Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 77: Quê hương - Tế Hanh

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 77: Quê hương - Tế Hanh

BÀI: 19

QUÊ HƯƠNG

 - TẾ HANH-

A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:

. I)Kiến thức:

- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này:tình yêu quê hương đằm thắm .

- Hình ảnh khỏe khoắn ,đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ;lời thơ bình dị ;gợi cảm xúc trong sáng,tha thiết .

II) Kỹ năng:

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.

- Phân tích được những chi tiết miêu tả ,biểu cảm đặc sắc trong bài thơ .

- Kỹ năng tư duy sáng tạo.

III)Thái độ: học sinh có cái nhìn mới lạ và thich thú hơn khi học những bài thơ về biển .

B/CHUẨN BỊ:

I/ Giáo viên: thước kẻ bảng,ảnh chân dung của nhà văn Tế Hanh ,tài liệu tham khảo liên quan.

II/Hs: Soạn bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên .

C/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 77: Quê hương - Tế Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8a1 ngày dạy
3/1/2011
Lớp 8a2 ngày dạy
4/1/2011
BÀI: 19
QUÊ HƯƠNG
 - TẾ HANH-
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:
.	I)Kiến thức: 
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này:tình yêu quê hương đằm thắm .
- Hình ảnh khỏe khoắn ,đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ;lời thơ bình dị ;gợi cảm xúc trong sáng,tha thiết .
II) Kỹ năng:
 	 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả ,biểu cảm đặc sắc trong bài thơ .
- Kỹ năng tư duy sáng tạo. 
III)Thái độ: học sinh có cái nhìn mới lạ và thich thú hơn khi học những bài thơ về biển .
B/CHUẨN BỊ:
I/ Giáo viên: thước kẻ bảng,ảnh chân dung của nhà văn Tế Hanh ,tài liệu tham khảo liên quan.
II/Hs: Soạn bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên .
C/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: 
I/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
1)Chọn học thuộc lòng 2 khổ thơ của bài thơ “nhớ rừng “ và phân tích làm rõ y nghĩa của 2 khổ đó ?
2)Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
II/ Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu bài mới: (2 phút) Mỗi nhà thơ đều chọn cho mình đề tài riêng mà kí thác vào đo nỗi niềm tâm sự.Với Tế Hanh ngay từ những sáng tác đầu tay ,hồn thơ lang mạn của ông đã gắn bó thiết tha với làng quê miền biển .Quê hương được tái hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ trẻ bằng thể thơ 8 chữ đều đặng,nhịp nhàng,hình ảnh một làng chài ven biển Miền Trung với tình cảm mến thương nồng nàn . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2:Tìm hiểu chung: (10 phút)
Gv:Qua chú thích em hãy rút ra những ý chính về tác giả ?
Gv: nhà thơ có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
Gv:bài thơ thuộc thể thơ gì ?
Gv:Hướng dẫn cho học sinh đọc:Giọng nhẹ nhàng trong trẻo chú ý nhịp phổ biến trong bài .
Gv:Giải thích từ :cánh buồm vôi ;phăng mái chèo
Gv:Em hãy chia đoạn và tìm ý chính của từng đoạn ? 
Hs:Mảng thơ thành công nhất của ông là viết về quê hương Miền Nam.Tế Hanh là nhà thơ của quê hương mà bài quê hương là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa .
Hs: Tập thơ”hoa niên”1945;gửi Miền Bắc 1955;tiếng song 1960.. 
Hs:thơ 8 chữ (thơ mới)
Hs:Đọc theo sự hướng dẫn của GV.
Hs:cánh buồm vôi:cánh buồm bằng vải màu trắng như vôi.phăng mái chèo:Quạt nước nhanh và mạnh.
Hs: đoạn 1:8 câu đầuèGiới thiệu chung về làng quê và cảnh ra khơi đánh cá buổi sáng .
- đoạn 2:8 câu (tt)ècảnh thuyền cá trở về bến.
- đoạn 3: 4 câu còn lạiènỗi nhớ làng biển,quê hương.
I/ Giới thiệu chung :
1)Tác giả :Tế Hanh sinh năm 1921 tỉnh Quảng Ngãi.Ông được mệnh danh là nhà thơ cuả quê hương.
2)Tác phẩm:
- Quê hương là bài thơ hay nhất được rút trong tập thơ nghẹn ngào 1939 sau in lại trong tập hoa niên xuất bản 1945.
-Thể thơ : 8 chữ (thơ mới )
Hoạt động 3:Tìm hiểu chi tiết bài thơ : (20phút)
Gv:Người dân ra biển đánh cá vào thời gian nào ? Thời tiết ra sao ?
Gv:Với thời tiết thuận lợi như vậy thì hình ảnh người dân chài được tác giả miêu tả như thế nào ?Tìm những động từ thể hiện sức mạnh của thuyền ?(hình ảnh ẩn dụ sức mạnh của người dân chài)
Gv:Hai câu cuối của đoạn 1.Vì sao tác giả lại so sánh “cánh buồm như mảnh hồn lànggóp gió” ẩn dụ (gv giảng cho học sinh thấy được bút pháp lãng mạn ở 2 câu này )
Gv:Cảnh dân làng chài đoán thuyền cá như thế nào qua 4 câu thơ đầu ? 
Gv:Cho hs phân tích 4 câu tiếp theo ở đoạn 2 ?
Gv:Hai câu “chiếc thuyền im .thớ vỏ”sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?(giảng không có một tâm hồn tinh tế tài hoa và nhất là không có sự gắn bó với cuộc sống làng chài,quê hương thì không có những câu thơ hay như vậy ).
Gv:Khi đi xa nhà tác giả nhớ những gì ?
Gv:Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn ?
Gv:Bài thơ đã sử dụng những đặc sắc nghệ thuật nào ?
Gv:Cho biết nội dung và nhgệ thuật chính của bài thơ?
Hs:Bình minh sáng sớm.Thời tiết lí tưởng để ra khơi (bầu trời cao rộng)
Hs:Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) hăng,phăng,vượtèdiễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi làm toát lên một sức sống mạnh mẽ,vẻ đẹp hùng tráng của người dân chài .
Hs:Cánh buồm là biểu tượng của linh hồn làng chài èmột vẻ đẹp lãng mạn với bức tranh vưa có hình có hồn.( so sánh với cây lúa là hình ảnh tâm hồn của người nông dân đồng bằng sông cửu long )
Hs:Không khí ồn ào;tấp nập;đông vui ,ghe đầy cá .Câu thơ thứ 3 trích nguyên văn lời cảm tạ “trời yên biển lặng cho dân chài trở về an toàn thắng lợi .
Hs:Câu đầu tả thực,câu sau sáng tạo độc đáoèngười dân lao động – những đứa con của biển.:nước da ngăm ,nhuộm nắng gió ,thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mồi của múi .
Hs:Nhân hoá – con thuyền vô tri đã trở nên có hồn ,cũng như người dân chài sau những chuyến vật lộn với sóng gió rồi cũng được nghỉ nghơi.
Hs:Nước biển,cá bạc, chiếc buồm vôi,mùi nồng mặn quá- nhớ quê hương.
Hs:đó là biểu tượng của người dân biển-gắn bó với quê hương,yêu tha thiết quê hương.
Hs:Bút pháp lãng mạn đậm tính chất trữ tình;so sánh độc đáo hấp dẫn, hình ảnh phong phú sáng tạo;nhân hoá ;ẩn dụ;lời thơ bình dị mà gợi cảm.
Hs:Đọc to ghi nhớ.
II/ Phân tích :
1) Cảnh dân chài ra khơi đánh cá:
- Buổi sáng bình minh sáng sớm.
- Thời tiết:trời trong gió nhẹ ,nắng hồng bình minh.
- So sánh:thuyền như con tuấn mã,hăng,phăng,vượtèdiễn tả khí thế dũng mãnh của thuyền và sức sống mạnh mẽ củ người dân chài .
- Cảnh buồm giương to như mảnh hồn làngèbiểu tượng của linh hồn làng chài ,một vẻ đẹp lãng mạn.
ð Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng ,bức tranh lao động phấn khởi dạt dào sức sống .
2)Cảnh thuyền cá về bến :
- Không khí ồn ào;tấp nập;đông vui ,ghe đầy cá tươi ngon.
- Hình ảnh da rám nắng,thân hình nồng thở vị xa xămàvẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn.
- Chiếc thuyền. .nằm
- Nghe chất múi..thớ vỏ.ànhân hoá con thuyền như một con người thật có linh hồn.
ðBức tranh lao động náo nhiệt đầy ấp niềm vui và sự sống.
3)Nỗi nhớ làng,biển,quê hương:
- Tác giả nhớ về:màu nước xanh của biển, cá bạc, chiếc buồm vôi.
- Mùi nồng mặn àđặc trưng của người vùng biển.
ðNỗi nhớ quê chân thành tha thiết được thốt ra từ trái tim của nhà thơ.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ /SGK/ 18
III/Hoạt động 4 củng cố: (4 phút)
1/Cảnh dân chài ra khơi đánh cá như thế nào ?
2)Cảnh thuyền cá về bến như thế nào ?
3)Nỗi nhớ làng quê của tác giả ra sao ?
4)Đọc diễn cảm lại bài thơ ?
IV/Hoạt động 5:DẶN DÒ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI: (4 phút)
_ Hs:Xem lại bài cũ + thuộc lòng ghi nhớ.
_Hs: Soạn bài”Khi con tu hú ”
+ Đọc trước bài thơ ,tìm hiểu từ khó,chia đoạn ,và ý chính của từng đoạn ?
+Đọc chú thích tìm hiểu tác giả,tác phẩm ? Em hiểu nhan đề của bài thơ ra sao?
+Vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ ?
+Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu ?
*Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van(4).doc