Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4,5

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4,5

Hoạt động 1 (15): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập.

GV: Muốn xác định 2 lực cân bằng thì 2 lực đó phải có điều kiện gi?

HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét sau đó nhấn mạnh cách xác định cặp lục cân bằng.

GV: Khi nào vật đứng yên? chuyển động thẳng đều? Chuyển đông không đều?

HS: Thảo luận nhóm bàn sau đó trả lời câu hỏi.

HS: Nhận xét sau đó nhấn mạnh phương pháp xác định.

GV: Thông báo: Vận tốc của vật thay đổi một cách từ từ chứ không thể thay đổi một cách đột ngột.

HS: Ghi nhớ

GV: Hỏi: Quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4,5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8 ..
Tiết 4
Bài tập về Sự Cân Bằng lực – quán tính
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: 
Nắm được phương pháp giải bài tập.
Biết cách giải các bài tập của bài cân bằng lực – quán tính.
2. Kĩ Năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, kiên trì, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các phương pháp giải bài tập và các bài tập trong SBT.
2. Học sinh: Làm trước các bài tập ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1’):
Lớp 8 .
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Thế nào là 2 lực cân bằng? khi một vật chị tác dụng của các lực cân bằng thì ra sao?
Trả lời: Ghi nhớ (tr 20)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập.
GV: Muốn xác định 2 lực cân bằng thì 2 lực đó phải có điều kiện gi?
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét sau đó nhấn mạnh cách xác định cặp lục cân bằng.
GV: Khi nào vật đứng yên? chuyển động thẳng đều? Chuyển đông không đều?
HS: Thảo luận nhóm bàn sau đó trả lời câu hỏi.
HS: Nhận xét sau đó nhấn mạnh phương pháp xác định.
GV: Thông báo: Vận tốc của vật thay đổi một cách từ từ chứ không thể thay đổi một cách đột ngột.
HS: Ghi nhớ
GV: Hỏi: Quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hoạt động 2 (20’): Bài tập vận dụng.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời bài tập 5.5, 5.6 và 5.7
HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu 3 hs lên bảng trình bày 3 bài tập trên, các hs khác hoàn thành vào vở.
HS: Hoàn thành trên bảng và trong vở.
GV: Cho các hs khác nhận xét, bổ xung (nếu sai sót) sau đó nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thưc.
I. Phương pháp giải bài tập.
1. Xác định cặp lực cân bằng:
- Điểm đặt phải cùng trên một vật
- Phương nằm trên cùng 1 đg thẳng.
- Độ lớn phải bằng nhau
- Chiều ngược nhau.
2. Xác định vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều hay chuyển động không đều.
- Các lực tác dụng lên vật cân băng thì: 
+ Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi.
+ Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
- Các lực tác dụng lên vật không cân bằng thì vật sẽ chuyển động không đều.
3. Dựa vào quán tính để giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
- Vận tốc của vật thay đổi một cách từ từ chứ không thể thay đổi một cách đột ngột.
- Quán tính phụ thuộc vào khối lượng.
II. Bài tập
Hình 2
Bài 5.5 Hình 1
Bài 5.6 Hình 2, 3
Hình 1
Hình 3
Bài 5.7: Do quán tình chen chưa kịp thay đổi vận tốc.
4. Củng cố (3’): Nhấn mạnh lại các phương pháp giải bài tập vật lí.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Hoàn thành các bài tập còn lại trong sách bài tập. Làm trước các bài tập của bài “Lực ma sát”
Ngày giảng:
Lớp 8 ..
Tiết 5
Bài tập về lực ma sát
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được các bài tập của bài lực ma sát.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập
3. Thái độ: Hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương páp và các bài tập trong sách bài tập
2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu và trả lời các bài tập trong sách bài tập.
III. Tiến trình dạy và học:
1. ổn đinh tổ chức lớp (1’):
Lớp 8 .
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Lực ma sát trượt, lăn, nghỉ xuất hiện khi nào? Lấy một số VD chứng tỏ lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
Trả lời: Ghi nhớ SGK tr 24.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập.
GV: Hỏi. Căn cứ vào đâu để có thể nhận biết được các loại lực ma sát.
HS: Thảo luận nhóm đưa ra các cách nhận biết các loại lực ma sát.
GV: Nhận xét bổ xung (nếu sai sót). Rồi chuẩn hoá kiến thức.
GV: Làm thế nào để đo được các lực ma sát?
HS: Cá nhân suy nghĩ trảlời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ xung, chuẩn hoá kiến thức.
Hoạt động 2 (20’): Bài tập vận dụng 
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời bài tập 6.1 đến 6.5.
HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu 3 hs lên bảng trình bày 3 bài tập trên, các hs khác hoàn thành vào vở.
HS: HS1 hoàn thành các bài 6.1 đến 6.3, HS2 hoàn thiên bài 6.4, HS3 hoàn thiện bài 6.5 các hs khác hoàn thiện vào vở bài tập.
GV: Cho các hs khác nhận xét, bổ xung (nếu sai sót) sau đó nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thưc.
I. Phương pháp giải:
1. Cách nhận biết các loại lực ma sát.
* Căn cứ vào điều kiện sinh ra các loại lực ma sát để chúng ta nhận biết.
- Khi có chuyển động trượt của vật này lên bề mặt của vật khác thì chúng có lực ma sát trượt.
- Khi có chuyển động lăn của vật này lên bề mặt của vật khác thì chúng có lực ma sát lăn.
- Đổi với lực ma sát ghỉ cần lưu ý không phải cứ vật đứng yên là xuất hiện lực ma sát nghỉ, mà:
+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thi không có lực ma sát nghỉ.
+ Nhưng nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ giữ nguyên cho vật không trượt lên bề mặt của vật khác.
2. Cách đo lực ma sát.
a) Cách đo lực ma sát trượt và ma sát lăn: Móc lực kế vào vật rồi kéo cho vật chuyển động đều, khi đó độ lớn bằng số chỉ của lực kế.
b) Cách đo lực ma sát nghỉ.
II. Bài tập.
Bài 6.1: C
Bài 6.2: C
Bài 6.3: D
Bài 6.4: 
a) Fk = Fms = 800N
b) Lực kéo tăng (Fk > Fms) thì ô tô chuyển động nhanh dần.
c) Lực kéo giảm (Fk < Fms) thì ô tô chuyển động chậm dần.
Bài 6.5: 
a) lần
b) Fk – Fms = 10000 – 5000 = 5000N
4. Củng cố (3’): Nhắc lại các phương pháp giải bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’): làm các bài tập của bài tập của bài “áp suất”

Tài liệu đính kèm:

  • docT5 - T6.doc