Ôn tập Tiếng Việt 8 - HKII

Ôn tập Tiếng Việt 8 - HKII

Câu nghi vấn là câu:

- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã) chưa, ) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

- Có chức năng chính là dùng để hỏi.

- Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

- Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thọai trả lời.

Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc chấm lửng.

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Tiếng Việt 8 - HKII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 8-HKII
KIỂU CÂU
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH
VÍ DỤ
1.CÂU NGHI VẤN
Câu nghi vấn là câu:
Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)không, (đã) chưa,) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Có chức năng chính là dùng để hỏi.
Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thọai trả lời.
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc chấm lửng.
Sáng này người ta đấm u có đau lắm không?
Hay là u thương chúng con đói quá?
Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
“Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ?”
Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy!
2.CÂU CẦU KHIẾN
-Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,
-Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm than.
“Thôi đừng lo lắng”. (Khuyên bảo)
“Cứ về đi” (Yêu cầu)
Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào.
_ “Mở cửa”
3.CÂU CẢM THÁN
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Hỡi ơi Lão Hạc!
Oâi, đau chân quá!
4.CÂU TRẦN THUẬT
Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả
	Ngòai những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
Cai Tứ là một ngườI đàn ơng thấp và gầy, tuổI độ bốn lăm, năm mươi.
Em xin hứa với cô từ nay em sẽ đi học đúng giờ.
Nước Tào Khê làm đá mịn đấy!
5.CÂU PHỦ ĐỊNH
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),
Câu phủ định dùng để:
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
Nam chưa đi Huế.
Choắt khơng dậy được nữa, nằm thoi thĩp.
Nam chẳng đi Huế.
Khơng, chúng con khơng đĩi nữa đâu.
6. HÀNH ĐỘNG NÓI:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Người ta dựa theo mục đích nói của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đóan,), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
VÍ DỤ:
Hơm qua lão Hạc sang nhà tơi. Vừa thấy tơi, lão báo ngay.
Bác trai đã đỡ rồI chứ? (dùng để hỏI)
Bảo bác ấy cĩ trốn đi đâu thì trốn. (dùng để điều khiển).
Vâng , cháu cũnng đã nghĩ như cụ. (dùng để hứa hẹn).
Xem ý hãy cịn lê bê lệt bệt chừng như vẫn cịn mệt mỏI lắm. (bộc lộ cảm xúc)
7.HỘI THỌAI:
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thọai đối với người khác trong cuộc thọai. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thọai, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
Trong hội thọai, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thọai nói được gọi là một lượt lời.
Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời hoặc chêm vào lời người khác.
Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
VÍ DỤ:
Cácg xưng hơ của lão Hạc (cụ-tơi) trong tác phẩm “lão Hạc”.èđã thể hiện thái độ vừa trân trọng, vừa thân tình của lão Hạc vớI ơng Giáo.
8. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU:
Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
Trật tự từ trong câu có thể:
Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tựơng, họat động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của họat động, trình tự quan sát của người nói,)
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
VÍ DỤ:
Tơi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ ngựa.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP TV HIEU QUA CAO.doc