Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử lớp 8

Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử lớp 8

ĐỀ:

Câu 1: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?

Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?

Câu 3: Vì sao đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch Sử Lớp 8 Năm Học 2011-2012
Họ và tên: Lớp: /
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ:
Câu 1: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
Câu 3: Vì sao đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
MA TRẬN
Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Phong trào
Biết được cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 1873-1874 diễn ra như thế nào?
Lí giải được trách nhiệm của Nhà Nguyễn khi để mất nước.
Số câu: 2
65% TSĐ = 6.5 điểm
Số câu: 1
46.1% TSĐ
= 3 điểm
Số câu: 1
53.8% TSĐ
= 3.5 điểm
2. Phong tào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Nhận xét được nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế XIX đầu XX.
Số câu: 1
35% TSĐ = 3.5 điểm
Số câu: 1
100% TSĐ
= 3.5 điểm
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Số câu: 1 
3 điểm = 30% TSĐ 
Số câu: 1 
3.5 điểm = 35%TSĐ 
Số câu: 1 
3.5 điểm = 35% TSĐ 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Phong trào Cần Vương:
Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước – phong trào cần vương.
Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Trung Kì, Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc. Chiếu cần vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.
Câu 3: Nhận xét phong trào kháng chiến chống Pháp:
Phong trào diễn ra muộn (do thực dân Pháp bình định những vùng này muộn hơn so với vùng đồng bằng).
Diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở nhiều vùng, miền của miền núi:
+ Ở Nam Kì: khi Pháp nổ súng xâm lược các dân tộc thiểu số đã phối hợp cùng người kinh chống Pháp như: người Thượng, Khơ me,
+ Ở Trung Kì: phong trào diễn ra sôi nổi tiêu biểu như Hà Văn Mao, dân tộc Mường
+ Ở Tây Nguyên: các Tù Trưởng như Nơ-Trang Gư, Ama-conđã lãnh đạo nhân dân chống Pháp.
Ở Tây Bắc: đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích
- Phong trào đấu tranh của đông bào miền núi đã trực tiếp thức tỉnh tinh thần dân tộc, làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
Câu 6: Các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản:
- Trong bối cảnh các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào qua sách báo của Trung Quốc. Tấm gương Nhật Bản tự lực tự cường tiến hành duy tân, cải cách đã thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản Phương Tây, trở thành nước tư bản hùng mạnh duy nhất ở Châu á, đánh thắng được đế quốc Ngakhiến các sĩ phu rất khâm phục.
- Xuất phát từ lòng yêu nước, lại được tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài, các trí thức nho học Việt Nam bấy giờ đã hướng theo gương Nhật Bản là nước đồng văn-đồng chủng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 8(1).doc