Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 7, Bài 7: Áp suất - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Bích Thịnh

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 7, Bài 7: Áp suất - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Bích Thịnh

mục 1; quan sát h: 7.3 rồi trả lời C1

-Thảo luận trên lớp với đ.án của C1.

* Kiến thức môi trường

- Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt đổ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người . Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường , ngoài ra còn gây ra các vụ sập sạt lỡ đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân .

- Biện pháp an toàn : Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động ( Khẩu trang mũ cách âm, cách ly các khu vực mất an toàn )

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 7, Bài 7: Áp suất - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Bích Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT
I Mục tiêu:
 1/Kiến thức:
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.Cho ví dụ về áp lực.
Viết được công thức tính áp suất; nêu được tên, đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.
 2/Kĩ năng:
- Vân dụng được công thức tính a.suất để giải các b.tập đơn giản về áp lực và áp suất. 
- Nêu đựợc cách làm tăng-giảm áp suất trong đời sống, k.thuật; 
II. Chuẩn bị:
 1/Đồ dùng học tập và dụng cụ thí nghiệm: 
* D.cụ cho cả lớp: Phóng to các hình:7.1; 7.4 ở SGK.
D.cụ cho mỗi nhóm: 3 khối k.loại giống nhau; 1 ít bột mịn; khăn lau.
 2/Phương pháp dạy học:
Làm việc theo nhóm.
Phương pháp thực nghiệm.
III. Hoạt động dạy học:
 1/Ôn định lớp:(1 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ +Tổ chức vào bài (7 ph)
2/Kiểm tra bài cũ:
+Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? 
+So sánh cường độ của lực ma sát trượt với lực ma sát lăn.
-Gọi hs lên trả lời ; gọi hs lớp nhận xét trả lời của bạn.
 GV tổng hợp các nhận xét và ghi điểm cho hs được k.tra.
3/Bài mới:(38 phút)
-Tổ chức vào bài như ở SGK,  
-HS lớp lắng nghe nội dung câu hỏi k.tra bài cũ, chuẩn bị trả lời.
-HS được gọi k.tra: thực hiện: Trả lời các y.cầu được k.tra.
-HS lớp nhận xét trả lời của bạn. 
-Tiếp nhận tình huống h.tập.
 ÁP SUẤT
HOẠT ĐỘNG2: Hình thành khái niệm áp lực (5 phút)
-Đề nghị cá nhân đọc thông tin ở mục 1; quan sát h: 7.3 rồi trả lời C1.
-Yêu cầu HS thảo luận trên lớp với đ.án của C1. 
-Cá nhân đọc thông tin ở mục 1; quan sát h: 7.3 rồi trả lời C1 
-Thảo luận trên lớp với đ.án của C1. 
* Kiến thức môi trường
- Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt đổ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người . Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường , ngoài ra còn gây ra các vụ sập sạt lỡ đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân .
- Biện pháp an toàn : Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động ( Khẩu trang mũ cách âm, cách ly các khu vực mất an toàn )
I.Áp lực là gì?
 Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép.
C1/ 
HOẠT ĐỘNG3: Tìm hiểu yếu tố mà áp lực phụ thuộc vào (20 phút)
-Giới thiệu d.cụ để làm TN như mô tả ở các hình: 7.4a,b,c.
-Tổ chức hướng dẫn các nhóm tiến hành l.lượt các TN như mô tả ở các hình: 7.4a,b,c; GV lưu ý với các nhóm:
 +Bề mặt của bột trên khay phải bằng phẳng.
 +Chỉ đặt vật chứ không nhận vật trên bề mặt bột.
-Đề nghị hs các nhóm căn cứ k.quả TN, thảo luận trong nhóm làm C2 (hoàn thành bảng 7.1) và rút ra kết luận (làm C3)
-Yêu cầu Hs đại diện của vài nhóm nêu đ.án của C2; C3; gọi hs các nhóm còn lại nhận xét-bổ sung. Gv tổng hợp các nhận xét và chính xác đ.án của C2; C3(như k.luận ở SGK). 
-Hs lớp nghe GV giới thiệu d.cụ để làm TN
-Các nhóm tiến hành l.lượt các TN như mô tả ở các hình: 7.4a,b,c; ghi nhận những lưu ý của GV như:
+Cách tạo bề mặt của bột trên khay.
+Cách đặt vật lên bề mặt bột.
-HS các nhóm làm C2 (hoàn thành bảng 7.1) và rút ra kết luận (làm C3) 
-Đại diện của nhóm được gọi nêu đ.án của C2; C3; hs các nhóm khác nhận xét-bổ sung.
 HS lớp ghi nhận đ.án của C2; C3 và ghi kết luận vào vở. 
II.Áp suất:
 1/Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 *Thí nghiệm:
C2/ 
C3-Kết luận:
 Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
HOẠT ĐỘNG 4: Thông báo khái niện và công thức tính áp suất (5 phút)
-Thông báo khái niệm áp suất; công thức tính áp suất và đơn vị áp suất như ở SGK. Đề nghị hs ghi các kiến thức này vào vở.
-Từng cá nhân nghe, ghi nhận khái niệm áp suất; công thức tính áp suất và đơn vị áp suất. 
 2/Công thức tính áp suất:
 *Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 *Công thức:
 , trong đó:
F là áp lực(N); S là d.tích bị ép(m2); p là áp suất có đơn vị là N/m2 hay pa.
 1N/m2 = 1 pa.
HOẠT ĐỘNG 5: Vận dụng + Củng cố + Giao việc về nhà (8 phút)
-Yêu cầu hs làm và thảo luận trên lớp với đ.án của C4.
-GV hướng dẫn hs làm C5 như sau:
+Ghi tóm tắt đề b.tập.
+Ghi lời giải; viết công thức tính, thế số và tính k.quả của từng y.cầu.
-Yêu cầu1 hs lên bảng trình bày bài giải C5; đề nghị hs lớp theo dõi phần trình bày bài giải C5 mà bạn đã làm và cho nhận xét. GV tổng hợp các nhận xét và chính xác đ.án của C5.
-Gọi 1 vài hs phát biểu nội dung ghi nhớ. 
 *Yêu cầu về nhà:
+Học thuộc ghi nhớ; đọc mục em chưa biết.
+Làm tiếp các bài tập ở SBT(lưu ý bt:7.5)
+Xem và tìm hiểu trước nội dung bài học tiếp theo. 
-HS làm và thảo luận trên lớp với đ.án của C4. 
-HS làm C5 theo hướng dẫn của GV như sau: +Ghi tóm tắt đề b.tập.
+Ghi lời giải; viết công thức tính, thế số và tính k.quả của từng y.cầu. 
-HS được gọi lên bảng trình bày bài giải C5; hs lớp theo dõi phần trình bày bài giải C5 mà bạn đã làm và cho nhận xét. 
-HS được gọi: phát biểu nội dung ghi nhớ. 
*Tiếp nhận nhiệm vụ học tập ở nhà 
III.vận dụng:
C4/ Dựa vào nguyên tắc: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. 
C5/Vận dụng công thức , tính được p1; p2. p1< p2. 
RÚT KINH NGHIỆM:..
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docVat Ly 8.doc