I. Những kiến thức cơ bản của văn Thuyết minh
1. Khái niệm: Thuyết minh một vấn đề có nghĩa là làm lên trước mắt người đọc, người nghe hình thức, bản chất của vấn đề cần thuyết minh.
2. Các dạng bài văn thuyết minh gồm:
a. Thuyết minh về người, vật(đồ vật, con vật).
b. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử.
c. Thuyết minh về một phong tục tập quán.
d. Thuyết minh về một lễ hội.
e. Thuyết minh về một cách làm việc.
f. Thuyết minh về một thể loại văn học.
=> Có vô số vấn đề trong cuộc sống có thể cần thuyết minh.
Một số kiến thức Ngữ văn 8-Phần tập làm văn I. Những kiến thức cơ bản của văn Thuyết minh 1. Khái niệm: Thuyết minh một vấn đề có nghĩa là làm lên trước mắt người đọc, người nghe hình thức, bản chất của vấn đề cần thuyết minh. 2. Các dạng bài văn thuyết minh gồm: a. Thuyết minh về người, vật(đồ vật, con vật). b. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử. c. Thuyết minh về một phong tục tập quán. d. Thuyết minh về một lễ hội. e. Thuyết minh về một cách làm việc. f. Thuyết minh về một thể loại văn học. => Có vô số vấn đề trong cuộc sống có thể cần thuyết minh. 3. Các kiểu dàn bài cho một số dạng thuyết minh thường gặp. A. Thuyết minh về một người mà em biết? a. Mở bài: - Giới thiệu người đó tên là gì?ở đâu?khoảng bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp? - Nêu những ấn tượng ban đầu về người ấy. b. Thân bài: * Giới thiệu về hình thức bên ngoài: - Khuôn mặt, cái mũi, đôi mắt, mái tóc, hàm răng.. - Trang phục, trang sức => hình thức bên ngoài cũng sẽ phản ánh một phần nào đó tính cách, phẩm chất bên trong. - Sau khi giới thiệu về hình thức thì quan trọng là phải nêu bật được phẩm chất bên trong của người đó thông qua những suy nghĩ, việc làm, hành động(kết hợp miêu tả và bình luận). c. Kết bài: - Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình: yêu hay ghét, trân trọng hay coi thường đối với người đó. - Bài học mà em có được sau khi nhận xét về người đó. B. Thuyết minh về một đồ vật. a. Mở bài: - Nêu tên, loại, xuất xứ của đồ vật ấy. b. Thân bài: - Giới thiệu về hình thức bên ngoài( màu sắc, hình khối) - Giới thiệu về các bộ phận và tác dụng của từng bộ phận. - Nêu công dụng của đồ vật ấy. Ta có thể so sánh nhãn hiệu loại này với loại khác. c. Kết bài: - Nêu thái độ, tình cảm của mình về đồ vật ấy. Hướng dẫn tóm tắt văn bản tự sự - Đặc điểm của văn bản tự sự là có các sự vật hiện tượng được tác giả sắp xếp theo một trình tự riêng. - Có nhiều cách sắp xếp: + Cách 1: Sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian, có nghĩa là sự việc nào có trước thì kể trước, sự việc nào có sau thì kể sau. + Cách 2: Sắp xếp theo kiểu từ giữa đi ra tức là tác giả chọn một sự việc hấp dẫn nhất để kể sau đó hồi tưởng lại những sự việc đó rồi lại kể tiếp những sự việc diễn ra tiếp theo. + Cách 3: Kết cấu đầu cuối tương ứng có nghĩa là đầu tiên kể về một sự việc sau đó gần hết câu chuyện là sự hồi tưởng và cuối cùng lại trở về sự việc ban đầu. - Muốn tóm tắt được một tác phẩm tự sự thì người ta phải nắm được những sự việc chính mỗi sự việc ấy có thể nêu ra một hoặc nhiều câu.Tùy theo yêu cầu của người ra đề có thể chỉ nêu tóm tắt nhưng cũng có thể yêu cầu tóm tắt bao nhiêu câu, bao nhiêu dòng thì phải cần làm đủ yêu cầu. Khi tóm tắt nên viết liền các câu không nên gạch các đầu dòng. * Luyện tập: 1. Em hãy tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao? 2. Em hãy tóm tắt đoạn trích tức nước vỡ bờ? * Hướng dẫn cách trình bày một đoạn văn: Một đoạn văn thường phải có những yêu cầu sau: - Đoạn văn tính từ chữ thụt đầu dòng cho đến chỗ chấm hết câu xuống dòng. - Trong đoạn văn các câu phải hướng về một nội dung. - Các câu trong đoạn phải sắp xếp theo một trình tự nhất định gọi là logic. * Có 5 cách trình bày một đoạn văn: - Cách 1: Trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch. Tức là đoạn văn có câu văn mở đầu mang nội dung chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Câu ấy có thể mang một nội dung hoặc nhiều nội dung. Những câu còn lại làm sáng tỏ nội dung mà câu mở đầu nêu ra. Bài tập 1: cho câu “chị Dậu là một người thương chồng” em hãy viết tiếp thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch? Bài làm Chị Dậu là một người thương chồng. Vì chồng mà chị bị đánh đập, chửi rủa nhưng chị không bao giờ kêu ca phàn nàn về chồng. Vì anh Dậu đau ốm nên chị như cây cột trụ trong nhà chống chọi với phong ba bão táp cuộc đời. Trước mặt cai lệ và người nhà lý trưởng chị phải quỳ gối van xin, nhẫn nhịn đủ điều, chị phải hạ mình đến mức không thể chịu đựng được nữa chị đã vùng lên chống lại cai lệ và người nhà lý trưởng. Bài tập 2: cho câu “ lão Hạc là một người giàu tình thương ” em hãy viết tiếp thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch? Bài làm Lão Hạc là một người giàu tình thương. Lão thương con bằng tình thương của cả cha và mẹ. Vợ lão chết sớm lão phải một mình ở vậy nuôi con trong cái nghèo đói. Lão thương con khi không có tiền để lấy vợ phải bỏ làng đi làm đồn điền cao su. Tình cảm xa con nhớ con lão chỉ biết dồn lại dành cho “cậu vàng”. Lão yêu con chó bằng một tình thương của người ông dành cho đứa cháu. Lão nói chuyện với nó bằng những lời thủ thỉ đầy yêu thương. lão cho nó ăn cơm trong cái bát như những nhà giàu. Bài 3: Cho câu mở đầu “người nông dân được phản ánh trong văn học hiện thực phê phán có những phẩm chất tốt đẹp” hãy viết tiếp thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch? Bài làm a. Những người nông dân được phản ánh trong văn học hiện thực phê phán có những phẩm chất tốt đẹp. Họ là những người giàu tình thương: thương con, thương chồng như chị Dậu trong tác phẩm tắt đèn; thương con như lão Hạc. Họ còn là những người có lòng tự trọng cao. Mặc dù đều sống nghèo đói cơm không đủ no, áo mặc không đủ ấm nhưng họ vẫn sẵn sàng từ chối sự giúp đỡ của mọi người một cách hách dịch. Họ thà chết trong còn hơn sống đục. Những người nông dân dưới ách áp bức bóc lột đã biết vững vàng đứng lên đấu tranh như chị Dậu. Họ là những người cần mẫn, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó luôn biết vươn lên tìm đến cuộc sống tốt đẹp nhất. b. Những người nông dân được phản ánh trong văn học hiện thực phê phán có những phẩm chất tốt đẹp. Lão Hạc vè chị Dậu họ đều có những điểm tương đồng. Họ đều sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến, chịu nhiều áp bức bóc lột, nhiều cổ tục lạc hậu đè nặng lên cuộc đời họ. Cuộc đời họ dù vất vả chuân chuyên hai sương một nắng mà cơm vẫn không đủ ăn áo vẫn không đủ mặc. Tuy vậy ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Lão Hạc thương con phải chết để cho con được sống, chị Dậu thương chồng, thương con phải sống lận đận chịu bao tai ương. Phải sống trong cảnh áp bức bóc lột dù nghèo khó họ vẫn có lòng tự trọng. Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của người khác một cách hách dịch thà chết trong còn hơn sống đục. Chị Dậu đã phải đứng lên chống lại cai lệ và người nhà lý trưởng. * Trình bày đoạn văn theo kiểu Quy lạp 1. Khái niệm: - Trình bày đoạn văn theo kiểu quy nạp là đoạn văn có câu chốt, câu chủ đề, câu mang một nội dung chính của đoạn đứng ở cuối đoạn. Những câu trước nó thường làm sáng tỏ những nội dung mà câu chủ đề nêu ra. 2. Bài tập : Cho câu chủ đề “ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình một cách sâu sắc” hãy viết thành đoạn văn theo kiểu quy nạp? Bài làm Ca dao dân ca đã phản ánh được tình cảm của con người ở những góc độ khác nhau. Nó đã nói lên được tình cảm giữa ông bà cha mẹ và con cháu. Ông bà cha mẹ yêu thương, chăm sóc, chở che. Con cháu hiếu thảo, kính yêu ông bà, cha mẹ. Trong ca dao dân ca ta thấy tính cảm gia đình thật đầm ấm, gần gũi. Đó là những tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cuộc sống lao động. Những tình cảm ấy thật đáng quý và cần được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người. Bởi con người từ khi sinh ra và lớn lên đều sống trong tình yêu thương của gia đình. Như vậy có thể nói ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình một cách sâu sắc. * Trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích: 1. Khái niệm: Đoạn văn được trình bày theo kiểu móc xích có nghĩa là trong đoạn văn ấy các câu văn gắn bó chặt chẽ với nhau về hình thức, câu văn sau sẽ nhắc lại một phần nội dung của câu văn trước. * Trình bày đoạn văn theo kiểu song hành: 1. Khái niệm: Các câu văn trong đoạn văn không cần phụ thuộc vào nhau mà song song tồn tại. Tuy nhiên tất cả các câu văn trong đoạn vẫn phải cùng hướng chung về nội dung chính của đoạn(các câu văn phải hướng về một nội dung). * Trình bày đoạn văn theo kiểu tổng-phân-hợp: 1. Khái niệm: - là đoạn văn ấy có câu mở đầu khái quát được nội dung của toàn đoạn. Câu cuối khép lại nội dung của đoạn gần như câu khái quát lại. Những câu ở giữa thường triển khai những nội dung mà câu văn đầu đoạn nếu ra. 2. Bài tập 1: Cho câu văn “ Bé Hồng là người rất yêu thương mẹ” em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu tùy chọn? Bài tập 2: Cho câu văn “Thơ trung đại thể hiện lòng yêu nước ở nhiều khía cạnh” em hãy triển khai thành đoạn văn theo kiểu tổng-phân-hợp? Bài làm Thơ trung đại thể hiện lòng yêu nước ở nhiều khía cạnh. Điều đó được thể hiện ở lòng tự hào về một đất nước có chủ quyền, có biên cương, lãnh thổ khi Lý Thường Kiệt đã bộc lộ trong bài Sông núi Nước Nam. Ngoài ra thơ trung đại còn biểu hiện lòng tự hào về những chiến công gắn liền với tên núi tên sông, được ghi tác vào lịch sử dân tộc như trong bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải. Lòng yêu nước còn được thể hiện ở việc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước thịnh vượng, thái bình như trong bài Côn Sơn caNhư vậy ta có thể khẳng định rằng lòng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ và sâu sắc ở nhiều khía cạnh. Bài tập 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bẩy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy. Bài làm Đây là đoạn trích trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa. Hạt gạo một loại lương thực đã gắn bó với con người Việt Nam hàng ngàn năm qua. Hạt gạo thấm đượm biết bao công sức của mẹ, kết tinh biết bao khó khăn của thiên nhiên. Hạt gạo ấy chứa trong mình cái ác nghiệt của những cơn bão tháng 7, những cơn mưa ròng xối xả của tháng ba để rồi làm nên cái dẻo thơm, tinh khiết. Hạt gạo làng ta ấy còn chứng kiến cái nóng oi nồng của những trưa hè tháng 6. Dưới cái nắng mùa hè mẹ vẫn khom lưng cắm từng cây mạ, nhỏ từng giọt mồ hôi mặn chát để dệt lên những mùa vàng thắng lợi. Lúa vàng trĩu bông rơm vàng óng ả, để niềm vui ngày mùa tràn về trên khắp thôn xóm. Đọc đoạn thơ của Trần Đăng Khoa chúng ta như thấy yêu quê hương mình hơn, yêu cả hạt thóc vàng, yêu hạt gạo làng ta hơn. Bài Cấp độ khái quát của từ 1. Khái niệm: Trong tiếng Việt nghĩa của một từ ngữ có thể khái quát hoặc có thể bị khái quát bởi nghĩa của từ khác. Khái quát là nghĩa rộng, bị khái quát là nghĩa hẹp. Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một từ ngữ khác. Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác. Như vậy: có một số từ ngữ là nghĩa rộng với từ ngữ này nhưng lại là hẹp so với từ ngữ khác. 2. Bài tập 1: Tìm các từ có nghĩa rộng và hẹp hơn các từ sau? a. Quần , áo - Rộng: Y phục, trang phục, đồng phục, âu phục. - Hẹp: quần đùi, quần sooc, quần dài, quần lửng, quần cộc.. áo ngắn, áo cộc, áo sơ mi, áo dài, áo phông, áo trắng, áo bảo hộ. b. Súng, bom - Rộng: Vũ khí. - Hẹp: Súng trường, súng tiểu liên, súng đại liên, súng cối, súng máy, súng săn Bom ba càng, bom bi, bom napan, bom từ trường, bom hơi, bom nổ chậm 3. Trường từ vựng - Trường từ vựng là tập hợp những từ có chung ít nhất một nét nghĩa. *Chú ý: Khi xác định trường từ vựng ta phải xác định chiều rộng hay chiều hẹp. Từ tượng thanh, Từ tượng hình 1.Từ tượng thanh: - Là những từ miêu tả mô phỏng(bắt chước) âm thanh của người, động vật, sự vật, thiên nhiên. Nó có giá trị sử dụng cao, nhất là sử dụng khi miêu tả. - Những từ tượng thanh thường là các từ láy. VD: ầm ầm, rì rào, lộp độp 2. Từ tượng hình: - Là những từ chỉ trạng thái, hình khối, mô phỏng dáng người, sự vật, con vật. - Từ tượng hình cũng có tác dụng biểu cảm và được sử dụng nhiều trong miêu tả. VD: lom khom, lêu đêu, khệnh khạng, liêu xiêu, lênh khênh, lò dò. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội 1. Từ địa phương - Là những từ chỉ sử dụng ở một địa phương nào đó(một vùng, miền, khu vực..) một từ địa phương thường có nghĩa tương đương với một từ toàn dân. VD: thuyền-ghe; ba-bố, má-mẹ, tía-bố, mô-đâu, chi rứa-sao thế... - Trong văn bản không nên sử dụng từ địa phương vì sẽ tạo sự khó hiểu cho người đọc. 2. Biệt ngữ xã hội: - Là những từ chuyên dùng của một tầng lớp nhất định trong xã hội. VD: phát-trăm, quả-triệu.
Tài liệu đính kèm: