết hình ảnh của những người nông dân họ khổ cực như thế nào cho nên tôi mở rộng thêm kiến thức cho học sinh với môn chủ đề : Hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945. Trước lúc học chủ đề tôi yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu thêm một số đoạn trích tiêu biểu ở những tác phẩm khác hoặc trong tác phẩm Tắt Đèn , tôi giao cụ thể cho từng tổ tìm hiểu trước .
Chủ đề này tôi phân lượng thời gian : 4 tiết được thực hiện như sau :
Tiết 1 : - Giới thiệu mục đích, ý nghĩa chủ đề.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của từng nhóm.
 - Mỗi nhóm đọc một đoạn văn trích trong các tác phẩm đã tìm hiểu ở nhà : Tắt đèn, Lão Hạc, Chí Phèo và cho biết nội dung của từng đoạn trích đó , cả lớp nhận xét và giáo viên bổ sung.
Tiết 2 - 3 :Tôi tổ chức cho học sinh xem các đoạn trích trong phim Chị Dậu và phim Làng Vũ Đại ngày ấy mà tôi đã chuẩn bị các cảnh sau đây :
Cảnh 1 : Làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế.
Cảnh Anh Dậu bị giải đến Đình làng 
Đông Xá vì chưa kịp nạp sưu thuế
Cảnh bọn cường hào ác bá thu thuế và 
bóc lột người dân tại Đình làng Đông Xá
Cảnh 2 : Cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế.
Cảnh vợ chồng Nghị Quế mặc cả khi 
chị Dậu đến xin bán con
Cảnh chị Dậu đến nhà Nghị Quế để xin 
bán con lấy tiền nạp sưu cho chồng
Cảnh chị Dậu đưa văn tự do vợ chồng Nghị 
Quế viết sẵn để lấy tiền nạp sưu cho chồng
Cảnh mẹ con chị Dậu chia tay sau khi bán 
con và bầy chó cho vợ chồng Nghị Quế
Cảnh bọn quan lại chửi bới nhau để thúc giục 
bọn sai nha thu sưu thuế đủ nạp cho Tây
Cảnh chị Dậu nạp sưu cho chồng và 
cho cả người em chồng đã chết 
Cảnh 3 : Cảnh bọn quan lại nhậu nhẹt chửa bới ở đình làng.
Cảnh bọn quan lại cấp trên ( cụ Bá ) quát 
mắng bọn quan lại cấp dưới ( Lý trưởng )
Cảnh bọn quan mua đầu lợn để bày 
ăn nhậu trong những ngày sưu thuế
Cảnh 4 : Cảnh tức nước vỡ bờ
Cảnh chị Dậu quyết liệt chống đối bọn lính 
khi hết lời van xin tha đừng bắt anh Dậu
Cảnh chị Dậu phảng kháng chống bọn lính 
đến bắt anh Dậu trong lúc đau yếu
Sau khi xem xong các đoạn phim tôi cho học sinh thảo luận câu hỏi.
Nhóm 1- Câu 1 : Em có nhận xét gì về cảnh làng quê Việt Nam khi vụ sưu thuế đến ?
Nhóm 2- Câu 2 : Qua đoạn phim “ Một cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế ” em thấy bản chất của giai cấp địa chủ ngày xưa như thế nào?
Nhóm 3- Câu 3 : Bọn quan lại trong Tắt đèn hiện lên với bản chất như thế nào ?
Nhóm 4- Câu 4 : Qua các đoạn trích phim trên , chị Dậu hiện lên với phẩm chất như thế nào ?
Sau khi thảo luận xong , đại diện các nhóm trình bày và tôi nhận xét bổ sung, khái quái lên những ý cơ bản : 
Ý 1 : Chị Dậu hiện lên với những nỗi khổ sở đau xót và những phẩm chất tốt đẹp: thương chồng , thuơng con 
Ý 2 : Bọn địa chủ, cường hào, quan lại : độc ác, bất nhân
 Tôi tiếp tục cho học sinh xem tiếp một số đoạn trích trong phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy... ”
Cảnh lão Hạc lừa con chó Vàng ăn 
cơm để bán cho phường thịt chó
Cảnh lão Hạc phải bán con chó Vàng , 
người bạn thân thiết duy nhất
Cảnh đám tang nghèo khó của lão Hạc sau 
khi qua đời , ông giáo Thứ lo liệu tất cả
Cảnh dân làng Vũ Đại chứng kiến cái 
chết của lão Hạc do ăn bả chó
Cảnh Chí Phéo đốt quán sau khi 
uống rượu không trả tiền
Cảnh Chí Phéo chửi bới cả làng Vũ Đại 
khi hắn say rượu
Cảnh Chí Phèo mơ ước có một mái ấm 
gia đình ,có tình thưong sau khi gặp Thị Nỡ 
Cảnh Chí Phèo uống rượu đến nhà Bá Kiến 
rạch mặt ăn vạ
Cảnh Bá Kiến bị Chí Phèo đâm chết , trả món 
nợ đã biến Chí thành một tên lưu manh
Cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến 
đòi trả lại tính lương thiện cho hắn
- Cảnh lão Hạc bán chó.
- Cảnh lão Hạc xin bả chó.
- Cảnh đám ma của lão Hạc .
- Cảnh Chí Phèo bị lưu manh hóa sau 8 năm tù ra. (Chí đốt quán, chửa bới, rạch mặt ăn vạ ở nhà Bá Kiến, cảnh Chí trả thù Bá Kiến) và tôi lại cho học sinh thảo luận.
Nhóm 1: - Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì ?
Nhóm 2: - Nguyên nhân nào Chí Phèo bị lưu manh hóa ?
Nhóm 3: - Mặc dù bị lưu manh hóa nhưng chí Phèo vẫn có ý muốn gì ?
Nhóm 4: - Số phận của người nông dân như lão Hạc, Chí Phèo, chị Dậu có những đặc điểm chung gì ? So sánh những cảnh phim với tác phẩm có giống nhau không ? 
Đại diện các nhóm trả lời, tôi bổ sung và khái quát lên các nhận định về người nông dân dưới chế độ phong kiến : thân phận khổ cực, bị áp bức , không lối thoát.
 Như vậy tôi nghĩ rằng khám phá văn bản theo hướng ấy thì học sinh không chỉ hứng thú học tập , hiểu sâu rộng hơn mà còn mà còn liên hệ được một cách sinh động bằng các hình ảnh phim sống động, hấp dẫn Các em sẽ tiếp thu chủ đề sâu sắc và đọng lại trong lòng học sinh những ấn tượng khó quên.
 Tôi lấy thêm một chủ đề khác cũng rất hấp dẫn , mới mẽ gây hứng thú cao cho học sinh. Đó là chủ đề : Về một số nhà thơ trong phong trào thơ mới.
Đây là một chủ đề mà học sinh được học trong đầu học kì II. Bên cạnh 3 tác giả, 3 bài thơ mà học sinh đã được học trong phân phối chương trinh thì tôi muốn giúp học sinh biết thêm một số nhà thơ có tên tuổi trong làng thơ mới ở Việt Nam giai đoạn ( 1932 -1945), biết thưởng thức cái hay cái đẹp trong nghệ thuật văn chương , đặc biệt là thể thơ mới : hình ảnh thơ phóng khoáng, ngôn ngữ bóng bẩy, trau chuốt, những tình cảm tế nhị nhè nhẹ được thể hiện trong thơ mới, bút pháp lãng mạn trong thơ trữ tình để từ đó học sinh nắm được mục đích ý nghĩa của chủ đề.
Hoài Thanh
Bìa Thi nhân Việt Nam
Hoài Chân
Trước lúc thực hiện chủ đề tôi giao cho học sinh tìm hiểu tài liệu sau “ Thi nhân Việt Nam ” những bài phê bình văn học của Hoài Thanh - Hoài Chân .Chủ đề này tôi phân thời lượng 4 tiết : 
Tiết 1: Giới thiệu nội dung ý nghĩa chủ đề.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
- Ôn lại một số kiến thức về thơ mới, bằng cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời. 
Ví dụ:
 Thơ mới ra đời từ năm nào ? Kết thúc năm nào ? Vì sao gọi là “ Thơ mới ” ? Kể tên một số nhà thơ tiêu biểu trong làng thơ mới ? Vì sao thơ mới hoàn toàn chiến thắng thơ cũ ? Nhà thơ nào tiên phong trong phong trào thơ mới ? Đọc thuộc bài thơ “ Nhớ rừng ” ( Thế Lữ ).
Tiết 2-3: -Tôi cho các tổ trình bày sự chuẩn bị của mình ở nhà , nêu tên tác giả , năm sinh, năm mất , quê quán , tập thơ tiêu biểu , bài thơ nào em thích nhất ? Hãy đọc lại bài thơ đó ? Em hãy cảm nhận được về cái hay, cái đẹp của bài thơ đó như thế nào ?
Sau khi các tổ trình bày xong cả lớp nhận xét tôi sửa lại chỗ sai và bổ sung, mở rộng thêm từng tác giả, tác phẩm.
Vũ Đình Liên
Hàn Mặc Tử
Thế Lữ
Xuân Diệu
Nguyễn Nhược Pháp
Lưu Trọng Lư
Huy Cận
Nguyễn Bính
Tế Hanh
 Ngoài Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh đã học thì tôi giới thiệu thêm một số tác giả sau, mỗi tác giả đều có ảnh chân dung và chép 1-2 bài thơ của tác giả đó.
Ví dụ: Khi giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bính tôi đặt vấn đề để học sinh trả lời:
 Dựa vào bài chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: Năm sinh, năm mất, quê quán ,các tập thơ và đặc điểm của thơ Nguyễn Bính ?
 Sau khi trả lời xong, tôi tổng hợp lại và giới thiệu -Nguyễn Bính ( 1916-1966 ) quê ở Nam Định . Các tập thơ chủ yếu : Lỡ bước sang ngang , Tâm hồn tôi. .Đặc điểm thơ của ông gắn bó hấp thụ tinh hoa của ca dao , dân ca , truyện thơ dân gian  Ông trở thành nhà thơ được quần chúng biết đến nhiều nhất.Chính vì thơ ông hiện lên cảnh quê , tình quê , hồn quê nước Việt, những hình ảnh giản dị thân quen của thôn quê như hàng cau, giàn trầu, dậu mồng tơi , thôn Đoài, thôn Đôngnhững nam nữ hồn nhiên chất phác yêu đời, những mối tình trắc trở phải “ lỡ bước sang ngang ”. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.Sau đó tôi giới thiệu hai bài thơ “ Chân quê ”và “Tương tư” và cho học sinh chép, đọc diễn cảm, hoặc hát bài “ Chân quê ”. Cứ như thế tôi lần lượt cho học sinh tìm hiểu tiếp các nhà thơ khác, sau đó tôi tổng hợp lại và giới thiệu một số nét về các tác giả khác như : Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư 
Tiết 4: Tôi cho học sinh hoạt động bằng cách thi đua giữa các tổ, nhóm, em nào có câu trả lời đúng và hay thì tôi cho điểm vào môn Văn . 
Ví dụ: Thi đọc diễn cảm, thi đọc thuộc lòng, thi ngâm thơ, hát , bình thơ, thi tìm hiểu tác giả.. hoặc các em có thể đọc những bài thơ khác của các tác giả trên mà các em đã tìm hiểu ở nhà hoặc các tác giả khác trong làng thơ mới .Kết thúc chủ đề tôi đánh giá những ưu điểm và tồn tại mà các em được lĩnh hội sau 4 tiết học và rút ra kết luận : Như vậy , hơn nửa thế kỷ trước đây , phong trào thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học dân tộc . Các thi sĩ đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới phản ánh khá trung thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ . Với sự đổi mới mạnh mẽ về hình thức nghệ thuật , thơ mới đã thu hút đông đảo bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt ... Như vậy khi dạy chủ đề tự chọn nào đó thành công hay thất bại thì theo tôi là giáo viên cần có khâu chuẩn bị bài tốt, học sinh cũng phải chuẩn bị bài, biết phân chia thời lượng hợp lí thì chắc chắn học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức về chủ đề đó một cách đầy hứng thú đem lại hiệu quả rõ rệt. 
3. Kết Luận: 
 Qua việc thực hiện hai chủ đề về văn học trên ở các lớp tôi trực tiếp phụ trách giảng dạy, các em học sinh rất hào hứng, hiểu biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ mà ở sách giáo khoa chưa đề cập đầy đủ. Những vấn đề mới mẻ đó đã kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, ham học môn văn của học sinh.Với chủ đề “ Hình ảnh người nông dân dưới chế độ cũ ” tôi đã được tổ ngữ văn lấy làm Chuyên đề và thực hiện cho các lớp khác cùng khối để tất cả học sinh khối 8 được học, được xem phim “ Chị Dậu ”, “ Làng Vũ Đại ngày ấy ” và chắc chắn các em sẽ được hiểu thêm về cuộc sống của người nông dân ngày xưa phải chịu cảnh khổ cực , bị áp bức như thế nào ? Và từ đó các em tự liên hệ với chế độ ưu việt của chúng ta ngày nay không còn cảnh: “ Nửa đêm thuế thúc trống dồn . Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy ”. Cũng không còn cảnh: “Con đói lả ôm lưng mẹ khóc . Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi . Kiếp người cơm vãi cơm rơi . Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi.” (Tố Hữu -Ba muơi năm đời ta có Đảng ) như ông cha ta ngày xưa nữa. 
 Trên đây là một kinh nghiệm của tôi khi dạy môn chủ đề tự chọn văn học .Mong rằng các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến. 
	 Buôn Ma Thuột , tháng 3 năm 2009
 Trần Thị Liên
 ( Giáo viên Ngữ văn Trường THCS Hòa Phú )

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiệm dạy môn chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8.doc