Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 35

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 35

Tuần: 35

Tiết: 137 – 138

Thi học kỳ II

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:

- Củng cố và hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức đã học trong chương trình để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.

- Vận dụng kiến thức tích hợp văn – tiếng việt – tập làm văn để làm bài kiểm tra cuối năm.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.

- Giáo dục ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc.

B. CHUẨN BỊ

1. GV: - Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài thi; đọc kĩ những nội dung cơ bản cần chú ý (SGK/162)

- Tích hợp giữa ba phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.

2. HS: - Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị đồ dùng học tập.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 1. Ổn định lớp:

 2. Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. Nhắc nhở học sinh ý thức làm bài.

 3. Bài mới: GV ( Giám thị ) Phát đề thi cho HS ( Đề phô tô sẵn )

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35	
Tiết: 137 – 138
NS : 29/4/07
ND : 	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:
- Củng cố và hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức đã học trong chương trình để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. 
- Vận dụng kiến thức tích hợp văn – tiếng việt – tập làm văn để làm bài kiểm tra cuối năm.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
- Giáo dục ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: - Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài thi; đọc kĩ những nội dung cơ bản cần chú ý (SGK/162)
- Tích hợp giữa ba phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.
2. HS: - Ôân tập theo hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
 	1. Ổn định lớp:
 	2. Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. Nhắc nhở học sinh ý thức làm bài.
	3. Bài mới: GV ( Giám thị ) Phát đề thi cho HS ( Đề phô tô sẵn )
* ĐỀ BÀI: (Kèm theo trang bên)
* ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM: Kèm theo trang bên
* Yêu cầu chung : 
 - Đọc kỉ y/c đề, làm bài chính xác 
 - Trình bày rõ ràng, đầy đủ.
 - Nghiên túc trong kiểm tra.
 4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Sưu tầm và tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ơ ûđịa phương . 
- Tìm đọc một số văn bản nhật dụng SGk lớp 7 . Sửa lỗi chính tả các từ thường dùng sai.
- Soạn bài và chuẩn bị cho chương trình ngữ văn địa phương.
@&?
Tuần: 35	
Tiết: 139 - 140 
NS : 29/4/ 07
ND : 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình sinh sống.
- Biết liện hệ với phần VB nhật dụng đã học trong chương trình ngữ văn HK II, lớp 6 để làm phong phú thêm nhận thức về các chủ đề đã học.
- Bước đầu tổng kết một số quy luật ngữ âm, ngữ pháp phân biệt các phương ngự theo 3 miền: Bắc, trung, nam
- Tìm hiểu thực tế địa phương
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV: Hướng dẫn học sinh chuẫn bị bài; đọc kĩ những nội dung cơ bản cần chú ý; chuẩn bị tư liệu: Tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh ở địa phương để giới thiệu với HS ; dự kiến phương pháp dạy học.
Tích hợp giữa ba phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.
2.HS: Tìm hiểu thực tế địa phương; sưu tầm tranh ảnh, sách báo về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định lớp:
 	2.Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
	3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hướng dẫn h/s tìm hiểu các văn bản nhật dụng có ý nghĩa trong văn 7. Từ đó tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh ở quê hương .
- Trao đổi, thảo luận nhóm ( Tổ ) theo những câu hỏi dưới đây:
* Hãy kể tên tác phảm, tác giả , nội dung chính của 3 VB nhật dụng đã học trong chương trình ngữ văn 6, tập 2?
* Em hãy tìm hiểu và giới thiệu ( Qua sách báo hoặc tranh ảnh ) về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em mà em biết? 
* Cho biết tên , vị trí địa lí danh lam thắng cảnh hay di tích LS đó? 
* Nói lên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của danh lam thắng cảnh hay di tích LS mà em vừa kể ra? Có mang lại cho địa phương em nguồn lợi kinh tế hay du lịch gì không?
* Em cho biết tình hình tôn tạo & sử dụng ( ) hiện nay?
* Em haỹ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề bảo vệ môi trường với những việc làm của chính quyền & của nhân dân mà em được biết? 
* Theo em, những vấn đề gì còn tồn tại khiến môi trường ở địa phương em bị ô nhiễm? 
Thời gian các nhóm thảo luận ( 10 phút )
HS: Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
GV: Đánh giá, bổ sung
GV: Nếu có điều kiện GV xin ý kiến nhà trường tổ chức cho HS đi tham quan danh lam thắng cảnh: thác gu ga ( Địa bàn xã Phú Hội )
 HẾT TIẾT 1
GV: Cung cấp cho HS các quy luật về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp một số phụ âm quen thuộc mà HS hay mắc lỗi: 
* Phương ngữ miền bắc: 
Phân biệt các phụ âm Tr / Ch 
Quy tắc âm tiết: 
Tr không kết hợp với các vần: oa, oă, oe
Ch có thể kết hợp với các vần trên
VD: Chích choè ; choàng khăn, mặt choắt
Quy tắc trong từ Hán Việt: 
Ch không kết hợp với các yếu tố Hán Việt có dấu ( . ) 
và dấu ( huyền ) 
Tr có thể kết hợp với các yếu tố Hán Việt ấy.
VD: Trạng nguyên, trị an, triệu phú, trầm tư
Quy tắc trong từ láy:
Tr và Ch không láy với nhau; vì vậy khi biết tiếng thứ nhất viết là Tr ( Ch ) thì tiếng thứ hai cũng phải viết như vậy. 
VD : Chăm chỉ , trập trùng, chắt chiu)
Quy tắc ngữ nghĩa:
Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng, đồ dùng ở nông thôn, chỉ ý phủ định: Thường viết là Ch
VD: Cha, chú, chồng, chị, chăn, chiếu, chớ, chẳng
Những từ chỉ thời gian hoặc vị trí thường viết Tr:
VD: trên, trong, trước
* Phương ngữ miền trung:
Phân biệt hai thanh điệu hỏi ( ? ) và ngã .
GV: Cung cấp cho HS quy tắc ( Xem sách thiết kế bài giảng ngữ văn 6 T2 / Trang 376, 377
* Phương ngữ miền nam:
Phân biệt các phụ âm V / D. ( Sách thiết kế/ 378)
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập bổ trợ ( Bảng phụ )
HS: Làm nháp ( 5 phút )
HS: Đại diện lên bảng sửa lỗi sai.
GV: Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
I. VỚI PHẦN VĂN & TẬP LÀMVĂN:
1. Các văn bản nhật dụng đã học: 
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Động Phong Nha.
 2. Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương em:
* Danh lam thắng cảnh: Thác Bông Gua; thác Gu Ga ( Xã Phú Hội ) ; Thác Bảo Đại
 ( Tà In ) ; Thác Liên Khương
* Di tích lịch sử: Núi Voi ( Căn cứ địa cách mạng quan trọng trong thời kì thuộc Pháp )
HS: Trao đổi trước nhóm ( 10 phút )
Trao đổi trước lớp ( 20 phút )
 TIẾT 2
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Phương ngữ miền bắc:
* Phân biệt sự khác nhau giữa phụ âm 
 Tr / Ch
2. Phương ngữ miền trung:
* Phân biệt hai thanh điệu hỏi ( ? ) và ngã
3. Phương ngữ miền nam:
* Phân biệt các phụ âm V / D.
 ( Sách thiết kế/ 378)
4. Thực hành: 
Bài tập bổ trợ ( Sửa lỗi sai ) 
HS: Làm qua bảng phụ.
4. Hướng dẫn về nhà:
Tự học tự rèn theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn ôn tập hè.
Hoàn tất các bài tập bổ trợ phần luyện tập nêu trên.
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 35.doc