Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2010-2011

1. Công thức tính nhiệt lượng

Q = m. c.  t

Trong đó:

Q: Nhiệt lượng vật thu vào ( J)

 m : Khối lượng của vật ( kg).

 c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K)

t: Độ tăng nhiệt độ của vật ( 0C).

 ( t = t2 – t1).

Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó tăng thêm 10 C

Ví dụ : Muốn làm cho 1kg đồng nóng thêm 10C cần truyền cho đồng một nhiệt lượng 380J

II. Vận dụng

C10. Tóm tắt

mnhôm = 0,5 kg

mnước =2 kg

t1 = 250C

t2 = 1000C

Q = ?

 Giải

Nhiệt lượng cần cung cấp để ấm nhôm tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là:

Q1 = m1 c1. t1=0,5.880 (100 - 25)= 33 000 (J)

Nhiệt lượng cần cung cấp để 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là:

Q2 = m2 c2. t2 = 2.4200 (100 - 25) = 630 000(J)

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:

Q = Q1 + Q2 = 33 + 630 = 663 (kJ)

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25+26 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :08/9/2010
Ngày giảng:14/9/2010
Tiết 25: 	CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG.
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức.Biết khái niệm nhiệt dung riêng của một chất là gì ? 
- HS nắm được 3 nguyên lý truyền nhiệt
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho từng trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Biết vận dụng công thức vào làm bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng 24.4
Học sinh: Nghiên cứu bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5') 
 - Kể tên các cách truyền nhiệt? Lấy ví dụ minh họa
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Công thức tính nhiệt lượng
- GV: Thông báo công thức tính nhiệt lượng và đơn vị .
- Gv thông báo khái niệm nhiệt dung riêng của một chất .
- GV Treo bảng 24.4. Bảng nhiệt dung riêng của một số chất
- Giải thích cđồng = 380 J/kg.K
- Đọc C10 và tóm tắt
- Nhắc lại các bước làm một bài tập vật lí ?
- GV gợi ý HS làm
GV: Chốt lại cách giải các bài tập trên
- Nhắc lại công thức tính nhiệt lượng và các bước gải bài tập vật lí
1. Công thức tính nhiệt lượng
Q = m. c. D t
Trong đó:
Q: Nhiệt lượng vật thu vào ( J)
 m : Khối lượng của vật ( kg).
 c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K)
Dt: Độ tăng nhiệt độ của vật ( 0C).
 ( Dt = t2 – t1).
Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó tăng thêm 10 C
Ví dụ : Muốn làm cho 1kg đồng nóng thêm 10C cần truyền cho đồng một nhiệt lượng 380J
II. Vận dụng
C10. Tóm tắt 
mnhôm = 0,5 kg
mnước =2 kg
t1 = 250C
t2 = 1000C
Q = ? 
 Giải
Nhiệt lượng cần cung cấp để ấm nhôm tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là:
Q1 = m1 c1. Dt1=0,5.880 (100 - 25)= 33 000 (J) 
Nhiệt lượng cần cung cấp để 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là:
Q2 = m2 c2. Dt2 = 2.4200 (100 - 25) = 630 000(J) 
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:
Q = Q1 + Q2 = 33 + 630 = 663 (kJ)
Hoạt động 2: Phương trình cân bằng nhiệt
? Đọc mục I/ SGK.
? Có mấy nguyên lí truyền nhiệt? Nêu nội dung của các nguyên lí đó?
? So sánh nhiệt lượng toả ra và nhiệt lượng vật thu vào khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau?
GV: Dựa vào nguyên lí truyền nhiệt ta xây dựng được phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả ra = Qthu vào.
GV:Nhiệt lượng toả ra cũng được tính bằng công thức Q = m.c. Dt. Trong đó: Dt = t1 – t2 là độ giảm nhiệt độ GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
? Đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS nghiên cứu bài giải mẫu trong SGK. 
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập 1.
? Tóm tắt đề bài?
? Lượng nước nào sẽ thu nhiệt? Lượng nước nào sẽ toả nhiệt?
? Nhiệt lượng 200g nước sôi toả ra được tính bằng công thức nào?
? Nhiệt lượng 300g nước thu vào được tính bằng công thức nào?
? Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta được phương trình nào?
- Yêu cầu HS tự tính giá trị của t.
GV: Nhấn mạnh lại các bước giải.
I, Nguyên lí truyền nhiệt.
- Đọc SGK.
- Nêu nội dung 3 nguyên lí truyền nhiệt như SGK 
II, Phương trình cân bằng nhiệt
HS: Dựa vào nguyên lí thứ 3: nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
 Qtoả ra = Qthu vào.
III, Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt.
- HS đọc đề bài.
- HS: Nghiên cứu bài giải mẫu.
- HS: Nêu các bước giải bài tập:
+) Tính nhiệt lượng toả ra.
+) Tính nhiệt lượng thu vào.
IV, Vận dụng
C1: Tóm tắt Giải
m 1 = 200 g; 
 m2 = 300 g.
 c= 4200 J/kg.K.
 t1 = 1000C.
 t = ?
Nhiệt lượng 200 g nước sôi toả ra là:
Qtoả = m.c.D t = c1 m1 ( t1 – t)
Nhiệt lượng 300 g nước thu vào là:
Qthu = m.cD t = cm ( t – t2)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: 
 Qtoả ra = Qthu vào. 
 c1 m 1( t1 – t) = c2 m2 ( t – t2)
 4. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc ghi nhớ. Đọc mục: " Có thể em chưa biết"
- BTVN: 24.1 đến 24.5 (SBT)
Ngày soạn :08/9/2010
Ngày giảng:15/9/2010
Tiết 26 . 	KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá mức độ nắm bất và vận dụng kiến thức của học sinh
- Rèn kỹ năng trình bày bài giải, tính trung thực khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
- Đề và đáp án bài kiểm tra 45 phút.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
- Giáo viên phát đề cho học sinh (theo bộ đề chung)
	- Giám sát không để học sinh mắc thái độ sai khi làm bài
- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
 4. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Đọc trước bài mới 
TUẦN 5 TỪ 13/9 ĐẾN 18/9
 BGH Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25 - 26 Li 8 PC.doc