Trong cuộc sống, Âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần của con người, nó tác động tới con người những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Thế giới không có Âm nhạc là một thế giới chết,nên chúng ta cần hiểu về Âm nhạc nhưng kiến thức của Âm nhạc rất rộng.
Vậy môn Âm nhạc dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ chúng tôi không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.
Sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say sưa học tập và hoà mình với tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triễn toàn diện về đức -–trí - thể- mĩ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).
Sở giáo dục và đào tạo nghệ an Phòng giáo dục và đào tạo yên thành Đề Tài âm nhạc lớp 6 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát ở lớp 6 Trường: THCS Bảo Thành Tổ: KHXH Giáo Viên: Lê Thị Minh Nguyệt Năm Học: 2009- 2010 Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài : Trong cuộc sống, Âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần của con người, nó tác động tới con người những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Thế giới không có Âm nhạc là một thế giới chết,nên chúng ta cần hiểu về Âm nhạc nhưng kiến thức của Âm nhạc rất rộng. Vậy môn Âm nhạc dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ chúng tôi không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say sưa học tập và hoà mình với tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triễn toàn diện về đức -–trí - thể- mĩ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục). Với vị trí quan trọng như vậy nhưng thực tế từ khi tôi được phân công về giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ năm học 2008- 2009 tôi nhận thấy chất lượng đạt chưa cao qua quá trình giảng dạy và kiểm tra. Tình trạng đó, bắt buộc bản thân tôi phải suy nghĩ cần phải làm gì để nâng cao chất lượng môn âm nhạc nói chung và đặc biệt là phân môn học hát ở lớp 6 nói riêng? Điều cần thiết và cấp bất nhất là phải tìm ra biện pháp giảng dạy thích hợp để thu hút học tập của học sinh nhằm đưa chất lượng phân môn học hát nói riêng và chất lượng môn học nói chung ngày một đi lên. II. Nhiệm vụ của đề tài: Nếu tìm ra biện pháp giảng dạy thiết thực hơn và ứng dụng nó một cách khoa học, gây được húng thú học tập cho học sinh thì chất lượng học tập phân môn hát của các em sẽ được nâng cao. III. Phạm vi nghiên cứu: 1.Tôi chủ yếu đưa ra “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát ở lớp 6 trường THCS nguyễn Văn Cừ” để đạt hiệu quả trong một tiết học. 2. Đối tượng giảng dạy: Học sinh khối trung học cơ sở. IV. Đối tượng áp dụng của đề tài: Với cấp độ cơ sở, tôi mong muốn đề tài này có thể là một tham khảo, gợi ý cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy với thể loại dạy hát trong chương trình Âm nhạc THCS. Phần nội dung I.Thực trạng dạy và học phân môn học hát ở trường THCS. Trong thời gian vừa qua, tôi được phân công về giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Văn Cừ, đây là một trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn hạn chế do đó điều kiện còn khó khăn so với các trường khác, Nhưng qua thực tế cho thấy chất lượng giáo dục ở đây khá cao nhưng cũng chưa đồng bộ về chất lượng học sinh trong các môn học, đặc biệt là môn âm nhạc. Môn âm nhạc ở đây học sinh cho là môn học phụ, nên các em chưa chú trọng vào môn học, ở tiểu học giáo viên chỉ dạy các môn chính, dạy rất sơ sài, hoặc thậm chí không dạy đến âm nhạc nên khi các em vào lớp 6 các em rất bỡ ngỡ về kiến thức âm nhạc dẫn đến học sinh hát sai, “sai truyền thống” nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Một phần nữa là cơ sở vật chất của nhà trường đang còn hạn chế, phòng học bộ môn chưa có nên có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Các yếu tố trên nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn âm nhạc nói chung, phân môn học hát nói riêng, điều này đòi hỏi giáo viên phải kịp thời uốn nắn, tìm ra một số phương pháp dạy phù hợp với phân môn này để giúp các em học tập tốt. II. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát ở lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Cừ. - Giáo viên phải sử dụng đàn, đàn thành thục bài hát và có những động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát mà mình dạy. - Giáo viên nên sử dụng băng, đĩa, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. - Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số kiến thức nhạc lí trong quá trình dạy hát như: Cao độ, trường độ, các kí hiệu thường gặp ở bản nhạc. Ngoài ba biện pháp trên bản thân tôi qua thời gian công tác giảng dạy đúc rút được thêm một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát, đặc biệt là phân môn học hát ở lớp 6 như sau: 1. Giáo viên chú ý sửa sai khi dạy hát - Khi học sinh hát sai giáo viên không nên phê bình thẳng thắn mà phải có biện pháp động viên để các em có hứng thú hơn, bằng cách giáo viên phải hát chuẩn xác, lưu ý những chỗ khó hát trong bài, đưa ra các bài tập phòng ngừa về độ cao, độ dài. - Khi học sinh hát sai, giáo viên phải so sánh giữa cái sai của học sinh với cái đúng của giáo viên, âm thanh phải được vang lên, giáo viên sửa sai phải chậm so với tốc độ hát bình thường của bài hát, giáo viên có thể hát mẫu hoặc đàn mẫu nhiều lần ở chỗ sai, chủ yếu thực hành, tránh lời lẽ dài dòng, lí thuyết. Ví dụ: Bài hát : “ Tiếng chuông và ngọn cờ” nhạc và lời : Phạm Tuyên Học sinh thường hát sai ở câu Và bạn nhỏ gần xa ở câu này học sinh thường ngân chữ “xa” cho nên kéo theo sai cả câu vì vậy để sửa sai chỗ này giáo viên nên nói cho học sinh biết từ “ và..gia” phải hát trường độ giống nhau mà ngân chữ “ đình ”. Và cũng có thể giáo viên vỗ tay theo tiết tấu để học sinh dễ nhận thấy, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện nhiều lần ở chỗ khó này. *Ví dụ bài hát: “ Ngày đầu tiên đi học”. Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện Lời: Thơ Viễn Phương ở bài hát này học sinh thường hát sai ở tiếng “ thế ” vì ở tiếng này có cao độ trên quãng tám đồng thời có dấu luyến nên HS thực hiện rất khó khi hát mà trong bài hát có sử dụng dấu hoa mĩ ở một số tiếng như “ ngỡ” , “ học” nên HS còn bỡ ngỡ và hát sai. Do đó GV cần phải chỉnh sửa trực tiếp bằng giọng điệu với tốc độ chậm hoặc đàn nhiều lần để HS lắng nghe và chỉnh sửa. Ví dụ bài hát : “ Tia nắng hạt mưa”. Nhạc: Khánh Vinh -ở bài này học sinh thường hát sai ở chỗ có đảo phách Vì lớp 6 các em chưa học hình thức này do vậy khi học sinh hát sai giáo viên không diễn giải lí thuyết dài dòng mà chỉ thực hiện trực tiếp bằng giọng điệu, cử chỉ cho học sinh vỗ tay. Đó là giáo viên đàn mẫu nhiều lần ở chỗ khó này (đối với ô nhịp đó) và hát mẫu kết hợp động tác gõ phách cho học sinh nghe rồi yêu cầu học sinh thực hiện, sau đó mới ghép vào bài. 2. Cách giữ nhịp cho học sinh hát : Khi tập hát, học sinh phải nhìn lời ca trong SGK nên không thể theo dõi được tay bắt nhịp của giáo viên. Để thay thế tay bắt nhịp, giáo viên có thể gõ phách hay gõ nhịp bằng các nhạc khí gõ như mõ, song loan, sênh tre hoặc đầu thước kẻ vỡ để giữ nhịp cho học sinh tập hát với tốc độ chậm. Khi học sinh hát thuộc, hát đúng, giáo viên nên bắt nhịp để học sinh tập hát đều và diễn cảm theo đúng tốc độ của bài. 3. Một số trò chơi hỗ trợ khi thực hiện dạy phân môn này. Theo suy nghĩ của tôi thì trong giờ dạy hát, ngoài biện pháp giảng dạy chính, giáo viên cần lồng vào một số trò chơi có liên quan đến nội dung dạy hát để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hơn chất lượng giờ dạy, cũng như giờ học. Ví dụ: a. Trò chơi: Tìm ẩn số trong ca khúc thiếu nhi . -Hình thức chơi: + Nêu tên tác giả để tìm tác phẩm. + Nêu tên tác phẩm để tìm tác giả. -Hình thức thưởng: + Chấm điểm và tuyên dương. b. Trò chơi: Thi giọng hát hay. Thay cho việc kiểm tra bài cũ Hình thức chơi: + Học sinh là ca sĩ . + Giáo viên là người dẫn chương trình, vừa là nhạc công vừa là ban giám khảo. Hình thức thưởng: + Chấm điểm và tuyên dương. c. Trò chơi : Ai là người nhanh nhất. Hình thức chơi. + Cho học sinh nghe nhạc không lời để đoán lời ca nhằm phát triển tai nghe cho học sinh. Trên đây là một số biện pháp hết sức thiết thực mà bản thân tôi đã thực hiện trong các tiết dạy hát, đặc biệt phân môn học hát ở lớp 6 đã đưa đến một kết quả khá quan trọng trong thời gian vừa qua. Sau khi bổ sung các biện pháp này vào giảng dạy học sinh ở đây, trong quá trình dạy có một số học sinh hát sai về độ cao, độ dài, tiết tấu tôi đã thực hiện bấm đàn, so sánh giữa cái sai của học sinh với cái đúng của giáo viên cho học sinh nhận rõ hoặc nghỉ đàn và sử dụng chính lời ca của mình tập từ chậm đến nhanh, khi cho học sinh nhận rõ xong tôi gọi học sinh đứng dậy từng cá nhân, tổ nhóm để kiểm tra và sữa chữa. Tổ chức các trò chơi cho học sinh trong quá trình học hát. Kết quả là 100% học sinh rất thích học môn âm nhạc đặc biệt phân môn học hát, các em học tập say sưa nhiệt tình. Và cũng từ đây chất lượng môn học được nâng cao hơn trong mỗi tiết Âm nhạc. Cụ thể: TT Chất lượng học sinh 2008- 2009 (Dạy theo phương pháp cũ) 2008-2009 (áp dụng phương pháp mới) 1 Giỏi 45/221 60/221 2 Khá 105/221 120/221 3 Trung bình 65/221 41/221 4 Chưa đạt 6/221 0 III. Tiến trình giảng dạy trong tiết học hát: Bài: Ngày đầu tiên đi học Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện Lời : Thơ Viễn Phương A. Mục tiêu bài dạy : - HS biết bài hát “Ngày đầu tiên đi học” là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, lời thơ Viễn Phương. - Hát đúng giai điệu bài hát, biết bài hát viết ở nhịp , khi hát chú ý trọng âm ở phách đầu của nhịp . - Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết. - Qua bài hát để các em nhớ lại kỉ niệm đáng yêu của thời thơ ấu khi mới bắt đầu đến trường, đến lớp - Giáo dục HS biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô giáo. B. Phương tiện dạy học : 1. Chuẩn bị của GV: - Đàn phím điện tử - Tập hát và đàn bài Ngày đầu tiên đi học -Tranh ảnh minh hoạ, máy nghe. 2. Chuẩn bị của HS: -SGK Âm nhạc lớp 6, vở ghi -Thanh phách C. Cách thức tiến hành: *Phương pháp: Dạy theo nối móc xích, thực hành *Tổ chức: -Thầy: Chủ động đưa ra một số câu hỏi phù hợp và sử dụng đàn, tranh ảnh, đĩa hát để dẫn dắt HS vào tập hát, hiểu nội dung bài hát đồng thời sửa sai cho HS khi hát và lồng vào bài dạy một số trò chơi. -HS: Các học sinh chủ động, hào hứng trả lời câu hỏi và hát đúng giai điệu lời ca, sắc thái bài hát cần có sự sáng tạo khi biểu diễn theo nhóm hoặc cá nhân. I.trình dạy học Tiến: Hoạt động của giáo viên Nội dung Hoạt động của học sinh Gv kiểm tra sĩ số A. Mở đầu: 1) ổn định tổ chức L.trưởng báo cáo 2) Bài cũ: Gv điều khiển - Mở phần đệm bài "Bụi phấn" và hát gọi một số Hs lên đánh nhịp ? - Gv nhận xét - xếp loại Hs đánh tốt -Hs thực hiện B. Cơ bản Nội dung bài: Gv ghi lên bảng Học hát : Bài Ngày đầu tiên đi học Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện Lời : Thơ Viễn Phương - Hs ghi vở Gv treo bảng phụ chép sẵn lời bài hát - Bảng phụ chép bài hát "Ngày đầu tiên đi học" - Hs quan sát Gv chỉ định - Gọi 1-2 Hs đọc lời ca - Hs đọc lời ca Gv hỏi ? Qua lời ca, các em thấy nội dung bài hát nói lên điều gì? - Hs thảo luận và trả lời Gv củng cố lại GV giới thiệu tranh minh hoạ Nội dung bài hát nhắc lại những kỷ niệm ngây thơ, trong sáng của những em học sinh khi lần đầu được tới trường, tới lớp. Cho HS xem tranh - Hs nghe HS quan sát Gv giới thiệu - Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện: Sinh năm 1951, hiện vừa là nhạc sĩ vừa là Bác sĩ, đang sống tại TPHCM, là tác giả của một số ca khúc như : Cuộc sống mến thương, cô bé dỗi hờn,v.v -Hs nghe Gv điều khiển -Gv trình bày bài hát "Ngày đầu tiên đi học" cho Hs nghe 1 lần. -Hs nghe GV hỏi Gv hướng dẫn ? Bài hát có những kí hiệu gì? Bài hát được chia làm máy câu? Viết ở nhịp gì? -Bài viết ở nhịp 3/4, dấu nối, dấu luyến, nốt trắng chấm dôi, nốt đen chấm dôi, dấu lăng đen và nốt hoa mĩ. - Chia bài hát thành 4 câu, mỗi câu là một khổ thơ -HS trả lời Hs nhắc lại Gv đánh đàn - Cho Hs tập thở và đàn cho Hs luyện thanh mẫu âm a, ô, -Hs luyện thanh Gv hướng dẫn * Dạy hát từng câu: - Hs thực hiện Gv thực hiện - Gv hát mẫu câu một 1 lần sau đó đàn lại giai điệu 2 lần cho Hs nghe -Hs nghe cảm nhận giai điệu. Gv đàn bắt nhịp - Đàn 1 lần bắt nhịp Hs hát câu một - Hs hát Gv thực hiện - Gv hát mẫu câu hai 1 lần sau đó đàn lại giai điệu 2 lần cho Hs nghe. - Hs nghe cảm nhận giai điệu Gv đàn bắt nhịp - Đàn và bắt nhịp Hs hát câu 2 - Hs hát Gv hướng dẫn - Khi tập hát Gv hướng dẫn Hs thể hiện đúng trường độ như : Nốt trắng, trắng chấm dôi, dấu luyến, dấu lặng đen - Hs ghi nhớ Gv đàn giai điệu - Đàn và bắt nhịp cho Hs nối câu một và hai -Hs nối hai câu Gv hướng dẫn - Tương tự như vậy với hai câu còn lại -Hs tập 2 câu còn lại Gv đàn giai điệu - Đàn giai điệu cả bài cho Hs ghép các câu thành bài -Hs ghép cả bài Gv hướng dẫn - Khi tập xong toàn bài. Gv phân tích bài hát được xây dựng trên âm hình tiết tấu chủ đạo là 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 Trong bài hát, nốt nhạc đầu tiên thuộc phách thứ ba của nhịp ( đây là nhịp lấy đà). Khi đánh nhịp , phách mạnh sẽ rơi vào tiếng "đầu" trong câu hát "Ngày đầu tiên đi học" - Hs nghe và nhận biết Gv chia nhóm - Chia Hs thành 4 nhóm luyện tập bài hát và cách đánh nhịp. -Hs luyện tập Gv chỉ định - Gọi một vài nhóm trình bày bài hát. Gv nhận xét- sửa sai (nếu có). - Hs trình bày Gv điều khiển - Mở phần đệm và giai điệu ghi sẵn ở đàn bắt nhịp Hs hát bài 2 lần - Hs hát bài Gv hướng dẫn - Cho Hs hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp - Hs thực hiện Gv chỉ định - Gọi một số Hs lên đánh nhịp theo bài hát "Ngày đầu tiên đi học". -Hs hát kết hợp đánh nhịp Gv chia tổ GV kiểm tra - Chia Hs thành 2 tổ: Tổ 1 hát, tổ 2 gõ nhịp. Gv theo dõi, nhận xét cả hai tổ. Sau đổi ngược lại. *Thi giọng hát hay: Gọi cá nhân biểu diễn. Gv vừa làm giám khảo vừa là nhạc công. -Hình thức thưởng: Cho điểm và tuyên dương - Hs thực hiện -Hs xung phong. Gv chỉ định - Gọi một vài Hs trình bày bài hát. Gv đệm đàn sẵn vào bộ nhớ và chỉ huy cho Hs hát. - Hs trình bày Gv hỏi * Bài tập: ? Nốt nhạc đầu của bài "Ngày đầu tiên đi học" là phách thứ mấy của nhịp và là phách mạnh hay phách nhẹ? Khi đánh nhịp thì thể hiện nốt nhạc đó với động tác tay như thế nào? Gv nhận xét - xếp loại Hs trả lời đúng C. Kết thúc: 1) Củng cố - Hs trả lời Gv điều khiển - Mở phần đệm ở đàn bắt nhịp cho Hs hát kết hợp đánh nhịp theo bài "Ngày đầu tiên đi học". 2) Dặn dò - Hs hát kết hợp đánh nhịp Gv căn dặn - Ôn lại những nội dung và kiến thức đã học - Làm bài tập số 1 ở SGK - Chuẩn bị tiết học sau ii.Rút kinh nghiệm: *Kết quả: Trong tiết dạy bài hát: “Ngày đầu tiên đi học” -Với thời gian một tiết, đó là một giờ học đầy sôi nổi nhưng theo suy nghĩ của tôi mình không thể tránh khỏi những sai sót nhỏ. Nhưng về phía HS tôi nhận thấy các em thực hành khá tốt và học tập say sưa nhiệt tình đạt được mục tiêu của bài đề ra.Đã phát huy được tính tích cực của học sinh, các em đã biết hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ nhịp hoặc vận động phụ hoạ phù hợp với nội dung bài hát từ đó lột tả được cái hồn của “Ngày đầu tiên đi học” Hoàn thành bài học này tôi nhận thấy 100% HS thực hành được.Trong đó 70% đạt loại khá trở lên còn lại là trung bình, không có HS yếu kém. kếtluận Âm nhạc là một môn học không kém phần quan trọng đối với lứa tuổi thiếu niên, vì vậy nâng cao chất lượng học tập môn âm nhạc nói chung phân môn hát nói riêng là rất cần thiết. Muốn làm được điều này người giáo viên phải biết ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt để đảm bảo giờ dạy có hiệu quả cao như : -Phải có những biện pháp sửa sai thích hợp cho từng bài học cụ thể -Cách giữ nhịp cho học sinh hiểu -Phải kết hợp một số trò chơi vào trong tiết dạy hát -Phải sử dụng ĐDDH một cách có hiệu quả Trên đây là một số biện pháp hết sức thiết thực mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình dạy học nên có thể áp dụng để đưa vào giảng dạy phân môn hát ở lớp 6 các trường THCS. Tuy nhiên giảng môn Âm nhạc là cả một nghệ thuật nên chắc chắn sáng kiến kinh nghiêm nhỏ này của tôi còn nhiều thiếu sót cần hoàn chỉnh. Tôi rất mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến chân thành của đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như trong sự nghiệp giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vàng danh, ngày 01 tháng 11 năm 2009 Giáo viên Chu Tam Lộc Đại cương một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn hát ở âm nhạc 6 I. Lý do chọn đề tài II. Nhiệm vụ của đề tài III. Phạm vi nghiên cứu IV. Đối tương áp dụng của đề tài Phần nội dung I. Thực trạng dạy và học phân môn học hát ở trường THCS II.Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát ở lớp 6 trường THCS Bảo Thành III.Tiến trình giảng dạy trong tiết học hát: Bài “Ngày đầu tiên đi học” Phần kết luận
Tài liệu đính kèm: