Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THCS Mỹ Hiệp

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THCS Mỹ Hiệp

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

 Thực hiện Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, từ tháng 12 năm 2010 Trường THCS Mỹ Hiệp tiến hành thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục (TĐGKĐCLGD) đến tháng 4 năm 2011 thì hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đạt cấp độ 2. Tiếp theo được Sở Giáo dục đánh giá ngoài trong tháng 6/2011, kết quả đạt cấp độ 2. Quá trình hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường đã gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc này là hoàn toàn mới mẻ, khối lượng công việc lại rất lớn, đòi hỏi phải huy động nhiều người tham gia; song hành theo đó thì nhà trường vẫn phải thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục thường xuyên khác

Được sự hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cao Lãnh, Phòng Khảo thí và Kiểm định Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, nhà trường hoàn thành công tác này và trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp được đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục (năm 2011).

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1445Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THCS Mỹ Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: 
GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
	Thực hiện Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, từ tháng 12 năm 2010 Trường THCS Mỹ Hiệp tiến hành thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục (TĐGKĐCLGD) đến tháng 4 năm 2011 thì hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đạt cấp độ 2. Tiếp theo được Sở Giáo dục đánh giá ngoài trong tháng 6/2011, kết quả đạt cấp độ 2. Quá trình hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường đã gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc này là hoàn toàn mới mẻ, khối lượng công việc lại rất lớn, đòi hỏi phải huy động nhiều người tham gia; song hành theo đó thì nhà trường vẫn phải thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục thường xuyên khác 
Được sự hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cao Lãnh, Phòng Khảo thí và Kiểm định Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, nhà trường hoàn thành công tác này và trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp được đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục (năm 2011).
Nhìn lại quá trình đã thực hiện công tác này, với khối lượng công việc khá “đồ sộ” – báo cáo tự đánh giá dầy 151 trang, có tổng cộng 293 minh chứng được thu thập. Là một thành viên của Hội đồng TĐGKĐCLGD, tôi được phân công tham gia hầu hết các bước thực hiện để hoàn thành công tác này ( Lúc đó người lãnh đạo là Cô Đặng Thị Ngọc Tươi, Hiệu trưởng nhà trường). Nay tôi thấy cần thiết phải viết lại kinh nghiệm này, trước hết là cho Nhà trường làm cơ sở để tiến hành tự đánh giá lần thứ 2 trong năm học 2011-2012 theo chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định tại Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT; kế nữa là có thể chia sẻ với các trường bạn về công tác này vì theo tôi được biết khi nói đến phải thực hiện TĐGKĐCLGD thì đa số các trường đều có tâm trạng “ ngán ngẩm” – đây cũng là tâm trạng chúng tôi đã trãi qua. 
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
	Mục đích của đề tài này là hệ thống lại các bước đã xác định và triển khai thực hiện thành công TĐGKĐCLGD lần đầu tiên của nhà trường, rút kinh nghiệm để lần tự đánh giá tiếp theo được thuận lợi dễ dàng hơn.
	Phương pháp của chúng tôi là hệ thống, tổng hợp những công việc đã làm, đúc kết thàng những kinh nghiệm hữu ích, mang tính khả thi cao trong triển khai thực hiện.
III. Giới hạn của đề tài: 
Đề tài này chúng tôi chỉ trình bày các giải pháp đã thực hiện có kết quả ở trường THCS Mỹ Hiệp về tự đánh giá. Chúng tôi cố gắng nêu ra nhiều ví dụ cụ thể từ quá trình đã thực hiện tự đánh giá hơn là trình bày những phần lý thuyết có trong những văn bản pháp qui liên quan công tác này của Ngành.
IV. Kế hoạch thực hiện:
	Công tác tự đánh giá của trường THCS Mỹ Hiệp tiến hành từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 thì hoàn thành. Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá ngoài ( từ tháng 6 đến tháng 11/2011). Đầu năm 2012 đến tháng hết tháng 02/2012 chúng tôi rà soát viết lại kinh nghiệm này ( để chuẩn bị tiến hành tự đánh giá lần thứ hai vào cuối tháng 3/2012). 
B. PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
	Công tác TĐGKĐCLGD đã trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cơ sở giáo dục nói chung và trường THCS Mỹ Hiệp nói riêng. Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu: “Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, và đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục”. Vì vậy một trong những biện pháp để “ nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục” của trường THCS Mỹ Hiệp là nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ tiến hành tự đánh giá.
II. Cơ sở thực tiễn:
	Trong hơn 10 năm qua trường THCS Mỹ Hiệp chúng tôi đã xây dựng và thực hiện nhiều mục tiêu lớn để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường và quá trình thực hiện cũng đã đem lại nhiều thành quả đáng kể. Nhưng để đánh giá những kết quả đó đạt được ở mức độ nào, nhà trường còn những mặt yếu kém gì? Cần có kế hoạch cải tiến ra sao? Trả lời cho những câu hỏi này nhà trường cũng có “đáp án” nhưng những giải đáp ấy đều mang tính chủ quan vì chưa có “ tiêu chuẩn” đảm bảo tính pháp lý và khách quan, khoa học. Điều mong muốn của nhà trường về những yêu cầu trên đã được đáp ứng. Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban hành về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; tiếp theo ngày 12 tháng 5 năm 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tư số 12 /2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở. Với những văn bản pháp quy của Ngành vừa nêu trên thì thực hiện công tác TĐGKĐCLGD của nhà trường theo chúng tôi thì nó vừa là nhiệm vụ lại vừa là một nhu cầu để giúp nhà trường “nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục” .
III. Thực trạng và mâu thuẫn:
	Thực hiện công tác TĐGKĐCLGD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục nói chung và các trường trung học cơ sở nói riệng. Nhưng hiện nay theo chúng tôi đó là công việc rất mới và cũng có thể nói là rất khó thực hiện đối với nhiều nhà trường vì những lí do sau đây:
- Công việc hoàn toàn mới, chưa có kinh nghiệm.
- Khối lượng công việc rất lớn, phải thực hiện đánh giá toàn bộ các mặt hoạt động của nhà trường - theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (Thông tư 12 /2009/TT-BGDĐT) gồm 7 tiêu chuẩn, 47 tiêu chí, 141 chỉ số.
- Thời gian thực hiện khá dài, có thể từ 18 tuần lễ trở lên ( Trường THCS Mỹ Hiệp thực hiện trong 20 tuần).
- Phải cùng lúc thực hiện tự đánh giá với thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường và các hoạt động liên đới khác để hoàn thành nhiệm vụ năm học. 
- Phải huy động lực lượng khá đông để tham gia công tác tự đánh giá trong khi các thành viên này đều có nhiệm vụ công tác phải hoàn thành và không thể có biên 1 chế để phân công làm nhiệm vụ: “chuyên trách tự đánh giá”
	Chính vì vậy mà công tác tự đánh giá ở ác trường trung học cơ sở còn rất hạn chế và càng hạn chế hơn với việc đăng ký đánh giá ngoài. 	
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Lập kế hoạch tổng thể:
Để thực hiện công tác tự đánh giá (TĐG), theo chúng tôi cần chia công việc ra thành các bước, thực hiện theo tuần tự hoặc cùng song hành các bước với nhau. Các bước này có nêu trong Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có hướng dẫn tại Điều 9. Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi có thể sắp xếp các bước sau để tiến hành:
- Bước 1: nghiên cứu các văn bản của BGD&ĐT liên quan công tác TĐG.
- Bước 2: Xây dựng dự thảo kế hoạch TĐG
- Bước 3: Thành lập Hội đồng TĐG.
- Bước 4: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.
- Bước 5 : Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
- Bước 6: Đánh giá mức độ đạt hay không đạt theo từng tiêu chí.
- Bước 7: Thẩm tra các phiếu đánh giá. 
- Bước 8: Viết báo cáo tự đánh giá.
- Bước 9: Kiểm tra lại báo cáo.
- Bước 10: Công bố báo cáo tự đánh giá.
- Bước 11: Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.
- bước 12: sắp xếp các minh chứng.
Sau đây chúng tôi trình bày kinh nghiệm thực hiện ở từng bước.
2. Tiến hành các bước:
2.1. Bước 1: Nghiên cứu các văn bản của BGD&ĐT liên quan công tác TĐG gồm văn bản sau đây: Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở; công văn 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08 tháng 9 năm 2009 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; công văn số 140/KTKĐCLGD ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Cục KTKĐCLGD Bộ Giáo dục về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS
	Lãnh đạo nhà trường và cả các thành viên Hội đồng tự đánh giá trước tiên cần phải nghiên cứu thật kĩ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về TĐGKĐCLGD. Trên cơ sở nắm vững nội dung các văn bản để bước đầu định hình kế hoạch sẽ thực hiện, dự kiến các đối tượng sẽ tham gia TĐG, các thông tin minh chứng cần thu thập,  và còn giúp ích trong quá trình tiến hành sẽ không lúng túng hoặc tránh được sai sót khi triển khai thực hiện.
2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
	Khi đã nắm vững các văn bản, việc đầu tiên là nhà trường phải lập kế hoạch TĐG. Cấu trúc của bản kế hoạch TĐG gồm các phần:
I/ Mục đích và phạm vi tự đánh giá
II/ Thành lập Hội đồng tự đánh giá 
III/ Công cụ đánh giá
IV/ Dự kiến các thông tin, chứng minh cần thu thập cho từng tiêu chí
V/ Thời gian biểu 
IV/ Dự kiến các thông tin, chứng minh cần thu thập cho từng tiêu chí:
V/ Thời gian biểu 
	Chi tiết các phần của cấu trúc này được hướng dẫn rất đầy đủ trong công văn 7880/BGDĐT.
2.3. Bước 3: Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
Ngoài việc thực hiện thành lập Hội đồng tự đánh giá theo hướng dẫn của Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm có: 
a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng 
b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng 
c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của cơ ... .
 Mở đầu: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, trường THCS Mỹ Hiệp luôn xem công tác kết hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng giúp trường hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và các ban ngành đoàn thể, cá nhân, nhất là đối với Ban Đại diện cha mẹ học sinh từ nhiều năm qua đã và đang mang lại hiệu quả rất lớn cho sự phát triển của nhà trường. Sau đây là phần mô tả chi tiết cho từng tiêu chí:
6.1. Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 6:
 Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Tuy vẫn còn một số vấn đề nhà trường cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể rút kinh nghiệm cải tiến chất lượng như việc chọn lựa người có đủ điều kiện, năng lực, cử vào Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để phát huy cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. 
Sự tham gia và phối kết hợp khắng khít, chặt chẽ giữa nhà trường và các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã và đang mang lại hiệu quả to lớn và thiết thực giúp nhà trường ngày càng phát triển.
* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2. Tỷ lệ 100%.
* Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/2. Tỷ lệ 0%.
Ví dụ 2:
4. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục 
Mở đầu: Việc thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục rất quan trọng nhằm góp phần làm cho chất lượng nhà trường ngày một nâng cao.
Tất cả các hoạt động giáo dục nhà trường đều thực hiện theo qui định của ngành giáo dục, thực hiện nghiêm Nghị quyết, chỉ tiêu thông qua Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, đề ra các biện pháp, giải pháp thực hiện đối với công tác giảng dạy, duy trì sĩ số phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, công tác vận động xã hội hóa giáo dục. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, Đội, Đoàn,... nâng cao hiệu quả công tác, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng. Nhờ vậy, chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Sau đây là phần mô tả chi tiết cho từng tiêu chí:
4.1. Tiêu chí 1. Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền.
.......
KẾT LUẬN CHUNG TIÊU CHUẨN 4:
Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện tốt chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục, hoạt động thể dục thể thao, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, y tế học đường nhà trường đều thực hiện nghiêm túc, đúng theo qui định, các năm học vừa qua, có sự thu hút nhiều học sinh tham gia hoạt động tạo được khí thế sôi nổi, vui tươi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trường cần phấn đấu cải thiện như công tác kiểm tra, rà soát dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Cần tăng thêm chỉ tiêu dự giờ, thao giảng của tổ chuyên môn, sớm thực hiện chọn ngày tổ chức ngày Hội Trường hàng năm.
* Số lượng tiêu chí đạt: 9/12, Tỷ lệ 75%.
* Số lượng tiêu chí không đạt: 3/12, Tỷ lệ: 25%.
Các phần còn lại trong báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của công văn 7880/BGDĐT, Tổng thể bản báo cáo có cấu trúc theo mẫu như dưới đây:
 CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Cấu trúc báo cáo tự đánh giá được trình bày theo thứ tự sau: 
- Trang bìa chính và trang bìa phụ;
- Danh sách và chữ ký thành viên Hội đồng tự đánh giá; 
- Mục lục;
- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có);
- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường;
- Phần I: Cở sở dữ liệu của nhà trường;
- Phần II: Tự đánh giá;
- Phần III: Phụ lục.
2.9. Bước 9: Kiểm tra lại báo cáo
	Để đảm bảo tính hoàn chỉnh của báo cáo, nhà trường phân công nhiều thành viên kiểm tra lại báo cáo về nội dung, hình thức trình bày, lỗi chính tả, lỗi vi tính
	2.10. Bước 10: Công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá
 	Tiếp theo là công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá trong cán bộ viên chức nhà trường và gởi Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đóng góp ý kiến trong thời gian 15 ngày. Thu thập thông tin, ý kiến đóng góp 
	2.11.Bước 11: Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá:
	Hội ĐTĐG căn cứ vào các ý kiến đóng góp sau khi công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá của nhà trường hết hạn qui định (nếu có), thảo luận, quyết định bổ sung chỉnh sửa nếu cần thiết và xem xét lại toàn bộ văn bản và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.
	2.12. Bước 12: sắp xếp các minh chứng:
	Trong báo cáo tự đánh giá của trường THCS Mỹ Hiệp số lượng các minh chứng khá nhiều: 293 minh chứng. Cách thức sắp xếp các minh chứng nhà trường thực hiện như sau: mỗi tiêu chuẩn có một bìa hồ sơ để minh chứng, bên trong có bìa hồ sơ để minh chứng cho từng tiêu chí, các minh chứng được để theo thứ tự từ số 01 đến hết. Riêng những hồ sơ làm minh chứng là những sổ lớn, hồ sơ có khối lượng lớn  không thể phô tô hoặc để vào hồ sơ minh chứng được thì ghi đường dẫn, trong đường dẫn ghi rõ nơi để hồ sơ, người giữ hồ sơ và cả số trang, số tập có minh chứng liên quan. 
	Kết thúc bước thứ 13 thì công tác tự đánh giá của nhà trường đã hoàn thành.	
V. Hiệu quả áp dụng :
	Với các bước chúng tôi đã xác định, đưa vào thực hiện tự đánh giá lần thứ I từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2011 thì cơ bản hoàn thành bước 8 và hoàn thiện trong tháng 4, đạt cấp độ 2. Trong tháng 6/2011 được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp đánh giá ngoài đạt cấp độ 2.
C. KẾT LUẬN: 
I.Ý ngĩa của đề tài đối với công tác:
Như trên tôi đã có nói đối với công tác tự đánh giá trường THCS Mỹ Hiệp đã khẳng định : vừa là nhiệm vụ vừa là nhu cầu. Bởi rất cần thiết phải thực hiện tự đánh giá vì “Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”
 ( Điều 2 quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT).
	Vì vậy viết lại kinh nghiêm này trước hết là giúp cho trường THCS Mỹ Hiệp tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác tự đánh giá mà trước mắt là tiến hành tự đánh giá nhà trường lần thứ 2 trong học kỳ II của năm học 2011-2012 này.
II. Khả năng áp dụng:
	Với các bước chúng tôi đã đưa ra trong đề tài này đã áp dụng có kết quả ở trường THCS Mỹ Hiệp lần thứ nhất và sẽ áp dụng trong những lần tự đánh giá tiếp theo và chúng tôi nghĩ các trường bạn cũng có thể tham khảo khi tiến hành tự đánh giá.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
Sau khi đã thực hiện công tác tự đánh giá và được Sở giáo dục và Đào tạo đánh giá ngoài, nhà trường rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Lãnh đạo nhà trường và các thành viên HĐTĐG cần nghiên cứu thật kỹ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở để có kế hoạch, hướng chỉ đạo và thực hiện hiệu quả.
- Cần tập huấn cho các thành viên cũa HĐTĐG nắm thật vững cách thức đánh giá. Trong đó chú ý nghiên cứu thật kỹ nội hàm của các chỉ số, nếu không sẽ mắc phải sai lệch, không chính xác trong mô tả hiện trạng, đánh giá không đúng điểm mạnh, điểm yếu dẫn đến kế hoạch cải tiến không phù hợp hoặc trong mô tả hiện trạng, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu bị mâu thuẫn lẫn nhau.
- Kế hoạch cải tiến phải có tính khả thi, có thời gian cụ thể, chính nhà trường chủ động cải tiến ( không đề nghị cấp trên).
- Do báo cáo có khối lượng nội dung khá lớn, cần chú ý kiểm tra thật kỹ khâu hoàn chỉnh báo cáo cả về nội dung và hình thức.
- Tự đánh giá là bước đầu tiên trong quá trình kiểm định chất lượng giáo dục ở cơ sở, để công tác này thuận lợi, các hoạt động giáo dục của nhà trường phải có và lưu hồ sơ đầy đủ: kế hoạch, biên bản triển khai, định kỳ hàng tháng, học kỳ phải có rà soát đánh giá mức độ thực hiện, đề ra kế hoạch cải tiến cho giai đoạn tiếp theo. 
Với những kinh nghiệm về tự đánh giá mà trường THCS Mỹ Hiệp đã thực hiện đạt kết quả mà chúng tôi đã trình bày trong đề tài này, trước hết chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy để tiến hành tự đánh giá lần thứ 2 trong năm học 2011-2012 này và đăng ký đánh giá ngoài lần thứ 2. Đồng thời kinh nghiệm này có thể chia sẻ cho các trường bạn tham khảo khi tiến hành tự đánh giá bởi các các yếu tố chủ quan và khách quan liên quan công tác tự đánh giá của trường THCS Mỹ Hiệp so với các trường trong huyện không có sự khác biệt lớn.
IV. Đề xuất kiến nghị:
	Công tác tự đánh giá là một quá trình thực hiện với một khối lượng lớn công việc, nhưng song song theo đó thì mỗi thành viên còn phải hoàn thành công việc chuyên môn, trong nhà trường không thể có người “chuyên trách tự đánh giá”, vì vậy thời gian tự đánh giá phải kéo dài, đa số các thành viên thường không tập trung, dễ có sơ xuất. Nếu tiến hành tự đánh giá tập trung trong tháng 6,7,8 hàng năm thì sẽ thuận lợi hơn cho công tác này. 
	Trên đây chúng tôi đã đúc kết lại các bước đã thực hiện của quá trình tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dụcc ở trường THCS Mỹ Hiệp trong năm học 2010-2011 vừa qua. Vì đây là lần đầu tiên nhà trường thực hiện công tác này nên chắc chắn dù có hết sức cố gắng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của lãnh đạo Ngành, quý đồng nghiệp để giúp chúng tôi thực hiện tốt hơn trong các chu kỳ đánh giá tiếp theo, xin chân thành cám ơn./.
	Người viết kinh nghiệm
	 Trần Ngươn Siêu.
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt SKKN, NCKHSPUD trường THCS Mỹ Hiệp
Ý kiến của Hội đồng thẩm định SKKN,NCKHSLUD PGD&ĐT Cao Lãnh
..
Tài liệu tham khảo.
1.CHỈ THỊ Số: 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 của BGD&ĐT Về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dụcủa BGD&ĐT
2. Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của BGD&ĐT về Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Thông tư Số: 12 /2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của BGDĐT về Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.
4. Công văn số 7880/BGD-KTKĐCLGD ngày 08 tháng 9 năm 2009 của BGDĐT về việc Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Công văn số 140/KTKĐCLGD ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Cục KTKĐCLGD về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề tài SKKN myhiep Sieu kđCLGD.doc
  • docbìa skkn sieu.doc
  • docPHỤ LỤC.doc