Kỉ yếu: Giúp học sinh làm bài môn ngữ văn đạt kết quả khả quan

Kỉ yếu: Giúp học sinh làm bài môn ngữ văn đạt kết quả khả quan

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Viết bài văn đạt điểm cao là ước muốn và cũng là sự băn khoăn của rất nhiều học sinh từ trước tới nay. Thực tế có rất nhiều học sinh chăm chỉ học tập, chịu khó đọc sách và kiên trì rèn luyện nhưng kết quả bài làm vẫn không như mong muốn. Vậy làm thế nào để viết được bài văn đạt điểm cao? Đây là cả một vấn đề lớn mà các giờ học tập làm văn SGK đã trình bày trong suốt chương trình học. Tuy nhiên với kỉ yếu này, GV có thể tóm lược cho các em các ý cơ bản nhất để các em dễ dàng tiếp thu và thực hành.

B/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:

 Làm bài điểm cao là một trong những biểu hiện của viêc nắm vững kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của bài học của chương trình học. Do đó việc giúp các em làm bài đạt kết quả là việc làm thiết thực.

 Về lí thuyết một bài làm muốn đạt điểm cao phải đáp ứng tốt các yêu cầu đề bài đặt ra. Có nghĩa là phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản là kiến thức và kĩ năng. Nhưng nhiều học sinh lại chưa đảm bảo các yêu cầu cơ bản này.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỉ yếu: Giúp học sinh làm bài môn ngữ văn đạt kết quả khả quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu :
GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI MÔN NGỮ VĂN 
ĐẠT KẾT QUẢ KHẢ QUAN.
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 
	Viết bài văn đạt điểm cao là ước muốn và cũng là sự băn khoăn của rất nhiều học sinh từ trước tới nay. Thực tế có rất nhiều học sinh chăm chỉ học tập, chịu khó đọc sách và kiên trì rèn luyện nhưng kết quả bài làm vẫn không như mong muốn. Vậy làm thế nào để viết được bài văn đạt điểm cao? Đây là cả một vấn đề lớn mà các giờ học tập làm văn SGK đã trình bày trong suốt chương trình học. Tuy nhiên với kỉ yếu này, GV có thể tóm lược cho các em các ý cơ bản nhất để các em dễ dàng tiếp thu và thực hành.
B/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Làm bài điểm cao là một trong những biểu hiện của viêc nắm vững kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của bài học của chương trình học. Do đó việc giúp các em làm bài đạt kết quả là việc làm thiết thực.
	Về lí thuyết một bài làm muốn đạt điểm cao phải đáp ứng tốt các yêu cầu đề bài đặt ra. Có nghĩa là phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản là kiến thức và kĩ năng. Nhưng nhiều học sinh lại chưa đảm bảo các yêu cầu cơ bản này.
C/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
	.Có một thực tế mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là các em học sinh giỏi không thích ở trong đội tuyển môn ngữ văn. Ngoài nguyên nhân chính do suy nghĩ thực dụng của một số phụ huynh còn có nguyên nhân khác từ phía các em, đó là dù cố gắng đến mấy HS thi văn cũng khó có thể đạt đến mức điểm 8,9,10 mà tâm lí HS bao giờ cũng muốn có điểm cao. Xuất phát từ thực tế này, GV cần tìm cách giúp các em cách làm bài đạt kết quả như ý muốn
D/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: 
	GV cần hướng dẫn học sinh phương pháp cụ thể để bài làm có thể đảm bảo hai yêu cầu này.trong bài làm.
	I/ Để đáp ứng yêu cầu về kiến thức cần lưu ý:
	 1) Trước khi làm bài cần đọc kĩ đề để xác định thật đúng yêu cầu đề để giải quyết đúng hướng. Đây là khâu quan trọng vì nó xác định hướng đi cho cả bài viết. Để thực hiện tốt khâu này cần phải thận trọng và có kĩ năng. Có thể đặt câu hỏi: Thực chất yêu cầu của đề bài là gì ? Và tìm cách trả lời thật ngắn gọn cho câu hỏi đó.
	 2) Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề phải tìm được những ý cụ thể để làm rõ yêu cầu đó. Có thể đặt câu hỏi: Cần có những ý nào để làm rõ yêu cầu của đề bài? Kinh nghiệm cho thấy càng xác định rõ những ý cụ thể bao nhiêu thì bài văn càng có sức thuyết phục bấy nhiêu. Điều này rất quan trọng đối với bài làm vì không có ý thì không có căn cứ để cho điểm.
	Nhưng ý phải như thế nào? Nhìn đại thể ý cần có hai mức độ chủ yếu là phải cơ bản và sâu sắc mới mẻ.
	 a/ Ý cơ bản là ý đúng. Muốn có ý đúng phải học và ôn tập một cách có hệ thống chắc chắn. Chẳng hạn như khi nghị luận về một tác phẩm cần nắm vững những thông tin về tác giả, về hoàn cảnh ra đời và giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm, về đặc điểm nội dung nghệ thuật bao trùm của cả giai đoạn văn học, thậm chí cả những kiến thức lí luận mang tính công cụ nữa.
	 b/ Ý không chỉ đúng mà còn phải đủ về số lượng. Tùy theo từng vấn đề mà xác định có bao nhiêu ý. Điều này phụ thuộc vào chính quá trình học tập tìm hiểu vấn đề của mỗi người.
	 c/ Bên cạnh những yêu cầu trên, bài làm cần phải có những ý sâu sắc mới mẻ. Đây là mức độ lí tưởng của bài văn (nhất là đối với bài HS giỏi) bởi ý sâu sắc mới mẻ là yêu cầu cao và khó, đòi hỏi người viết phải dày công suy nghĩ, phải có năng lực cảm thụ, phải có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo (Tuy nhiên ý mới mẻ không phải là tìm ra một cách hiểu mới, một phát hiện sâu sắc về một vấn đề quen thuộc mà đôi khi chỉ là một phát hiện nhỏ hoặc cách diễn đạt rất riêng cũng rất đáng trân trọng).
	II/ Bài văn muốn đạt điểm cao phải chú ý vấn đề kĩ năng ( ở đây hướng dẫn chủ yếu là các kĩ năng cơ bản)
	1/ Trước hết phải chú ý đến bố cục của bài văn bởi bố cục là biểu hiện của trình độ tư duy. Một bài văn được đánh giá cao bao giờ cũng phải có bố cục chặt chẽ hợp lí, cân đối hài hòa. Bố cục bài văn thể hiện ở 2 cấp độ:
 	 a) Cấp độ tổng thể: Bài văn bao giờ cũng gồm có ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), mỗi phần này lại có những yêu cầu cụ thể mà người viết phải chú ý thực hiện cho đủ và sáng tạo. Chẳng hạn trong một bài văn phần mở bài cần giới thiệu và nêu những gì, phần kết luận khép lại vấn đề như thế nào. Hai phần này phải được trình bày với một độ dài tương đương và đều phải được quan tâm khi viết. Tránh tình trạng phần mở bài thì đầu tư nhiều thời gian và viết công phu, còn phần kết luận thì viết chóng vánh sơ sài, viết nhanh cho kịp giờ, thậm chí bỏ qua.
	 b) Cấp độ cụ thể: Chính là cách sắp xếp và triển khai ý theo một ý đồ nhất định của người viết. Có nghĩa là, trước khi chính thức làm bài, phải xác định bài văn bắt đầu từ ý nào (điểm tựa cho cả bài), sau đó triển khai cụ thể ra sao và kết thúc như thế nào. Xác định được như thế bài văn sẽ rõ ràng, các ý có sự hỗ trợ nhau trong việc làm sáng tỏ vấn đề. Một điều hết sức cần tránh là viết tùy hứng, vừa viết vừa nghĩ, nhớ đâu viết đấy, khi dod bài văn sẽ rơi vào tình trạng lộn xộn và trùng lặp.
	2/ Kĩ năng diễn đạt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi cùng một ý nhưng diễn đạt theo cách này thì hay và hiệu quả nhưng diễn đạt theo cách khác thì không hay, thậm chí rất dở và vụng về. Đối với việc làm văn, nhiều khi việc trình bày ý gì không quan trọng bằng trình bày ý đó như thế nào. Nếu đánh giá một bài toán chủ yếu người ta dựa vào tiêu chí đúng- sai thì đánh giá một bài văn ngoài tiêu chí đúng- sai người ta còn dựa vào tiêu chí hay- dở. Muố diễn đạt hay trước hết phải đúng sau đó cần có sự sáng tạo, nhuần nhuyễn, truyền cảm. Để có diễn đạt hay trước hết phụ thuộc vào năng khiếu, nhưng cơ bản vần là thực hành nhiều, chịu khó luyện tập nhiều.
	3/ Cuối cùng là kĩ năng trình bày, tức là vấn đề hình thức. Một bài văn trình bày tốt là bài văn có chữ viết sạch đẹp (nếu không đẹp thì chữ viết phải cẩn thận) tuân thủ đúng những qui cách trình bày như lùi đầu dòng, viết hoa, chính tả, cách sử dụng ngoặc đơn, ngoặc kép, cách đưa dẫn chứng ...
E/ KẾT LUẬN:
	Tóm lại để có một bài văn điểm cao đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Nhưng quan trọng nhất là bài viết phải có kiến thức vững vàng sâu sắc và nắm vững kĩ năng làm bài.
	Muốn có hai điều đó cần phải có quyết tâm lớn và nhất là lòng say mê. Không chỉ say mê học tập mà còn có tình yêu đối với môn văn.
 Duy Xuyên ngày 30 tháng 4 năm 2011
 Người viết
 Lê Thị Mỹ Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docki yeu.doc