Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Toán

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề học sinh yếu kém ở các bộ môn rất trầm trọng. Trong đó môn toán không phải là ngoại lệ. Xuất phát từ tình hình học tập bộ môn toán trong những năm gần đây của học sinh cho thấy tỉ lệ yếu ,kém khá cao, cũng như chất lượng hai mặt giáo dục còn thấp (thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học của trường THCS Nghĩa Lâm nói riêng và các trường khác nói chung). Nhất là từ khi Bộ GD_ ĐT triển khai cuộc vận động “hai không” ta thấy rõ trong học sinh phân hóa thành hai lớp đối tượng là chủ yếu( khá ,giỏi- yếu,kém).

 Hiện nay một số trường có một lớp chọn ở mỗi khối lớp, nghĩa là ở mỗi khối chọn ra một lớp các học sinh khá giỏi , điều này có ưu điểm là thầy dễ dạy, trò dễ học ; nhưng cũng có một số nhược điểm cho các lớp còn lại. Bản thân tôi cũng nhiều năm dạy các lớp yếu kém nên đã rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn toán và mạnh dạn nêu ra đây để chúng ta cùng bàn bạc thống nhất,ngõ hầu nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán cho học sinh yếu kém.

 

doc 15 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TƯ NGHĨA
TRƯỜNG THCS NGHIA LÂM
....................................................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN:HỒ VĂN THÁI
TỔ KHOA HỌC: TỰ NHIÊN
Năm học 2012-2013
 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề học sinh yếu kém ở các bộ môn rất trầm trọng. Trong đó môn toán không phải là ngoại lệ. Xuất phát từ tình hình học tập bộ môn toán trong những năm gần đây của học sinh cho thấy tỉ lệ yếu ,kém khá cao, cũng như chất lượng hai mặt giáo dục còn thấp (thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học của trường THCS Nghĩa Lâm nói riêng và các trường khác nói chung). Nhất là từ khi Bộ GD_ ĐT triển khai cuộc vận động “hai không” ta thấy rõ trong học sinh phân hóa thành hai lớp đối tượng là chủ yếu( khá ,giỏi- yếu,kém).
 Hiện nay một số trường có một lớp chọn ở mỗi khối lớp, nghĩa là ở mỗi khối chọn ra một lớp các học sinh khá giỏi , điều này có ưu điểm là thầy dễ dạy, trò dễ học ; nhưng cũng có một số nhược điểm cho các lớp còn lại. Bản thân tôi cũng nhiều năm dạy các lớp yếu kém nên đã rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn toán và mạnh dạn nêu ra đây để chúng ta cùng bàn bạc thống nhất,ngõ hầu nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán cho học sinh yếu kém..
1.1.1 Cơ sở lý luận:
 Từ năm 1997 ,những đổi mới đồng bộ về giáo dục trung học cơ sở và việc xây dựng lại chương trình ,biên soạn lại SGK theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh đã đặt ra cho chúng ta sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học , kéo theo là sự đổi mới trong các lĩnh vực khác nhằm vào một mục tiêu là trang bị cho học sinh kiến thức – hành trang để các em tiếp tục trên con đường mà mình đã chọn .
1.1.2 Cơ sở thực tiễn:
 Kết quả những năm học gần đây cho thấy tình hình học tập của các em có chiều hướng giảm xuống, nhất là bộ môn toán . Trong các kỳ thi vào lớp 10( kể cả kỳ thi vào đại học ) ,tỉ lệ học sinh bị điểm 0 môn toán là khá cao.Là người thầy dạy toán ,ta không khỏi xót xa,áy náy, luôn phải băn khoăn suy nghĩ là cần có biện pháp gì đó nhằm góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng bộ môn toán. Tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề này, các thầy cô có thể qua đó mà rút tỉa những kinh cho riêng mình , có thể có những ý nhỏ mà mình áp dụng cho lớp mình, trường mình. 
1.1.3 Mục đích nghiên cứu:
 Làm cho giáo viên nắm rõ yêu cầu của công tác dạy học hiện nay ,nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh có được vốn kiến thức tương ứng để có thể tiếp tục học lên hoặc học nghề.
 Phát huy tính tích cực ,tư duy sáng tạo độc lập suy ở học sinh..
 Đòi hỏi người thầy luôn học hỏi , trau dồi kinh nghiệm ,kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. 
1.1.4 Đối tượng nghiên cứu:
 Dùng cho các em học sinh yếu kém , các thầy cô tham gia giảng dạy để thực hiện đề tài này.
1.1.5 Phạm vi sử dụng:
 Đề tài này được áp dụng cho tất cả các giáo viên trực tiếp giảng dạy cho các đối tượng học sinh yếu kém và có thể mở rộng hơn nếu thấy trình độ tiếp thu của học sinh được nâng cao.
Tuy nhiên,để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thể nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu tập trung đi sâu vào phương pháp dạy học toán cho học sinh yếu, kém của trường vào các buổi luyện tập, phụ đạo,Các bài tập đề cập trong đề tài này đều thuộc SGK đảm bảo tính vừa sức đối với các em
 Ngoài ra còn có thể cho các bậc phụ huynh tham khảo, các bộ phận có liên quan rút kinh nghiệm.
PHẦN HAI: NỘI DUNG:
2.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém:
2.1.1 Nguyên nhân khách quan:
 Từ điều kiện thưc tế của địa phương có đa phần là con em nhân dân lao động bằng nghề nông, ngoài việc học tập ở trường các em còn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc chiếm nhiều thời gian của các em.
 Một số gia đình đông con nên phương tiện học tập còn thiếu( thiếu sách giáo khoa, thiếu các dụng cụ học tập).
 Một số gia đình buông lỏng việc học tập của con em ,”khoán trắng” cho nhà trường, không quản lý việc học ở nhà.
 Một số gia đình phải đi làm ăn xa, việc học của con em coi như phó mặc.
 Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao , nhận thức của các em còn nhiều hạn chế.
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan:
 2.1.2.1 Về phía học sinh:
 Đa số chưa có ý thức cao trong học tập, hay nghỉ học không lý do,bỏ giờ, cúp tiết, lêu lổng. 
 Một số lại bị “ hổng” kiến thức, nên trong các giờ phụ đạo chủ yếu là bổ sung kiến thức cũ cho các em.
 Việc chuẩn bị bài ở nhà của các em này hầu như không có.
 2.1.2.2 Về phía nhà trường:
 Chưa có mối liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh- lực lượng chính trong việc hỗ trợ các em học ở nhà. Trong các cuộc họp với phụ huynh chưa đề cập nhiều đến việc học tập ở nhà của các em 
 Chưa tranh thủ được sự trợ giúp của các tổ chức ở địa phương ( ban công an xã , thôn, Đoàn thanh niên ...)
 Chưa phát huy được hiệu quả của Ban kỷ luật , tổ giám thị trong nhà trường, chưa có những biện pháp mạnh đối với những học sinh thường xuyên vi phạm ( bỏ giờ, nghỉ học không lý do...)
 Trong các buổi nói chuyện với học sinh dưới cờ chỉ đánh giá chung chung, chưa nhắc nhở ,phê bình cụ thể học sinh vi phạm cũng như chưa tuyên dương, khen thưởng kịp thời các em có thàng tích trong tuần.
 Thư viện nhà trường có nhiều sách giáo khoa nhưng không có kế hoạch cho các em mượn để một số em còn thiếu sách hoặc học sách cũ nát.
 Tổ chức Đội chưa phát huy vai trò to lớn của mình.chưa có kế hoạch để rèn luyện hạnh kiểm , cũng như chưa có được những hoạt động nhằm lôi kéo các em vào các trò chơi lành mạnh, chưa tham mưu với nhà trường để có biện pháp giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn một cách triệt để.
 Tổ chức Đoàn chưa vận động , tuyên truyền, giáo dục các em hay vi phạm nội quy nhà trường.
2.1.2.3 Về phía giáo viên:
 Giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt kỹ tình hình của từng đối tựơng học sinh trong lớp để tham mưu với Ban giám hiệu các hướng khắc phục ( như hỗ trợ SGK , miễn giảm các khoản đóng góp, xử lý các em hay vi phạm,...).
 Chưa làm tốt công tác tuyên truyền , vận động, giáo dục học sinh cá biệt....
 Chưa liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có thêm thông tin về học sinh của mình cũng như thông báo kịp thời tình hình học tập , rèn luyện của học sinh để phối kết hợp.
 Nhiều giáo viên ở xa nên chưa sâu sát với học sinh của lớp mình phụ trách. Một số giáo viên khi lên lớp chỉ quan tâm đến việc dạy trong tiết , trong bài chứ ít tìm hiểu học sinh tiếp thu bài như thế nào.
 Khi lên lớp ít sử dụng đồ dùng dạy học khiến cho tiết học trở nên khô khan, nhàm chán. Đôi khi không sử dụng phương pháp mới để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
2.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG:
 2.2.1 Đối với Giáo viên bộ môn ( nhân tố quan trọng nhất):
 Đây là lực lượng chính, trực tiếp giảng dạy học sinh nên quyết định phần lớn đến chất lượng học tập bộ môn của học sinh, nên thực hiện các phương pháp như sau:
 Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ( học bài cũ, làm bài tập, dụng cụ học tập, xem trước bài mới,...)Việc này có một số giáo viên còn làm qua loa, không triệt để, khiến cho học sinh xem nhẹ việc chuẩn bị bài ở nhà.Có thể kiểm tra vài em trong một tiết, nhưng phải nhận xét ,cho điểm và tuyên dương hay phê bình ngay để răn đe giáo dục. 
 Có phương pháp riêng đối với các em ,các lớp học yếu kém ( khi truyền đạt cần chậm hơn, hệ thống câu hỏi đơn giản và dễ dàng hơn,...) để các em dễ nhìn ra vấn đề hơn.
 Đặc thù của bộ môn toán là trước khi giải bài tập phải cho các em đọc kỹ đề bài , phải hiểu và tóm tắt được đề toán và trước khi giải giáo viên nhắc lại các kiến thức cũ có liên quan cần áp dụng để giải.
 Đối với những bài toán có lời thì sau khi đọc đề giáo viên cần lược bỏ những câu chữ không liên quan toán học,chỉ giữ lại những yếu tố toán học và biểu diễn bằng ký hiệu toán học cho học sinh dễ nhớ và đơn giản bài toán ( gọi là tóm tắt bài toán).
 Khi cho bài tập về nhà cần hướng dẫn, gợi ý cách làm và không được cho bài tập nhiều ( kiểu như :các em về nhà làm các bài tập 1,2,3,4...).
 Khi kiểm tra ,đánh giá cần: có đề kiểm tra riêng, phù hợp với từng trình độ học sinh, qua đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học cho phù hợp.
 Khi chấm bài cần sữa chữa những chỗ sai, chỉ rõ chỗ sai cho học sinh, cần có lời phê cụ thể ( ở tiết trả bài cần làm tốt khâu này) nhằm làm cho học sinh nhận bết được rằng :mình sai ở chỗ nào và tại sao sai để lần sau các em rút kinh nghiệm.
 Nhận xét , đánh giá phải công bằng ,rõ ràng, khách quan và chính xác.
 Lưu ý khi ra đề kiểm tra cho học sinh yếu kém:
 Những con số trong tính toán phải đơn giản ,“ tròn trịa”, các phép tính dễ dàng và thuận lợi.
 Câu hỏi và bài tập phải rõ ràng để học sinh hiểu đơn trị.
 Dạng trắc nghiệm tránh dùng những câu dẫn phủ định, nếu phải dùng cần in đậm các từ : “sai”, “không” để học sinh thận trọng trong trả lời.
 Loại câu hỏi điền từ thì phải cho sẵn các từ cần điền.
 Thông thường khi ra bài tập cho đối tượng học sinh yếu , kém không nên ra quá nhiều và khó, các dạng bài tập phải vừa sức với các em đặc biệt là có kiểm tra, chấm, chữa và cho điểm để động viên, khuyến khích các em.
 Sau đây là ví dụ về đề kiểm tra cho hai đối tượng học sinh : khá , giỏi và yếu , kém để chúng ta dễ so sánh:
DÙNG CHO HS T. BÌNH TRỞ LÊN
DÙNG CHO HS YẾU - KÉM
I/ Trắc nghiệm( 3điểm)
Chọn câu đúng:
Nếu a ┴b và a // c thì:
A . b┴c B . b // c
C. b cắt c D . b trùng với c
2) Chọn câu sai:
 Tam giác ABC vuông ở A,ta có hệ thức sau:
A . BC2 = AB2 + ÃC2
B .
C . AB2 = BC2 + AC2
D . BC2 – AB2 = AC2 
3) Chọn câu đúng: 
 Tam giác ABC thỏa mãn AC2 = AB2 + BC2 thì tam giác đó vuông tại:
A . A B . B
C . C D . không phải tam giác vuông
4) Đánh dấu X vào ô trống thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
1.Trong một tam giác có ít nhất hai góc tù.
2. Trong một tam giác tù, ba góc đều nhọn.
3. Trong một tam giác vuông ,hai góc nhọn phụ nhau
.
.............
.
.
..
II/Tự luận( 7điểm )
 Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A,vẽ AHBC ( H BC) 
Chứng minh: BH = CH
Trên tia AH lấy điểm M sao cho HA = HM. Chứng minh :MA là phân giác của góc BMC
Câu 2:Cho tam giác ABC có AB =6cm, BC = 10cm, AC = 8cm. Chứng tỏ tam giác ABC là tam giác vuông.
I/ Trắc nghiệm( 3điểm)
Chọn câu đúng:
1) Nếu a ┴b và a // c thì:
A . b┴c B . b // c
C. b cắt c D . b trùng với c
2) Chọn câu đúng:
 Tam giác ABC vuông ở A,ta có hệ thức sau:
A . BC2 = AB2 + ÃC2
B .
C . AB2 = BC2 + AC2
D . Hai góc B và C tù
3) Chọn câu đúng: 
 Tam giác ABC thỏa mãn BC2 = AB2 + AC2 thì tam giác đó vuông tại:
A . A B . B
C . C D . không phải tam giác vuông
4) Đánh dấu X vào ô trống thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
1.Trong một tam giác có đến hai góc tù.
2. Trong một tam giác đều, mỗi góc có số đo bằng 600
3. Trong một tam giác vuông ,tổng số đo hai góc nhọn bằng 900
.
.............
.
.
..
II/Tự luận( 7điểm )
 Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A,vẽ AHBC ( H BC) 
Chứng minh: ∆ABH = ∆ACH
Trên tia AH lấy điểm M sao cho HA = HM. Chứng minh :MC = AB
Câu 2:Cho tam giác ABC có AB =6cm, BC = 10cm, AC = 8cm. Chứng tỏ hệ thức BC2 = AB2 + AC2. Tam giác ABC là tam giác gì?
Khi đặt câu hỏi để giải quyết một bài tập nào đó cần câu hỏi rõ ràng ,xác thực, từng bước hướng cho học sinh giải.
Sau đây là một số ví dụ:
Bài tập 1: Đổi các số thập phân sau ra phân số:
 0,6 và 2,25
 HS: 0,6 = = ; 2,25 = 
Bài tập 2 : Tính : 
Hỏi : Muốn thực hiện phép cộng trên trwoqsc hết ta phải làm gì?
 ( HS : Phải quy đồng mẫu các phân số) 
Hỏi : Tiếp theo cộng như thế nào? 
 ( HS : Tử cộng tử, giữ nguyên mẫu)
 Hỏi : Nhắc lại cách cộng hai số nguyên và tiến hành cộng
 (HS : =)
Bài tập 3 : Tìm x, biết: x + 
Hỏi : Muốn tìm được x trước hết phải làm gì?
 ( HS : Lúng túng không trả lời được)
 GV : Hãy nhắc lại quy tắc chuyển vế trong Z
 GV ; Tương tự trong Q ta cũng có quy tắc chuyển vế
 (HS : Vận dụng quy tắc chuyển vế và thực hiện bài toán)
 x = ( theo quy tắc chuyển vế)
 x ==
 Vậy : x =
 Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều cách ra đề kiểm tra và hệ thống câu hỏi cụ thể đối với các bài tập cụ thể cho các dối tượng này. Tùy từng giáo viên và điều kiện cụ thể của từng trường mà có sự vận dụng sao cho phù hợp.
 Khi dạy phụ đạo cho các đối tựơng này , chủ yếu là bổ sung các kiến thức bị hổng, hướng đãn các em tính toán chính xác, tránh nói nhiều. những câu không thuộc phạm vi học bài.
 Để hình thành và phát triển trí tuệ cho học sinh, chúng ta đã tiến hành nhiều biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi thấy cần đưa các bài tập trắc nghiệm khách quan vào các giờ ôn tập thay cho phần ôn tập lý thuyết trước đây, về một phương pháp trình bày khác với cách trình bày truyền thống trước đây ở chỗ giáo viên ôn tập khắc sâu phần lý thuyết qua hệ thống bài tập và cũng thông qua các hoạt động học sinh nhớ lại, xây dựng và củng cố các kiến thức đã có, phát hiện các kiến thức lien quan, vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau , chính điều này phù hợp với quy trình học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt khi áp dụng cách này tôi thấy các đối tượng học sinh còn chậm rất nhiệt tình tham gia, điều quan trọng nó giúp cho giáo viên trên lớp tốn rất ít thời gian mà vẫn ôn tập được nhiều, đạt hiệu quả cao vừa nhanh chóng phát hiện được kịp thời những sai sót của học sinh mắc phải, qua đó giúp các em nhìn thấy cái sai để tránh, vừa để nhớ, dễ thuộc khắc sâu được kiến thức cho học sinh và giải quyết các bài tập một cách thuận lợi, dễ dàng. Mặt khác, thông qua các giờ ôn tập này,còn có tác dụng giáo dục học sinh tính cẩn thận, khả năng quan sát, có tinh thần và thái độ học tập đúng đắn tạo cho các em sự đoàn kết gắn bó, yêu thích môn học cao hơn nữa góp phần phát triển khả năng tư duylogic trong học toán.
 *Các biện pháp hỗ trợ:
 Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có thể hướng dẫn các em lập nhóm , tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ lẫn nhau . Thỉnh thoảng giáo viên đến kiểm tra nhắc nhở.
2.2.2 Đối với nhà trường:
 Tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức các chuyên đề nhằm giúp đỡ các em yếu kém và nâng cao vai trò của Ban đại diện,trách nhiệm của phụ huynh đối với con em.
 Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức ở địa phương như: Hội khuyến học, lãnh đạo các thôn, Đoàn thanh niên, Ban công an xã,về vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó, trong các cuộc họp ở thôn , bản nhờ họ tác động đến phụ huynh, can thiệp khi có con em bỏ học, cúp tiết,
 Đôn đốc ,nhắc nhở các tổ chức Đoàn , Đội trong nhà trường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa, trong các buổi chào cờ cần tuyên dương những em có thành tích tốt, cũng như phê bình, nhắc nhở cụ thể các em vi phạm để hiệu quả giáo dục được nâng cao.
 Thông qua giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kỹ tình hình các em còn thiếu phương tiện học tập để có cách khắc phục ( như cho mượn SGK, tặng vở cho các em,)
 Trong các năm học qua Trường THCS Nghĩa Lâm đã có một phong trào hết sức ý nghĩa và mang tính nhân văn cao, đó là : Mỗi thầy cô giáo nhận đỡ đầu một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn .Phong trào này mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể.
 2.2.3 Đối với tổ chức Đội:
 Có kế hoạch cụ thể trong các hoạt động, tham mưu với nhà trường để khỏi bị động trong công việc,tránh trùng lắp các công việc trong cùng một thời điểm gây khó khăn cho học sinh trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
 Tập huấn cho Ban chỉ huy Liên ,Chi đội ,Đội Cờ đỏ để theo dõi chính xác các học sinh vi phạm nội quy , bỏ giờ,
 Cần thành lập đội Chim Én để giúp đội cờ đỏ và Tổng phụ trách
Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 Cần nắm bắt kỹ sâu sát số học sinh thường xuyên vi phạm ,bỏ giờ, nghỉ học không lý do để có biện pháp giáo dục kịp thời.
 Nắm rõ số học sinh còn thiếu phương tiện học tập, lien hệ với cấc tổ chức khác để có biện pháp giúp đỡ.
 Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với tổ chức Đội nắm bắt kịp thời tình hình học sinh của lớp mình .
 Liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh, nhất là phụ huynh của những em cá biệt để có biện pháp kịp thời cũng như biết được thông tin về học sinh của mình.
2.2.4 Kết quả thực hiện:
 Quá trình thực hiện đề tài đối với học sinh yếu kém ở trường mà tôi đang giảng dạy đã đạt kết quả đáng lưu tâm.
 Nhữn năm trước đây khi chưa sử dụng đề tài này mỗi lớp có tới 30% - 40% học sinh yếu kém. Nhưng với cách làm này năm học vừa qua chỉ còn 15% - 20% yếu kém.
 Hơn thế nữa, qua cách làm này, các em có hứng thú học tập hơn, không còn “sợ” môn toán nữa.
2.2.5 Một số kiến nghị:
 Để thực hiện đề tài có hiệu quả , cần:
 - Nhà trường cần tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để xác định đối tượng học sinh yếu kém.
 - Có kế hoạch phụ đạo kịp thời .
 - Nâng cao chất lượng học sinh đại trà bằng các buổi học ngoại khóa, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 - Tăng cường thêm 1 tiết toán phụ đạo- chứ 2 tiết thì ít quá
2.2.5 Một số kiến nghị: 
Để thực hiện đề tài có hiệu quả cần:
	- Nhà trường cần tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để xác định đối tượng học sinh yếu kém.
	- Có kế hoạch phụ kém kịp thời.
	- Nâng cao chất lượng đại trà của các khối lớp bằng các buổi học ngoài giờ chính khoá và đặc biệt tăng cường các buổi phụ đạo cho học sinh yếu kém. 
 -Chuyên môn nhà trường nên cho giáo viên ra đề kiểm tra đối với mỗi lớp một đề khác nhau để tránh trường hợp các lớp biết đề của nhau.
 - Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội , giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để tạo ra một sức mạnh tổng hợp
 - Phát động các đợt thi đua học tập trong công tác Đội.Tổ chức các câu lạc bộ giúp nhau học tập,...
	-	
 PHÂN BA: KẾT LUẬN
 Thưa quý vị phụ huynh!
 Thưa quý thầy cô !
 Trên đây là những kinh nghiệm ít ỏi của mình trong quá trình giảng dạy mà bản thân tôi đã rút ra được . Các biện pháp mà tôi đã nêu ra đó thực ra chúng ta cũng đã và đang áp dụng ở lớp này hay lớp khác, lúc này hay lúc khác, ở giáo viên này hay giáo viên khác. 
 Như vậy việc giúp đỡ học sinh yếu kém học tốt môn toán là việc làm rất khó khăn lâu dà, đòi hỏi giáo viên phải có tình yêu thương học sinh, một chút hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
 Việc sắp xết thời gian thích hợp ngoài giờ lên lớp để bổ trợ kiến thức bị hổng cho học sinh yếu kém là một khó khăn không phải ai cũng làm được. Mà phải có sự tận tâm hy sinh cao cả của người thầy tất cả vì tương lai con em. Do vậy rất cần đến sự chia sẻ từ phía lãnh đạo các cấp ngành giáo dục.
 Tuy nhiên ,dù có biện pháp nào đi chăng nữa thì quan trọng nhất ở người thầy vẫn là cái TÂM , yếu tố đó nó quyết định đến sự thành công trong công cuộc giáo dục nói chung và chất lượng học tập nói riêng.
 Rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp ,bạn bè gần xa để chuyên đề được hoàn thiện hơn và dễ thực hiện hơn . Mục đích mà chuyên đề mong muốn đem lại là nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán cho học sinh yếu kém.
 Nghĩa Lâm, ngày 5/10/2012
 Người viết
 Hồ Văn Thái
 Duyệt của tổ chuyên môn
 Xác nhận của BGH
Tài liệu tham khảo:
 -Tập huấn nâng cao chất lượng học sinh- hè 2008
 - Tập huấn chuyên đề : Đổi mới phương pháp dạy học môn toán- hè 2009.
 -Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học theo phương pháp mới( Bộ GD-ĐT năm 2004)
 - Hỏi đáp về đổi mới THCS ( Bộ GD-ĐT năm 2001)
 - Tài liệu BDTX chu kỳ I , II , III ( Sở GD_ĐT Quãng Ngãi – 2006 , 2007, 2008)
 - SGK môn toán các lớp 6,7,8,9

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_sinh.doc