Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 117, 118: Văn bản Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Trích ''Trưởng giả học làm sang'') ( Mô – li - e)

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 117, 118: Văn bản Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục  (Trích ''Trưởng giả học làm sang'') ( Mô – li - e)

Tiết 117 + 118 Văn bản

ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC

(Trích ''Trưởng giả học làm sang'')

 ( Mô – li - e)

A. Mức độ cần đạt:

- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch

- Thấy được tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức .

- Tiếng cười chế diễu thói “ trưởng giả học làm sang”

- Tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động

 2. Kỹ năng .

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch .

 3. Thái độ: ý thức học tập nghiêm túc , hiểu hài kịch để có tiếng cười cho đúng lúc đúng chỗ .

C. Phương pháp: phát vấn, bình giảng, thảo luận, diễn kịch

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 117, 118: Văn bản Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Trích ''Trưởng giả học làm sang'') ( Mô – li - e)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/3/2011
Ngày dạy: 30/3/2011 
Tiết 117 + 118 Văn bản
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích ''Trưởng giả học làm sang'')
 ( Mô – li - e)
A. Mức độ cần đạt: 
- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch 
- Thấy được tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 	1. Kiến thức .
- Tiếng cười chế diễu thói “ trưởng giả học làm sang”
- Tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động
 2. Kỹ năng . 
- Đọc phân vai kịch bản văn học. 
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch .
 3. Thái độ: ý thức học tập nghiêm túc , hiểu hài kịch để có tiếng cười cho đúng lúc đúng chỗ .
C. Phương pháp: phát vấn, bình giảng, thảo luận, diễn kịch
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: 8a1 .....
2. Kiểm tra bài cũ: ? Theo Ru-xô ''Đi bộ ngao du'' giúp ta điều gì quan trọng nhất?
 ? Mục đích của ''Đi bộ ngao du'' theo Ru-xô là gì?
8a1 ..
3. Bài mới:Ở lớp 6 các em đã học truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn pháp Đô-đê. Hôm nay chúng ta tiếp tục đến với một nhà văn pháp là Mô-li-e qua bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
- HS đọc phần chú thích trong SGK và nêu:
? Nêu những nét chính về tác giả?
 ? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
- Yêu cầu : Đọc phân vai, diễn cảm để gây được không khí kịch.
? Căn cứ vào những chữ được in nghiêng cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh ? Số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh ? Các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động ?
- Cảnh 1 : Ông Giuốc_Đanh và bác phó may.
- Cảnh 2 : Ông Giuốc_Đanh và một thợ phụ.
- Cảnh trước : là những lời đối thoại có kèm theo cử chỉ, động tác.
- Cảnh sau : lời đối thoại kèm theo cử chỉ, nhảy múa, nhạc → sôi động hơn.
- Sơ giản về Ông Guốc-đanh
? Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc Đanh thể hiện như thế nào ? (học đòi cái gì ? học đòi cách sống của tầng lớp nào trong xã hội ? vì sao việc học đòi của ông trở nên lố bịch, buồn cười ? Nêu dẫn chứng để ch/m).
(Đây là kiểu trưởng giả học làm sang khá phổ biến trong XH Pháp TK XVII).
-?Tính cách đó của Giuốc_Đanh đã bị lợi dụng như thế nào ?
(bác phó may lợi dụng cơ hội để moi tiền Giuốc_Đanh. Khi bị phát hiện thản nhiên trả lời : thứ hàng đẹp nên gạn lại một cái để mặc
? Tính cách học đòi làm sang của Giuốc_Đanh được thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau ?
(Trong cảnh này, em thấy ông Giuốc_Đanh thích được mọi người gọi là gì ? vì sao vậy ? các chú thợ phụ đã lợi dụng điều đó để moi tiền ông như thế nào ? kết quả ra sao ?)
(các chú thợ phụ moi tiền bằng cách tâng bốc → Giuốc_Đanh sung sướng thưởng ba lần tiền cho các thợ phụ).
? Lớp khịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
(Tính cách lố bịch, ngu dốt và học đòi)
- GV hướng dẫn HS tổng kết
? Nghệ thuật gây cười của Mô_li_e có gì đặc sắc ?
? Tính cách của Giuốc_Đanh được khắc hoạ ntn ?
? Từ đó rút ra ý nghĩa của văn bản?
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
- Mo-li-e ( 1622- 1673)
- Nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp
- Tác phẩm nổi tiếng: Lão hà tiện, trưởng giả học làm sang
2. Tác phẩm: Trưởng giả học làm sang
- Thể loại : hài kịch (gồm 5 hồi) nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch trong xã hội
- Đoạn trích : cảnh 5 (cảnh cuối), hồi 2
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần theo diễn biến của hành động kịch.
b. Phân tích:
b.1 . Ông Giuốc_Đanh và bác phó may.
* Ông Giuốc-đanh: Tuổi ngoài bốn mươi, con nhà buôn giàu có, dốt nát, quê kệch nhưng học đòi làm sang
- muốn sống theo lối quý tộc: Sắm bộ quần áo sang trọng: 
- bít tất: chật, giày: đau chân, quần áo: ngược hoa, tóc giả, lông đính mũ -> đều bị hỏng
-> Lố bịch, thiếu hiểu biết, bị phó may lừa ăn bớt vải
=> Nạn nhân của thói học đòi
b.2 Ông Giuốc_Đanh và tay thợ phụ
- Muốn được gọi là: ông lớn, cụ lớn, đức ông, tướng công
 → Tính cách lố bịch, nực cười,
=> Ngu dốt, háo danh trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ, rút tiền thưởng
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động
- Vở kịch ngăn nhưng mâu thuẫn kich sinh động, hấp dẫn và gây cười
b. Ý nghĩa văn bản:
Phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả
III. Hướng dẫn tự học:
- Đọc chú thích
- Tập diễn lớp hài kịch của Mô-li-e
- Chuẩn bị bài:
+ Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu
+ Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
E. Rút kinh nghiệm:
.......

Tài liệu đính kèm:

  • dockimcuctiet117118.doc