Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan bậc THCS

PHẦN A

LỜI NÓI ĐẦU

 Trong thư gởi các cháu thiếu nhi trong ngày khai Bác Hồ có viết “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

 Qua lời thư, Bác Hồ nhắc nhở các cháu nhi đồng về nhiệm vụ thiêng liêng đối với vận mệnh của đất nước.Đồng thời đó là tiếng lòng của Bác mà Người muốn gởi trao, sứ mệnh lịch sử cho lớp trẻ mai sau.

 Và để thực hiện được điều đó thì trước tiên các em phải được nâng niu chìu chuộng, phải được chăm sóc ân cần, các em phải được ăn uống nghỉ ngơi để có sức khỏe vui chơi và học tập:

 “Trẻ em như búp trên cành.

 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

 Thế nhưng đất nước ngày càng phát triển thì trong lòng xã hội lại nảy sinh nhiều tệ nạn mà đặc biệt là Internet thâm nhập học đường một cách tai hại. Những thứ vui chơi vô bổ ấy đã ảnh hưởng rất lớn đối với một số em có hoàn cảnh không mai mắn: Mồi côi, nhà nghèo, cha mẹ bỏ nhau, gia đình không quan tâm. Để từ đó chúng trốn học đi chơi game, vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau với bạn bè, vào lớp thì không lo học .và kết quả là hỏng kiến thức. Cuối cùng các em bỏ học.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A
LỜI NÓI ĐẦU
 Trong thư gởi các cháu thiếu nhi trong ngày khai Bác Hồ có viết “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
 Qua lời thư, Bác Hồ nhắc nhở các cháu nhi đồng về nhiệm vụ thiêng liêng đối với vận mệnh của đất nước.Đồng thời đó là tiếng lòng của Bác mà Người muốn gởi trao, sứ mệnh lịch sử cho lớp trẻ mai sau.
 Và để thực hiện được điều đó thì trước tiên các em phải được nâng niu chìu chuộng, phải được chăm sóc ân cần, các em phải được ăn uống nghỉ ngơi để có sức khỏe vui chơi và học tập:
 “Trẻ em như búp trên cành.
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
 Thế nhưng đất nước ngày càng phát triển thì trong lòng xã hội lại nảy sinh nhiều tệ nạn mà đặc biệt là Internet thâm nhập học đường một cách tai hại. Những thứ vui chơi vô bổ ấy đã ảnh hưởng rất lớn đối với một số em có hoàn cảnh không mai mắn: Mồi côi, nhà nghèo, cha mẹ bỏ nhau, gia đình không quan tâm. Để từ đó chúng trốn học đi chơi game, vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau với bạn bè, vào lớp thì không lo học.và kết quả là hỏng kiến thức. Cuối cùng các em bỏ học.
 Thực tế hàng loạt học sinh bỏ học ở các trường và trước tình trạng báo động đối với nhà trường nói riêng và ngành Giáo dục nói chung. Là một Hiệu trưởng, bản thân tự vấn mình? cần phải có biện pháp như thế nào để đảm bảo sĩ số trường học. Đó là một điều trăn trở của một người đứng đầu của một tổ chức giáo dục. Trong công tác quản lý, ngoài việc đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có bản lĩnh để giải quyết những tình huống khó xử mà còn yêu cầu người Hiệu trưởng phải có cái tâm. Đó là tình yêu học trò. Đó là sự cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của học sinh. Ngoài ra người giáo viên còn phải hiểu được tính khí bất thường của các em. Để từ đó bản thân người Hiệu trưởng phải tự đặt ra cho mình câu hỏi? Làm thế nào để cho các em nhận biết chỉ có con đường học vấn mới giúp cho con người vượt qua khó khăn, vượt qua đói nghèo và vươn lên trong cuộc sống. Cũng từ đó các em cảm nhận học tập là một nhu cầu cần thiết nhất của con người và nó không thể thiếu trong cuộc sống. Và nếu biết suy nghĩ như thế! Các em sẽ ra sức học tập để tìm thấy một tương lai tốt đẹp và tất nhiên các em sẽ thực hiện được lời dạy của Bác.
PHẦN B
NỘI DUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Theo thuyết MASLOW, nhu cầu con người có tám bậc: nhu cầu sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu về nhận thức, nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu được thể hiện, nhu cầu được giác ngộ.
 Trong tám bậc đó theo Maslow nhấn mạnh con người muốn phát triển một cách toàn diện phải có nhu cầu nhận thức. Nhu cầu nhận thức là học để hiểu biết góp phần vào kiến thức chung loài người là những sinh vật có suy nghĩ, với bộ não phức tạp đòi hỏi có kích thích tư duy.Chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẻ về nhận thức muốn biết quá khứ của mình để hiểu biết những bí ẩn cuộc sống hiện đại để đón trước tương lai. Cũng chính sức mạnh của nhu cầu này giúp các nhà khoa học cống hiến cuộc đời mình cho cuộc truy tìm kiến thức mới.
 Thế nhưng! Nhìn lại thực tiễn xã hội những hiện tượng tiêu cực đang đe dọa môi trường Giáo dục làm ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của thế hệ trẻ. Chúng trở nên xao lãng việc học, trốn học đi chơi game. Xem việc học là gánh nặng, chúng chỉ muốn được hưởng thụ mà không thích lao động. Thêm vào đó, gia đính không quan tâm đến việc học tập của con cái. Thậm chí một số cha mẹ dung túng thói hư tật xấu của con em mình.
 Bác Hồ có dạy:
 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều là do Giáo dục mà nên”.
Điều đó cho thấy một đứa trẻ ra đời, tâm hồn của nó như một tờ giấy trắng. Vì thế khi lớn lên trong hay đục, hiền hay dữ tất cả từ Giáo dục mà ra.Trong thực tiễn xã hội ngoài giáo dục gia đình thì giáo dục của nhà trường góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh.Đồng thời trước tình hình đạo đức của học đường bị xuống dốc, nó đòi hỏi bản lĩnh của người thủ trưởng đơn vị phải có năng lực quản lý và tầm nhìn sâu sắc để giật lại phong trào yêu trường , yêu lớp của học sinh.Và đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.
II. CƠ SỞ XUẤT PHÁT
 1/Cơ sở lý luận:
 Sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu của nước CHXHCNVN. Thông qua giáo dục chúng ta sẽ tạo ra những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Muốn thực hiện được điều đó thì mục tiêu giáo dục là: Đổi mới quản lý giáo dục.
Như chúng ta đã biết giáo dục nhằm mục đích cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước, đào tạo ra những con người xem học tập là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Để từ đó họ ham mê sáng tạo KHKT áp dụng vào thực tiễn .Và để đạt được mục tiêu , nó đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có bản lĩnh về trình độ chuyên môn, có năng lực chuyển tải văn bản , năng lực tiếp nhận văn bản và cái “Tâm” của người thầy giáo.
Chính cái “ Tâm” của người làm công tác giáo dục, nó đòi hỏi người giáo viên phải có tư tưởng kiên định: Dạy học là một nhu cầu .Đồng thời xem việc dạy học là nghề nghiệp của mình. Để từ đó mỗi giáo viên thấy yêu nghề hơn, gắn bó với việc dạy học và yêu học sinh hơn.Đó chính là cơ sở vững chắc làm điểm tựa cho học sinh khi mỗi ngày chúng đến lớp.Chính sự gần gũi, thân thiện với học sinh sẽ là cầu nối giúp các em chia sẻ những thắc mắc, lo âu trong học tập cũng như giúp đỡ cho các em trong cuộc sống đời thường khi có biến cố xãy ra với chúng, để các em thấy được niềm an ủi của thầy cô khi chúng đến trường(tất nhiên có khi giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần). Đó chính là nền tảng vững chắc để học sinh bám lớp, bám trường khắc phục những hoàn cảnh nghiệt ngã, những cám dỗ đời thường mà vươn lên trong cuộc sống bằng con đường học tập.
 2/Cơ sở thực tiễn: 
 Trong giảng dạy ngoài việc truyền thụ tri thức khoa học , xã hộicho học sinh thì giáo dục còn đòi hỏi vai trò của giáo viên chủ nhiệm.Giáo viên chủ nhiệm phải có khả năng thu phục nhân tâm. Giáo viên chủ nhiệm phải đủ bản lĩnh hướng các em phát huy nhân tính. Đó là sự khắc phục hoàn cảnh, kiềm chế bản năng phần “con” của con người vươn lên trong học tập để chiếm lĩnh từng la mã. Ở đây tôi muốn nói GVCN phải có phương pháp hữu hiệu để lôi cuốn học sinh vào học đường.Có như thế GVCN mới thành công trong vai trò chủ nhiệm. Nhưng trước thực trạng xã hội, đầy những trò tiêu khiển không lành mạnh: Internet, đánh bài, đánh lộnnó đòi GVCN bây giờ phải là điểm tựa giúp các em không bị sa ngã.
 3/Mục tiêu:
 Từ cơ sở xuất phát, GVCN đặt ra mục tiêu:
 - Sĩ số của lớp phải được đảm bảo.
 - GD học sinh tinh thần đoàn kết, làm theo lời Bác:
 “ Đoàn kết. Đoàn kết. Đại đoàn kết
 Thành công.Thành công. Đại thành công”
 - GD học sinh thành con ngoan trò giỏi:
 “Trò thi đua học tốt
 Thầy thi đua dạy tốt”
 - GD cho học sinh có ý thức trách nhiệm với chính mình, gia đình và xã hội.
 Nói cách khác cần phải GD cho học sinh có ý thức trong việc thực hiện 05 điều Bác dạy.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 1/ Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm sâu sắc cấp Ủy xã, Hội khuyến học, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội và Ban đại diện cha mẹ HS.
 - Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, vững chắc để đảm bảo sự quản lý học sinh một cách chặt chẽ.
 - BĐD cha mẹ luôn quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ trong quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ HS.
 - HS có ý thức cao trong việc quản lý. Đặc biệt là đội ngũ cán sự lớp rất nhiệt tình và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của GVCN.
 - Đa số GVCN dạy nhiều tiết ở lớp. Vì thế có điều kiện theo dõi sát HS để kịp thời chấm dứt những hiện tượng tiêu cực trong lớp.
 2/ Khó khăn:
 2.1/Chủ quan:
 Một số GVCN ít quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của HS, xử lý qua loa hiện tượng trốn học, cúp tiết của học sinh; thiếu quan tâm đến tư tưởng tình cảm của HS ở lứa tuổi mới lớn. Thêm vào đó,GVCN chưa trực tiếp đến gia đình HS hoặc bản thân HS khi chúng vi phạm Nội quy của nhà trường. Chưa hiểu được tâm sinh lý của từng HS. Vì thế chưa có phương pháp hữu hiệu giúp cho các em có ý thức trong việc học tập và tương lai. Đồng thời GVCN chưa lập ra kế hoạch, biện pháp trong giáo dục học sinh cá biệt trong lớp.
 2.2/Khách quan:
 - Các phòng chức năng chưa đầy đủ.
 - Không gian thư viện chật hẹp, học sinh không thoải mái khi đọc sách hoặc nghiên cứu tài liệu.
 - Một số PHHS không quan tâm đến kết quả học tập và đạo đức của con em mình; không quản lý giờ giấc ở nhà của HS.
 - Một số học sinh không biết nghe lời dạy bảo của bố mẹ và vô lễ với thầy cô .
 - Một số học sinh chưa ổn định tư tưởng nên dễ bị cái xấu ,lôi kéo mà xao lãng việc học tập.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1/ Về tâm lý tình cảm:
 - Trước hết GVCN phải giáo dục tình cảm của HS. Giúp các em nhận biết cái nào tốt, cái nào xấu cần tránh xa.
 - GVCN phải đi sâu vào tình cảm của từng HS. Bởi mỗi cá nhân HS đều có hoàn cảnh sống khác nhau. Để từ đó hiểu được nguyện vọng của chúng mà GVCN có phương pháp giáo dục phù hợp
 2/ Về công tác quản lý học sinh:
 Sau khi được phân công GVCN:
 - Trước hết nắm kết quả 2 mặt giáo dục của từng HS.
 - Sau đó GVCN triển khai Nội qui nhà trường đến HS và phân tích, lý giải những thắc mắc để các em nắm rõ ý nghĩa từng điều một.
 - GVCN đưa ra những yêu cầu đối với một cán sự lớp qua các tiêu chí như sau:
 + Có năng lực quản lý lớp khi GVCN vắng mặt.
 + Học lực từ loại khá trở lên.
 + Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, tập thể.
 + Tạo được niềm tin đối với bạn bè ,GVCN, nhà trường.
 + Biết kết chặt tình đoàn kết, yêu thương đối với bạn bè và những người xung quanh.
 + Có ý thức giữ gìn trường lớp, tài sản nhà trường.
 + Có ý chí cầu tiến.
 - Sau đó bình bầu Ban cán sự lớp, cán sự của từng phân môn. Nhiệm vụ của từng chức danh:
 + Lớp trưởng: Quản lý chung các mặt.
 + Lớp phó học tập: Chịu trách nhiệm về học tập.
 + Lớp phó văn nghệ: Với nhiệm vụ tạo phong trào ca hát , thẩm mĩ trong lớp học.
 + Lớp phó lao động , trật tự, vệ sinh: Có nhiệm vụ bao quát lớp, nhắc nhở, đôn đốc các bạn thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
 + Ban cán sự bộ môn: Với vai trò theo dõi chất lượng học tập của từng bộ môn còn phải lập ra kế hoạch giúp đở các bạn học kém ở môn mình phụ trách. Sau đó báo cáo kết quả học tập của các bạn trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
 - Tiết sinh hoạt đầu năm GVCN đưa ra thang điểm thi đua giữa các tổ.Và phát động kết hợp phong trào thi đua của toàn trường.
 - Khi bầu BĐD lớp, GVCN thông báo với PHHS phải theo dõi việc nghỉ học của HS qua sổ xin phép( Nhà trường chỉ giải quyết phép khi có chử ký của PHHS và chữ ký đó được xác nhận ở đầu năm học).
 - GVCN thường xuyên liên hệ với GVBM của lớp để theo dõi thái độ học tập, đạo đức của HS đối với từng phân môn, từng HS.
 - GVCN tìm hiểu từng hoàn cảnh của HS, đặc biệt là đối với HS có nguy cơ bỏ học. Việc trước tiên GVCN sẽ tìm hiểu đối tượng thông qua các bạn ngồi gần, ở cùng xóm.Sau đó tìm đến nhà xem hoàn cảnh của em. Động viên cha mẹ khắc phục hoàn cảnh cho em đến lớp hoặc báo cho PHHS về tình trạng của HS khi chúng đến trường, đến lớp.
 - GVCN phải biết hy sinh một chút về quyền lợi của mình để các em thấy được sự quan tâm của GVCN. Để từ đó các em tự nhìn lại mình , ý thức học tập trổi dậy trong em. Cụ thể việc làm của GVCN qua những suất học bổng dành cho HS có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập.
 Tất cả là cơ sở hạ tầng vững chắc để duy trì sĩ số.
 3/ Công tác phối hợp:
 3.1/ Chính quyền địa phương:
 - Dẹp bỏ những tụ điểm Internet không lành mạnh.
 - Các dịch vụ vui chơi giải trí cách xa trường học theo khoảng cách qui định .
 - Cần có sự chỉ đạo kịp thời của các đoàn thể khi nhà trường cần giúp đở.
 3.2/ Nhà trường:
 - Xây dựng nhà trường theo mô hình “Trường học thân thiện, HS tích cực”.
 - Có kế hoạch thi đua và khen thưởng kịp thời , đúng thời gian.
 - Kết hợp chặt chẽ với Chuyên trách phổ cập, Tổng phụ trách đội để quản lý HS, di trì sỉ số.
 - Tổ chức nhiều phong trào vui chơi lành mạnh, an toàn để khích lệ tinh thần học tập của các em như: Sinh hoạt hè,cắm trại, thể dục thể thao chào mừng 20 tháng 11.
 - Phối hợp với Chi đoàn GV phụ đạo HS yếu kém/ HS có nguy cơ bỏ học, HS có đạo đức chưa ngoan để tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp.
 - Chỉ đạo cho TPT mở các cuộc thi năng khiếu để kích thích tinh thần say mê sáng tạo và ham học hỏi của HS để tạo ra những sân chơi bổ ích: Ví dụ như “Hội chợ chia sẻ đồ dùng, đồ chơi trong học tập..”; “ Hội thi Chỉ huy Đội giỏi”, “ Hội thi kể chuyện Bác Hồ”
 3.3/ Đối với PHHS:
 - PHHS thường xuyên liên lạc với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm bằng nhiều hình thức: Điện thoại, họp PHHS, gặp trực tiếp
 - Đối với con em mình chưa được ngoan, PHHS nên thường xuyên đến trường, để tạo cho các em ý thức được quan tâm của các bậc cha mẹ. Từ đó giúp các em tự nhìn lại bản thân mình, có suy nghĩ chính chắn để tự giác tự bỏ đi thói xấu để sớm trở thành HS ngoan.
 Thêm vào đó PHHS liên hệ với nhà trường để biết thời khóa biểu chính thức, tăng tiết, phụ đạo để theo dõi giờ giấc học tập, đi lại của con em mình để kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện đúng TKB và kịp thời ngăn chặn nếu các em có biểu hiện xấu.
 3.4/ Giáo viên chủ nhiệm:
 - Có nhiệm vụ thông báo TKB của lớp mình cho PHHS nắm ngay từ ngày học chính thức vào buổi họp PHHS đầu năm .
 - Gởi thơ mời cho PHHS nếu học sinh nghỉ học không phép từ 03 buổi trở lên.
 - Ghi sổ liên lạc một cách cụ thể đối với HS lười học, trốn tiết, vô lễ, đánh nhau với bạn bè
 Tất cả thông tin từ GVCN phải kịp thời đến cha mẹ học sinh để PHHS kết hợp với GVCN có biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM QUA
 Với 24 năm giảng dạy và gần một năm làm công tác quản lý, bản thân đã gặt hái được kết quả như sau:
 * Đối với vai trò GVCN của bản thân tính từ năm 2001 đến 2010 như sau:
 - Năm học 2001 đến 2002:
 + Chủ nhiệm lớp 6A1
 + Tổng số học sinh lớp :48
 + Cuối năm 48/48 ( không có HS bỏ học)
 - Năm học 2002-2003:
 + Chủ nhiệm lớp 7A1
 + Tổng số HS đầu năm: 46
 + Cuối năm 46/46 ( không có HS bỏ học)
 - Năm học 2003-2004:
 + Chủ nhiệm lớp 8A1
 + Tổng số HS đầu năm: 48
 + Cuối năm :48/48 ( không có HS bỏ học)
 - Năm học 2004-2005:
 + Chủ nhiệm lớp 9A2 tổng số học sinh đầu năm là 49, cuối năm là 49 ( không có học sinh bỏ học) 
- Năm học 2005-2006:
 + Chủ nhiệm lớp 9A2
 + Tổng số đầu năm 49
 + Cuối năm 49/49( không có HS bỏ học) 
- Năm học 2006- 2007:
 + Chủ nhiệm lớp 9A3
 + Tổng số đầu năm 40
 + Cuối năm 39/40 ( 01 HS bỏ học với lý do nghỉ học đi học may có giấy xác nhận của PHHS).
 + Đầu năm có 02 học sinh cá biệt, cuối năm được xếp đạo đức khá.
 - Năm học 2007-2008:
 + Chủ nhiệm lớp 9A3 tổng số học sinh đầu năm là 40, cuối năm là 40.
 - Năm học 2009-2010:
 + Chủ nhiệm lớp 7A1 tổng số học sinh là 49, cuối năm là 49
 * Các thành tích khác: Các đợt thi đua trong năm học của lớp chủ nhiệm đều đạt thành tích tương đối cao, tham gia tốt các phong trào của trường đạt 100% Hội phí, thực hiện tốt vòng tay bè bạn; mỗi năm học giúp cho 01 bạn suất BHYT.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Bằng sự trải nghiệm của mình trong 24 năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân luôn đối mặt với những tình huống khác nhau. Trong đó có những tình huống khó xử bản thân không vượt qua. Đó là năm học 2006-2007 có 01 học sinh nghỉ học .
 Sau đây là những ưu, khuyết điểm:
+ Ưu điểm:
 - Ngoài sự quan tâm theo dõi đôn đốc của Nhà trường; Công đoàn; Giáo viên bộ môn; Ban đại diện cha mẹ học sinh; Học sinh chủ nhiệm luôn có ý thức vươn lên trong học tập và khắc phục khó khăn.
 - Là một GVCN luôn tranh thủ 15 phút đầu giờ của lớp để đến với các em: nhắc nhở tổ trực làm vệ sinh lớp, ôn bài, làm bài tập.
 - GVCN cùng HS trang trí cây xanh và phân công các em chăm sóc cây: tưới nước, thay nước sạch vào các lọ cây
 - Theo dõi và phát hiện những hành vi xấu như đánh nhau , quay cóp trong làm bài, nghĩ học không phép để kịp thời xử lý.
 - Trên đường đến trường GVCN kết hợp với GVBM thường xuyên quan sát HS, nhắc nhở HS thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
+ Khuyết điểm:
 - Một số PHHS chưa thật sự quan tâm đến tương lai của con em mình còn đùng đẩy cho nhà trường.
 - Một số ít HS có cá tính khó dạy, dạy xong thì quên buộc giáo viên phải luôn nhắc nhở.
ĐỀ NGHỊ
 1/ Đối với chính quyền địa phương:
 - Kịp thời kết hợp với chuyên trách phổ cập và GVCN vận động khi HS bỏ học.
 - Quan tâm đến hộ cận nghèo và có chính sách ưu đãi thiết thực.
 - Có chế độ cho gia đình đông con đi học.
 - Cần truy quyét và làm công tác tư tưởng triệt để những tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở gần trường học
 - Tiếp ứng nhanh khi nhà trường cần sự can thiệp.
 2/ Nhà trường:
 - Quản lý chặt chẻ thời gian các em lên lớp.
 - Đóng cổng và mở cổng đúng qui định.
 - Giáo viên bộ môn tiếp tay với GVCN xử lý ngay trong giờ học những hiện tượng vi phạm đạo đức như vô lễ với thầy cô, nói chuyện riêng trong giờ học.
 3/ Gia đình:
 - Nắm thời khóa biểu đến trường của con em mình để quản lý tốt giờ giấc.
- Quan tâm đến quan hệ bạn bè của con em với phương châm “ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” để kịp thời phát hiện những biểu hiện lệch lạc trong học tập, đạo đức
- Theo dõi kết quả học tập của học sinh thông qua sổ liên lạc và điện thoại đến từng giáo viên bộ môn.
- Nói cách khác giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn cấp. Có như thế! Chúng ta mới giữ vững kết quả học tập của học sinh và hoàn thành tốt công tác phổ cập.
NHẬN XÉT ĐỀ TÀI
Một trong những thành công của giáo viên chủ nhiệm thì ngoài nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì việc duy trì sĩ số là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đó là kết quả đánh giá cho việc hoàn thành xuất sắc năm học của người giáo viên. Và việc duy trì sĩ số của lớp học là một việc làm không phải là dễ bởi nó đòi hỏi ở người giáo viên chủ nhiệm ngoài năng lực chủ nhiệm thì “ Cái tâm” của người thầy giáo rất quan trọng. Để làm được điều đó người giáo viên phải xác định đúng mục tiêu của giáo dục, xác định được tư tưởng lập trường cách mạng: không ngại khó khăn để tìm đến các em, tìm đến phụ huynh học sinh, những người có hoàn cảnh khó khăn để thuyết phục họ, vận động họ khắc phục hoàn cảnh để cho con em mình đến trường. Là giáo viên chủ nhiệm phải đi tìm một nữa của cuộc đời dạy học đó là toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp trăm năm trồng người.
 Mỹ Long, ngày ..tháng.năm 2011
 Người viết đề tài
 Nguyễn Thị Giang
IX. NHAÄN XEÙT CUÛA ĐẢNG UỶ XÃ MỸ LONG
.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang 
Phần A. Lời nói đầu
1
Phần B. Nội dung
2
I. Lý do chọn đề tài.
2
II. Cơ sở xuất phát.
3
III. Đặc điểm tình hình.
5
IV. Giải pháp.
6
V. Kết quả đạt được trong những năm qua.
9
VI. Bài học kinh nghiệm.
10
VII. Kiến nghị.
11
VIII. Nhận xét đề tài.
12
IX. Nhận xét của tổ nghiệp vụ.
13

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao duc dao duc hoc sinh chua ngoan bac THCS bangtinh yeu thuong cua nguoi thay.doc