Rèn kỹ năng liên kết đoạn văn trong văn bản

Rèn kỹ năng liên kết đoạn văn trong văn bản

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM:

1. Đoạn văn là yéu tố tạo nên tính hoàn chỉnh và thống nhất của văn bản. Cùng hướng tới một chủ đề chung, các đoạn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lý, tức là phải liền mạch. Có như vậy, mới bảo đảm đươc hai đặc điểm của văn bản là tính chỉnh thể về hình thức và tính thống nhất trọn vẹn về nội dung. Mối quan hệ ấy thường được biểu thị thông qua việc sử dụng các phương tiện liên kết.

 2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:

a. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn:

Về vị trí, các từ ngữ liên kết thường được đặt đầu đoạn văn.

Về từ loại: các từ ngữ liên kết có thể là quan hệ từ, có thể là chỉ từ, cũng có thể là danh từ chỉ thời gian (Hôm trước, Bây giờ, hiện tại ); cũng có thể là một số từ ngữ khác có ý nghĩa chuyển tiếp: (Tóm tại, nhìn chung, mặt khác )

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kỹ năng liên kết đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng
liên kết đoạn văn trong văn bản.
I. Kiến thức cần nắm:
1. Đoạn văn là yéu tố tạo nên tính hoàn chỉnh và thống nhất của văn bản. Cùng hướng tới một chủ đề chung, các đoạn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lý, tức là phải liền mạch. Có như vậy, mới bảo đảm đươc hai đặc điểm của văn bản là tính chỉnh thể về hình thức và tính thống nhất trọn vẹn về nội dung. Mối quan hệ ấy thường được biểu thị thông qua việc sử dụng các phương tiện liên kết.
	2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
a. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn:
Về vị trí, các từ ngữ liên kết thường được đặt đầu đoạn văn.
Về từ loại: các từ ngữ liên kết có thể là quan hệ từ, có thể là chỉ từ, cũng có thể là danh từ chỉ thời gian (Hôm trước, Bây giờ, hiện tại); cũng có thể là một số từ ngữ khác có ý nghĩa chuyển tiếp: (Tóm tại, nhìn chung, mặt khác)
Về ý nghĩa: Dùng các từ ngữ liên kết để thể hiện các ý nghĩa sau:
+ Liệt kê: thứ nhất, tiếp đó, sau cùng, trước hết
+ Tổng kết, khái quát: tóm lại, có thể nói rằng, tựu trung lại, nhìn chung, trên cơ sở đó, kết luận lại, nhìn một cách khái quát
+ Đối lập, tương phản: trái lại, ngược lại, song, nhưng, vậy mà
+ Nguyên nhân: Vì vậy, bởi vậy, do đó, chính bởi thế
+ Chỉ sự thay thế: Đó là, trước đó, khi ấy
b. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
Về vị trí, câu nối có thể đặt cuối đoạn trên hoặc đầu đoạn dưới, giữa hai đoạn văn.
Về ý nghĩa: câu nối có một số nhiệm vụ sau:
+ Nhắc lại nội dung đoạn trước để chuyển tiếp vào ý đoạn sau:
VD: U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận.
ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?	(Ngày công đầu tiên của cu Tý – Bùi Hiển)
+ Khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới:
VD: Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
	(Lão Hạc – Nam Cao)
+ Mở ra nội dung đoạn văn sau:
VD: Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi, trường Mỹ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
	(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
Lưu ý:
Trong thực tế, có một số trường hợp, bản thân nội dung các đoạn văn trong cùng một văn bản đã có sự liên kết tự nhiên chặt chẽ. Có nghĩa là không cần dùng phương tiện liên kết vẫn duy trì được tính chặt chẽ của văn bản. Đó là khi người viết sắp xếp các đoạn avưn ấy theo một trường liên tưởng nhất định: trình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự diễn biến cảm xúc.ở những trường hợp này, nếu đưa thêm các phương tiện liên kết sẽ khiến sự diễn đạt trở nên rườm rà.
II. Bài tập thực hành về liên kết đoạn văn trong văn bản
1. Phân tích quan hệ ý nghĩa và xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong các ví dụ:
a. Tỏ sự ngậm ngùi thương xót cho thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại, rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi
	(Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
b. Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà, hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
	(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
c. Khi những trận mưa rào mùa hạ còn chưa dứt hẳn, nếu nhìn lên bầu trời, rất có thể bạn sẽ bắt gặp một chiếc cầu vồng rực rỡ. Bạn biết ai đã tạo nên chiếc cầu vồng đó không?
Trước hết, người có công đầu trong việc làm nên chiếc cầu vồng là ông Mặt Trời. Ngày ngày, Mặt Trời mang ánh nắng sưởi ấm cho Trái đất. Thoạt nhìn, có thể bạn tưởng ánh sáng Mặt Trời là màu sáng trắng. Nhưng thực ra, Mặt Trời gồm nhiều màu lắm đấy.
Bên cạnh Mặt Trời, không thể quên vai trò của chị Mưa trong việc làm nên cầu vồng. Vô vàn hạt nước là vô vàn lăng kính bé xíu, giúp cho màu sắc khác nhau vốn cùng “trốn” trong ánh sáng Mặt Trời giờ dứng riêng ra. Vậy là cầu vồng bảy sắc dần dần hiện ra, rực rỡ giữa bầu trời.
Lạ hơn nữa, đôi lúc bạn có thể nhìn thấy ngay bên trên chiếc cầu vồng chính, còn có một chiếc cầu vồng khác , mờ hơn một chút. Thậm chí, lúc đi trên máy bay, nếu may mắn, bạn cũng có thể nhìn thấy ngay phía dưới mình một chiếc cầu vồng hình tròn. 
Cuối cùng, bạn đã hiểu sơ qua nhờ phép màu nào mà lại xuất hiện chiếc cầu vồng tuyệt đẹp rồi chứ? Từ giờ, mỗi khi cầu vồng xuất hiện, bạn hãy ngắm thật kỹ và nhớ lại câu chuyện này nhé!
	(Theo báo Hoạ mi, số 34, 2003)
d. Thực học là lối học thực tế, học cho mở mang trí thức, học cho dày dặn năng lực để thành tài, để ra người, để làm người hữu dụng: nhỏ thì hữu dụng cho xã hội, to thì hữu dụng cho quốc gia, cho thiên hạ.
Thực học trái ngược với lối học hư văn là lối tục học, phù hoa khinh bạc, loè đời, nịnh đời, tuyệt khong có gì là hữu dụng cả. Thế cho nên người đi học thì nhiều, người hữu dụng thì ít; đời mới than phiền: “hiếm nhân tài!”
	(Cổ học tinh hoa - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc)
2. Điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn có sự liên kết liền mạch:
Truyện Sọ Dừa phản ánh cùng một lúc nhiều mơ ước của nhân dân lao động Việt Nam.
() là mơ ước được đổi đời, được sống giàu sang hạnh phúc. Những người nghèo khổ mong sẽ có lúc hết nghèo, sẽ giàu có, sẽ lấy được vợ đẹp ngoan và sống hạnh phúc. 
Người lao động () mơ ước cho những người bất hạnh xấu xí, thiệt thòi cũng trở thành người đẹp đẽ và có ích cho xã hội. Sọ Dừa xấu xí nhưng chăn bò rất giỏi. Chàng là người có nhiều tài năng hơn hẳn những người khác. 
Sọ Dừa () thi đỗ Trạng nguyên rồi làm quan. () mơ ước công danh sự nghiệp theo quan niệm của giai cấp phong kiến thủa trước.
3. Dưới đây là những đoạn nối, câu nối. Hãy thử xem chúng khác đoạn văn thông thường ở chỗ nào?
+ ở trên mới chỉ đề cập đến mảng văn xuôi từ năm 1945 đến nay, phần tiếp theo chúng ta sẽ xét kỹ mảng thơ ca.
+ Nhưng trong ca dao đâu phải chỉ có con cò, bên cạnh đó ta còn phải nhắc đến một con vật khác nữa, đó là con trâu.
+ Nếu như trong thể loại truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn tài năng nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối viết truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan chưa có cây bút nào kế thừa được. 
+ Trở lên, tôi đã đứng về phái người đọc người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề.
4. Đọc các câu văn sau:
a. Nếu nhân vật người cô gây nên sự phẫn nộ và căm ghét thì bé Hồng và những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương của chú lại gieo vào tâm hồn ta niềm yêu thương và xúc động mãnh liệt.
b. Cuối cùng, lão Hạc đã tìm đến cái chết, một cái chết dữ dội và bi thảm.
c. Không còn thấp thỏm như lúc nãy, tôi ngồi vào chỗ cô giáo chỉ cho và đưa mắt nhìn chung quanh một cách tò mò.
Cho biết:
+ Nội dung ý đã được trình bày của đoạn văn trước và sẽ được trình bày ở đoạn văn tiếp theo.
+ Chọn một hình thức liên kết đã cho sẵn ở trên và viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn theo cách thức diễn dịch. 
5. Suy nghĩ và tìm ý cho đề văn sau:
Sau khi lão Hạc mất một thời gian, người con trai trở về làng. Câu chuyện có thể được tiép nối ra sao? Em hãy hình dung và kể lại.
Hướng dẫn thực hành bài tập.
Bài tập 1:
? Muốn thấy được quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, ta cần làm gì?
- Đọc và hiểu được nội dung mỗi đoạn. Thấy được quan hệ về mặt nội dung giữa đoạn trước và sau.
? để xác định đúng phương tiện liên kết ta cần nhớ được điều gì?
- Vị trí, ý nghĩa biểu đạt của phương tiện liên kết đó.
đáp án:
a. Quan hệ ý nghia tương phản: Nhưng.
b. Quan hệ ý nghĩa thay thế (Đó là); tương phản (thế mà)
c. Quan hệ: Liệt kê (Trước hết); bổ sung (Bên cạnh, lạ hơn nữa); Tổng kết (cuối cùng)
d. Tương phản (Trái ngược với)
Bài tập 2:
?Muốn đièn đúng các từ ngữ liên kết cần chú ý điều gì?
Đọc đoạn văn và thấy được quan hệ giữa các đoạn.
Gợi ý: Trước hết, đầu tiên; còn, cũng; cuối cùng, còn; Đó là, đó chính là.
Bài tập 3:
Phân biệt. Gợi ý để HS phát hiện trên hai phương diện:
+ Về hình thức; Dung lượng thường ngắn hơn, thường sử dụng kiểu câu ghép.
+ Về nội dung: không tạp trng thể hiện một chủ đề thống nhất nào mà chỉ dừng lại giới thiệu và khái quát.
Bài tập 4:
HS đọc và nhận xét được nội dung đã diễn đạt ở đoạn trước và sẽ được triển khai trong đoạn tiếp theo.
Hứơng dẫn học sinh viết đoạn văn tiếp theo cách trình bày diễn dịch.
GV chấm, chọn một đoạn viết khá nhất để đọc cho lớp tham khảo.
Bài tập 5:
Hướng dẫn:
- Lựa chọn tình huống thích hợp cho phần tiếp của truyện: (đi biệt mấy năm trở về, thấy cha mất, định phẫn chí bỏ đi tiếp nhưng cuộc trò chuyện với ông giáo đã giữ anh ta ở lại
+ Có thể có hiểu lầm về ông giáo và Binh Tư sau được giải quyết êm thấm bằng tình làn nghĩa xóm.
+ Buồn và giận cha, cuộc trò chuyện với ông giáo vẫn không khiến anh ta nguôi lòng. Trong giấc ngủ, gặp lại cha, tình ngộ và hối hận.
Lưuý:
Cần chọn tình huống hợp lý để không lạc với mạch truyện.
+ Tập trung kể lại diễn biến việc người con trở về và cuộc trò chuyện với ông giáo.
+ Kết hợp miêu tả lại cảnh vật cũ và chân dung người con traikết hợp biểu cảm khi miêu tả tâm trạng và cảm xúc người con.
Thực hành bài tập tại nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docren ky nang lien ket.doc