Kiểm tra Văn bản 8 tiết 41

Kiểm tra Văn bản 8 tiết 41

B. Đề bài:

I. Phần I: Trắc nghiệm ( 3điểm).

 Câu 1(0.25 điểm): Các tác phẩm ''Tôi đi học'', ''Những ngày thơ ấu'', ''Tắt đèn'', ''Lão Hạc'' được sáng tác vào thời kì nào?

 A. 1900 - 1930 B. 1945 - 1954 C. 1955 - 1975 D. 1930 - 1945

Câu 2 ( 1điểm): Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của văn bản truyện kí đã học.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Văn bản 8 tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Ma trận
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân
tích
Đánh giá
Sáng tạo
Tổng điểm
Tỉ lệ
- Về tác giả, tác phẩm.
0,5đ
0,5đ
- Về nội dung và nghệ thuật
0,5đ
2đ
2,5đ
- Cảm nhận về chi tiết, hình ảnh.
1đ
1đ
1đ
3đ
- Hiểu về ý nghĩa, tư tưởng.
1đ
2đ
1đ
4đ
- Tổng điểm.
1đ
2đ
2đ
3đ
1đ
1đ
10đ
- Tỉ lệ.
B. Đề bài:
I. Phần I: Trắc nghiệm ( 3điểm).
 Câu 1(0.25 điểm): Các tác phẩm ''Tôi đi học'', ''Những ngày thơ ấu'', ''Tắt đèn'', ''Lão Hạc'' được sáng tác vào thời kì nào?
 A. 1900 - 1930 B. 1945 - 1954 C. 1955 - 1975 D. 1930 - 1945
Câu 2 ( 1điểm): Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của văn bản truyện kí đã học.
A
B
1. Tôi đi học.
a. Nói về tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha về tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh.
2.Trong lòng mẹ.
b. Nói về người nông dân trong cảnh ngộ cơ cực, cùng khổ bị chà đạp, đè nén thái quá đã vùng lên bằng sức mạnh phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng.
3. Tức nước vỡ bờ.
c. Trong cảnh khốn cùng, người nông dân có nhân cách cao quí, tâm hồn đáng trân trọng đã phải tự tử bàng bả chó.
4. Lão Hạc.
d. Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em nhỏ ở ngày đến trường đầu tiên.
 Câu 3(0.25 điểm): Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản ''Trong lòng mẹ'', ''Tức nước vỡ bờ'', ''Lão Hạc''?
 A. Giá trị hiện thực B. Gía trị hiện thực và nhân đạo.
 C. Giá trị nhân đạo D. Không thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo.
Câu 4(0.25 điểm): Câu văn :"Gía những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A. ẩn dụ. B. So sánh. C. Nhân hoá. D. Hoán dụ.
Câu 5(0.25 điểm): Nhận xét ''Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha'' ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
 A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc.
Câu 6(0,25điểm): Văn bản Tức nước vỡ bờ kể về nhân vật nào là chính:
 A. Anh Dậu. B. Bà lão hàng xóm. C. Cai lệ. D. Chị Dậu.
Câu 7(0,25điểm): Câu nói của chị Dậu:"Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. . ." nói lên thái độ gì của chị ?
 A. Thái độ không chịu khuất phục. B. Thái độ bất cần.
 C. Thái độ kiêu căng. D. Thái độ nhẫn nhục.
Câu 8(0,25điểm): Nhận xét nhận định về nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong văn bản Đánh nhau với cối xay gió, trích từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê:
 " Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ, ảo tưởng song lí tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do."
A. Đúng. B. Sai.
Câu 9(0,25điểm): Văn bản Hai cây phong được trích trong tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu. B. Lòng yêu nước. C. Người thầy đầu tiên. D. Đi bộ ngao du.
II. Phần II: Tự luận(7điểm).
 Câu 1(2điểm): Theo em, vì sao Xiu nhận xét: Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
 Câu 2(5điểm): Đọc truyện Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu gì về phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra van ban tiet 41.doc