Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp 1

A-PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy học vần lớp 1. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết đọc, biết viết, cả một thế giới mới mở ra trước mắt các em. Người có nhiệm vụ đem đến cho trẻ những hạnh phúc đầu đời ấy không ai khác chính là những thầy cô dạy lớp một.

Môn Tiếng Việt ở tiểu học (TH) là một môn học công cụ với thời lượng cao nhất, bao gồm nhiều phân môn, trong đó phân môn Học vần là phân môn khởi đầu cho việc học tập của một đời người. Học vần trao cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống. Sau quá trình học vần, học sinh (HS) từ “mù chữ” trở thành ‘biết chữ”. Đây là môn học trọng tâm ở lớp một.

Phân môn Học vần lớp một có vị trí quan trọng ở bậc tiểu học, là phần mở đầu của lớp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Học vần đưa các em vào nề nếp học Tiếng Việt văn hóa với mục đích nắm được mặt chữ, biết viết chữ, biết đọc trơn tiếng, từ, câu, bài.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2843Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy học vần lớp 1. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục.
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết đọc, biết viết, cả một thế giới mới mở ra trước mắt các em. Người có nhiệm vụ đem đến cho trẻ những hạnh phúc đầu đời ấy không ai khác chính là những thầy cô dạy lớp một. 
Môn Tiếng Việt ở tiểu học (TH) là một môn học công cụ với thời lượng cao nhất, bao gồm nhiều phân môn, trong đó phân môn Học vần là phân môn khởi đầu cho việc học tập của một đời người. Học vần trao cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống. Sau quá trình học vần, học sinh (HS) từ “mù chữ” trở thành ‘biết chữ”. Đây là môn học trọng tâm ở lớp một.
Phân môn Học vần lớp một có vị trí quan trọng ở bậc tiểu học, là phần mở đầu của lớp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Học vần đưa các em vào nề nếp học Tiếng Việt văn hóa với mục đích nắm được mặt chữ, biết viết chữ, biết đọc trơn tiếng, từ, câu, bài. 
Học vần có tích chất thực hành thể hiện ở quá trình ghép âm thành vần, thành tiếng, thành từ; biết đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn văn ngắn; làm quen với chữ viết thường; biết nói theo chủ đề; thực hành 4 kĩ năng (đọc, viết, nghe, nói). 
Phân môn Học vần giúp học sinh nắm được các chữ cái Tiếng Việt : con chữ đơn, kép; thể hiện nguyên âm, phụ âm; nắm được các dạng chữ ghi âm a, b, c,, các dấu thanh thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt. 
Chương trình Học vần gồm 103 bài, được học trong 21 tuần, mỗi tuần học 5 bài, mỗi bài 2 tiết, mỗi tiết từ 35 đến 40 phút. 
 Học kì I : thực học 17 tuần gồm 83 bài (có 12 bài ôn, 1 bài chữ thường – chữ hoa). Bài 1 đến bài 30 học chữ cái và âm, thanh điệu từ bài 31 đến bài 83 học vần. 
Học kì II: Học thêm 4 tuần học vần, gồm 20 bài (có 3 bài ôn tập). 
Nhìn chung, nội dung chương trình phân môn Học vần chú trọng một số nguyên tắc như : dạy chữ trên cơ sở phát triển và hoàn thiện kĩ năng- dạy chữ thông qua dạy nghĩa; lấy tiếng, từ ngữ làm đơn vị trung tâm. Tận dụng năng lực Tiếng Việt của trẻ em bản ngữ tuổi đến trường. 
Sách giáo viên (GV) thiết kế từng bài dạy một cách cụ thể, đảm bảo rèn các kĩ năng cho HS. Tuy nhiên, nội dung hầu hết đều lặp lại, bài sau tương tự bài trước, nếu GV không thay đổi hình thức và phương pháp dạy học một cách hợp lí sẽ làm cho HS không phát huy tính tích cực, tính chủ động sáng tạo của các em và dẫn đến thụ động, nhàm chán, đọc vẹt,
Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp 1” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Học vần ở lớp một.
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình dạy học phân môn Học vần ở lớp 1.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng dạy học và một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp 1.
B- NỘI DUNG 
I-CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Để có được chất lượng dạy học cao phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng truyền đạt, hướng dẫn, chủ đạo của GV, năng lực chủ động lĩnh hội, tiếp thu kiến thức và vận dụng kỹ năng của HS cả trên lớp lẫn khi tự học; điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học; sự phối hợp đồng bộ giữa thầy và trò trong hoạt động dạy họcCác yếu tố quan trọng nhất để có được chất lượng dạy học tốt đó là:
- Chất lượng dạy của GV, thể hiện trên các điểm: việc đầu tư cho soạn giảng: xác định mục tiêu từng chương, từng bài; xác định kiến thức và kỹ năng trọng tâm; xác định việc phối hợp các phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp với đặc trưng môn học, bài học; dự kiến các hình thức tổ chức dạy học; chuẩn bị phương tiện dạy học; tổ chức tiến trình lên lớp phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng tiếp thu, vận dụng của HS; tổ chức đồng bộ các hoạt động trong tiến trình lên lớp giữa thầy và trò, trong đó thầy chủ đạo còn trò chủ động trên cơ sở hình thức tổ chức dạy học phù hợp; sử dụng phối hợp một cách hợp lý các PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, phân môn; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá (kể cả trên lớp và chấm bài kiểm tra) theo hướng đánh giá thực chất việc nắm kiến thức và vận dụng kỹ năng của HS; không tổ chức theo kiểu “tái hiện lại những gì GV đã nói, đã làm” Để có được chất lượng dạy học tốt, ngoài việc nắm vững và vận dụng các PPDH phù hợp với đặc trưng từng bộ môn, phân môn trong chương trình người GV cần phải có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng dạy học cần thiết; những kiến thức cơ bản mà người GV cần có là những kiến thức bao trùm lên toàn bộ các kiến thức đã được giới thiệu trong chương trình, có được vốn kiến thức như vậy thì GV mới có cơ sở để truyền thụ những kiến thức cơ bản và mở rộng cho HS những kiến thức có liên quan để các em hiểu rõ bản chất của nội dung được GV truyền thụ. Kỹ năng dạy học (KNDH) cũng là “hành trang” không thể thiếu của người GV nếu muốn thực hiện tốt công việc dạy học, KNDH là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hay nhiều hành động dạy học, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động dạy học của người GV đạt kết quả cao . KNDH của GVTH là một hệ thống phức tạp các thao tác, các hành động đảm bảo cho họ thực hiện các hoạt động dạy học một cách hiệu quả. Đặc trưng của cấp TH là người GV phải dạy nhiều môn, có môn lại có nhiều phân môn với những đặc trưng rất khác nhau (về nội dung DH, PPDH, hình thức tổ chức, PP kiểm tra đánh giá). Do vậy, khi hình thành KNDH cho người GV phải chú ý hình thành KNDH từng môn, phân môn cụ thể.
- Chất lượng học của HS, cụ thể: tinh thần, thái độ học tập của học sinh từ khâu chuẩn bị dụng cụ, tư thể đến sự hứng thú trong quá trình học tập; khả năng tự chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng tiếp thu được vào khâu tiếp theo của quá trình học tập.
Tóm lại, “ chất lượng dạy học” là kết quả giảng dạy và học tập xét cả về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu bộ môn cũng như góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh
II- BIỆN PHÁP: 
 1-. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là cách làm, phương pháp làm để nâng cao kết quả giảng dạy và học tập xét cả về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu bộ môn cũng như góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
2. Giới thiệu về phân môn Học vần lớp 1.
2.1. Mục tiêu của phân môn Học vần
Môn Tiếng Việt có mục tiêu quan trọng là rèn cho HS bốn kĩ năng lời nói: đọc, viết, nghe, nói. Quá trình đọc, viết chữ phải thông qua âm, do vậy giữa chữ và âm có một mối quan hệ chặt chẽ. Vì chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm (về cơ bản viết thế nào, đọc thế ấy) cho nên ở lớp 1 phải kết hợp cả hai mục tiêu cơ bản là dạy chữ và dạy âm: dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âm để dạy chữ.
Tuy nhiên, với phần lớn trẻ em người Việt học tiếng Việt thì vấn đề cơ bản đầu tiên là học cách dùng kí hiệu (chữ viết) để mã hoá ngôn ngữ âm thanh với hệ thống âm tiết mà các em đã sử dụng khá thành thạo trước khi đến trường; biết nhận đủ và nhớ hệ thống kí hiệu đó. Bởi vậy, nội dung và chương trình, sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học tiếng Việt lớp 1 phải thoả mãn yêu cầu bằng cách nhanh nhất giúp HS làm quen với hệ thống tín hiệu mới là chữ viết để các em có thể mau chóng sử dụng hệ thống tín hiệu này một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập. Với yêu cầu này, có thể coi mục tiêu đặc biệt cần đạt được của phân môn Học vần chính là chữ viết.
Việc chú trọng đến mục tiêu dạy chữ được thể hiện ở những điểm chính sau:
- Sách cung cấp vừa đủ lượng con chữ để thể hiện các đơn vị âm thanh và cách ghép các con chữ này thành các tiếng có thực trong tiếng Việt văn hoá.
- Hệ thống chữ được đưa vào bài học theo đặc điểm chữ viết và theo nguyên tắc đi từ chữ có cấu tạo đơn giản tới chữ có cấu tạo phức tạp dần.
- Những khác biệt thể hiện trên chữ viết đều được làm căn cứ xây dựng bài học.
Tuy nhiên, việc dạy chữ lại không thể tách rời khỏi mặt âm thanh mà nó thể hiện. Bằng chứng là với mỗi đơn vị chữ, sách đều giới thiệu kèm theo một tiếng thực làm tiếng khoá cho nó. Qua việc nhận diện tiếng, HS hiểu được âm mà chữ thể thể hiện, đồng thời cũng học được cách đọc các âm hay các tiếng đó. 
2.2. Nhiệm vụ của phân môn Học vần.
a.. Rèn các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết cho học sinh lớp 1
Học vần là môn khởi đầu giúp cho HS chiếm lĩnh chữ viết, một công cụ mới để giao tiếp và học tập - công cụ giúp HS nhận thức được một cách đầy đủ hơn thế giới xung quanh mình. Làm chủ được chữ viết, HS có thể đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, ghi chép bài giảng của thầy cô giáo, từ đó có điều kiện học tốt hơn các môn học khác trong chương trình. Bằng việc rèn cho HS cả 4 kĩ năng đọc, nghe, nói, viết, phân môn Học vần góp phần nâng cao trình độ cho HS , những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1, quan niệm trên đây về nhiệm vụ của Học vần thể hiện rất rõ trong toàn bộ sách cũng như trong từng bài học. Mỗi bài học, dù chỉ được thực hiện trong thời gian 70 phút của hai tiết học, nhưng đã thể hiện đủ cả 4 kĩ năng sử dụng lời nói mà học sinh cần luyện tập. Thông qua những nhiệm vụ học tập cụ thể, các bài học luôn tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào nhiều tình huống nói năng gần gũi với giao tiếp hàng ngày.
b.. Thông qua dạy chữ gắn với các kĩ năng lời nói, phân môn Học vần còn có một số nhiệm vụ khác.
Phát triển vốn từ cho HS.
Tập cho các em nói viết đúng mẫu các câu ngắn.
Bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn, mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội và giá trị của tính nhân văn.
2.3. Nguyên tắc dạy Học vần.
Việc định ra các nguyên tắc dạy Học vần cần được xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ, từ đặc điểm tâm, sinh lí của HS lớp 1 và từ mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung, của phân môn Học vần nói riêng. Chịu sự chi phối của hệ thống nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung, việc dạy Học vần phải tuân theo các nguyên tắc chủ yếu sau đây: nguyên tắc phát triển lời nói; nguyên tắc phát triển tư duy; nguyên tắc tính đến đặc điểm của HS và nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc phát triển lời nói trong phân môn Học vần có những yêu cầu:
- Phải xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức: âm/ vần được thể hiện trong tiếng, tiếng trong từ, từ trong câu. Có thể thấy rõ điều này khi phân tích một bài Học vần bất kì.
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy giao tiếp làm đích. Chẳng hạn, các bài được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Phải tổ chức tốt hoạt động nói năng cho HS để dạy học tiếng Việt, sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy  ... 1. Bồi dưỡng lý luận dạy học phân môn cho giáo viên.
a.. Ý nghĩa của biện pháp.
Lý luận dạy học, PPDH là cái mà GV đã được nhà trường sư phạm cung cấp khi họ còn là sinh viên. PPDH cũng được người GV tự hoàn thiện thêm thông qua quá trình dạy học và từ những đợt tập huấn chuyên môn, thao giảng, hội giảng... Tuy nhiên, PPDH không phải là một cái gì đó ”bất di bất dịch” mà nó phải thường xuyên được đổi mới để phù hợp với mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học. Do đó, việc bồi dưỡng thêm cho GV những kiến thức mới được cập nhật về lý luận, PPDH nói chung – phân môn Học vần nói riêng là điều rất cần thiết để GV nâng cao chất lượng dạy học.
b.. Một số nội dung cần bồi dưỡng cho GV.
Về khả năng khai thác nội dung trong SGK: hiểu ý đồ của SGK; khai thác nội dung bài học một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương .
Về việc vận dụng các PPDH: mỗi môn, phân môn có những PPDH đặc trưng, phân môn Học vần cũng vậy, có những PPDH phù hợp với đặc trưng từng dạng bài:
- Dạng bài làm quen chữ cái.
- Dạng bài âm – vần mới.
- Dạng bài ôn tập.
Việc sử dụng các TBDH hiện có, tự làm thêm TBDH để nâng cao hiệu quả trong dạy học phân môn.
Việc tổ chức hợp lý các hình thức dạy học.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
c.. Cách tiến hành.
Do đặc thù của 01 trường với số lớp 1 không nhiều nên có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Thông qua việc tự bồi dưỡng của GV.
- Khai thác, nghiên cứu thêm thông tin có liên quan qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet...
2.2. Điều chỉnh phương pháp dạy học các nội dung cụ thể trên lớp.
a.. Ý nghĩa của biện pháp.
Như trên đã phân tích, PPDH không phải là một cái gì đó mang tính ”bất di, bất dịch”, phải luôn luôn tuân thủ trong mọi trường hợp. Vì vậy, việc GV điều chỉnh hợp lý PPDH trong từng nội dung, từng bài cụ thể để phù hợp với thực tế sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học.
b.. Nội dung và phương pháp thực hiện.
- Đối với phần dạy âm.
Phần học âm rất quan trọng, nếu HS học tốt phần học âm khi chuyển sang phần vần các em sẽ không gặp khó khăn; nếu phần học âm các em không đọc viết được chữ cái thì khi ghép vần các em không thể thực hiện được. Không học tốt phân môn Học vần thì các em sẽ không tiếp thu kiến thức khi học môn khác,
 Để các em đọc đúng và nhớ lâu, GV dùng khuôn miệng của mình để giúp học sinh luyện đọc. 
Ví dụ : 
- R: löôõi rung leân, ñaàu löôõi chaïm vaøo voøm hoïng treân. 
- V: hai moâi mím laïi, haøm raêng treân hôi chaïm moät tí vaøo moâi döôùi. 
- U: chu mieäng ra. 
- E: nhe raêng. 
- Kh: coå hoïng rung leân. 
- Ph: hai moâi mím laïi, hôi ñaåy ra. 
đĐối với một số chữ cái như o, ô, ơ, y, l GVgiúp các em so sánh với một số hình ảnh các em thường gặp hàng ngày. 
Ví dụ : 
- o tròn như quả trứng gà, 
- ô thì đội mũ, 
- ơ thời mang râu; 
- y giống như nạng thun; 
- l giống như thước kẻ, 
Khi dạy các em những phụ âm ghi bằng 2, 3 con chữ như nh, th, ng, ngh, ch, tr, GVluôn củng cố lại cho các em từng con chữ đã học. 
Ví dụ : khi dạy phụ âm ngh
Đối với HS trung bình yếu, GV yêu cầu các em tìm từng con chữ ghép vào bảng cài. Khi ghép n với g, yêu cầu đọc từng con chữ rồi đọc tới âm sau đó yêu cầu ghép tiếp tục h để tạo âm mới ngh. 
Đối với HS khá giỏi, yêu cầu các em so sánh với ng về cấu tạo và cách đọc. 
Khi dạy âm ng- ngh, c – k, g – gh, GV dạy cho các em phân biệt ng, c, g ghép với các nguyên âm a, o, ô, ơ, u, ư; ngh, k, gh ghép với e, ê, i.
- Đối với phần dạy vần.
Giáo viên cần phải luôn luôn thay đổi phương pháp để kích thích HS tư duy, tìm tòi. 
Ví dụ : 
- Dạy vần : ia .khi giới thiệu vần ia : GV viết vần lên bảng, hướng dẫn HS cách phát âm vần ia, yêu cầu HS nhận biết vần bằng cách phân tích cấu tạo vần, sau đó ghép vần và luyện đọc. 
- Khi dạy vần ua : GV viết lần lượt u rồi a (phần viết từng âm này có thể củng cố đối với những học sinh yếu kém), yêu cầu HS tự đánh vần và đọc trơn. 
 Đến khi hướng dẫn ghép tiếng, GV phải thay đổi lệnh đối với HS. 
Ví dụ 1: có vần ia rồi muốn được tếng tía, em thêm âm gì và dấu thanh gì ? 
Ví dụ 2 : đứng trước vần ia, các em hãy ghép thêm âm t, thanh sắc để trên chữ I để tạo thành tiếng mới. 
Ví dụ 3: có vần ia rồi các em hãy thêm âm đầu và dấu thanh để được tiếng tía. 
Khi kiểm tra bài cũ, GV phải phân loại học sinh để kiểm tra : học sinh trung bình yếu đọc, viết từ dễ; HS khá đọc, viết từ khó; HS đọc, viết từ mới. 
Ví dụ : bài en ên 
HS trung bình yếu : lá sen, nền nhà
HS khá : khen ngợi, mũi tên 
HS giỏi : bến phà, phèn chua (từ mới) 
	Đối với những vần tạo bởi âm đôi iê, GV cần phải giúp các em phân biệt những tiếng được ghép bởi iê luôn luôn có âm đầu, những tiếng được ghép yê thường không có âm đầu. Khi nào viết i, khi nào viết y (viết y khi có âm đệm u đứng trước như: quý, thuỷ, truy, huỷ, tàu thuỷ, quyến,...; viết i khi không có âm đệm u đướng trước như : mĩ, phỉ, tỉ mỉ, lí lẽ, kĩ thuật,...)
Trong từng giờ dạy, GV phải luôn chú trọng tổ chức các trò chơi học tập để giúp các em củng có bài. Thay vì hỏi HS hôm nay học vần gì, vần đó có trong tiếng nào, từ nào,... thì tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập. Căn cứ vào phạm vi kiến thức của phân môn Học vần, tôi phân loại trò chơi như sau : 
- Trò chơi củng cố âm, vần : 
+ Trò chơi tìm tiếng, từ mới có âm vần đã học: yêu cầu học sinh tìm tiếng từ mới có chứa vần vừa được học gắn vào bảng cài hoặc viết vào bảng con. 
+ Giáo viên đọc một câu thơ, một câu văn có tiếng chứa vần vừa học yêu cầu học sinh nghe và viết tiếng có chứa vần vừa được học. 
+ Đưa tranh ảnh hoặc vật thật có tên mang vần vừa học để học sinh viết vào bảng con,... 
+ giáo viên mô tả đồ vật, con vật, hoa, cây cối,.... để học sinh suy nghĩ đoán viết hoặc ghép. 
Ví dụ 1: tìm tiếng có vần oi
Giáo viên mô tả: Con vật này rất to, sống ở trong, có cái vòi dài và có ngà màu trắng (con voi). 
Ví dụ 2 : tìm tiếng có vần ao 
Giáo viên mô tả : đây là món ăn do gạo nấu chung với cá hoặc thịt, thật nhuyễn, dành cho em bé nhỏ hoặc người bị bệnh, người già,... (cháo) 
Ví dụ 3: tìm tiếng có vần ông 
Giáo viên mô tả : con vật này lông màu trắng, có cái cổ rất dài (ngỗng) 
Ví dụ 4: tìm tiếng có vần iên 
Giáo viên mô tả : Loại hoa này màu vàng nhưng không để trưng bày hay trang trí, thường để nấu canh chua rất ngon, thường có vào mùa nước nổi (điên điển)
- Trò chơi ”Bác đưa thư” : Học sinh thực hiện theo nhóm, luân phiên nối các bức thư vào các thùng thư sao cho tên của bức thư được nối phải chứa âm vần được viết trên thùng thư.
- Trò chơi ”Tô màu tìm tiếng” : Tô màu vào tranh sau đó đặt tên cho tranh vẽ.
- Trò chơi về từ : 
+ Trò chơi ”Nối ô chữ” : nối các chữ để tạo thành từ.
+ Trò chơi ”Đi tìm dòng thơ”: chọn các từ trên hai bông hoa đã chuẩn bị sẳn để tạo thành một dòng thơ....
 2.3. Thực hiện việc phân loại học sinh để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp:
a. Ý nghĩa của biện pháp.
Do đặc điểm HS của nhà trường có em đã được học mẫu giáo, có em không qua lớp mẫu giáo mà vào thẳng lớp 1 nên khả năng tiếp thu kiến thức cũng như thực hiện các yêu cầu của GV không đồng đều như nhau. Do vậy, việc GV tiến hành phân loại HS để từ đó có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng là biện pháp cần phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
 b. Nội dung và phương pháp thực hiện.
- Phân loại học sinh.
Thực hiện phân loại HS thông qua:
- Khảo sát chất lượng đầu năm.
- Các bài kiểm tra thường xuyên.
- Các bài kiểm tra định kỳ.
Nội dung phân loại:
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng tối thiểu của phân môn, GV đánh giá kết quả học tập của HS và phân loại.
- Có thể soạn thêm một số bài tập phù hợp để phân loại.
Lưu ý:
- Kết quả phân loại chỉ để GV tham khảo và có hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng loại HS.
- Không công bố kết quả, không phân biệt giữa HS giỏi, khá và HS yếu.
 - Bồi dưỡng học sinh.
Yêu cầu đối với HS:
- HS trung bình và yếu: nắm kiến thức và vận dụng kỹ năng ở mức độ Đạt yêu cầu.
- HS khá: nắm kiến thức và vận dụng kỹ năng ở mức độ khá.
- HS giỏi: nắm kiến thức và vận dụng kỹ năng ở mức độ cao.
Hình thức:
- Thông qua các giờ dạy trên lớp.
- Thông qua các bài tập về nhà.
*HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
 - Với cách dạy như trên, bước đầu học sinh đã có hiệu quả, các em dần dần đã đọc được có nhiều tiến bộ rõ rệt.
- Không em nào không đánh vần được, các em đã tự đọc và viết bài không cần cha mẹ của các em nữa.
- Các em mạnh dạn lên bảng viết và đọc bài trôi chảy, một số em trung bình, yếu tiến bộ hơn nhiều.
*KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
 Qua thời gian thực hiện đề tài, với các biện pháp này, tôi đã mạnh dạn triển khai với tất cả giáo viên khối 1, được áp dụng với tất cả đối tượng học sinh, thực tế có mang lại kết quả cao.
C-BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Từ những bài học trên , qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
 - Giáo viên dạy lớp một phải nắm được nội dung chương trình môn học vần lớp một thật vững chắc, nắm vững chương trình giảm tải từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp và cách thức truyền đạt nội dung cho học sinh hợp lí có hiệu quả.
 - Giáo viên luôn có ý thức trao đổi, bồi dưỡng và rèn luyện về cả kiến thức và kĩ năng thực hiện các thao tác khi dạy học vần. Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ và có trách nhiệm đối với học sinh	. Luôn luôn gần gũi, động viên những em đọc còn chậm để các em có tiến bộ,giúp đỡ các em khi cần thiết.
 D-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1, phân môn Học vần có vai trò và vị trí quan trọng vì là phân môn mang tính “công cụ” để HS tiếp thu kiến thức của các môn và phân môn khác trong chương trình. Với những yêu cầu cụ thể đối với HS về các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và các yêu cầu: mở rộng vốn từ cho HS, giúp các em nói và viết đúng những mẫu câu đơn giản; mở rộng kiến thức về tự nhiên, xã hội và giáo dục đạo đức cho HS phân môn Tiếng Việt yêu cầu khá cao trong dạy học để đạt được các mục tiêu, yêu cầu nêu trên.
Trong thực tiễn dạy học phân môn Tiếng Việt ở trường TH & THCS Ba Sao đã có một số bất cập cả từ phía GV lẫn từ HS. Xuất phát từ thực tế trên, kết hợp với việc nghiên cứu hệ thống lý luận, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn như sau:
- Bồi dưỡng về lý luận dạy học phân môn Học vần cho GV.
- Điều chỉnh PPDH các nội dung cụ thể.
- Phân loại HS để có biện pháp dạy học hợp lý.
Các biện pháp trên qua khảo nghiệm đã đạt được sự đồng thuận cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Qua thử nghiệm đã đạt được một số kết quả khả quan, bước đầu chứng minh cho tính khoa học và thực tiễn của các biện pháp.
 Ba sao, ngày 8 tháng 3 năm 2012
 Người thực hiện
	Nguyễn Văn Thanh
 Ý CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Đề tài: 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn học vần lớp 1
.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap nang cao chat luong day hoc phanmon Hoc van lop 1.doc