Giáo án môn Sinh học 6 (chi tiết)

Giáo án môn Sinh học 6 (chi tiết)

I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật.

1,Các dạng nước trong cây và vai trò của nó : 2 dạng

- Nước tự do

- Nước liên kết: là một chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây.

2, Nhu cầu nước đối với thực vật :

- Nước ảnh hưởng đến QT sinh trưởng phát triển của cây, thiếu nước 1 lượng lớn và kéo dài, cây có thể chết.

-Vì Nước đảm bảo độ bền vững của các cấu trúc trong cơ thể, nước là dung hòa tan được chất trong cơ thể, sự thoát hơi nước vừa có tác dụng điều hòa nhiệt của cơ thể lại vừa giúp cho sự xâm nhập tốt CO2 từ không khí vào lá ,cung cấp cho quá trình QH.

II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ.

1, Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước:

- Thành tế bào mỏng ,không thấm cutin.

- Chỉ có một không bào trung tâm lớn

- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.Vì vậy các dạng nước tự do và nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và dung dịch đất.

2,Con đường hấp thụ nước ở rễ:

- Con đường qua thành tế bào – gian bào(đi qua các khe hở của tế bào ): Nước từ đất vào lông hút → gian bào của các tế bào vỏ tới đai caspari → vào trung trụ → mạch gỗ

- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào (qua các tế bào ): nước từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → đai caspari → vào trung trụ → mạch gỗ.

3,Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân:

- Nước từ đất vào lông hút ,rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu : từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao .

- Hiện tượng rỉ nhựa :

- Hiện tương ứ giọt:

 

doc 17 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG I
 CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
 TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật.
1,Các dạng nước trong cây và vai trò của nó : 2 dạng 
- Nước tự do 
- Nước liên kết: là một chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây.
2, Nhu cầu nước đối với thực vật :
- Nước ảnh hưởng đến QT sinh trưởng phát triển của cây, thiếu nước 1 lượng lớn và kéo dài, cây có thể chết. 
-Vì Nước đảm bảo độ bền vững của các cấu trúc trong cơ thể, nước là dung hòa tan được chất trong cơ thể, sự thoát hơi nước vừa có tác dụng điều hòa nhiệt của cơ thể lại vừa giúp cho sự xâm nhập tốt CO2 từ không khí vào lá ,cung cấp cho quá trình QH. 
II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ.
1, Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước:
- Thành tế bào mỏng ,không thấm cutin.
- Chỉ có một không bào trung tâm lớn 
- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.Vì vậy các dạng nước tự do và nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và dung dịch đất. 
2,Con đường hấp thụ nước ở rễ:
- Con đường qua thành tế bào – gian bào(đi qua các khe hở của tế bào ): Nước từ đất vào lông hút → gian bào của các tế bào vỏ tới đai caspari → vào trung trụ → mạch gỗ 
- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào (qua các tế bào ): nước từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → đai caspari → vào trung trụ → mạch gỗ. 
3,Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân:
- Nước từ đất vào lông hút ,rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu : từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao .
- Hiện tượng rỉ nhựa : 
- Hiện tương ứ giọt:
III. Quá trình vận chuyển nước ở thân 
1,Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân : Vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá 
2,Con đường vận chuyển nước ở thân:
TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
( Tiếp theo )
IV.Thoát hơi nước ở lá: 
Ý nghĩa của sự thoát hơi nước :
Tạo lực hút nước 
Điều hòa nhiệt độ cho cây 
Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng QH.
Con đường thoát hơi nước ở lá :
Con đường qua khí khổng có đặc điểm :
 + Vận tốc lớn 
 +Được điều chỉnh bằng đóng mở khí khổng 
Con đường qua bề mặt lá – qua cutin có đặc điểm:
 + Vận tốc nhỏ,thoát hơi nước ít 
 + Không được điều chỉnh .
Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước :
a. Các phản ứng đóng mở khí khổng:
+ Phản ứng mở quang chủ động 
+ Phản ứng đóng thủy chủ động .
b. Nguyên nhân :
+ Ánh sáng là nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng .
+ Khí khổng mở chủ động ngoài ánh sáng 
+ Một số cây khi thiếu nước khí khổng đóng lại để tránh sự thoát hơi nước 
+ Sự đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do axít abxixic (AAB) tăng khi thiếu nước.
- Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày. Khi mặt trời lặn khí khổng mở để thu nhận CO2 thực hiện quang hợp .
c. Cơ chế đóng mở khí khổng : 
- Mép trong của tế bào khí khổng dày ,mép ngoài mỏng ,do đó : + Khi tế bào trương nước → mở nhanh + Khi tế bào khí khổng mất nước → đóng nhanh .
- Cơ chế ánh sáng : Khi đưa cây ra ngoài sáng ,lục lạp quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2 và pH. Hàm lượng đường tăng → tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào → 2 tế bào khí khổng hút nước ,trương nước → khí khổng mở.
- Cơ chế axít abxixíc : Khi cây bị hạn ,hàm lượng ABA trong tế bào tăng → kích thích các bơm ion hoạt động → các kênh ion mở 
→ các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng → áp suất thẩm thấu giảm → sức trương nước giảm → khí khổng đóng .
V.Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước:
1,Ánh sáng : ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò tác nhân gây đóng mở khí khổng.
2,Nhiệt độ: Ảnh hưởng 2 QT hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. 
3,Độ ẩm và không khí: 
4,Dinh dưỡng khoáng: 
VI .Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng:
Cân bằng nước của cây trồng: 
Tưới nước hợp lý cho cây:
Bài tập 1: Xác định điều kiện để khí khổng đóng mở chủ động và nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này? 
Loại cây
Điều kiện 
Hiện tượng khí khổng
Nguyên nhân
Bình thường, đủ nước
- Tối ra sáng. 
- Sáng vào tối
- Mở. 
- Đóng
Ánh sáng tác động. 
- Thiếu ánh sáng
Bị hạn
Thiếu nước nhưng vẫn có ánh sáng đầy đủ.
Đóng.
AAB tăng lên.
Chịu hạn
Khô cằn và có ánh sáng
Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
Thiếu nước thường xuyên.
Bài tập 2: Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với sự đóng mở trong quá trình thoát hơi nước của cây? 
- Khí khổng gồm 2 tế bào hạt đậu ghép lại ,mép trong tế bào rất dày ,mép ngoài mỏng .Do đó khi trương nước tế khí khổng mở rất nhanh ,Khi mất nước tế bào đóng lại cũng rất nhanh.
Bài tập 3: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng trương nước và mất nước?
- Khi cây được chiếu sáng, quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2, pH, làm tăng lượng đường, tăng áp suất thẩm thấu. Tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở .
- Hoạt động bơm ion tế bào khí khổng làm tăng hoặc giảm hàm lượng ion làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước 
- Khi cây bị hạn hàm lượng AAB tăng, các ion rút khỏi tế bào khí khổng làm tế bào giảm áp suất thẩm thấu ,giảm sức trương nước và khí khổng đóng .
TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NI TƠ Ở THỰC VẬT
Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng.
Hấp thụ bị động: 
Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao xuống thấp. 
Các ion khoáng hòa tan trong nước và theo nước vào rễ .
Các ion khoáng hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất .
Hấp thụ chủ động : 
- Các chất khoáng vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ.Sự hấp thụ này cần năng lượng ATP.
Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật. 
Vai trò của các nguyên tố đại lượng :
- Cấu trúc trong tế bào.
- Là thành phần của các đại phân tử (P,L,G).Các NT khoáng còn ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
Vai trò của các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng: 
- NT vi lượng là thành phần của các enzim.
- Hoạt hóa cho các enzim.
- Có vai trò trong trao đổi chất.
- NT siêu vi lượng có vai trò trong nuôi cấy mô.
TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NI TƠ Ở THỰC VẬT
III.Vai trò của ni tơ đối với thực vật .
1. Nguồn ni tơ cho cây. 
có 4 nguồn là :
+ Nguồn vật lý – hóa học 
+ QT cố định nitơ nhờ vi khuẩn 
+ QT phân giải nitơ hữu cơ trong đất 
+ Do con người cung cấp.
2. Vai trò của ni tơ đối với đời sống thực vật .
- Ni tơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ST,PT và quyết định năng suất thu hoạch cây trồng . 
- N2 vừa có vai trò cấu trúc,vừa có vai trò quyết định toàn bộ các QT sinh lý của cây trồng.
IV.Quá trình cố định ni tơ khí quyển.
Quá trình cố định:
- Là quá trình chuyển nitơ khí quyển thành dạng amôn ( N2 → NH+4) nhờ vi khuẩn tự do hoặc vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu ,bèo hoa dâu.
- Vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm Kg NH4 ha/ năm.
- Vi khuẩn tự do có thể cố định hàng chục Kg NH4 ha /năm.
Điều kiện :
Có các lực khử mạnh
Được cung cấp năng lượng ATP
Có sự tham gia của Enzim nitrogennaza
Thực hiện trong điều kiện kị khí.
Vai trò : Là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu của thực vật .
V.Quá trình biến đổi ni tơ trong cây 
- Quá trình amôn hóa xảy ra theo các bước sau : NO3- → NO2- → NH4+
- Vai trò : Cây cần NH4+ để hình thành axit amin.
- Quá trình hình thành axit amin:
Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R- COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ các axít này có thêm gốc –NH2 → Axít amin 
Ví dụ :Phản ứng khử amin hóa để hình thành axít amin 
Axít Piruvíc + NH2 → alanin 
TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT
1: Tìm hiểu Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ:
IV. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ:
 1. Ánh sáng:
 Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng thông qua quá trình quang hợp và trao đổi nước của cây
 2. Độ ẩm của đất:
- Nước tự do trong đất giúp hoà tan ion khoáng
- Hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện tích tiếp xúc và hút bám của rễ
 3. Nhiệt độ:
Khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định, thì quá trình hấp thụ chất khoáng và nitơ tăng
 4. Độ pH của đất:
- pH ảnh hưởng đến sự hoà tan khoáng
- pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất khoáng của rễ
- pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5
 5. Độ thoáng khí:
- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao đổi ion khoáng bám trên bề mặt keo đất.
- Oxy: Ảnh hưởng đến hô hấp và áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến tiếp nhận nước và các chất dinh dưỡng
BÀI 7 QUANG HỢP
- Phương trình QH : 
6CO2+6H2O Ánh sáng+ DLục C6H12O6 + 6O2
HS ‘tiến hành thí nghiệm :
Quang hợp ở cây xanh : Là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng ôxy từ CO2 và H2O
I.Vai trò của quang hợp :
- Tạo toàn bộ chất hữu cơ tên trái đất.
- Tích lũy năng lượng 
- Giữ sạch bầu khí quyển,cân bằng không khí.
II. Bộ máy quang hợp :
1.Lá -là cơ quan quang hợp .
-Lá có dạng bản mỏng .
-Luôn hướng về phía có ánh sáng 
-Cấu trúc phù hợp với chức năng năng lượng. 
2. Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp :
-Có màng kép bao bọc xung quanh.
-Bên trong có có hạt grana và cơ chất (Strôma)
- Hạt grana là các tilacôit chứa hệ sắc tố,các chất chuyền điện tử và các trung tâm phản ứng,phù hợp với pha sáng.
-Chất nền có cấu trúc dạng keo lỏng,trong suốt chứa các enzim cacboxi hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng pha tối.
3. Hệ sắc tố quang hợp 
a.Các nhóm sắc tố 
 Nhóm sắc tố chính :
+ Diệp lục a:C55H72O5N4Mg
+ Diệp lục b: C55H70N4Mg
 Nhóm sắc tố phụ :
+ Caroten : C40H56
+ Xantôphyl : C40H56On
b.Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp.
Nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng ở vùng ánh sáng đỏ và xanh tím 
Nhóm sắc tố crôtenôit sau khi hấp thụ ánh sáng thì truyền năng lượng cho diệp lục 
- Lá cây chỉ hấp thụ ánh sáng đỏ và xanh tím, không hấp thụ màu xanh .Do đó lá có m
BÀI 8 
I. Khái niệm về hai pha của quang hợp 
Quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối 
- Pha sáng : Diễn ra khi có ánh sáng
- Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng
II. Quang hợp ở các nhóm thực vật
1.Pha sáng 
Pha sáng : Là pha ôxy hóa nước để sử dụng H+ và êlectron hình thành ATP, NADPH và giải phóng O2 nhờ năng lượng ánh sáng. 
-Pha sáng xảy ra ở tilacôit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục .
-Sắc tố quang hợp :clorôphin, carôtenôit và xantophyl
-Do quang phân ly nước 
-ATP, NADPH và O2
2.Pha tối : Là pha khử CO2 nhờ ATP,NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)
- Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng
- Pha tối được thực hiện ở ba nhóm thực vật khác nhau : Thực vật C3, C4 và thực vật CAM
- Quang hợp ở 3 nhóm thực vật này có điểm giống nhau ở pha sáng – khác nhau ở pha tối 
a.Con đường cố định CO2 ở thực vật C3- Chu trình Canvin- Benson.
- Thực v ... ng gai vào con mồi.
ð Phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác.
b. Dạng thần kinh chuỗi hạch:
- Ở động vật có đối xứng hai bên, cơ thể phân hóa thành đầu – đuôi, hệ thần kinh tập trung thành hệ thần kinh chuỗi, có não ở đầu từ đó phát đi hai chuỗi hạch bụng hay các dây thần kinh chạy dọc cơ thể.
ðCơ thể đã có phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác (Động vật thuộc các ngành giun).
- Dạng thần kinh hạch (thân mềm, giáp xác, sâu bọ - động vật không xương sống) có tổ chức cao, có dạng thần kinh hạch trong đó hạch não phát triển và phân hóa.
LÝ THUYẾT SINH HỌC 6
Đặc điểm chung của thực vật:
Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Dựa vào những đặc điểm nào để nhận biết TV có hoa và TV không hoa?
Thực vật gồm những cơ quan:
Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá; có chức năng sinh dưỡng.
Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt; duy trì và phát triển nòi giống
Nhưng không phải tất cả TV đều có các cơ quan như trên.
Dựa vào cấu tạo của cơ quan sinh sản để nhận biết:
Thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt.
Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt
TBTV gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào?
Các thành phần chủ yếu của tế bào:
Vách tế bào: ở phía ngoài, làm cho TB có hình dạng nhất định (chỉ có ở TBTV)
Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào.
Chất TB ở trong màng ở trong màng, là chất keo lỏng chứa các bào quan.
Nhân: có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Không bào: chúa dịch tế bào.
Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Mô là gì? Kể tên một số loại mô.
Mô là nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau, cùng thcự hiện một chức năng riêng.
Một số loại mô:
+ Mô phân sinh: ở chồi ngọn, đầu rễ, trụ giữa hay phần vỏ của rễ, thân. Có khả năng phân chia, phân hóa thành các bộ phận của cây. Nhờ đó mà cây lớn lên và to ra.
+ Mô mềm: ở khắp các bộ phận của cây, gồm các TB sống có vách mỏng. Có chức năng chính là dự trữ.
+ Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm các TB vách dày có chức năng nâng đỡ cây và các cơ quan.
+ Mô dẫn: mạch gỗ và mạch rây có chúc năng vận chuyển các chất trong cây. Mạhc gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
Rễ gồm mấy miền? Chức năng chính của từng miền? Vì sao nói miền hút là quan trọng nhất?
Rễ gồm 4 miền:
Miền trưởng thành: có các mạch gỗ và mạch rây- dẫn truyền thức ăn cho cây
Miền hút: có các lông hút – hấp thụ nước và muối khoáng.
Miền sinh trưởng: gồm các tế bào mô phân sinh – làm cho rễ dài ra.
Miền chóp rễ: che chở đầu rễ.
Miền hút là quan trọng nhất vì có các lông hút thực hiện chúc năng hút nước và muối khoáng – chức năng chính của rễ
Nêu các chức năng khác của rễ biến dạng.
Rễ củ: phình to, chứa chất dự trữ dinh dưỡng cho cây.
Rễ móc: có móc bám do rễ phụ mọc ra từ thân,cành- giúp cây leo lên.
Rễ thở: rễ mọc ngược lên trên mặt đất – dự trữ oxi để hô hấp.
Giác mút: có giác mút đâm vào cây khác- lấy thcứ ăn từ cây khác.
Bộ phận nào thực hiện chức năng chính của rễ? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng qua lông hút của rễ.
Chức năng chính của rễ là hút nước và muối khoáng, nhờ các lông hút ở miền hút.
Con đường hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng èlông hút èvỏ èmạhc gỗècác bộ phận của cây.
Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá.
Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá:
+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành thân chính và hoa.
+ Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa. Phát triển thành cành mang hoa.
Phân biệt các dạng thân.
Các dạng thân:
Thân đứng: thân gỗ (cứng, có cành), thân cột ( cứng, không cành), thân cỏ (mềm, yếu, thấp).
Thân leo: leo bằng thân quấn và bằng tua cuốn.
Thân bò: bò sát mặt đất.
Phân biệt các dạng thân trên:
Giống nhau:
+ Đều bao gồm các bộ phận chính: thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
+ Đều có chức năng vận chuyển thức ăn, mang lá, hoa, quả
Khác nhau:
+ Thân đứng: tự đứng thẳng trong không gian, kích thước thường lớn (trừ thân cỏ)
+ Thân leo: phải dựa vào giàn hoặc cây khác để leo lên cao lấy ánh sáng bằng các bộ phận như: thân quấn, tua cuốn, rễ móc.Đa số là thân cỏ, nhưng cũng có loại thân gỗ (dây bàm bàm, dây gắm)
+ Thân bò: mềm yếu không tự đứng được phải bò lan trên mặt đất
Thân sinh trưởng được dài và to ra là do đâu?
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
* Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, míangoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh.
Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh.
Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ. Các tế bào này phân chia làm cho phần trụ giữa to ra.
So sánh cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non.
Giống nhau: gồm các phần cấu tạo như nhau (vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ; trụ giữa gồm các bó mạch và ruột).
Khác nhau:
Biểu bì vỏ miền hút của rễ có các tế bào kéo dài thành lông hút.
Bó mạch của rễ gồm mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ. Bó mạch của thân non: mạch rây ở ngoài và mạch gỗ ở trong.
Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó?
Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp.
Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó
Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp: phiến lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc sole nhau.
Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước:
Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần thịt lá bên trong.
Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống có tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hô hấp.
Trên lớp biểu bì (mặt dưới) có nhiều lỗ khí có thể đóng mở để thực hiện chức năng trao đổi khí, thực hiện hô hấp, thoát hơi nước ra ngoài.
Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Viết sơ đồ tóm tắt của 2 quá trình:
-Quá trình quang hợp:Nước + Khí cacbonic	ánh sáng	 Tinh bột + Khí Ôxi	
-Quá trình hô hấp: Tinh bột +Khí oxi 	 Năng lượng+ Khí Cacbonic+ Hơi nước
Phân tích:
Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, hô hấp lại phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hô hấp, ngược lại hô hấp thải ra khí cacbonic cần cho quang hợp.
Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận? Vì sao?
Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhận. Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt vỏ của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho lá.
Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng.
Đặc điểm của 2 hình thức sinh sản đó:
+ Sinh sản SD: cây mới được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) ở cây mẹ.
+ Sinh sản hữu tính: Cây mới được hình thành từ hạt có phôi (do hợp tử phát triển thành) kết quả của sự kết hợp giữa 2 loại tế bào sinh dục đực và cái.
So sánh:+ Trong sinh sản sinh dưỡng không có sự tham gia của tế bào sinh dục.
+ Trong sinh sản hữu tính phải có sự tham gia của 2 loại tế bào sinh dục đực và cái.
Các ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng dựa trên cơ sở nào và có lợi ích gì cho trồng trọt? 
Cơ sở chung: dựa vào khả năng phân chia và lớn lên của tế bào hoặc nhóm tế bào của các cơ quan sinh dưỡng để tạo thành cây mới.
Ứng dụng:+ Tạo thành cây mới nhanh hơn so với trồng bằng hạt.
+ Có thể duy trì các đặc tính tốt của cây mẹ.
+ Trong trường hợp ghép cây có thể kết hợp nhiều đặc tính mong muốn trên cây.
+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm tạo được rất nhiều cây giống cùng một lúc nên tiết kiệm giống và rẻ tiền
Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD
Có 2 cách thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn.
Phân biệt:+ Tự thụ phấn: hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. VD: Hoa lạc, đậu xanh, đậu đen
+ Giao phấn: hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc; hoặc hoa đơn tính. VD: hoa kê, phi lao, liễu, phong lan, mướp, dưa chuột
Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ của thụ tinh?
-Phân biệt: + Hiện tượng thụ phấn chỉ tạo cơ hội cho tế bào sinh dục đực gặp tế bào sinh dục cái có trong noãn của bầu nhụy để thụ tinh.
+Hiện tượng thụ tinh là sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục đực và cái để tạo thành hợp tử (là cơ sở để hình thành cá thể mới)
-Giải thích
 +Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nẩy mầm thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện.
+Có một số trường hợp có thụ phấn nhưng không có thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.
Những nhóm nào trong giới thực vật được xếp vào TV bậc thấp? TV bậc thấp có những đặc điểm gì? Tại sao gọi là TV bậc thấp?
Đó là những cơ thể sống chủ yếu ở nước: các loại tảo.
Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, rất đơn giản, chưa có các loại mô, đặc biệt là mô dẫn. hình thcứ sinh sản sinh dưỡng (thấp) và cơ quan sinh sản hữu tính (những túi đơn bào cấu tạo đơn giản)
Những đặc điểm đó thể hiện mức độ thấp của tổ chức cơ thể sinh vật nói chung, phù hợp với môi trường sống của nước, là loại môi trường của các cơ thể sống đầu tiên xuất hiện. Vì vậy được gọi là TV bậc thấp.
Những nhóm nào trong giới thực vật được xếp vào TV bậc cao? TV bậc cao có những đặc điểm gì? 
Gồm các nhóm: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
Các đặc điểm:+ Có rễ thân lá phù hợp với môi trường sống trên cạn:
	Rêu: Chưa có rễ thật, thân không phân nhánh, lá gồm 1 lớp tế bào với đường gân ở giữa thô sơ.
	Các nhóm còn lại: có rễ, thân lá thật, có mạch dẫn.
+ Sinh sản bằng bào tử hoặc bằng hạt, sinh sản hữu tính, có phôi xuất hiện.
Thế nào là dị dưỡng? Tại sao Vi khuẩn và nấm lại có lối sống dị dưỡng? Phân biệt lối sống kí sinh và hoại sinh?
Dị dưỡng là sự hấp thụ các chất hữu cơ có sẵn ở môi trường. 
Vi khuẩn và nấm có lối sống dị dưỡng là do trong cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ.
Có 2 kiểu dị dưỡng:	+ Kí sinh: lấy thức ăn từ các cơ thể sống khác.
+Hoại sinh: lấy thức ăn là các chất hữu cơ từ xác động, thực vật đang phân hủy.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 6 nang cao Danh cho GV.doc