Quân khu 3 lịch sử và những chiến công

Quân khu 3 lịch sử và những chiến công

Câu 1 : Quân khu 3 thành lập ngày, tháng, năm nào? Hiện nay gồm mấy tỉnh, thành phố (hãy kể tên)? Sông Bạch Đằng nơi quân và dân ta (thế kỷ thứ X và XIII) đã lập nên chiến công oanh liệt, hiện nay thuộc địa bàn tỉnh nào? Ai là người lãnh đạo lập nên những chiến công đó?

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, theo quyết định của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, ngày 31/10/1945 Liên khu 3 được thành lập, trên cơ sở hợp nhất chiến khu 2 (Hữu ngạn sông Hồng) và chiến khu 3(Tả ngạn sông Hồng). Từ tháng 7/ 1952 đến 7/1954 Liên khu 3 tách thành khu 3 và khu tả ngạn trực thuộc Trung ương. Những năm sau đó được hợp nhất thành Quân khu 3 rồi lại tách ra thành Quân khu Tả ngạn và Quân khu Hữu ngạn. Từ tháng 7/1976 Quân khu Tả ngạn và Quân khu Hữu ngạn hợp nhất thành Quân khu 3 cho đến ngày nay. Mặc dù đã nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, nhưng ngày 31/10/1945 vẫn được xác định là ngày thành lập, ngày truyền thống của LLVT Quân khu 3.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quân khu 3 lịch sử và những chiến công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : Quân khu 3 thành lập ngày, tháng, năm nào? Hiện nay gồm mấy tỉnh, thành phố (hãy kể tên)? Sông Bạch Đằng nơi quân và dân ta (thế kỷ thứ X và XIII) đã lập nên chiến công oanh liệt, hiện nay thuộc địa bàn tỉnh nào? Ai là người lãnh đạo lập nên những chiến công đó? 
Sau c¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945, d­íi sù l·nh ®¹o cña ®¶ng céng s¶n ViÖt Nam, xuÊt ph¸t tõ yªu cÇu x©y dùng lùc l­îng vò trang c¸ch m¹ng, theo quyÕt ®Þnh cña ChÝnh phñ n­íc ViÖt Nam d©n chñ Céng hoµ, ngµy 31/10/1945 Liªn khu 3 ®­îc thµnh lËp, trªn c¬ së hîp nhÊt chiÕn khu 2 (H÷u ng¹n s«ng Hång) vµ chiÕn khu 3(T¶ ng¹n s«ng Hång). Tõ th¸ng 7/ 1952 ®Õn 7/1954 Liªn khu 3 t¸ch thµnh khu 3 vµ khu t¶ ng¹n trùc thuéc Trung ­¬ng. Nh÷ng n¨m sau ®ã ®­îc hîp nhÊt thµnh Qu©n khu 3 råi l¹i t¸ch ra thµnh Qu©n khu T¶ ng¹n vµ Qu©n khu H÷u ng¹n. Tõ th¸ng 7/1976 Qu©n khu T¶ ng¹n vµ Qu©n khu H÷u ng¹n hîp nhÊt thµnh Qu©n khu 3 cho ®Õn ngµy nay. MÆc dï ®· nhiÒu lÇn thay ®æi tªn gäi kh¸c nhau, nh­ng ngµy 31/10/1945 vÉn ®­îc x¸c ®Þnh lµ ngµy thµnh lËp, ngµy truyÒn thèng cña LLVT Qu©n khu 3.
Qu©n khu 3 hiÖn nay gåm 9 tØnh, thµnh phè: H¶i Phßng, Qu¶ng Ninh, H¶i D­¬ng, H­ng Yªn, Th¸i B×nh, Nam §Þnh, Ninh B×nh ,Hµ Nam vµ Hoµ B×nh. diện tÝch 20.082,5 km2; d©n số 11.981.600 người; cã 93 quận, huyện, thị x·, thành phố (thuộc tỉnh); cã 1 816 x·, phường, thị trấn. Như vậy Qu©n khu 3 ngày nay là tªn gọi của một tổ chức hành chÝnh qu©n sự, đã được trải qua nhiều lần thay đổi về tªn gọi, địa giới, mà phần lớn là đồng bằng Bắc Bộ và vùng phụ cận. 
Qu©n khu 3 là mảnh đất giàu truyền thống yªu nước chống giặc ngoại x©m. Nhiều tªn đất, tªn làng, tªn s«ng đ· gắn liền với những chiến c«ng oanh liệt. Một trong những địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của d©n tộc ta là s«ng Bạch Đằng, (cßn gọi là Bạch Đằng Giang), hiệu là s«ng V©n Cừ, s«ng chảy giữa 2 huyện Yªn Hưng (tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và Thủy Nguyªn (TP Hải Phßng), s«ng cã chiều dài 32km; là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa). S«ng Bạch Đằng là nơi qu©n và d©n ta (thế kỷ X và XIII) đã lập nªn những chiến c«ng oanh liệt, hiện nay thuộc địa bàn gi¸p ranh giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phßng. Những chiến c«ng đó là: 
Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất : Cuối mïa đ«ng năm 938, Ng« Quyền l·nh đạo nh©n d©n ta đập tan cuộc tiến c«ng của qu©n Nam H¸n, giữ vững nền độc lập d©n tộc. 
Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2 : Ngày 28 th¸ng 4 năm 981 Lª Hoàn l·nh đạo nh©n d©n Đại Cồ Việt đập tan qu©n x©m lược Tống. 
Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3: Ngày 9 tháng 4 năm 1288, đoàn thuyền địch bắt đầu tiến vào s«ng Bạch Đằng; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đ· l·nh đạo qu©n d©n Đại Việt đ¸nh trận quyết định đập tan ảo mộng x©m lăng của qu©n Nguyªn, đưa đất nước vào thời đại ph¸t triển. 
Câu 2: Bạn hãy cho biết Chiến khu Quang Trung và Chiến khu Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống Pháp gồm những tình nào? Hiện nay thuộc những tỉnh nào? Kinh đô của 3 triều đại phong kiến ( thế kỷ X, XI), hiện nay thuộc tỉnh nào trên địa bàn Quân khu? 
Chiến khu Quang Trung thành lập ngày 03/02/1945.
 tên gọi ban đầu Chiến khu Hòa – Ninh - Thanh gồm 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa; đến tháng 5 năm 1945 đổi tên là Chiến khu Quang trung (đệ tam Chiến khu) ngày nay Hòa Bình, Ninh Bình thuộc Quân khu 3 ; tỉnh Thanh Hóa thuộc Quân khu 4. 
Chiến khu Trần Hưng Đạo tức Chiến khu Đông Triều (còn gọi là đệ tứ Chiến khu) thành lập ngày 8 tháng 6 năm 1945, trong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p lúc đầu gồm các huyện Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch (tỉnh Quảng Yên), Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Đến cuối tháng 6, có thêm huyện Kinh Môn và một phần của huyện Kim Thành, Thanh Hà (tỉnh Hải Dương); Thủy Nguyên (TP Hải Phòng); Uông Bí, Yên Hưng (tỉnh Quảng Yên) sau mở rộng tới huyện Đồ Sơn (tỉnh Kiến An), Hòn Gai trong đó Đông Triều và Chí Linh là trung tâm Chiến khu. 
Chiến khu Trần Hưng Đạo nay thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và TP Hải Phòng 
- Quân khu 3 không chỉ là nơi có nhiều căn cứ, kháng chiến, mà còn là nơi có kinh đô gắn liền với quá trình xây dựng phát triển của 3 triều đại phong kiến. Đó là Cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình là kinh đô của 3 triều đại phong kiến gồm Nhà Đinh, Nhà tiền Lê và Nhà Lý (Quốc hiệu Đại Cồ Việt). Năm 1010 Lý Công Uẩn cho dời đô về Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội. 
Câu 3 : Bạn cho biết họ tên, quê quán của người vẽ lá cờ đỏ sao vàng (Quốc kỳ) và tác giả bài hát “Tiến quân ca” (Quốc ca Việt Nam)? 
Người vẽ lá cờ đỏ sao vàng là ông Nguyễn Hữu Tiến, nguyên Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ; ông sinh ngày 5/3/1901 tại xã Lũng Xuyên, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. 
- Bài hát Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923 tại Lạch Chay, Hải Phòng, quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 
Câu 4 : Bạn hãy cho biết thời gian diễn ra, lực lượng tham gia và kết quả 05 trận đánh tiêu biểu của quân, dân Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp: Trận tập kích sân bay Cát Bi, Hải Phòng: Trận đánh 86 ngày đêm bảo vệ thành phố Nam Định: Trận chống càn ở Phan Xá, Tống Xá, tỉnh Hưng Yên: Trận đánh mìn ở ga Phạm Xá huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương? Trận chống địch càn quét tại làng Vạn Thọ, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tình Hà Nam. 
1. TRẬN TẬP KÍCH SÂN BAY CÁT BI
-  Thời gian: lúc 01h ngày 7/3/1954 
- Lực lượng ta: Bộ đội địa phương tỉnh Kiến An vơi 34 cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng hỗ trợ của bộ đội địa phương huyện Kiến Thụy. 
- Lực lượng địch: 6 tiểu đoàn bảo vệ và 1 đại đội tham mưu chỉ huy sân bay, ngoài ra còn có hàng trăm phi công và 50 cố vấn quân sự Mỹ. 
- Kết quả: 6 lính Âu Phi bị ta tiêu diệt phá hủy 59 máy bay địch. 
2. TRẬN CHỐNG CÀN PHAN XÁ, TỐNG XÁ TỈNH HƯNG YÊN 
- Thời gian: từ 05h đến 18h ngày 25/9/1951 
- Lực lượng tham gia: Đại đội 20 bộ đội chủ lực tỉnh Hưng Yên (2 trung đội) và trung đội địa phương huyện Ân Thi, tổng cộng 130 đồng chí và dân quân du kích của 2 làng Phan Xá và Tống Xá. 
- Lực lượng địch khoảng 1000 tên. 
- Kết quả: Ta đã tiêu diệt 500 tên, bắt làm tù binh 20 tên lính Âu Phi. 
3. TRẬN ĐÁNH MÌN Ở GA PHẠM XÁ ( KIM THÀNH, HẢI DƯƠNG) 
- Thời gian: 10h30 phút ngày 30/1/1954. 
- Lực lượng tham gia: Trung đội đánh mìn thuộc huyện đội Kim Thành có công binh làm lòng cốt, tổng số 20 đồng chí; trong đó có 5 đồng chí trực tiếp đặt mìn, phát nổ, còn lại bố trí hai bên bờ sông Rang sẵn sàng yểm trợ. 
 - Lực lượng địch: Phía Đông ga Phạm Xá là bốt Phạm do một đại đội lính ngụy canh giữ, phía tây là đồn Măng do môt trung đội và một trung đội địa phương quân chiếm giữ, hai đồn đóng cách nhau 600m làm nhiệm vụ bảo vệ đường sắt ở khu vực Phạm Xá. 
- Kết quả ta tiêu diệt và làm bị thương 778 tên; phá hủy và làm lật đổ 08 toa xe, 20m đường ray, làm ngưng trệ tuyến vận chuyển của địch 04 ngày đêm. 
4. TR ẬN CHỐNG CÀN TẠI LÀNG VẠN THỌ XÃ NHÂN NGHĨA 
(LÝ NHÂN, HÀ NAM) 
- Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 3 năm 1952. 
- Lực lượng tham gia: 2 đại đội bộ binh thuộc tiểu đoàn 738/ Đại đoàn 320; 01 đại đội thuộc huyện Lý Nhân; 03 trung đội du kích. 
- Lực lượng địch: binh đoàn cơ động số 4 Âu Phi có máy bay, pháo binh và xe lội nước yểm trợ. 
- Kết quả: Ta bẻ gãy các đợt tiến công, càn quét của địch bao vây truy bắt 60 tên. 
5. TRẬN ĐÁNH 86 NGÀY ĐÊM BẢO VỆ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 
- Thời gian: từ ngày 20/12/1946 đến ngày 15/3/1947 
- Lực lượng tham gia: 02 tiểu đoàn 02 đại đội và hơn 700 tự vệ; ngoài ra còn có 20 tiểu đoàn bộ đội tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. 
- Lực lượng địch: 01 tiểu đoàn gồm 450 tên, ngoài ra còn sử dụng 1 500 quân cùng các phương tiện chiến tranh để ứng cứu giải vây cho quân ở Nam Định. 
- Kết quả: ta tiêu diệt hơn 400 tên địch và rút ra khỏi thành phố an toàn. 
Câu 5:   B ạn cho biết: 
Anh hùng đánh xe tăng trên đường số 6 trong Chiến dịch Hòa Bình (12/1951) là ai? Họ tên, quê quán người bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ (7/5/1954)? Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập (30/4/1975) và người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? 
Anh hùng đánh xe tăng trên đường số 6 trong Chiến dịch dịch Hòa Bình (12/1951) là Cù Chính Lan, anh sinh năm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
 - Người bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ (7/5/1954) là đồng chí Đại tá Tạ Quốc Luật (nghỉ hưu nay đã mất) sinh năm 1925 quê ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. 
- Người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập (30/4/1975) là đồng chí Đại tá Bùi Quang Thận (đã nghỉ hưu) sinh năm 1949, quê xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 
- Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là đồng chí Trung tướng Phạm Tuân (nguyên Chủ nhiệm Tổng cục CNQP nay là Chủ tịch HĐQT ngân hàng cổ phần thương mại Quân đội, Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Liên Xô), sinh năm 1947 quê ở xã Quốc Tuấn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 
Câu 6: “Quân khu 3, Quân khu đồng bằng án ngữ Thủ dô, dựa vào Tây Bắc và Việt Bắc, nối liền đất Thanh, Nghệ miền Trung, lại nhìn ra biển cả, giàu tài nguyên và quan trọng về chiến lược. Thời bình đây là một trong những vùng đất căn bản để xây dựng và phát triển, là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Thời chiến đây là hậu phương quốc gia, đồng thời là mặt trận chống xâm lược, nhiều tên làng, tên đất, tên sông, đã trở thành tên gọi của những chiến công hiển hách”. Bạn cho biết câu nói đó của ai? Câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Quân khu 3 trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 
Câu nói trên (đăng trên tạp chí Lịch sử Quân sự, tháng 6/1992) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam). 
          Quân khu 3 là địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, ngoại giao, là trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có thế mạnh về công, nông, lâm, ngư nghiệp, có núi rừng hiểm trở, có biển đảo rộng lớn, có hệ thống giao thông rất thuận lợi trong giao lưu giữa Quân khu với Thủ đô Hà Nội và nhiều vùng trọng yếu khác trong nước và quốc tế. Trải qua các thời đại, dưới con mắt của kẻ thù ngoại bang, luôn coi đây là địa bàn quan trọng, là mục tiêu, hướng tiến công chủ yếu tạo điều kiện để phát triển lực lượng, làm bàn đạp để tiến hành chiến tranh xâm lược trên phạm vi miền Bắc và cả nước, cũng là nơi chúng co cụm rút lui cuối cùng. 
  Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Quân khu 3 có vị trí quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân và là địa bàn trọng yếu trong khu vực phòng thủ Đông Bắc và Thủ đô Hà Nội; là khu vực kinh tế năng động của cả nước góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
Câu 7: Bạn hãy nêu những thành tích của quân và dân Quân khu 3 trong hai cuộc kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN? Từ năm 2000 đến nay có bao nhiêu đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Quân khu được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới? 
Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ, nhân dân lực lượng vũ trang Liên khu 3 đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ lực đánh hơn 78. 600 trận lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 nghìn tên địch, phá hủy và thu hơn 42.000 vũ khí các loại, hành trăm ngàn phương tiện chiến tranh. 
Trong cuộc chiến đấu đánh trả máy bay, tàu chiến Mỹ, quân và dân Quân khu 3 đã phối hợp chặt chẽ với quân chủng Hải quân, Phòng không – Không quân tạo nên thế trận hiệp đồng rộng khắp, vừa có trọng điểm, đánh địch nhiều tầng, mọi hướng đạt hiệu xuất chiến đấu cao, đã cùng các lực lượng trên địa bàn đánh 39.450 trận, bắn rơi 1.526 máy bay Mỹ ( trong tổng số 4.181 máy bay bị bắn rơi ở miền Bắc), trong đó có 10 máy bay B52; 2 máy bay F111, bắt sồng nhiều giặc lái; bắn chìm, bắn cháy 75 tàu chiến các loại; tiêu diệt nhiều toán biệt kích Mỹ ngụy; rà phá, tháo gỡ gần 69.000 quả bom, mìn, thủy lôi; phá tan chiến dịch phong tỏa đường biển vào cảng Hải Phòng; lần lượt đập tan chiến dịch “Biển lửa”, “ Mũi lao lửa”, “ Rồng biển” của địch. Đặc biệt, đã cùng với quân, dân miền Bắc đánh đòn quyết định làm nên một “ Điện Biên phủ trên không” tháng 12/1972 đầy oanh liệt, đánh thắng hoàn toàn hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; đồng thời làm tròn trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với miền Nam ruột thịt và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; đã có 1,2 triệu thanh niên, hàng chục sư đoàn, trung đoàn, hàng trăm tiểu đoàn, hàng chục vạn thanh niên xung phong, hàng trăm ngàn cán bộ các ngành tham gia nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia. Nuôi dưỡng hàng ngàn con em miền Nam tập kết, đào tạo trở thành những cán bộ, chiến sĩ phục sự nghiệp cách mạng; nuôi dưỡng 30 vạn thương binh, bệnh binh ở các chiến trường về hậu phương, góp phần to lớn cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đi lên xây dựng CNXH. 
Sau chiến thắng 30/4/1975, quân và dân Quân khu 3 đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đặc biệt từ năm 1975 đến năm 1984, quân và dân Quân khu 3 đã chi viện đắc lực về lực lượng, cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật cho các tuyến phòng thủ ở biên giới phía Bắc, Đông Bắc, biển và hải đảo của Tổ quốc. Các tỉnh, thành phố đã tổ chức 40 trung đoàn tự vệ, dân quân với 37 vạn lượt người cùng các đơn vị chủ lực xây dựng các công trình quốc phòng; chi viện hàng nghìn tấn xi măng, sắt thép, hàng trăm ngàn ngày công chi viện hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ trong đội hình hàng chục sư đoàn ra phía trước làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới. Trong những năm qua, quân và dân Quân khu không ngừng phát huy truyền thống, hoàn thành xất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là Quân khu có vị trí chiến lược trọng yếu của cả nước. 
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, toàn Quân khu đã có 217.161 liệt sĩ; 97.618 thương binh, quân và dân Quân khu đã xây đắp nên và không ngừng phát huy truyền thống vẻ vang “ Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng”. 
Từ năm 2000 đến nay đã có 08 đơn vị thuộc LLVT Quân khu được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, cụ thể là: 
*Anh hùng LLVT nhân dân: Bệnh viện 5, Cục Hậu cần; Xưởng 10 Công binh, Bộ Tham mưu; Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 43, f395; Tiểu đoàn 25,Lữ đoàn 513; LLVT huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, LLVT thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh 
* Anh hùng lao động: Công ty xây dựng 319. 
Câu 8 : Ban hãy viết một đoạn văn (bài thơ) về con người, vùng đất Quân khu 3, hoặc kỷ niệm sâu sắc của mình trong đời quân ngũ? ( không quá 500 từ). 
 Câu hỏi 9: Dự đoán cuộc thi tìm hiểu “Quân khu 3- lịch sử và những chiến công” có bao nhiêu người tham gia? 
Dù ®o¸n cuộc thi tìm hiểu “Quân khu 3- lịch sử và những chiến công” cã 3.700.000 ng­ßi tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan khu 3lich su va nhung chien cong.doc