Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Tường THCS Chiềng Ngần

 Tiết 5-6

 Văn bản:

TRONG LÒNG MẸ

 < trích:="" những="" ngày="" thơ="" ấu="">

 - Nguyên Hồng-

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

 - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện chân thành giàu sức truyền cảm

II. Chuẩn bị

Thầy: Soạn giáo án, SGK, SGV

Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: NGỮ VĂN BÀI 2
Kết quả cần đạt
Hiểu được nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện cảm động trong đoạn trích hồi kí: Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng.
Nắm được thế nào là trường từ vựng; bước đầu biết vận dụng kiến thức về trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
Biết cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài của văn bản.
Ngày soạn: Ngày giảng
 Tiết 5-6
 Văn bản: 
TRONG LÒNG MẸ
 - Nguyên Hồng-
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
	- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện chân thành giàu sức truyền cảm
II. Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án, SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
*) Ổn định:
I. Kiểm tra. (5’)
*) Câu hỏi: Theo em sức cuốn hút của tác phẩm “Tôi đi học” được tạo nên từ đâu?
*) Đáp án: 
	- Bản thân tình huống truyện (Buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chứa đựng cảm xúc thiết tha, mang bao kỉ niệm mới lạ mơn man của nhân vật tôi). 3đ
	- Tình cảm ấm áp trìu mến của những lớn đối với các em nhỏ trong buổi đầu tới trường. 3đ
	- Hình ảnh ngôi trường, cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.2đ
	- Chất trữ tình thiết tha êm dịu của tác phẩm. 2đ
II. Bài mới. 1’
	Trong nền văn học Việt Nam, có biết bao nhà văn với ngòi bút tả thực của mình đã ghi lại bao cảnh đời, đoạn đời thương tâm trong xã hội. Trong những nhà văn đó có 1 tác giả được gọi bằng một cái tên thân thương “ Nhà văn của những người lao động” đó chính là Nguyên Hồng với tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu” mà hôm nay cô trò chúng ta sẽ được tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm. Đoạn trích có nhan đề: “Trong lòng mẹ”.
Yếu
?
Hs
Gv
?
Hs
?
GV
Gv
?
?
?
Hs
?
Gv
?
Hs
GV
?
Gv
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
?
Hs
Gv
?
Gv
GV
?
?
?
?
Hs
?
Gv
?
?
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
?
KH
G
?
?
GV
?
GV
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Gọi học sinh đọc chú thích
Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng? Tb
Nguyên Hồng sinh 5-11-1918; mất: 2-5-1982 tên khai sinh là: Nguyễn Nguyên Hồng.
Quê: thành phố Nam Định
Trước cách mạng ông sống chủ yếu ở Hải Phòng trong xóm lao động nghèo. Từ nhỏ (12 tuổi) bố chết vì bệnh ho lao, người mẹ trẻ từ giã đứa con đi tha hương cầu thực, cậu bé Hồng phải sống với bà cô cay nghiệt nhưng giàu có. Có những khi bé Hồng phải sống lang thang đầu đường xó chợ, cậu bé Hồng có trái tim mủi lòng thậm chí yếu đuối và mau nước mắt. Ngay từ những tác phẩm đầu tay Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút viết về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng Nguyên Hồng bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí thơ nổi bật là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
Nguyên Hồng có những tác phẩm nổi tiếng nào? Tb
- Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết) 1938. 
Những ngày thơ ấu (hồi kí 1938). 
Trời xanh (tập thơ 1960)
Cửa biển bộ tiểu thuyết 4 tập: 
 Sóng ngầm ( 1961),
 Cơn bão đã đến (1967)
 Thời kì đen tối (1973)
 Khi đứa con ra đời (1976)
Núi rừng yên thế (tiểu thuyết nhiều tập đang viết dở).
Bước đường viết văn ( Hồi kí 1970)
Em biết gì về tác phẩm “Những ngày thơ ấu” và đoạn trích: Trong lòng mẹ?Tb
 - Những ngày thơ ấu đăng trên báo 1938 in thành sách lần đầu năm 1940. Là tập hồi kí gồm 9 chương viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả- Là tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình với cảm xúc dạt dào tha thiết rất mực chân thành đó cũng là nét đặc sắc nổi bật trong bút pháp nghệ thuật của Nguyên Hồng.
Nêu yêu cầu đọc
Đọc giọng kể chú ý đọc đúng giọng điệu của từng nhân vật.
 - Lời bà cô ngọt ngào cay độc.
 - Bé Hồng nghẹn ngào uất ức
 - Chú ý nhấn giọng từ ngữ miêu tả tâm trạng bé Hồng.
GV đọc từ đầu đến “người ta hỏi đến chứ”.
Gọi học sinh đọc phần còn lại
Giải nghĩa từ: rất kịch, tha hương cầu thực, thành kiến cổ trụ. Y
Dựa vào chú thích 5, 8, 13, 14.
Truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào?Tb
 - Phương thức tự sự kết hợp biểu cảm.
Nhân vật chính trong truyện là ai? Quan hệ giữa nhân vật chính và tác giả được hiểu như thế nào?Kh
 - Nhân vật chính là bé Hồng- tâm sự của tác giả chính là cảnh ngộ của bé Hồng (nhân vật chính). Tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền và đầy những thành kiến cổ hủ.
Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Kh
 Giới hạn và nội dung của từng phần.
- Hai phần:
Phần 1: Từ đầu đến “ Mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ”
- Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc với chú bé Hồng và ý nghĩ cảm xúc về người mẹ bất hạnh.
Phần 2: còn lại: cuộc gặp gỡ bất ngờ và cảm giác sung sướng cực điểm của Hồng khi gặp mẹ.
Trong quá trình tìm hiểu chúng ta sẽ tìm hiểu theo hai nội dung trên: cuộc đối thoại giữa bà cô và Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng với mẹ.
Tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” tuy không có nhiều tình tiết hấp dẫn mang tính li kì, hồi hộp, nhưng lại không bị lãng quên mà luôn giữ lại một vị trí nhất định đối với người đọc. Bởi nó tạo nên niềm xúc động, cảm thương sâu sắc. Vậy yếu tố nào mang lại sự thành công đó chúng ta cùng phân tích.
Yêu cầu học sinh đọc phần chữ in nhỏ SGK trang 15.
Học sinh đọc thầm đoạn 1.
Dựa vào phần chữ in nhỏ và phần đầu văn bản em hiểu gì về hoàn cảnh của chú bé Hồng?Kh
 Bé Hồng rơi vào cảnh ngộ thương tâm: Mồ côi cha mẹ, mẹ chú vì túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực để lại đứa trẻ sống bơ vơ trong sự ghẻ lạnh cay nghiệt của những người họ hàng.
Ngay trong phần mở đầu đoạn trích qua giọng văn giản dị và tự nhiên, người đọc có thể nhận ra ngay cảnh ngộ đó “tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà tôi mới mua được cái mũ trắng và cuốn băng đen” và cũng vài câu tiếp theo đó. Nhà văn cũng cho người đọc biết được thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp lúc này “ Nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa”
Dòng tự sự đã khởi nguồn từ đó nhân vật bà cô xuất hiện.
Hãy tìm những chi tiết miêu tả về nhân vật bà cô?Tb
Chi tiêt =>
Từ xưa ông cha ta vẫn quan niệm rằng “Xểnh cha còn chú... dì” để nói tới sự đùm bọc yêu thương đối với những người họ hàng thân thích trong gia đình khi đứa bé mất cha hoặc mẹ. Trong đoạn trích ta thấy chú bé Hồng mất bố sống xa mẹ ở gần những người họ hàng trong đó có bà cô (em ruột của bố) tức là cũng được sống giữa những người ruột thịt
Hành động, cử chỉ: “Một hôm cô gọi tôi đến bên cười hỏi...”.Có biểu thị tình cảm và sự quan tâm của cô đối với đứa cháu mồ côi không?Kh
 - Điều chú ý ở đây là người cô “Cười hỏi” chứ không phải là lo lắng hỏi, hay nghiêm nghị hỏi cháu lại càng không phải âu yếm hỏi- Bởi lẽ thường câu hỏi đó sẽ được bé Hồng trả lời là có. Bởi chú đang ở trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương ấm áp của mẹ (và nhất là những người thân ruột thịt) nhưng là 1 chú bé nhạy cảm, nặng tình yêu thương bé Hồng lập tức nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô vì thế chú cúi đầu không đáp.
Em hiểu “Cười rất kịch” là như thế nào?Tb
 Rất kịch là giống như đóng kịch. Trong trường hợp này điệu cười của người cô khiến bé Hồng nhận rõ được sự giả dối ẩn chứa bên trong đã được che giấu bởi nụ cười rất kịch đó của bà cô. Cười hỏi dịu dàng, ngọt ngào.
Sau lời từ chối của bé Hồng và cô tiếp tục có thái độ cử chỉ lời nói nào tiếp theo?Tb
 - Hỏi luôn giọng vẫn ngọt...Mợ mày phát tài lắm
- Hai con mắt long lanh của cô Tôi chằm chặp đưa nhìn tôi (...) vỗ vai tôi cười mà nói rằng (...) thăm em chứ (...). Rồi cô tôi cười tươi kể các chuyện.
Những thái độ, cử chỉ, lời nói đó của người cô đã nói lên điều gì? Hãy phân tích làm rõ?Kh
 Mặc dù chú bé Hồng đã ứng đối rất thông minh bằng lời từ chối không vào. Ta tưởng như cuộc đối thoại đã chấm dứt. Nhưng người cô không chịu buông tha bà ta vẫn tiếp tục cười và hỏi luôn với giọng rất ngọt “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm không như dạo trước đâu”. Lời nói chứng tỏ sự giả dối, độc ác của bà, bà vẫn tiếp tục đóng kịch, vẫn tiếp tục trêu cợt cháu để tiếp tục lôi cháu vào trò chơi tai quái của mình.
Khi thấy bé Hồng im lặng cúi đầu rưng rưng muốn khóc người cô lại tiếp tục khuyên, an ủi, khích lệ, tỏ ra rộng lượng, muốn giúp đỡ cháu. “Mày dại quá, cứ vào đi tao chạy cho tiền tàu mà vào,vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Cái ác tâm, ác ý của người cô lộ rõ khi hai tiếng em bé được mụ ngân dài ra thật ngọt, thật rõ. Rõ ràng người cô đã biểu hiện thái độ săm soi độc địa hành hạ nhục mạ đứa bé ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau nỗi khổ tâm của nó.
Theo em, người cô muốn gì khi nói rằng mẹ cháu đang phát tài và nhất là cố ý phát âm hai tiếng “em bé” được ngân dài ra thật ngọt, thật rõ.G
- Thực hiện âm mưu pha vỡ, chia lìa tình mẫu tử
 - Mục đích của cuộc nói chuyện không phải là sự quan tâm tới hoàn cảnh đứa cháu đáng thương mà ẩn sau cử chỉ có vẻ ngọt ngào như an ủi khích lệ đó là một âm mưu tàn nhẫn. Nói xấu mẹ bé Hồng trước mặt chú đặc biệt là muốn thông báo sự việc mẹ Hồng đã có con với người khác khi chưa đoạn tang chồng, một việc trái với đạo lí lúc bấy giờ bởi những hủ tục phong kiến đang đè nặng lên xã hội phong kiến bấy giờ và hơn thế nữa là bà ta cố tình thực hiện âm mưu phá vỡ, chia lìa tình mẫu tử của đứa bé mồ côi cha. Có thể nói rằng mục đích của bà cô đã phần nào thành công khiến cho bé Hồng nước mắt ròng ròng rớt xuống 2 bên mép chan hoà ở cằm và ở cổ.
Khi thấy đứa cháu đáng thương khóc, người cô tiếp tục có lời nói và thái độ như thế nào?k
Em có nhận xét gì về thái độ cử chỉ lời nói của người cô trong đoạn truyện này?Kh
 - Người cô tỏ ra lạnh lùng, vô cảm trước sự đai đớn xót xa đến phẫn uất của đứa cháu mà vẫn tươi cười kể về cảnh ngộ của mẹ Hồng một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt, rõ ràng người cô vẫn cố tình không chịu buông tha đứa cháu đáng thương của mình.
Cử chỉ: vỗ vai nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra nghiêm nghị của người cô thực ra là thay đổi đấu pháp tấn công. Bởi bà ta muốn làm cho cháu mình đau khổ hơn nữa, lúng túng thê thảm hơn nữa. Dường như một miếng đòn ra cuối cùng để khi cháu đến tột đỉnh của sự đau đớn phẫn uất thì bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi xót thương người đã mất → tất cả chỉ càng chứng tỏ sự giả dối, thâm hiểm đến trắng trợn trơ trẽn của bà ta.
Qua phân tích em thấy bà cô là người như thế nào?Tb =>
 - Nhân vật người cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động con người tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ phi nhân đạo của xã hội khi đó. Tính cách của người cô chính là sản phẩm của nhữ ... .
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Tìm những trường từ vựng “Người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”
 - Mẹ, mợ, cô, thầy, cậu, em, cháu.
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy dưới đây.
a. Lưới, nơm, câu vó: dụng cụ đánh bắt hải sản
b. Dụng dụ để đựng
c. Hoạt động của chân
d. Trạng thái tâm lí
e. Tính cách
g. Dụng cụ viết, tô.
Các từ in đậm trong SGK thuộc trường từ vựng nào?
 - Thuộc trường từ vựng “Thái độ”.
Làm theo nhóm: 2 nhóm
Học sinh cử đại diện trình bày
GV nhận xét thống nhất
- Trường từ vựng khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính
- Trường từ vựng thính giác: tai, nghe, rõ, điếc, thính.
Lưu ý: điếc, thính đều nằm ở hai trường trên có thể gọi là mũi điếc, mũi thính hay tai điếc, tai thính.
I. Thế nào là trường từ vựng. 23’
1. Ví dụ
Cùng có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận trên cơ thể con người.
2. Bài học
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
3. Lưu ý
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn (trường từ vựng có tính hệ thống).
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Trong thơ văn, trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển hàng từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh).
*) Ghi nhớ. SGK trang 21
II. Luyện tập. 16’
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4
III. Hướng dẫn học bài. 1’
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Làm bài tập còn lại
	- Soạn: Bố cục của văn bản. Đọc các ví dụ trong mục của bài
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 8
Tập làm văn
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Nắm được bố cục của văn bản đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng và nhận thức người đọc.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng bố cục văn bản khi nói, viết.
II. Chuẩn bị 
	Thầy: Soạn giảng, tài liệu, SGV, SGK
	Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
*) Ổn định
I. Kiểm tra 4’
	* Câu hỏi: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tình huống thống nhất về chủ đề của văn bản?
	* Đáp án- biểu điểm:
- Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. 5đ
- Văn bản có tính thống nhất và chủ đề chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định không xa rời chủ đề hay lạc sang chủ đề khác.5đ
II. Bài mới 1’
	Ở lớp 7 các em đã được học về bố cục và mạch lạc của văn bản, chúng ta cũng đã nắm được một văn bản thông thường có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài và chức năng nhiệm vụ của chúng.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn lại kiến thức về bố cục của văn bản và tập trung thực hiện cách sắp xếp trong phần thân bài như thế nào?
Yếu
TB
KH
TB
G
KH
TB
GV
GV
TB
TB
KH
HS
TB
KH
GV
KH
TB
TB
TB
Yếu
TB
KH
G
GV
GV
Đọc văn bản
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần đó?
- Chia làm 3 phần
Phần 1: đầu đến không màng danh lợi
Phần 2: tiếp đến có khi không cho vào thăm
Phần 3: còn lại
Cho biết nhiệm vụ của từng phần
- Mở bài: Giới thiệu ông Chu Văn An
- Thân bài: làm rõ công lao, uy tín, tính cách của ông Chu Văn An.
- Kết bài: tình cảm của mọi người đối với ông.
Câu nào mang tính khái quát và là chủ đề của văn bản?
Câu 1: là chủ đề của văn bản
Phần thân bài gồm mấy đoạn văn và nó có nhiệm vụ gì?
- Phần thân bài gồm 2 đoạn văn, có nhiệm vụ trình bày các khía cạnh của câu chủ đề.
Đoạn 1: tập trung làm rõ Chu Văn An là người có tài, có đức.
Đoạn 2: tập chung là rõ việc Chu Văn An được học trò mến.
Từ sự việc trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phần: Mở bài, thân bài, kết bài? Các đoạn văn nhỏ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Các phần mở bài, thân bài, kết bài luôn có sự gắn bó, chặt chẽ với nhau. Phần trước là tiêu đề cho phần sau, còn phần sau là sự nối tiếp của phần trước (được gọi là mở bài, thân bài, kết bài)
→ Các phần trong văn bản đều tập chung làm rõ chủ đề đã nêu: “Người thầy đạo cao, đức trọng”
- Các đoạn văn nhỏ tập chug làm rõ chủ đề.
Từ việc phân tích trên em cho biết: Bố cục của văn bản gồm có mấy phần. Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản có quan hệ với nhau như thế nào?
Trong 3 phần của văn bản. Phần mở bài, kết bài thường ngắn gọn được tôt chức tương đối ổn định. Phần thân bài là phần phức tạp nhất được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau.
Chúng ta cùng tìm hiểu một số cách thức sắp xếp văn bản.
Cô đã yêu cầu các em đọc văn bản “Tôi đi học” ở nhà
Nhắc lại chủ đề của văn bản này?
- Là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả.
Để làm rõ chủ đề trên trong văn bản tác giả đã kể lại những sự kiện nào trong buổi tựu trường đầu tiên?
- Trên đường cùng mẹ tới trường: cảm xúc về con đường.
- Trên sân trường: + Cảm nhận về ngôi trường
 + Cảm giác lúng túng bỡ ngỡ khi xếp hàng
- Trong lớp học: + Thấy cái gì cũng lạ
 + Thấy bạn bè không còn xa lạ nữa.
Đây là văn bản tự sự xen kẽ biểu cảm, các sự kiện trong văn bản đều được gắn với những cảm xúc sâu sắc của tác giả. Đó là những cảm xúc nào? Các sự kiện, cảm xúc ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
- Cảm xúc trên đường cùng mẹ tới trường
- Cảm xúc trên sân trường
- Cảm xúc trong lớp học
- Các sự kiện được sắp xếp theo dòng hồi tưởng về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của tác giả.
+ Các cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian (những cảm xúc trên đường cùng mẹ tới trường, những cảm xúc trên sân trường và trong lớp học)
+ Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
Học sinh theo dõi văn bản
Văn bản Trong lòng mẹ chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần thân bài?
- Trong văn bản: diễn biến tâm trạng bé Hồng chia làm hai giai đoạn (2 văn bản)
Đoạn 1: tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình trong cuộc đối thoại với người cô
Đoạn 2: khi gặp mẹ là niềm vui sướng cực độ của Hồng khi ở trong lòng mẹ.
Những diễn biến, tâm trạng của bé Hồng được sắp xếp theo thứ tự nào?
→ Cách sắp xếp trình bày của phần diễn biến tâm trạng của bé Hồng theo trình tự thời gian và theo trình tự diễn biến.
Đối với kiểu văn bản tự sự xen kẽ biểu cảm của hai văn bản trên việc trình bày nội dung ở phần thân bài thường dựa vào ý đồ giao tiếp của người viết
VD: Như văn bản “Tôi đi học” từ hiện tại, hồi tưởng lại những kỉ niệm và thường sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, mạch suy luận
Trong một bản văn miêu tả khi tả người, vật, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?
- Tả người vật, con vật:
+ Miêu tả từ xa → gần hoặc ngược lại (tả không gian)
+ Tả theo thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai
+ Từ ngoại hình đến quan hệ, cảm xúc hoặc ngược lại (tả theo chỉnh thể→ bộ phận người, con vật)
- Tả phong cảnh:
+ Theo không gian rộng, hẹp, gần xa, cao, thấp
+ Ngoại cảnh đến cảm xúc hoặc ngược lại
Phần thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nên các sự việc để thể hiện chủ đề “Người thầu đạo cao đức trọng”
Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
- Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
- Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức được học trò kính mến.
→ Sắp xếp theo nhóm sự việc
Từ việc thể hiện các cách sắp xếp trên. Theo em việc sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào những yếu tố nào?
- Kiểu văn bản
- Ý đồ giao tiếp của người viết.
Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào?
Học sinh đọc ghi nhớ
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Tìm chủ đề của văn bản.
Đoạn văn được trình bày theo thứ tự nào?
- Trình bày theo thứ tự không gian (từ xa đến gần đến đi xa).
Các ý trình bày trong đoạn văn (câu văn)
Nhìn từ xa: từ vật rừng đen- chim cất cánh giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra
- Càng đến gần: Thấy đàn chim bay đen kín trời nghe rõ tiếng chim, thấy chim đậu chen nhau, thấy chim cồng cộc thấy chim già
- Đến tận nơi: thấy chim đậu làm tổ thấp đứng dưới gốc có thể thò tay nhặt trứng- chim kêu vang động
- Đi xa dần: đi tới 3000 thước vẫn thấy chim đậu trắng xoá.
Đoạn văn trình bày theo thứ tự thời gian
- Triển khai chủ đề theo thứ tự thời gian (về chiều→ lúc hoàng hôn)
- Về chiều: Bavì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng
- Những đàn mây nhuộm màu biến hoá muôn hình
- Lúc hoàng hôn: khi vầng sáng nan quạt khép dần trăng vàng.
Đoạn văn viết theo kiểu văn bản nghị luận.
- Luận điểm: lịch sử thường có sẵn những trang đau thương nhưng cũng vẻ vang
- Luận cứ: chứng minh bằng đoạn văn
- Nêu nhận xét: trí tưởng tượng của nội dung tìm cách chữa cho lịch sử bi hùng để khỏi phải công nhận những tình thế đáng u uất.
- Chứng minh bằng 2 đoạn văn:
+ 2 bà Trưng thất trận phải tự vẫn
+ Hai bà đã hoá đi
+ Phù Đồng Thiên Vương đánh tan giặc, bị thương nặng vẫn còn ăn một bữa cơm, rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm rồi mới lên ngựa chết.
Hướng dẫn học sinh các làm bài tập
Có thể trình bày như sau:
+ Bà cô nói xấu mẹ của bé Hồng nhằm gieo rắc vào đầu óc đứa cháu những hoài nghi để đứa con khinh miệt ruồng rẫy mẹ mìnhh. Bé Hồng quyết không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến tình thương yêu và lòng kính mến mẹ.
+ Niềm sướng tột đô của Hồng được gặp lại mẹ sau buổi tan học. Em sung sướng thấy mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc.
Em muốn được bé lại lăn vào lòng mẹ
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
Chứng minh được câu tục ngữ phải có sự sắp xếp theo trình tự
a. Giải thích ý nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ
b. Chứng minh câu tục ngữ.
c. Có thể bình luận thêm.
I. Bố cục của văn bản 10’
1. Ví dụ
Người thầy đạo cao đức trọng
2. Bài học
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. 14’
1. Ví dụ
a. Tôi đi học
b. Trong lòng mẹ
- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển cảu sự vật hay mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
*) Ghi nhớ
III. Luyện tập. 15’
1. Bài tập 1
a. Đoạn văn tả cảnh sân chim ở Cà Mau.
b. Vẻ đẹp Bavì
c. Luận điểm
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
III. Hướng dẫn học bài, làm bài. 1’
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Làm bài tập 2, 3
	- Luyện tập cách sắp xếp phần thân bài.
	- Soạn: Tức nước vỡ bờ, chia đoạn, trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2.doc