Giáo án Vật lý 6 - Tiết 5 đến tiết 8

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 5 đến tiết 8

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: + Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì.

+ Biết được khối lượng của quả cân 1kg.

2. Kĩ năng: + Biết sử dụng cân Robecvan.

+ Đo được khối lượng của một vật bằng cân .

+ Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.

3. Thái độ: Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận khi đọc kết quả.

B. Chuẩn bị:

GV chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs:

+ 1 cân Robecvan, 2 vật để cân.

C. Tiến trình dạy học.

 

doc 8 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2009.
Ngày dạy: 21/09/2009.
Tiết 5.
 Bài 5. khối lượng - đo khối lượng.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì.
+ Biết được khối lượng của quả cân 1kg.
2. Kĩ năng: + Biết sử dụng cân Robecvan.
+ Đo được khối lượng của một vật bằng cân .
+ Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.
3. Thái độ: Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận khi đọc kết quả.
B. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs:
+ 1 cân Robecvan, 2 vật để cân.
C. Tiến trình dạy học.
Hđ của gv
Hđ của hs
HĐ1. Kiểm tra bài cũ- tạo tình huống học tập (7 ph).
KT: gọi 1 Hs lên bảng kiểm tra bài cũ.
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng phương pháp nào?. GHĐ và ĐCNN của bình chia độ là gì?
- Gv nhận xét và cho điểm Hs
* ĐVĐ: đo khối lượng bằng dụng cụ gì?
- Em có biết là em nặng bao nhiêu cân không? bằng cách nào mà em biết?
1 Hs lên bảng kiểm tra bài cũ.
Nêu câu trả lời theo Gv y/c.
- Hs lớp nêu ra một số dự đoán.
HĐ2. Khối lượng-Đơn vị khối lượng ( 13 ph).
1. Khối lượng
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu các con số ghi khối lượng trên một số túi đựng hàng, con số đó cho biết gì?=> trả lời C1.
- Tương tự cho hs đọc và hoàn thành câu C2.
- Cho hs lớp đọc và thảo luận các câu hỏi còn lại sau đó nêu câu trả lời, hs khác nêu câu nhận xét bài của bạn.
2. Đơn vị đo khối lượng.
- Cho Hs hoạt động nhóm, nhắc lại đơn vị đo khối lượng . Đơn vị chính là đơn vị nào?
- Ngoài đơn vị chính là kg thì ta còn các đơn vị nào thường gặp nữa không?
I. Khối lượng-Đơn vị khối lượng.
1. Khối lượng
Đọc SGK và hoàn thàh câu C1;
337 g ghi trên hộp sữa là lượng sữa chứa trong hộp.
- C2: 500g chỉ lượng bột gặt ở trong túi.
- Hs hoạt động và hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
C3: (1) 500g
C4: (2) 397g
C5: (3) khối lượng 
C6: (4) lượng
-Hs lớp nêu nhận xét bài của bạn trả lời.
2. Đơn vị đo khối lượng.
Thảo luận và nhớ lại đơn vị đo khối lượng. 
+ Đơn vị chính là kg.
+ Nêu các đơn vị thường gặp và ghi lại vào vở.
HĐ3. Đo khối lượng (16 ph).
1. Tìm hiểu cân Rôbécvan.
- Y/c hs đọc SGk và mô tả hình 5.2
- Y/c Hs so sánh với cân thật.
Gv giới thiệu núm điều khiển để chỉnh kim cân về vạch số 0.
- Cho hs quan sát cân Robecvan và hoàn thành câu C8.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho Hs
2. Cách dùng cân Rôbecvan để cân một vật.
Cho hs đọc sgk rồi hoàn thành câu C9. 
- Y/c Hs lớp cùng điền sau đó nêu nhận xét bài của bạn điền trên bảng.
- Gv nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS
- Cho hs cân 1 vật để trả lời câu C10.
3. Các loại cân khác.
- Cho Hs đọc C11 và nói phương pháp cân của từng loại cân.
II. Đo khối lượng.
1. Tìm hiểu cân Rôbécvan.
Quan sát và nêu câu trả lời.
(1) đòn cân
(1) đĩa cân
(3) kim cân
(4) hộp quả cân
Theo dõi Gv giới thiệu.
- Quan sát cân và trả lời câu C8.
+ GHĐ của cân Rôbecvan là tổng khối lượng của các quả cân trong hộp quả cân.
+ ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.
- Hs khác nêu nhận xét bài của bạn.
2. Cách dùng cân Rôbecvan để cân một vật.
Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu C9.
(1)điều chỉnh số 0
(2) vật đem cân
(3) quả cân
(4) thăng bằng
(5) đúng giữa 
(6) quả cân
(7) vật đem cân
- Hs khác nêu nhận xét bài của bạn điền trên bảng.
Tiến hành cân để hoàn thành câu C10.
3. Các loại cân khác.
- thực hiện theo Gv y/c.
HĐ4. Vận dụng- củng cố. (7 ph).
- Y/c hs lớp đọc và hoàn thành các câu hỏi phần vận dụng.
- Gv điều khiển cho Hs trả lời, sau đó GV chuẩn lại kiến thức cho Hs.
* Củng cố: Em hãy nêu những nội dung cơ bản cần ghi nhớ trong bài học này?
- Gọi 1 Hs đcọ to phần ghi nhớ của bài.
Gv chốt lại bài học.
*Gọi một Hs đọc to phần có thể em chưa biết trong SGK.
III.Vận dụng.
Hoàn thành các câu hỏi phần vận dụng
C13: Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu
- Nêu theo Gv y/c.
- Đọc phần ghi nhớ và ghi vào vở.
- Hs đọc phần có thể em chưa biết.
HĐ5. Hướng dẫn về nhà( 2ph).
Trả lời lại các câu hỏi trong bài.
Học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
Chữa bài tập 5.1; 5.2; 5.3; 5.4.
Đọc trước bài 6.
********************************************
 Ngày soạn: 26/09/2009.
 Ngày dạy:28/09/2009.
Tiết 6. 
Bài 6. lực – Hai lực cân bằng.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- HS chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo khi vật này tác dụng vào vật khác. Chỉ ra được phương và chiều của lực đó.
- Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng. Chỉ ra được hai lực cân bằng.
- Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng lực.
2. Kĩ năng: Hs biết lắp các bộ phận thí nghiệm.
3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị đò dùng cho hs:
1 chiếc xe lăn, 1 lò xo tròn, 1 thanh nam châm, 1 quả gia trọng bằng sắt, 1 giá sắt.
C. Tiến trình dạy học.
Hđ của gv
Hđ của hs
HĐ1. Kiểm tra bài cũ ( 8 ph).
*HS1: Em hãy nêu phần ghi nhớ của bài 5 và chữa bài tập 5.1.
* HS2: Chữa bài tập 5.3.
GV nhận xét và cho điểm hs.
- Gọi 1 hs đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
- Tại sao gọi là lực đẩy và lực kéo?. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về lực và hai lực cân bằng.
2 Hs lên bảng kiểm tra bài cũ.
*HS1: Phát biểu ghi nhớ.
Bài 5.1. C.
*HS2: Chữa bài 5.3.
a
b
c
d
e
f
C
B
A
B
A
C
Hs khác nêu nhận xét bài của bạn trình bày.
Hs đọc SGK.
Hs suy nghĩ và trả lời.
HĐ2. Lực (10 ph).
1- Thí nghiệm.
a) Thí nghiệm 1. 
y/c hs đọc câu C1 và tiến hành làm thí nghiệm. Gv hướng dẫn hs thí nghiệm.
=> Nhận xét chung.
b) Thí nghiệm 2.
- Cho Hs đọc C2 và tiến hành làm thí nghiệm => nhận xét chung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho Hs.
c) Thí nghiệm 3.
Tương tự cho Hs hoàn thành câu C3 để đưa ra nhận xét chung.
Gv nêu nhận xét Hs hoạt động.
- Y/c hs lớp hoạt động cá nhân để trả lời câu C4.
Đưa đề bài lên bảng phụ, cho Hs lên bảng điền. Hs khác nêu nhận xét.
=> Kết luận.
Gv nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS.
I. Lực.
Đọc C1 và tiến hành làm thí nghiệm.
=> Nhận xét: Tác dụng của lò xo lá tròn và của xe lăn là tác dụng đẩy.
Hs đọc C2 và lắp TN, tiến hành làm TN.
=> Nhận xét: Lò xo dãn ra tác dụng lên xe lăn 1 lực kéo và xe lăn cũng tác dụng lên lò xo một lực kéo.
Hoàn thành câu C3.
=> Nhận xét: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
-Hđộng câu C4:
ô số
1
2
3
4
5
Lực
đẩy
ép
kéo
kéo
hút
Hs khác nêu nhận xét bài của bạn điền.
* Kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lên vật kia.
HĐ3. Phương và chiều của lực (10 ph)
Y/c Hs nghiên cứu hình 6.1 và 6.2 rồi nêu nhận xét lực của lò xo trong hình vẽ.
Hình 6.1.
Cho hs hoàn thành câu C5.
Gv nhận xét Hs trả lời.
II. Phương và chiều của lực.
+ Xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến cái cọc (hướng từ trái sang phải).
+ Lực tác dụng do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra. Vậy mỗi lực đều có phương có chiều xác định.
C5: + Phương: thẳng đứng.
 + Chiều: Từ trái sang phải hoặc chiều dọc theo thanh nam châm.
- Hs khác nêu nhận xét bạn trả lời.
HĐ4. Hai lực cân bằng (10 ph).
Y/c hs quan sát hình 6.4 và trả lời câu C6; C7.
- Gv giới thiệu hai lực cân bằng sau khi hs trả lời xong câu C6.
Y/c Hs khác trả lời câu C7.
Hs cả lớp cùng trả lời sau đó nêu nhận xét bài của bạn trả lời.
Gv nhận xét và chuẩn kiến thức cho Hs.
- Y/c Hs đọc và trả lời câu C8.
Cho Hs lớp lên bảng điền vào chỗ trống.
Sau khi Hs điền xong gv nhấn mạnh ý c của câu C8.
Gv nhận xét và chốt lại.
III. Hai lực cân bằng.
Hoàn thành câu C6; C7.
C6:- Nếu đội bên trái mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển động về phía bên trái.
- Nếu đội bên trái yếu hơn thì sợi dây sẽ chuyển động về phía bên phải.
- Nếu 2 đội ngang nhau thì sợi dây sẽ đứng yên.
C7:- Phương: có phương dọc theo sợi dây.
- Chiều: Hai lực ngược nhau.
Hs lớp nêu nhận xét bài của bạn.
C8: 
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
cân bằng
đứng yên
chiều
phương
chiều
Hs lớp nhận xét bạn điền vào chỗ trống.
HĐ5. Vận dụng ( 5 ph).
Y/c Hs đọc và trả lời câu C9.
y/c Hs lớp theo dõi và nêu nhận xét bài của bạn trả lời.
* Củng cố: 
+ Thế nào gọi là lực?
+ Thế nào là hai lực cân bằng? 
+ Hai lực cân bằng có phương và chiều như thế nào?
- Cho Hs đọc phần có thể em chưa biết trong SGK.
 IV. Vận dụng.
Hoàn thành câu C9.
a) lực đẩy; b) lực kéo.
Hs lớp nêu nhận xét bạn trả lời.
* Củng cố: 
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi của Gv đưa ra.
- Đọc SGK.
HĐ5. Hướng dẫn về nhà (2 ph).
Trả lời lại các câu hỏi từ câu C1-> C9.
Học thuộc phần ghi nhớ và tìm ví dụ về câu C10
Làm các bài tập 6.1; 6.2; 6.3/ Sbt.
 Ngày soạn : 03/09/2009
 Ngày giảng: 05/10/2009.
Tiết 7 : 
Bài 7 .Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
I . Mục tiêu 
1.Kiến thức: Biết được thế nào là sự biến đổi của chuyển động và vật bị biến dạng , tìm được VD để minh hoạ .
+ Nêu được 1 số thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó biến dạng hoặc làm vật đó vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng 
2. Kĩ năng: Biết lắp ráp thí nghiệm 
- Biết phân tích thí nghiệm , hiện tượng và rút ra nhận xét.
3.Thái độ: Rèn tính nghiêm túc, cẩn thận cho hs.
 II . Chuẩn bị : Mỗi nhóm :1 xe lăn,1máng nghiêng, 1 lò xo soắn , 1 lò so lá tròn ,1 sợi dây, 1 viên bi.
III . Tiến trình bài dạy.
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1 : KT bài cũ( 7 ph)
*HS1: Nêu kết quả tác dụng của lực? Cho ví dụ?. Chữa bài tập 6.1.
*HS2: Chữa bài tập 6.2.
*HS3: Chữa bài tập 6.3.
Gv nhận xét và cho điểm Hs.
- 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
*HS1: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia ta nói vật này tác dụng lên vật kia.
Tự lấy ví dụ.
Bài tập 6.1. C
*HS2: chữa bài 6.2.
Câu
a
b
c
d
Lực
nâng
kéo 
uốn
đẩy
*HS3: Chữa bài 6.3.
a) lực cân bằng; em bé
b) lực cân bằng; em bé; con trâu.
c) lực cân bằng; sợi dây.
Hs lớp nêu nhận xét bài của bạn. 
HĐ2 :Tổ chức tình huống học tập(2ph)
- GV nêu tình huống mở bài /sgk
+ Làm thế biết được vật A đã t/d lực lên vật B ? 
+ T/d lực có thể gây ra các kết quả gì ? -=> Vào bài mới.
- Quan sát tranh trả lời .
- HS :Nhìn vào kết quả t/d của lực 
HĐ3 : Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực T/d ( 7 ph)
- Y/c HS đọc SGK /trang 24.
+ Thế nào là biến đổi C/đ ? biến dạng ? 
Trả lời câu C1 ; C2 ? 
- Thống nhất các VD .
I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng.
1.Những sự biến đổi của chuyển động.
- Đọc SGK thu thập thông tin ,trả lời .
- Suy nghĩ trả lời C1, C2 . 
+ C1: Quả bóng đang đứng yên dùng chân đá , quả bóng chuyển động.
- Xe đạp đang đi hãm phanh , xe đạp dừng lại .
+ C2: Người bên trái đang dương cung vì đã có lực T/d vào dây cung làm dây cung và cánh cung bị biến dạng . 
HĐ4: Nghiên cứu những kết quả T/d của lực (15 ph)
Thí nghiệm 
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 
- H/d HS tiến hành thí nghiệm: Y/c đọc SGK và quan sát hình 7.1 và 7.2
+ Định hướng cho HS thấy được sự biến đổi của C/đ hoặc sự biến dạng của vật .
-Thống nhất các ý kiến nhận xét để trả lời các câu hỏi.
Kết luận 
Hoàn thành câu: C7 ,C8 . 
- GV thống nhất các từ mà HS chọn đ Kết luận ( bảng phụ) 
II. Những kết quả t/d của lực.
*HĐ nhóm :
+ Nhận dụng cụ .
+ lắp thí nghiệm , tiến hành thí nghiệm .
+ Nhận xét , ghi vở .
C3 : xe đứng yên đ C/đ .
C4 : Xe đang C/đ , bị dừng lại .
C5 : Hòn bi bị đổi hướng C/đ .
C6 : Lò xo bị biến dạng 
- HĐ cá nhân , trả lời .
+C7 (1) biến đổi C/đ của 
 (2) biến đổi C/đ của
 (3) biến đổi C/đ của
 (4) biến dạng 
+C8 (1) biến đổi C/đ của
 (2) biến dạng 
HĐ5 : Vận dụng (10 ph)
Y/c hs lớp trả lời các câu C9 , C10 , C11.
Y/c hs cả lớp theo dõi bạn trả lời và nêu nhận xét.
-Thống nhất câu trả lời .
+Qua bài cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào ? 
III. Vận dụng.
- HĐ cá nhân , trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
*C9: +Xe đang chạy trên đường ,tài xế hãm phanh , xe chạy chậm lại .
+Xe ngựa đang đứng yên,sau đó ngựa kéo làm xe bắt đầu cđ và chạy nhah dần .
+Quả bóng đập vào bức tường rồi quay trở lại. 
*C10: Ngồi trên tấm gỗ , dưới t/d của trọng lượng tấm gỗ võng xuống .
*C11: Quả bóng đang nằm yên , dưới t/d lực đá của chân cầu thủ ,quả bóng bị biến dạng (rất nhanh) đồng thời cđ nhanh dần trên sân cỏ .
- Hs lớp nêu nhận xét bài của bạn thực hiện.
- Phát biểu ghi nhớ /SGK 
HĐ6: Hướng dẫn về nhà.(3 ph).
Học thuộc phần ghi nhớ trong bài. 
- Hoàn thành từ C1đ C11 vào vở ,học ghi nhớ .
- Bài tập 7.1 đ 7.5 . -Đọc “ có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài tại nhà
Ngày soạn : 10/10/2009.
Ngày giảng:12/10/2009.
Tiết 8 
Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực.
I .Mục tiêu 
1.Kiến thức: Trả lời đợc câu hỏi trọng lực hay trọng lợng của 1 vật là gì ?
- Nêu đợc phơng và chiều của trọng lực .
- Nắm được đơn vị đo cờng độ của lực là Niu tơn .
2. Kĩ năng: Sử dụng đợc dây dọi để xác định phơng thẳng đứng .
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
II . Chuẩn bị : 
-Mỗi nhóm : 1 giá treo , 1 quả nặng có giá treo , 1 khay nước , 1 lò xo , 1 dây dọi , 1 ê ke .
III . Tiến trình bài dạy .
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1 : KT bài cũ( 7 ph) .
*HS 1: Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra kết quả gì ? Chữa bài 7.2 
*HS2: Chữa bài7.1 và 7.3 .
- GV nhận xét ,cho điểm .
 2 HS lên bảng kiểm tra, hs khác nhận xét , đánh giá .
* HS1: Phát biểu và chữa bài tập.
+Bài 7.2 : 
a) Vật T/d lực: chân gà đ mặt bê tông: biến dạng .
b) Vật T/d lực: Chiếc thang tre khi đổ xuống . đ Nồi nhôm bị biến dạng 
c) Vật T/d lực: Gió đ chiếc lá đang rơi xuống bị lực đẩy nên bay cao hơn .
d) Vật T/d lực : con cá đ phao C/đ .
* HS2: Lên bảng chữa bài tập.
+Bài 7.1 : chọn D
+Bài 7.3 
- Biến đổi C/đ: a, b , c , e .
- Không biến đổi: d .
Hs lớp nêu nhận xét bài làm của bạn.
HĐ2: Tổ chức tình huống học tập (3ph ). 
 -Em có biết trái đất hình gì và em có đoán đợc vị trí ngời trên trái đất ntn không ? 
- Y/c hs đọc đợc lời thoại phần mở bài. 
- GV :Vấn đề là chúng ta phải làm TN để kiểm tra có đúng là trái đất hút tất cả mọi vật hay không? Và lực hút đó có tên gọi là gì? đ vào bài .
- HS suy nghĩ trả lời .
- Quan sát đ nhận thức :trái đất hút tất cả mọi vật .
HĐ3: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (10 ph)
- Y/c h/s hđ nhóm. Nội dung HĐ : 
+ Đọc phần TN 
+ Nhận dụng cụ và lắp TN 
+ N/x trạng thái của lò xo, giải thích .
+ Trả lời C1 
- Gv thực hiệnthí nghiệm b)
Trả lời C2.
Trả lời C3 
đ GV đa nhận xét ( bảng phụ )
- Y/c HS đọc kết luận /SGK .
+ Trái đất t/d lên các vật 1 lực ntn ? Gọi là gì ? 
+ Trọng lực còn có tên gọi là gì ?
I. Trọng lực là gi?.
1. Thí nghiệm.
- HĐ nhóm .đại diện trình bày .
+Nhóm khác nhận xét 
* C1- Lò xo T/d lực vào quả nặng, lực này có phơng dọc theo lò xo có chiều hớng từ dới lên trên . Quả nặngvẫn đứng yên vì còn 1 lực nữa T/d vào quả nặng , lực này cân bằng với lực mà lò xo T/d vào quả nặng .
- HS quan sát , trả lời C2.
*C2 : Viên phấn c/đ nhanh dần rơi xuống đ có 1 lực t/d lên viên phấn , lực này có phơng thẳng đứng , có chiều hớng từ trên xuống dới .
- HS trao đổi , thống nhất câu trả lời .
*C3 : (1) cân bằng ; (4) lực hút 
 (2) trái đất ; (5) trái đất 
 (3) biến đổi 
- HS đọc kết luận , trả lời :
+ Trái đất t/d lực hút lên mọi vật .Lực này gọi là trọng lực .Trọng lực còn gọi là trọng lượng.
HĐ4: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực (10 ph)
- Y/c HS lắp thí nghiệm hình 8.2 
+ Người thợ xây dùng dây dọi để làm gì ? 
+ Dây dọi có câú tạo ntn ? Có phơng ntn ? 
+ Trả lời câu C4; C5 .
 đ Cho thống nhất câu trả lời .
 đ Kết luận 
Gv nhận xét và chốt lại.
II. Phương và chiều của trọng lực.
- HS đọc SGK và lắp thí nghiệm theo hình 8.2.
- HS trả lời . 
- Thảo luận , trả lời .
C4 : (1) cân bằng 
 dây dọi
thẳng đứng 
từ trên xuống dới 
C5 : (1) thẳng đứng 
 (2) từ trên xuống dới 
Hs lớp nêu nhận xét bài của bạn thực hiện trên bảng.
HĐ5. Đơn vị lực (5 ph)
- Y/c HS đọc SGK 
+ m =1 kg đ P = ? 
 m =50 kg đ P = ?
 P = 10 N đ m = ? 
III. Đơn vị lực.
- HS đọc thông báo về đơn vị lực, 
ghi vở và nhớ :
 + Độ lớn của lực gọi là cờng độ lực 
+ Đơn vị lực là Niu tơn (N) .
+ Khối lợng vật là 100gđP =1N
HĐ6. Vận dụng – củng cố ( 8ph)
- H/d HS làm thí nghiệm C6 .
-GV dùng êke đặt 1 cạnh êke dọc theo dây dọi, 1 cạnh song2 với mặt nớc để HS thấy sự vuông góc của dây dọi với mặt nước. 
* Củng cố: Qua bài cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào ?
IV. Vận dụng.
- Làm thí nghiệm đ Nhận xét: phương thẳng đứng là phương vuông góc với phương nằm ngang. 
-Hs phát biểu nội dung ghi nhớ.
 HĐ7. Hướng dẫn về nhà (2 ph).
- Trả lời từ C1 đ C5 .Học ghi nhớ .Đọc “có thể em cha biết”, chữa bài 8.1 đ 8.4. 
- Ôn tập từ bài 1đ 8: giờ sau ôn tập( Câu hỏi 1-5 ,7,9 /53 sgk và câu 1,2 /54sgk)
- Học thuộc phần ghi nhớ trong bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 6.doc