Sáng kiến kinh nghiệm ''Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý Lớp 8'' - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Diễm Thúy

Sáng kiến kinh nghiệm ''Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý Lớp 8'' - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Diễm Thúy

1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh , .”.

" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh"- (Trích luật giáo dục- điều 24.5).

Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là sau khi học bài xong, chưa hài lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi tự mình giải được các bài tập.

 Đối với môn Vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên Vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý, biết vận dụng những quy luật ấy vào thực tiễn.

doc 15 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 614Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm ''Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý Lớp 8'' - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAÛN TOÙM TAÉT ÑEÀ TAØI
Tên đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý lớp 8 THCS”.
Họ và tên tác giả:
	Nguyễn Thị Diễm Thúy
Đơn vị công tác: Trường THCS Bến Củi – Huyện Dương mInh Châu – Tỉnh Tây Ninh
 1/ Lý do chọn đề tài:
- Dựa vào chủ trương của ngành giáo dục về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở.
- Dựa vào mục tiêu của chương trình Vật lý lớp 8 và đặc điểm đặc thù của bộ môn.
- Dựa vào nội dung của môn học và tình hình thực tế của học sinh địa phương.
2/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu:
	+ Học sinh hai lớp 8A và 8B trường THCS Bến Củi.
	+ Việc hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập Vật lý lớp 8
	+ Rèn kĩ năng giải bài tập Vật lý cho học sinh yếu kém lớp 8A, 8B 
 - Phương pháp nghiên cứu:
	+ Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm của bản thân.
 +Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, tài liệu chuyên môn qua đó chắt lọc các nội dung phù hợp với thực tế ở trường mình để vận dụng vào tiết dạy.
 +Ap dụng thực tế giảng dạy bộ môn. đối với học sinh lớp 8A, 8B ở trường THCS Bến Củi
 	+ Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng đề tài. Đối chiếu, so sánh, rút kinh nghiệm và điều chỉnh các tiết dạy sau sao cho phù hợp.
+ Trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Tăng cường tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh .
Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
Rèn kĩ năng giải bài tập Vật lý cho học sinh.
4/ Hiệu quả áp dụng:	
Giúp giáo viên định hướng đúng đắn trong cách thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học tiết bài tập Vật lý trên lớp.
Giúp học sinh học tập tích cực; biết cách trình bày một bài làm định lượng Vật lý; có kĩ năng giải bài tập Vật lý; diễn đạt đúng ngôn ngữ Vật lý, yêu thích học tập bộ môn.
5/ Phạm vi áp dụng:
Đề tài này có thể áp dụng cho những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Vật lý lớp 8 và lớp 9 trong suốt năm học này và nhiều năm sau.
 Bến củi, ngày 2 tháng 04 năm 2010
	 Người thực hiện:
 Nguyễn Thị Diễm Thúy
A. MÔÛ ÑAÀU
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta biết thế giới đã bước sang thế kỷ 21 cùng với sự phát triển sâu rộng của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Trước bối cảnh thế giới đang tiến gần đến một nền kinh tế trong phạm vi toàn cầu, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, Việt Nam cũng trên đà phát triển và xem giáo dục là công cụ mạnh nhất để theo kịp với các nước phát triển trên thế giới.
Năm học 2009 – 2010 là năm thứ tám thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học "cũ – thụ động, thầy đọc – trò chép” sang phương pháp dạy học tích cực – chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Cũng như hết thẩy các thầy cô giáo khác, trong tám năm học qua nhóm giáo viên dạy Vật lý trường THCS Bến Củi chúng tôi cũng đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra. Bởi chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. 
Trước yêu cầu cấp bách đó, giáo viên bậc trung học cơ sở nói riêng và đội ngũ nhà giáo nói chung, luôn học hỏi tìm ra các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào học tập, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh thấy thích được học môn học nói chung cũng như bộ môn Vật lý nói riêng và ham muốn khám phá tri thức nhân loại.
Đối với học sinh lớp 8 khả năng tư duy của học sinh đã phát triển. Học sinh có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập Vật lý. Vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước. Do đó việc học tập môn Vật lý ở lớp 8 đòi hỏi cao hơn, nhất là giải các bài tập định lượng.
Qua thực tế giảng dạy Vật lý lớp 8, bản thân tôi nhận thấy: Các bài tập định lượng về Cơ học chiếm phần lớn trong chương trình Vật lý 8 (22 tiết) và đây là loại toán các em cho là khó và rất lúng túng khi giải loại toán này.
Từ những suy nghĩ trên tôi đã nghiên cứu trao đổi với các nhóm bộ môn cũng như với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề hướng dẫn học sinh làm bài tập trong các giờ học Vật lý, nhất là Vật lý 8. Đây là khối lớp mà các em đã được làm quen với phương pháp đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. 
Với khi thế sôi nổi của phong trào thi đua dạy và học ở trường THCS, với sự nhiệt tình động viên của Ban giám hiệu và Hội đồng khoa học ở trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu, ghi nhận để viết đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý lớp 8 THCS”
2/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về việc hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập Vật lý lớp 8 và rèn kĩ năng giải bài tập Vật lý cho học sinh lớp 8A,8B (đặc biệt là các em yếu kém) ở trường THCS Bến Củi.
3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
Từ thực tiễn dạy học bộ môn, đề tài nghiên cứu chủ yếu về hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý lớp 8 chương Cơ học (từ tuần 1 –đến tuần 22) 
Đề tài được nghiên cứu đối với học sinh lớp 8A, 8B , đặc biệt là các em học sinh yếu - kém trường THCS Bến Củi.
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
Để làm tốt đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng các phương pháp sau:
Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm của bản thân.
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lý lớp 8 và các sách về phương pháp giải bài tập Vật lý
Trực tiếp áp dụng giảng dạy đối với học sinh lớp 8A, 8B ở trường THCS Bến Củi
Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng đề tài này, trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp.
B. NOÄI DUNG
1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh , ....”.
" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh"- (Trích luật giáo dục- điều 24.5).
Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là sau khi học bài xong, chưa hài lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi tự mình giải được các bài tập.
 	Đối với môn Vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên Vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý, biết vận dụng những quy luật ấy vào thực tiễn. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa...để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận.... Nên bài tập vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.
2/CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất, hiện tượng vật lý đã học mà còn nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo công thức, định luật, đơn vị của các đại lượng Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: xác định công thức tính, dựa vào các đại lượng bài ra để tính các đại lượng còn lại theo yêu cầu của bài . Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được yêu cầu của bài toán thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lý tôi thấy môn Vật lý là môn học khá mới mẻ, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nhất định về toán, nhất là với học sinh lớp 8. Là năm học đầu làm quen với bài tập định lượng ở nhiều dạng, nên học sinh rất lo lắng và rất nhiều em không biết làm bài tập như thế nào, trình bày một bài làm ra sao... Đặc biệt với học sinh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy việc rèn kỹ năng giải bài tập càng khó khăn hơn. 
 	 Năm học 2009-2010 là năm thứ tư toàn ngành giáo dục hưởng ứng cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung. Là những giáo viên tâm huyết với nghề chúng tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động này.Do đó tôi đã cố gắng theo khả năng nhằm giúp các em học sinh có thể giải được các dạng bài tập vật lý một cách đơn giản hơn, dễ hiểu hơn. Đây chính là lí do mà tôi chọn nghiên cứu viết đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý lớp 8 THCS” 
Trong chương trình Vật lí 8 có rất nhiều dạng bài tập , tôi lấy ví dụ trong sách “Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập Vật lí 8” cũng có tới tám dạng bài tập mà  ... áo viên mới hướng dẫn bằng những gợi ý cụ thể. Khi thiết kế bài dạy, giáo viên nên dự kiến trước các phương án trả lời của học sinh và cách xử lí các tình huống đó để hướng học sinh đến điều đã dự kiến, trên cơ sở đó chỉnh lại câu hỏi cho phù hợp với trình độ thực tế của học sinh lớp mình dạy. Nếu học sinh không nghĩ ra được câu trả lời thì cần chuẩn bị những câu hỏi phụ dễ hơn dẫn dắt học sinh đi đến câu trả lời cần thiết. Giáo viên tuyệt đối không được chép lời giải lên bảng hoặc đọc để học sinh chép lại vào vở. Cách làm này không có tác dụng phát huy tư duy sáng tạo, tính tự lực và tích tích cực học tập của học sinh.
Tóm lại, Khi làm một bài tập vật lý, chúng ta cần tổ chức học sinh tiến hành theo các bước cơ bản sau:
 Bước 1: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kĩ đầu bài, nhận dạng bài toán.
 Bước 2: Học sinh xác định công thức tính , kí hiệu vật lý, ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng. 
	Bước 3: Trình bày lời giải, thay chữ bằng số, tính toán và kiểm tra kết quả
 	 Do đó khi dạy về những phần này giáo viên phải nghiêm khắc trong việc kiểm tra bài cũ, không để học sinh không học bài, không làm bài trước khi đến lớp ( nếu không có phải bổ sung ngay hôm sau ).
Trong dạy học bất cứ một dạng bài tập nào, giáo viên cần phải lựa chọn một hệ thống bài tập thoả mãn các các yêu cầu sau:
Bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm được các loại bài tập điển hình.
Một bài tập phải là một mắc xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó trong củng cố hoàn thiện và mở rộng kiến thức.
Trong dạy học từng dạng bài tập cụ thể, giáo viên phải dự kiến chi tiết kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn.Các bài tập đã lựa chọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng
	 Cần chú ý cá biệt hoá học sinh trong việc giải bài tập vật lý thông qua các biện pháp sau:
Biến đổi yêu cầu của bài tập ra cho các đối tượng học sinh khác nhau.
Biến đổi mức độ yêu cầu về số lượng bài tập cần giải, về mức độ tự lực của học sinh trong quá trình giải bài tập.
	 Trong quá trình giảng dạy bài tập vật lý, giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai mà không hướng dẫn gì thêm. Việc giảng dạy vật lý nhất là bài tập vật lý như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lý thì học sinh sẽ đoán mò, không nắm vững được kiến thức.
Kết quả:
 Qua việc thực hiện phương pháp trên trong giảng dạy Vật lý 8, tôi thấy học sinh có nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập. Số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp , qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
Sau gần một năm giảng dạy, với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, từng bước áp dụng theo giải pháp đã đưa ra, tôi đã thu được kết quả tương đối khả thi. Nếu sau bài học đầu tiên chỉ có 13 / 48 học sinh (27,1 %) làm được bài tập tại lớp thì đến nay đã là 46 / 48 học sinh (95,8 %). Nếu trong các bài học đầu tiên, giáo viên còn mất nhiều thời gian để phân tích, hướng dẫn, từng bước hình thành kỹ năng làm bài tập cho học sinh (và thường bị “cháy” giáo án) thì ở các bài học sau này các em đã áp dụng làm bài tập một cách thành thạo, khoa học. Các em xác định đúng định luật, công thức, phân tích đề bài khoa học, nắm vững đơn vị của từng đại lượng vật lý, biết diễn đạt đúng ngôn từ vật lý. -Đã hình thành được ở học sinh các kĩ năng tư duy , phân tích ,tổng hợp trong việc giải bài tập Vật lý và tiếp thu kiến thức mới.
Đa số Học sinh có xu hướng yêu thích môn học hơn.
Kết quả cụ thể qua các đợt kiểm tra:
Ä Chất lượng học tập bộ môn Vật lý qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm: 
 LOẠI
LỚP
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
KÉM
8A(TS 34)
8B(TS 38)
 Tổng số học sinh trung bình trở lên:29 /48 học sinh ( 60,4 %)
 Ä Kết quả học tập của học sinh qua các thời điểm: 
Thời điểm
Lớp
TSHS
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
Ghi chú
Giữa HK I
8A
8B
H K I
8A
8B
Giữa HK II
8A
8B
 C. KEÁT LUAÄN
Bài học kinh nghiệm: 
Để giúp học sinh hứng thú và đạt kết quả tốt trong việc giải bài tập vật lý lớp 8, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lô gíc nhằm động não cho học sinh phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt.. Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo ý định của giáo viên, có như vậy giáo viên mới cảm thấy thoải mái trong giờ dạy từ đó khắc sâu được kiến thức và phương pháp giải bài tập cho học sinh..
	Thường xuyên nhắc nhở các em yếu, động viên, biểu dương các em có tiến bộ. Kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ trong mỗi tiết học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập.
	Đối với một số học sinh chậm tiến bộ, giáo viên cập nhật vào sổ theo dõi và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thông qua giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn, hoặc qua giáo viên bộ môn Toán để giúp đỡ một số học sinh yếu toán có thể làm được các phép toán đơn giản, biết biến đổi tỉ lệ thức ... Từ đó gây sự đam mê, hứng thú học hỏi bộ môn Vật lý.
Không có phương pháp vạn năng nào để hình thành kỹ năng luyện tập có hiệu quả như nhau đối với mọi học sinh.Vì rằng trong quá trình này những sự khác biệt của cá nhân có vai trò cơ bản. Có những kỹ năng nhất định hình thành ở người này nhanh hơn ở người khác. Có thể chú ý đến những đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh khi hình thành các kỹ năng làm bài tập bằng cách cá biệt hoá việc luyện tập. Muốn vậy, giáo viên nên giao cho học sinh những bài tập bổ sung mà mỗi bài đó mở rộng, đào sâu (đối với học sinh khá giỏi) hay chi tiết hoá nội dung kiến thức cần củng cố ( đối với học sinh trung bình, yếu ).
	Đề tài : “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý lớp 8 THCS” cũng giống như các môn có bài tập khác ( Toán, Hoá), nhưng có sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn. Để giảng dạy thành công, mỗi giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau cho phù hợp với đối tượng mà mình đang dạy, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chung là phát huy tính tích cực của học sinh .
Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài: 
Trên đây tôi đã đề xuất phương pháp rèn kỹ năng cho học sinh khi giải bài tập Vật lý 8 phần Cơ học. Vấn đề tôi nêu ra trong tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên ở trường. Điều quan trọng khi hình thành kỹ năng giải bài tập cho học sinh là phải làm cho học sinh hiểu được bản chất của vấn đề, hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản nhất như kỹ năng phân tích đề và định hướng bài giải trước một bài toán Cơ học, biết cách sử dụng công thức và biến đổi công thức để tính các đại lượng còn lại. Khi nắm được bản chất của vấn đề thì học sinh sẽ biết lập luận, suy diễn trước những bài toán phức tạp. 
 	Với phạm vi nghiên cứu của đề đài chỉ là một mảng kiến thức tương đối hẹp so với toàn bộ chương trình Vật lý nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các em học sinh có cách nhìn tổng quát hơn về cách giải một bài tập Vật lý, giúp các em rèn luyện được kỹ năng không chỉ giải được dạng bài tập về Cơ học , Nhiệt lượng Quang học mà còn rèn được một số kỹ năng khác như phân tích, vẽ hình, suy luận...
Đề tài này áp dụng trong suốt năm học này và cho cả những năm học tiếp theo. Ngoài ra đề tài này tôi nghĩ có thể áp dụng ở các môn như Toán, Hóa, nhưng với đặc thù từng bộ môn, từng đối tượng học sinh mà giáo viên áp dụng sao cho có hiệu quả nhất
 	Với thực trạng của học sinh hiện nay thì trên đây là một phương pháp dạy học có thể áp dụng được cho những trường có cùng đối tượng đồng thời giáo viên cũng phải vận dụng linh hoạt uyển chuyển để phù hợp với từng trường, từng vùng, từng đối tượng học sinh, sao cho phương pháp này ngày càng được mở rộng và có kết quả cao.
Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Sau nhiều năm giảng dạy, mỗi chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm để duy trì và phát huy những hiệu quả đạt được. Bản thân tôi cần không ngừng học tập và tìm hiểu để từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực nghiên cứu các phương pháp đặc thù của bộ môn nhằm áp dụng thành công vào bài dạy của mình.
Trong năm học sau, tôi sẽ cố gắng nghiên cứu về đề tài “Giúp học sinh làm tốt bài tập về Quang hình học Vật lý 9 và giải pháp hình thành và phát triển kỹ năng làm bài tập Vật lý cho học sinh các lớp 6, 7. Dù cố gắng nhiều nhưng đề tài chưa thể coi là hoàn thiện, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và hội đồng khoa học để bài viết tốt hơn.
D. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA 
Hội đồng khoa học trường, đơn vị:	
Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và đào tạo:	
Hội đồng khoa học ngành:	
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Vật Lí THCS 
– Nhà xuất bản giáo dục
	Tác giả: Đoàn Duy Hinh – Nguyễn Phương Hồng
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Vật Lí 
– Nhà xuất bản Giáo Dục
	Tác giả: Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Trọng Sửu
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Vật Lí 
– Nhà xuất bản Giáo Dục
	Tác giả: Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Phương Hồng
4. Sách giáo viên Vật Lí lớp 8 – Nhà xuất bản Giáo Dục
	Tác giả: Vũ Quang – Đoàn Duy Hinh
5. Sách giáo khoa Vật lí lớp 8 – Nhà xuất bản Giáo Dục
	Tác giả: Vũ Quang – Đoàn Duy Hinh
6.. Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập Vật lý 8 – Nhà xuất bản giáo dục.
	Tác giả Bùi Gia Thịnh. – Dương Tiến Khang
MỤC LỤC
Bản tóm tắt đề tài	trang 01
A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài	trang 02
2. Đối tượng nghiên cứu	trang 03
3. Phạm vi nghiên cứu 	trang 03
4. Phương pháp nghiên cứu	trang 03
B. Nội dung
1. Cơ sở lí luận 	trang 03
2. Cơ sở thực tiễn 	trang 04
3. Nội dung đề tài	trang 05 
 a. Thực trạng 	trang 05 
 b. Giải pháp thực hiện 	trang 06
 c. Kết quả cụ thể	trang 11
C. Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm:	trang 12
2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài 	trang 13
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài 	trang 13
D. Nhận xét – Đánh giá và xếp loại 	trang 14
E. Tài liệu tham khảo 	trang 15

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of DT 2010 LI 8.doc