Giáo án Vật lý Lớp 8 (Full) - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 (Full) - Năm học 2010-2011

Hoạt động 1 : Đặt vấn đề .

GV : Trong đời sống hàng ngày,người ta quan niệm rằng : Người nông dân cấy luá , người thợ xây nhà , em học sinh ngồi học , con bò đang kéo xe đều đang thực hiện công . Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là công cơ học . Vậy công cơ học là gì ?

Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm công cơ học .

GV cho HS đọc 2 thí dụ ở SGK

- Trả lời câu C1 ?

- Trả lời câu C2 ?

Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức về công cơ học .

- HS trả lời câu C3 ?

- Trả lời câu C4 ?

Hoạt động 4 : Tìm hiểu công thức tính công .

GV đưa công thức tính công và chú thích rõ từng đại lượng, đơn vị đo của chúng

GV: Từ công thức A= F.S tổ chức cho HS thảo luận rút ra công thức tính F, S ?

GV : Lưu ý : Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác mà chúng ta sẽ học ở lớp trên , nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không .

 Hoạt động 5 : Vận dụng công thức để giải bài tập .

- Học sinh lên bảng bàm câu C5

F = 5000N; S = 1000m; A = ?

- Cho HS nhận xét.

- Học sinh lên bảng bàm câu C6

m = 2kg; S = 6 m; A = ?

* Cho HS nhận xét

Chỉ định HS trả lời tại chỗ câu C7 rồi hs khác nhận xét

Dặn dò:

- Học thuộc phần ghi nhớ

 - Làm các bài tập ở sách bài tập

I- Khi nào có công cơ học

1. Nhận xét:

C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời

2. Kết luận: Chi có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời

3. Vận dụng:

Trường hợp a, c và d có công cơ học

C4: a- Lực đầu tàu thực hiện công cơ học

b- Lực hút của trái đất thực hiện công cơ học

c- Lực kéo của người công nhân

II- Công thức tính công cơ học

1. Công thức tính công cơ học

 A = F.S Trong đó A là công cơ học của lực F; F là lực t/d vào vật; S là quãng đường vật dịch chuyển

Khi F đo bằng N; S đo bằng m thì A tính bằng N.m (1N.m = 1J)

- F= A/S

- S= A/F

2. Vận dụng:

Câu 5 :

- Công của đầu tàu do lực kéo sinh ra là:

A = F.S = 5000 . 1000 = 5000 000 (J)

= 5000kJ

Câu 6 :

- Trọng lực của trái đất t/d vào quả dừa là F = m.10 = 2.10 = 20(N)

Công của lực là: A = F.S = 20.6 =120(J)

 Câu 7 :

- Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học

 

doc 84 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 (Full) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lí lớp 8
Năm học: 2010-2011
 Ngày soạn: 14/8/2010
 Ngày dạy: 17/8/2010
 Chương 1: Cơ học 
Tiết 1: Bài 1 : Chuyển động cơ học.
I - Mục tiêu: 
Kiến thức:
Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc.
Nêu được trạng thái, các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn,
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
Thái độ: Yêu thích môn học.
II - Chuẩn bị: Tranh vẽ hình 1.1 SGK, hình 1.2 SGK hình 1.3 SGK.
III - Tổ chức hoạt động dạy học :
1 - Giáo viên dành 3 phút giới thiệu chương trình .
2 - Bài mới .
 Hoạt động của GV	Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập .(3 phút)
GV: Mặt trời mọc ở đằng đông , lặn ở đằng tây như vậy có phải là mặt trời
chuyển động còn trái đất đứng yên không ?
GV : Từ các câu trả lời của học sinh GV vào mục I.
Hoạt động 2: Nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên . (12 phút)
Giáo viên cho các nhóm học sinh trả lời câu hỏi C1
GV: có mấy đối tượng(vật)xét trong các tình huống trên?để làm gì
GV : yêu cầu hs đọc thông tin SGK
?Vật thế nào gọi là vật mốc?
?thế naò là chuyển động cơ học?
GV: Chốt lại các phương án trả lời nêu cách chung để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên. Trong vật lý để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta chọn vật làm mốc, dựa vào sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
Trên cơ sở đã học em trả lời câu hỏi C2, C3.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên .(12 phút)
GV : Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4, C5.
H: Qua các câu trên em có kết luận gì ? Trả lời câu hỏi C6. 
H: Tìm ví dụ trong thực tế khẳng định chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối
HS: Trả lời câu hỏi C8.
Hoạt động 4 : Giới thiệu một số chuyển động thường gặp .(7 phút)
GV: Đưa hình vẽ 1.3 cho HS quan sát chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong.
H: Em hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Hoạt động 5 : Vận dụng - Củng cố – Hướng dẫn về mnhà . (8 phút)
HS: Trả lời câu hỏi C10, C11.
Củng cố bài: 
Thế nào là chuyển động cơ học ?
Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ?
Trong thực tế ta thường gặp các dạng chuyển động nào ?
Dặn dò: HS đọc thuộc phần ghi nhớ 
Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SBT trang 3,
- Đọc trước bài 2 :Vận tốc.
HS: Có các ý kiến khác nhau ,có thể đúng hoặc sai, không giải thích được.
I - Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên.
HS:C1:Em thấy ô tô xa dần ô tô chuyển động
Em thấy ô tô đứng cạnh cột điện mà côt điện đứng yên nên ô tô đứng yên
Có 2 vật , để so sánh
Khi vị trí của vật thay đổi với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học ( gọi tắt là chuyển động)
Câu C3 :Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi là đứng yên so với vật mốc.
VD: Một người ngồi cạnh một cột điện thì người đó là đứng yên so với cái cột điện .
II - Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
HS : 
So với nhà ga thì hành khách chuyển động nhưng so với tàu thì hành khách lại đứng yên.
Một vật là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác ta nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối.
C8 : Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm trên trái đất. Vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất
III - Một số chuyển động thường gặp.
Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
C9: Viên phấn rơi: chuyển động thẳng
 Quả cầu đá,quả bóng bàn: chuyển động cong
 Một đIểm ở đầu cánh quạt: chuyển động tròn
IV - Vận dụng.
Câu C10. Ô tô dứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
Người lái xe đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
Người đứng bên đường: Chuyển động so với ô tô và người lái xe, đứng yên so với cây cột điện, cây cột điện đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với người lái xe và ô tô.
C11: Nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ: chuyển động tròn quanh vật mốc.
3. Điều chỉnh : 
 Ngày sọan : 20/8/2010
 Ngày dạy: 24/8/2010
Tiết 2: Bài 2 : Vận tốc.
I - Mục tiêu: 
Kiến thức:
Từ thí dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động ( gọi là vận tốc ).
Nắm vững công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của các khái niệm vận tốc.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h. Cách đổi đơn vị vận tốc, 
Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian chuyển động.
Kĩ năng :
Rèn luyện khả năng so sánh và kĩ năng vận dụng công thức làm bài tập .
 Thái độ:
- Yêu thích môn học và có ý thức hợp tác trong hoạt động nhóm .
II - Chuẩn bị : Bảng phụ.
III - tổ chức hoạt động dạy học :
1 - Kiểm tra bài cũ: (5ph)
HS 1 - Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối?
HS 2 . Nêu các dạng chuyển động thường gặp ? Lấy ví dụ?
2 - Bài mới :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập .(3ph)
GV : ở bài 1 ta đã biết cách làm thế nào làm một vật chuyển động hay đứng yên , còn trong bài này ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc .(25ph)
GV : Đưa bảng phụ kẻ sẵn hình 2.1.
HS : Trả lời câu hỏi C1 , C2.
GV: Quãng đường đi được trong một giây gọi là vận tốc.
HS: Trả lời câu hỏi C3.
2) GV Đưa ra công thức tính vận tốc.
GV: Có thể yêu cầu học sinh từ công thức
v = . Suy ra công thức tính S , t 
GV: Thông báo đơn vị tính vận tốc tuỳ thuộc đơn vị quãng đường đi được và đơn vị thời gian đi hết quãng đường đó, giới thiệu thêm các đơn vị vận tốc.
GV : Giới thiệu cho HS một dụng cụ đo vận tốc gọi là tốc kế .
Hoạt động 3 : Vận dụng - củng cố – Hướng dẫn về nhà .(12ph)
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C5.
Câu C6. t = 1,5 h.
S = 81 km.
V = ? km/h = ? m/s 
Câu C7: t = 40 phút. V = 12km/h. s = ?
Câu C8: v = 4km/h, t= 30 phút, s = ?. Củng cố
- Độ lớn vận tốc cho biết điều gì? Công thức tính vận tốc?
- Đơn vị vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không?
Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm bài tập 2.1-2.5 (SBT).
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Đọc trước bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
I . Vận tốc là gì ?
Bảng 2.1
Cột
1
2
3
4
5
STT
Họ & tên HS
Q/đg chạy s(m)
T/g chạy t(s)
Xếp hạng
Q/ đg chạy trg 1 giây
1
N.An
60
10
3
6m
2
T.Bình
60
9,5
2
6,32m
3
L.cao
60
11
5
5,45m
4
Đ.Hùng
60
9
1
6,67m
5
P.việt
60
10,5
4
5,71m
C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau bạn nào mất ít thời gian thì chạy nhanh hơn .
C2: HS lên bảng
C3: Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
II .Công thức tính vận tốc.
 v = . 
Trong đó :
- V: là vận tốc
- S : là quãng đường vật đi được.
- t : là thời gian vật đi hết quãng đường đó.
 S = v xt ; t = s / v
III . Đơn vị vận tốc.
Đơn vị vận tốc thường dùng là km/h, m/s.
IV .Vận dụng
C5: a) 1 giờ ô tô đi được 36 km.
 1 giờ xe đạp đi được 10,8 km.
1 giây tàu hoả đi được 10 m.
b) 36 km/h = 
 10,8 km/h = .
Vậy ô tô và tầu hoả nhanh như nhau, xe đạp chậm nhất.
Câu C6: Vận tốc của tàu là: v = 
54 >15 .
Chú ý khi so sánh vận tốc ta phải chú ý cùng loại đơn vị, khi nói 54 > 15 không có nghĩa là hai vận tốc khác nhau.
Câu C7: 40 phút = 
Quãng đường đi được là: s = vt = 12. .
Câu C8:
t = 30 phút = .
Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc là: s = vt = 4. .
3. Điều chỉnh : 
 Ngày soạn : 27/8/2010
 Ngày dạy : 31/8/2010
Tiết 3: Bài 3 : Chuyển động đều- chuyển động không đều
I - Mục tiêu:
 Kiến thức : 
Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều và nêu được những thí dụ về chuyển động đều thường gặp , chuyển động không đều.
Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng thực hiện thí nghiệm và xử lý kết quả
II - Chuẩn bị: Máng nghiêng , bánh xe , đồng hồ điện tử , bảng phụ
III - tổ chức hoạt động dạy học :
1- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Viết công thức tính vận tốc của chuyển động, giải thích các ký hiệu các đại lượng có trong công thức.
Nêu tên các đơn vị vận tốc thường dùng.
Đổi 54 km/h ra m/s.
2- Bài mới :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập .( 5 phút )
GV : Đưa ra một ví dụ : 
- Chuyển động của ô tô bắt đầu rời bến.
- Một chiếc xe lăn xuống dốc .
- Chuyển động của đầu kim đồng hồ .
GV : Hãy cho biết các chuyển động trong các ví dụ trên có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau ?
Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục I về chuyển động đều và chuyển động không đều . Dựa vào các ví dụ vừa nêu ở trên HS tự phân loại chuyển động đều và không đều
GV : Vậy chuyển động đều và không đều
Khác nhau ở điểm nào chúng ta cùng làm thí nghiệm . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều.( 15 phút )
GV : Yêu cầu HS quan sát H3.1 sau đó tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm
HS: - Giống nhau : đều nói về chuyển động của các vật.
_ khác nhau: Vận tốc của các chuyển động trong các trường hợp không giống nhau . 
I . Định nghĩa.
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
1. Thí nghiệm
HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
Dưa bảng phụ vẽ các vị trí của xe lăn chuyển động trên máng nghiêng và trên đường nằm ngang.
D
C
B
A
F
E
GV : Yêu cầu HS trả lời câu 1 và câu2
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều. (10 phút )
H: Trên các đoạn đường AB, BC, CD trung bình 1 giây xe lăn được bao nhiêu m ?
H: Trên quãng đường AD xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
H: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AD?
H: Muốn tính vận tốc trung bình ta làm thế nào? 
GV: Đưa ra công thức tính vận tốc trung bình.
Hoạt động 3 : Vận dụng - củng cố - Hướng dẫn về nhà .( 10 phút )
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C4, C5 ,C6
T1
S1
S2
T2
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và tìm hiểu phần ‘Có thể em chưa biết’.
 Dặn dò. 
 - Học và làm bài tập 3.1- 3.7 (SBT)
 - Đọc trước bài 4: Biểu diễn lực.
 - Đọc lại bài: Lực-Hai lực cân bằng (Bài 6- SGK Vật lý 6)
2. Trả lời câu hỏi
HS: Trả lời câu hỏi C1.
Trên đoạn đường AB, BC, CD là chuyển động không đều.
Trên đoạn đường DE, DF là chuyển động đều
Câu C2: Chuyển động a là đều, chuyển động b,d,e là không đều.
II - Vận tốc  ... rất nhanh, do vậy khuấy bằng tay khó có thể là cho nước sôi.
0,75
0,75
Cộng:
10
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (. phút)
Ngày soạn : 03/ 2007
Tiết 29: Phương trình cân bằng nhiệt.
I - mục tiêu:
* Phát biểu được ba nguyên lý truyền nhiệt.
* Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
* Giải thích được các bài toán về trao đổi nhệt giữa hai vật.
II – Chuẩn bị: 
 Bảng phụ có giải sẵn các bài tập.
III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp:
A. Bài cũ:
HS1:Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật để nóng lên, giải thích ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
HS2: Thế nào là nhiệt dung riêng của một chất ? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK nghĩa là thế nào?
B. Bài mới: Học sinh đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài.
HS: Đọc thông tin phần I.
H: Nêu 3 nguyên lý truyền nhiệt.
GV: Thông báo phương trình cân bằng nhiệt.
HS: Đọc câu hỏi ví dụ tóm tắt và lên bảng giải.
HS: Đọc và trả lời câu C1. 
HS: Đọc, ghi tóm tắt và trả lời câu hỏi C2.
I – Nguyên lý truyền nhiệt.
1. Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
2. Sự truyền nhiệt xãy ra khi hai vật có nhiệt độ như nhau thì ngừng lại.
3. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
II – Phương trình cân bằng nhiệt.
Qtỏa ra = Qthu vào..
 Qtỏa ra = C.m. Dt .
 Trong đó Dt = t1 – t2.
III – Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt.
IV – Vận dụng.
Câu C1: 
a. Nhiệt độ trong phòng đo được là 200C, Gọi nhiệt độ sau khi có cân bằng nhiệt là t0 C
 Ta có : Qtỏa ra = C. 0,2.(100 – t).
 Qthu vào. = C. 0,3 (t – 20).
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
C. 0,2.(100 – t) = C. 0,3 (t – 20).
20 – 0,2t = 0,3t – 6 .
0,5t = 26.
t = 520C. Nhiệt độ khi đo được là 450C.
nhỏ hơn nhiệt độ khi tính toán lý do mất nhiệt với môi trường ngoài.
Câu C2: Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là: 
Qtỏa ra = Cdmd(80 – 20) =
0,5.380.60 = 11400 (J).
Nhiệt lượng thu vào của nước bằng nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng Qthu vào. = 11400 J.
Nước nóng thêm lên: 
 t = 
HS: Đọc, ghi tóm tắt và lên bảng làm câu C3.
GV: Lưu ý cho HS
m1c1( t1- t) = m2c2(t – t2)
Câu C3: Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra là: 
Q1 = m1C1(t1 – t) = 0,4.C.(100 – 20)
Nhệt lượng do nước thu vào:
Q2 = m2C2(t – t2) = 0,5.4190(20 – 13).
Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào.
Q1 = Q2.
0,4.C.(100 – 20) = 0,5.4190(20 – 13).
C = 
Củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ .
Dặn dò :
Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT.
Ngày soạn : 03/ 2007
Tiết 30: năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
I - mục tiêu:
* Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt.
* Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Nêu được tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
II – Chuẩn bị: 
 Bảng phụ có kẻ năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu.
III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
A. Bài cũ:
HS1:. Bài toán: Đổ 738g nước có nhiệt độ 150C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g rồi thả một miếng đồng có khối lượng 200g ở 1000C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 170C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.độ.
HS 2 : Nêu nguyên lý truyền nhiệt, Viết phương trình cân bằng nhiệt.
B. Bài mới. Học sinh đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài.
HS: Đọc thông tin phần I.
H: Lấy thêm 3 ví dụ về nhiên liệu.
HS: Đọc thông tin phần II.
H: Thế nào là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu ?
GV: Hướng dẫn học sinh xem bảng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
H: Nói năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg nghĩa là thế nào?
H: 1 kg than đá cháy hoàn toàn thì tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu?
H: Theo định nghĩa ta có 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng là q (J) vậy m kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn thì tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu J ?.
H: Từ đó viết công thức tính niệt lượng.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần vận dụng.
H: Tại sao dùng bếp than lại lợi hơn bếp củi ?
H:Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi, 15kg than đá? Để có nhiệt lượng đó cần đốt cháy bao nhiêu kg dầu hỏa ?
HS: Tóm tắt đề và giải.
I – Nhiên liệu.
Than, củi, dầu là các nhiên liệu.
II – Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Đại lượng vật lý cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu ký hiệu là q. Đơn vị đo là J/kg.
III – Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
Q = q.m.
 Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra (J ).
q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg).
m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg).
IV- Vận dụng:
C1: Vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi, ngoài ra còn có ích lợi của việc dùng than thay củi là: Đơn giản, tiện lợi, góp phần bảo vệ rừng 
C2: Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg than củi là:
Q1 = q1.m = 10.106.15 =150.106 (J)
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg than đá là:
Q2 = q2.m = 27.106.15 =405.106 (J)
Muốn có nhiệt lượng Q1 thì số dầu hỏa cần đốt là:
m1 = 
Muốn có nhiệt lượng Q2 thì số dầu hỏa cần đốt là:
m2 = 
Củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ .
Dặn dò :
Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT.
Ngày soạn : 03/ 2007
Tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng
trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
I - mục tiêu:
* Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa của các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
* Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng.
* Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến định luật này.
II – chuẩn bị. 
 Bảng phụ kẻ sẵn bảng 27.1 và 27.2.
III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
A – Bài cũ:
HS1: Viết công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hòn toàn m kg nhiên liệu, vận dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 5 kg than đá, để có nhiệt lượng trên cần phải đốt bao nhiêu kg củi. Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg, của củi là 10.106 J/ kg.
HS2: Thế nào là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. Nói năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106 J/ kg có nghĩa là gì?
B. Bài mới. Học sinh đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C1.
H: Qua các ví dụ trên em có thể rút ra kết luận gì?
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C2.
H: Qua các ví dụ trên em có thể rút ra kết luận gì?
I – Sự truyền cơ năng, nhiệt năng
từ vật này sang vật khác.
Hiện tượng
Sự truyền năng lượng.
Hòn bi thép lăn từ trên cao xuống va vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động.
Hòn bi đã truyền cơ năng cho miếng gỗ.
Thả một miếng nhôm đã được nung nóng vào cốc nước lạnh.
Miếng nhôm đã truyền nhiệt năng cho cốc nước.
Viên đạn từ nòng súng bay ra rơi xuống biển nguội dần và chìm hẳn
Viên đạn đã truyền cơ năng và nhiệt năng cho nước biển.
II – Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
Hiện tượng
Sự chuyển hóa năng lượng.
Con lắc chuyển động nhanh dần từ A đến B, chậm dần từ B đến C, rồi lại chuyển động nhanh dần từ C đến B, chậm dần từ B đến A. 
Con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng.
Con lắc chuyển động từ B đến Cđộng năng chuyển hóa dần thành thế năng 
Dùng tay cọ xát vào miếng đồng làm miếng đồng làm miếng đồng nóng lên.
Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại.
Đun nóng ống nghiệm. Không khí và hơi nước trong ống nghiệm nóng lên, giãn nở, đẩy nút bật lên và lạnh đi.
Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển thành có năng của nút.
H: Lấy thêm ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C5, C6.
III – Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
Định luật bảo toàn năng lượng (SGK).
IV – Vận dụng.
C5: Một phần cơ năng đã chuyển thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và khôngkhí xung quanh.
C6: Một phần cơ năng đã chuyển thành nhiệt năng làm nóng con lắc, và không khí xung quanh.
Củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ .
Dặn dò
: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT.
Ngày soạn : 03/ 2007
Tiết 32: Động cơ nhiệt.
I - mục tiêu:
 Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
 Dựa vào mô hình của động cơ nhiệt để mô tả được cấu tạo .
 Dụa vào hình vẽ để mô tả chuyển vận của động cơ nổ 4 kỳ.
Viết được công thức tính hiệu suất nêu được ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức.
 Giải thích được bài tập đơn giản của động cơ nhiệt.
II – chuẩn bị.
 Mô hình động cơ nhiệt 4 kỳ.
III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
A – Bài cũ: Nêu định luật bảo toàn năng lượng, lấy ví dụ để chứng minh sự bảo toàn trong hiện tượng cơ và nhiệt.
B. Bài mới. Học sinh đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài.
H: Lấy ví dụ về động cơ nhiệt?
GV: Đưa các mô hình động cơ nổ bốn kỳ cho học sinh quan sát cấu tạo và cho học sinh chỉ lại các bộ phận.
GV: Quay tay quay và giảng về chuyển vận sau đó giáo viên cho các nhóm học sinh lên trình bày lại cách chuyển vận.
HS: Đọc và trả lời các câu hỏi C1 và C2.
H: Các máy cơ đơn giản học ở lớp 6 có phải là động cơ nhiệt không ? vì sao?
H: Lấy ví dụ về động cơ nổ bốn kỳ.
H: Động cơ nhiệt có những tác hại gì đối với môi trường?
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C6.
I - Động cơ nhiệt là gì?
Động cơ nhiệt là loại động cơ trong đó phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
II - Động cơ nổ bốn kỳ.
1. Cấu tạo.
2. Chuyển vận.
a. Kỳ thứ nhất. Hút nhiên liệu.
b. Kỳ thứ hai. Nén nhiên liệu.
c. Kỳ thứ ba: Đốt nhiên liệu.
d. Kỳ thứ tư: Thoát khí.
III- Hiệu suất của động cơ nhiệt.
Động cơ bốn kỳ nổ cũng như bất cứ động cơ nào toàn bộ nhiệt lượng của nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra không biến hoàn toàn thành công có ích được vì một phần nhiệt lượng truyền cho các bộ phận của máy làm cho máy nóng lên, phần nữa theo khí thoát ra ngoài làm nóng môi trường. 
Hiệu suất của động cơ nhiệt được tính theo công thức:
H = 
Trong đó: A là công có ích, Q là năng lượng toàn bộ sinh ra do đốt cháy nhiên liệu.
IV – Vận dụng.
C3. Các máy cơ đơn giản học ở lớp 6 không phải là động cơ nhiệt 
Vì: Không có sự biến đổi năng lượng nhiệt thành cơ năng.
C4: Động cơ ô tô, xe máy 
C5: Gây tiếng ồn, thải khí độc, góp phần làm nóng môi trường 
C6: s = 100 km. F = 700 N, Tiêu thụ hết 5 lít xăng ( khoảng 4 kg xăng). Tìm H.
Công có ích là:
A = Fs = 100000m.700N = 7.107J.
Nhiệt lượng toàn bộ do đốt cháy nhiên liệu là: 
Q = mq = 4.46.106.J
Hiệu suất là: 
H = = 38%
ĐS: 38%
Củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ .
Dặn dò :
Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN(3).doc