Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

-Kiểm tra bài cũ.

Câu 1:Các chất được cấu tạo như thế nào?

Câu 2:Bỏ thêm vào một thìa muối cốc nước đã đầy,nuớc không tràn ra ngoài tại sao?

-Gọi HS trả lời.

-Nhận xét và ghi điểm.

-Đặt vấn đề vào bài mới:

-Đưa chai nước hoa lên và xịt xung quanh sau đó hỏi HS có thơm không?Tại sao khi xịt lên thì một lúc sau mọi người ngửi thấy thơm?Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

-GV ghi tựa bài

-Gọi HS đọc tình huống trong sgk.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÍ 8
Bài 20:NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
Tiết: 
Số tiết: 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Người soạn: 
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
Giải thích được chuyển động Bơrao.
Thấy được mối quan hệ giữa chuyển động của các nguyên tử,phân tửvà nhiệt độ.
2 Kĩ năng:
Có thể giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
3 Thái độ:
Yêu thích môn vật lí hơn.
II Chuẩn bị.
-Giáo viên
 +Tham khảo sách giáo khoa và sách giáo viên và các tài liệu có liên quan tới bài dạy.
 +Chuẩn bị tranh 20.2,20.3, 20.4.
 +Dụng cụ làm thí nghiệm c7.
-Học sinh.
 +Xem trước bài 20.
III Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:Ổn địng lớp kiểm tra bài cũ,nêu vấn đề vào bài mới
-Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sỉ số.
-Kiểm tra bài cũ.
Câu 1:Các chất được cấu tạo như thế nào?
Câu 2:Bỏ thêm vào một thìa muối cốc nước đã đầy,nuớc không tràn ra ngoài tại sao?
-Gọi HS trả lời.
-Nhận xét và ghi điểm.
-Đặt vấn đề vào bài mới:
-Đưa chai nước hoa lên và xịt xung quanh sau đó hỏi HS có thơm không?Tại sao khi xịt lên thì một lúc sau mọi người ngửi thấy thơm?Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
-GV ghi tựa bài
-Gọi HS đọc tình huống trong sgk.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
-Do phân tử muối tan ra xen kẽ với các phân tử nước nên nước không tràn ra ngoài.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc
Bài 20:NGUYÊN TỬ,PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN.
Hoạt động 2:Thí nghiệm Bơrao
-Mô tả thí nghiệm Bơrao qua hình 20.2,20.3
-Sau đó thông báo kết quả cho HS và yêu cầu HS tóm lại hiện tượng và nhắc lại kết luận.
-GV nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời:Các hạt phấn hoa khi ngâm trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía.
I Thí nghiêm Bơrao.
* Rút ra kết luận:Các hạt phấn hoa khi ngâm trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử,phân tử.
-Gọi HS đọc phần đầu của mục II
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm(5’) và lần lượt trả lời các câu hỏi C1,C2,C3
-Sau khi HS làm xong yêu cầu đại diện nhóm lên trả lời các câu hỏi.
-Gọi HS nhận xét
-GV rút ra kết luận.
-HS đọc.
-HS thảo luận nhóm
-HS trả lời.
-HS nhân xét
II Các nguyên tử,phân tử chuyển động không ngừng.
-C1: Quả bóng tương tự hạt phấn.
-C2: HS tương tự như phân tử nước.
-C3: Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng và va chạm vào hạt phấn từ mọi phía.Do các va chạm không cân bằng nên hạt phấn chuyển động hỗn độn không ngừng. 
Họat động 4: Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
-Nhắc lại thí nghiệm Bơrao.
-Nếu tăng nhiệt độ lên thì chuyển động của hạt phấn hoa nhanh hay chậm? 
-Gọi HS dự đoán kết quả.
-GV nhận xét và rút ra kết luận.
-Đưa ra mối quan hệ giữa chuyển động của nguyên tử, phân tử và nhiệt độ.(tỉ lệ thuận).
-Tại sao người ta gọi chuyển động nguyên tử,phân tử là chuyển động nhiệt?
-GV chốt lại ý.
-HS dự đoán
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: vì phụ thuộc vào nhiệt độ.
III Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
-Nhiệt độ càng cao các nguyên tử,phân tử chuyển động càng nhanh.
-Chuyển động của các nguyên tử,phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt.
Hoạt động 5:Vận dụng
-Gọi HS đọc C4
-Treo hình 20.4 cho HS quan sát.
-Hướng dẫn HS quan sát
-Gọi HS trả lời C4
-Gọi HS khác nhận xét
-Chốt lại ý và đưa ra kết luận.
-Đưa ra một số hiện tượng khuếch tán(Bỏ đường vào cốc nước khuấy đều).
-Yêu cầu HS về nhà tìm ví dụ thêm.
-Yêu cầu HS giải thích lại hiện tượng đầu bài đã nêu(GV nhắc lại hiện tượng).
-Gọi HS đọc và trả lời C5.
-Gọi HS nhận xét.
-Tổng kết và đưa ra kết luận.
-Gọi HS đọc và trả lời C6.
-Gọi HS nhận xét.
-Tổng kết laị ý và đưa ra kết luận.
-Gọi HS đọc C7
-GV tiến hành thí nghiệm.
-Yêu cầu HS trả lời C7
-GV rút ra kết luận.
-HS đọc C4.
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS giải thích.
-HS đọc và trả lời C5
-HS nhân xét
-HS đọc và trả lời C6
-HS nhân xét.
-HS đọc.
-HS quan sát.
-HS trả lời
IV Vận dụng.
-C4: Vì các phân tử nước và các phân tử đồng chuyển động không ngừng về mọi phía,nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động ngược lên trên xen kẽ vào các phân tử nước,và các phân tử nước chuyển động xuống xen kẽ vào phân tử đồng sunfat.
-C5: Do các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía và xen kẽ vào phân tử nước
-C6: Nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn
-C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơ, vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Hoạt động 6: Củng cố và dặn dò.
-Củng cố bằng câu hỏi trắc nghiệm.
-Câu 1:Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử,phân tử.
A Chuyển động không ngừng.
B Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp.
C Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
D Không phải lúc nào củng có động năng.
-Câu 2:Khi các nguyên tử,phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh thì đại lượng nào sau đây tăng.
A Khối lượng của vật.
B Trọng lượng của vật.
C Cả trọng lượng và khối lượng.
D Nhiệt độ của vật.
-Gọi HS trả lời.
-Nhận xét.
-Dặn HS về nhà làm bài tập trong sách bài tập và xem trước bài 21: NHIỆT NĂNG.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời:1/D
-HS trả lời:2/D

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 8(2).doc