Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh học kém môn toán lớp 8 - Năm học 2007-2008 - Ngô Thị Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh học kém môn toán lớp 8 - Năm học 2007-2008 - Ngô Thị Mai

Do đặc thù của lớp là lớp B,C nên số học sinh học trung bình,yếu là chính, học sinh học khá chiếm số ít, không có học sinh học giỏi

 Các em yếu kém thường thụ động, thiếu tập trung trong giờ học và không làm bài tập ở nhà nếu giáo viên không nhắc nhở thường xuyên.

 Những em học sinh yếu này có thái độ học tập kém, lười học, không linh hoạt trong suy nghĩ và thường dựa vào thầy cô, bạn bè. Chính đièu này đã làm cho các em hỏng kiến thức dù giáo viên đã cố gắng giúp đỡ.

 Những học sinh không nắm vững kiến thức toán đã học ở các lớp dưới nên thường lúng túng trong việc thực hiện kỹ năng làm toán.

 Hầu hết các học sinh yếu kém của lớp đều tập trung vào những gia đình không thường xuyên quan tâm đến việc học của con em mình, bản thân các em lười học, lười suy nghĩ, không làm bài tập về nhà. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy:

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh học kém môn toán lớp 8 - Năm học 2007-2008 - Ngô Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Bồi dưỡng học sinh học kém môn Toán lớp 8”.
Người thực hiện
-Họ tên: Ngô Thị mai.
-Ngày tháng năm sinh: 08-8-1981.
-Năm vào ngành: 2005.
-Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Minh Đức -ứng Hoà-Hà Tây.
-Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
-Hệ đào tạo: Từ xa
-Bộ môn giảng dạy: Toán
Năm học 2007-2008
I-Nội dung của đề tài
1-Lý do chọn đề tài: 
	 Trong các môn học ở trường THCS, môn toán chiếm vị trí rất quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những nhận thức chính xác về thế giới quan khoa học. Trên cơ sở đó vận dụng các kiến thức toán học, các kỹ năng tính toán vào đời sống, vào học tập, góp phần nâng cao năng lực tư duy, phát triển toàn diện và rèn luyện trí thông minh, xây dựng đức tính cẩn thận chính xác. Đồng thời góp phần giúp học sinh học tốt những môn học khác, tiến hành các hoạt động học tập khoa học và sinh hoạt ngoài giờ có kết quả tốt hơn.
	 Do đặc điểm tình hình của xã Minh Đức vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Với trách nhiệm của giáo viên đứng lớp trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện để nâng cao kết quả học tập môn toán của học sinh, tôi thấy cần phải tìm hiểu thực trạng học sinh học kém môn Toán và áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm giúp đỡ các em đạt từ trung bình trở lên làm cơ sở để các em học tiếp môn toán ở các cấp trên.
2-Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài: 
	Do trình độ bản thân, thời gian hạn chế và khuôn khổ của đề tài tôi chỉ nghiên cứu tình tình học yếu môn toán của học sinh lớp 8b trong năm học 2007-2008.
II-Quá trình thực hiện đề tài.
1-Thực trạng học sinh học kém môn toán lớp 8b ở Trường THCS Minh Đức.
	Do đặc thù của lớp là lớp B,C nên số học sinh học trung bình,yếu là chính, học sinh học khá chiếm số ít, không có học sinh học giỏi
	Các em yếu kém thường thụ động, thiếu tập trung trong giờ học và không làm bài tập ở nhà nếu giáo viên không nhắc nhở thường xuyên.
 	Những em học sinh yếu này có thái độ học tập kém, lười học, không linh hoạt trong suy nghĩ và thường dựa vào thầy cô, bạn bè. Chính đièu này đã làm cho các em hỏng kiến thức dù giáo viên đã cố gắng giúp đỡ.
	Những học sinh không nắm vững kiến thức toán đã học ở các lớp dưới nên thường lúng túng trong việc thực hiện kỹ năng làm toán.
	Hầu hết các học sinh yếu kém của lớp đều tập trung vào những gia đình không thường xuyên quan tâm đến việc học của con em mình, bản thân các em lười học, lười suy nghĩ, không làm bài tập về nhà. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy:
- Số học sinh được gia đình quan tâm chiếm 54,3%.
- Số học sinh không được gia đình quan tâm chiếm 45,7%.
Qua 2 tuần ôn tập tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng đầu năm môn toán của các em, kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
37
0
2
19
13
3
%
0
5.4
51.4
35.1
8.1
2- Nguyên nhân học yếu môn Toán của học sinh khối lớp 8:
	- Do không nắm vững kiến thức đã học ở các lớp dưới vì thế các em không theo kịp chương trình toán 8 tạo tâm lý chán học môn toán, một số tiết có nội dung quá tải so với các em.
	- Các em học yếu thường thuộc gia đình lao động nghèo hoặc cha mẹ ít quan tâm nhắc nhở về việc học hành của các em.
	- Bản thân các em không ham thích học tập, thường xuyên không làm bài tập ở nhà, vào lớp không chú ý nghe giảng,
	- Học sinh có nhiều lỗ hổng kiến thức, khả năng tiếp thu chậm, mau quên.
	- Phương pháp học tập chưa tốt.
	- Một số nguyên nhân khác:
	+ Học kém nên các em không thích học môn toán, không có tinh thần ham học
	+ Học kém do không nắm được kiến thức cơ bản.
	+Do đặc điểm tâm sinh lý, các em đã đến tuổi dậy thì nhất là các em nữ nên đã bắt đầu để ý, ngắm vuốt, thích chơi hơn học.
3-Những biện pháp thực hiện.
	- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân học kém của từng học sinh.
	- Phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
	- Tổ chức nhóm học tập, đôi bạn học tập tốt.
	- Thường xuyên quan tâm đến học sinh kém, kịp thời tuyên dương những em có biểu hiện tiến bộ.
	- Trong giảng dạy tôi gọi hết các đối tượng của lớp, dù các em không giơ tay phát biểu và cố uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của học sinh.
	- Đầu tư soạn giảng, biết trọn hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	- Trong giảng dạy toán, việc ôn luyện các kiến thức cũ không bao giờ thừa mà trái lại giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức đã học và tạo tiền đề tiếp thu kiến thức mới dễ dàng. Vì vậy trong các giờ dạy tôi luôn dành thời gian giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ dưới các hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15phút
	- Vì lớp có nhiều học sinh học kém nên khi giảng bài phải chậm rãi, chẻ nhỏ các câu hỏi, lựa chọn cách hỏi rễ hiểu để học sinh có thể trả lời được yêu cầu của đề bài
	- Khi dạy học nhất là các tiết luyện tập tôi luôn chia bài tập thành các dạng bài và đưa ra phương pháp giải chung cho dạng đó, chữa mẫu một bài rồi yêu cầu các em chữa 1 số bài cùng dạng, sau một vài tiết lại ôn lại những dạng cơ bản
	- Trong công tác giảng dạy, ngoài những kiến thức đã học phải học tập kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, 
	- Luôn cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng tiết dạy, luôn xem học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
 4-Kết qủa thực hiện.
	 Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh yếu kém lớp 8b, tôi nhận thấy chất lượng học tập không chỉ của học sinh yếu kém mà học sinh trung bình cũng dần nâng lên. Cụ thể kết quả học tập học kỳ I như sau:
Tổng số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
37
0
7
22
8
0
%
0
19
60
20
0
	Không dừng lại ở học kỳ 1, tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp đề ra đồng thời tìm hiểu thêm tài liệu để bổ sung các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán của lớp. Tạo không khí sôi nổi trong học tập từ đó mà chất lượng học tập môn toán được nâng lên rõ nét, thể hiện qua kết quả điểm trung bình môn toán ở học kỳ II như sau:
Tổng số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
35
1
10
20
4
0
%
2
29
57
12
0
iii-Kết luận-Đề xuất.
	Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh là vấn đề bức thiết hàng đầu luôn được tất cả giáo viên quan tâm. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong giảng dạy và từ thực tế đứng lớp của bản thân, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng học tập môn toán của học sinh là:
	- Giáo viên phải kiên trì bám sát lớp, nắm chắc đối tượng học sinh lớp, tạo niềm tin tuyệt đối với học sinh và là chỗ dựa tình thần của các em, giúp các em yêu thích các giờ học ở lớp.
	- Giáo viên luôn biết lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp với tất cả đối tượng học sinh của lớp. Phát huy được năng lực học tập của từng thành viên trong lớp, khơi gợi sự tò mò, ham thích tìm hiểu những điều mới lạ, tạo lên hứng thú trong học tập, nắm vững kiến thức đã học, vận dụng vào các bài tập và tiếp thu nhanh hơn các kiếm thức mới.
	- Trên đây là kết quả của việc nghiên cứu đề tài bồi dưỡng học sinh học kém môn toán lớp 8. Do thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn, góp phần tốt hơn vào việc nâng chất lượng học tập môn toán của học sinh bậc THCS.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Minh Đức, ngày 10 tháng 5 năm 2008
 Người thực hiện 
 Ngô Thị Mai 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNREN KI NANG HOC HINH 8.doc