Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt

A. Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

1. Cơ sở lý luận

Giáo dục là một quá trình diễn ra liên tục, lâu dài, giáo dục ở cấp trung học cơ sở có tính chất trung gian trong hệ thống giáo dục. Trong nhà trường việc giáo dục học sinh một cách toàn diện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đạo đức học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường, xây dựng lớp chủ nhân tương lai cho đất nước sẵn sàng hội nhập. Vì thế, giáo dục đạo đức cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình thành một bộ môn riêng, có tính hệ thống từ thấp đến cao, hợp lý ở từng cấp học.

Hiện nay, giáo dục đang là một vấn đề nhạy cảm và rất được xã hội quan tâm. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhằm đưa ngành giáo dục phát triển nhanh, mạnh đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của xã hội, đào tạo ra được một đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động với mục đích phát triển giáo dục một cách toàn diện trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển nhân cách cho học sinh và điều này đã được chỉ rõ trong chiến lược phát triển giáo dục và luật giáo dục.

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
---oOo---
 Nội dung	trang
A. Phần mở đầu	2
	I. Lý do chọn đề tài	2
	1. Cơ sở lý luận	2
	2. Cơ sở thực tiển	3
	II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu	3
	III. Giới hạn của đề tài	4
	IV. Kế hoạch thực hiện	4
B. Phần nội dung	4
 	I. Cơ sở lý luận	4
 	II. Cơ sở thực tiển	6
	III. Thực trạng và những mâu thuẩn	8
	IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề	13
	V. Hiệu quả áp dụng	18
C. Kết luận	19
	I. Ý nghĩa của đề tài đối với cơng tác 	19
	II. Khả năng áp dụng	19
	III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển	19
	IV. Đề xuất, kiến nghị	20
Tài liệu tham khảo	22
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục là một quá trình diễn ra liên tục, lâu dài, giáo dục ở cấp trung học cơ sở có tính chất trung gian trong hệ thống giáo dục. Trong nhà trường việc giáo dục học sinh một cách toàn diện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đạo đức học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường, xây dựng lớp chủ nhân tương lai cho đất nước sẵn sàng hội nhập. Vì thế, giáo dục đạo đức cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình thành một bộ môn riêng, có tính hệ thống từ thấp đến cao, hợp lý ở từng cấp học. 
Hiện nay, giáo dục đang là một vấn đề nhạy cảm và rất được xã hội quan tâm. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhằm đưa ngành giáo dục phát triển nhanh, mạnh đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của xã hội, đào tạo ra được một đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động với mục đích phát triển giáo dục một cách toàn diện trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển nhân cách cho học sinh và điều này đã được chỉ rõ trong chiến lược phát triển giáo dục và luật giáo dục.
Tuy nhiên, hiện nay đa số thanh niên và học sinh có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụy thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Vì thế công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt rèn luyện học sinh cá biệt phải được quan tâm hàng đầu.
2. Cơ sở thực tiển 
Mỹ Long là một xã nằm ven Quốc lộ 30 thuộc huyện Cao Lãnh, giáp ranh với các xã Mỹ Hiệp, Bình Thạnh, Bình Hàng Tây, Tân Hội Trung, là địa phương mà người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp nên điều kiên kinh tế còn nhiều khó khăn, khi thời vụ nông nhàn phần lớn lao động ở địa phương đi lên Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh miền Đông làm ăn kiếm sống, một số gia đình cả vợ lẫn chồng cùng đi làm ăn để con cái ở nhà với Ông, Bà tuổi đã lớn.
Các em học sinh chịu ảnh hưởng của gia đình với sự hình thành nề nếp, thói quen đạo đức từ bé là dấu ấn đầu tiên cho sự tạo dựng nhân cách của một con người, trẻ em hiểu điều hay lẻ phải, cái đúng, cái sai, thiện, ác qua hành động của người lớn hơn là lý lẻ, giáo huấn. Ở độ tuổi thiếu niên phải bắt đầu từ luyện tập hành vi đúng, trở thành ý thức, tạo nên phẩm chất ổn định.
 Khi bước vào cấp bậc THCS, học sinh lại được tiếp xúc với nhiều thầy, cô giáo bộ môn khác nhau qua từng tiết học chứ không phải như khi còn học ở bậc tiểu học, vì thế công việc đặt lên vai ngưòi giáo viên dạy lớp, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp là phải làm thế nào để xây dựng củng cố nề nếp, giáo dục hành vi đạo đức. Mặc khác, vai trò của người cán bộ quản lý nhà trường là phải xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo dục hành vi đạo đức cho đối tượng học sinh lớp này. Ngoài ra, các em còn phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục của gia đình, những hoạt động ngoài xã hội. Trong thực tế đa số các em học sinh đều có hành vi đạo đức rất tốt, các em đều là những con ngoan, trò giỏi, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa ngoan. Đó là vấn đề mà bản thân luôn trăn trở. 
Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như trên, là người giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm biện pháp để giáo dục đạo đức cho tất cả học sinh, đặc biệt rèn luyện học sinh cá biệt. Trong thời gian qua với những biện pháp thực hiện của bản thân đã đem lại kết quả rất tốt, nhiều em học sinh chưa ngoan trở nên ngoan hơn, giúp các em hiểu điều hay lẻ phải, cái đúng, cái sai Với những kết quả đó tôi mạnh dạn chia sẽ kinh nghiệm về: “Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt”.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình hình thực tế của học sinh ở trường THCS Mỹ Long, bản thân đề xuất những biện pháp thực hiện, giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả, đặc biệt rèn luyện học sinh cá biệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. 
Nhằm trao đổi với các đồng nghiệp lựa chọn các biện pháp khi tiến hành công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện học sinh cá biệt trong nhà trường.
Nhằm tìm ra được các biện pháp tối ưu mang lại kết quả cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt. 
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài. 
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê, xử  lý số liệu.
III. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các lực lượng giáo dục, phụ huynh và  học sinh ở trường THCS Mỹ Long, huyện Cao Lãnh.	
IV. Kế hoạch thực hiện
- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong từng năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất,  tài chính, quỹ thời gian, sự  phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài  nhà trường.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch giáo dục đạo đức; tiến độ thực  hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.
- Thực hiện kế hoạch: Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng  giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
- Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. 
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận	
1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
	Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479-TCN ) trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức.
Ở phương Tây,  nhà  triết  học Socrat  (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.
Ở nước ta, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, nếu thiếu một đức thì không thành người”.
2. Một số khái niệm lên quan đến vấn đề nghiên cứu
Khái niệm đạo đức:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đĩ con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người, con người với tự nhiên.
2.2. Khái niệm về giáo dục:
Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
2.3. Khái niệm học sinh cá biệt:
Học sinh cá biệt là học sinh có cá tính khác biệt so với số đông những học sinh bình thường (không có nghĩa học sinh cá biệt là bất bình thường).
Những học sinh cá biệt có thói quen lười biếng, quay cóp trong học tập, lừa dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các hoạt động tập thể như: lao động, sinh hoạt Đoàn – Hội – Đội, sinh hoạt ngoại khóa,... không để cho các em quay cóp hoặc báo cho thầy cô thì các em sẽ dọa đánh, không trực tiếp đánh thì nhờ người khác đánh. Các em này tiêu xài các khoản phí của bố mẹ đưa nộp cho nhà trường, giả mạo chữ ký của bố mẹ vào sổ liên lạc, giấy xin phép...
Những học sinh cá biệt có tính giảm sút phổ biến trong tất cả cá ... än học sinh cá biệt
6.1. Mục đích:
Tuyên truyền, giáo dục học sinh về tư tưởng, hành vi, lối sống theo các chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh duy trì tốt nề nếp và thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường.
6.2. Nội dung:
Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý chí, hành vi, lối sống... cho học sinh. Tổ chức các phong trào: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, lao động, các hội thi...
6.3. Các bước tiến hành:
Đoàn – Đội xây dựng kế hoạch tổng thể của từng hoạt động trong cả năm học, phối hợp với từng bộ phận để thống nhất kế hoạch, phân công cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân phụ trách; tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhỡ
7. Phát huy vai trò tự quản, tự  rèn luyện của học sinh
7.1. Mục đích:
Giúp các em tự nhận thức, thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.
7.2. Nội dung:
Chọn ban cán sự lớp có năng lực, năng nổ, có uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể để giáo dục các em biết tự quản, tự  rèn luyện bản thân. 
7.3. Các bước tiến hành:
Phát động học sinh toàn trường tự giác thông báo những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng nhà trường chưa được phát hiện. Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã được nhà trường quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
8. Thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt 
8.1. Mục đích:
Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh.
8.2. Nội dung:
Nhà trường thống nhất với gia đình học sinh, các lực lượng giáo dục về: mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện.
8.3. Các bước tiến hành:
Nhà trường thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục, kết hợp với công an ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh. Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên phối hợp thực hiện. Nhà trường tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại đảng viên,
9. Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh
9.1. Mục đích:
Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và bản thân học sinh thấy được những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt.
9.2. Nội dung:
Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức để học sinh thực hiện.
9.3. Các bước tiến hành:
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại đạo đức học sinh cho các thành viên của nhà trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch thực hiện.
V. Hiệu quả áp dụng 
Trong năm học 2011 – 2012, tôi nhận dạy ở các lớp: 8A2, 8A3, 8A4. Trong đó có lớp 8A4 là lớp có nề nếp học tập kém nhất, có nhiều em học sinh cá biệt nhất, lớp có tổng số 33 học sinh( 29 nam, 16 nữ) trong đó có 12 học sinh cá biệt (9 nam, 3 nữ) các em học sinh này có những biểu hiện vô lễ, nói năng thiếu văn hoá với giáo viên, quay cóp trong kiểm tra, xem thường kỷ luật của lớp, của nhà trưởng, mất trật tự trong giờ học, có em tự ý nghĩ học, trốn tiết, uống rượu, bia, không ghi bài, không học bài, chuẩn bị bài ở nhà... Nhưng khi tôi tham mưu và áp dụng những biện pháp trên trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt thì được hiệu quả như sau:
Tốt
Khá
Trung bình
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
Đầu năm
21
63,64
12
36,36
0
0
HK I
28
84,85
5
15,15
0
0
Như vậy, qua một học kỳ tham mưu, thực hiện theo các biện pháp trên đến nay lớp học tương đối có nề nếp, những biểu hiện vô lễ, nói năng thiếu văn hoá với giáo viên, quay cóp trong kiểm tra, xem thường kỷ luật của lớp, của nhà trưởng, mất trật tự trong giờ học, các em tự ý nghĩ học, trốn tiết, uống rượu, bia, không ghi bài, không học bài, chuẩn bị bài ở nhà,... được hạn chế rỏ rệt. Cụ thể đầu năm có 12 học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá đến cuối học kì 1 con số này chỉ còn 05 học sinh, giảm đến 07 học sinh (tỉ lệ: 58,33%).
C. Kết luận
I. Ý nghĩa của đề tài đối với cơng tác 
Thực trạng đạo đức hiện nay của một bộ phận không nhỏ học sinh có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức sinh là sự đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội. Vì thế, với đề tài “Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt” đã giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phục huynh và học sinh xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục đạo đức học sinh, từ đó giúp cho bản thân tôi và tập thể sư phạm của nhà trường có nhiều thuận lợi, và đạt được nhiều kết quả tốt trong việc dạy kiến thức văn hóa và trong việc giáo dục đạo đức tốt cho các em học sinh giúp các em phát triển toàn diện cả đức lẫn tài. 
II. Khả năng áp dụng
Với đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, phổ biến trong tất cả các trường THCS.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
- Để thực hiện thành công đề tài này không chỉ riêng mình tôi thực hiện mà nhờ có sự giúp đở của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng giáo dục đã giúp đỡõ tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Từ đề tài này đã giúp tôi có nhiều điều kiện tiếp xúc với từng học sinh, giúp tôi hiểu được hoàn cảnh của các em hơn, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em và tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm ở đồng nghiệp, giúp tôi bổ sung thêm những kinh nghiệm giáo dục của mình đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt. Bên cạnh đó, tôi cũng tôi còn rút ra được những bài học kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt, tôi tự nhận định rằng việc thực hiện là một điều rất khó, đòi hỏi mọi người phải có lòng kiên nhẩn, phải có cái tâm của người thầy giáo, phải luôn nhìn nhận học sinh như là một chồi non chúng ta phải luôn luôn vun đắp để chồi non phát triển xanh tốt. 
- Đây là một đề tài mà bản thân tôi rất tâm đắc, bản thân đã nghiên cứu, học hỏi từ nhiều năm nay và đến năm học 2011 – 2012 tôi mới thực hiện được. Tôi tin rằng đề tài này sẽ được phổ biến rộng rãi trong các trường THCS trong các năm tiếp theo nhằm mục đích giáo dục tốt đạo đức học sinh, đặc biệt rèn luyện học sinh cá biệt.
IV. Đề xuất, kiến nghị
1. Đối với Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường xây dựng, cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt theo từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hay về giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về kỹ năng vận dụng các biện pháp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt. 
2. Đối với nhà trường
- Nhà trường cần tăng cường xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
- Tăng cường sự quan tâm của chi bộ, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đem lại kết quả tốt nhất. 
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời. 
3. Đối với giáo viên
Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng nghiên cứu, học hỏi những kinh nghiệm từ các nguồn như báo, đài, đồng nghiệp, tự rèn luyện bản thân về đức và tài, phải luôn luôn sáng tạo, tìm ra những biện pháp mới trong công tác đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt. 
	Mỹ Long, ngày 10 tháng 03 năm 2012
	 Người thực hiện 
	Hồà Văn Kẹp
Tài liệu tham khảo
---------------------------
Tạp chí Thế giới trong ta - Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.
2. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.
3. Thông tư số 1741/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
4. Thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. 
5. Luật giáo dục.
6. Các trang website về giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docCong tac giao duc dao duc hoc sinh ren luyen hocsinh ca biet.doc