Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27 đến 35 - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27 đến 35 - Năm học 2010-2011

*Hoạt động 1: đặt vấn đề.

- GV: trong bài trước ta đa biết nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng 2 cách, thực hiện công và truyền nhiệt. Trong sự truyền nhiệt chúng ta đã dưa ra các cách làm tăng nhiệt năng của miếng đồng bằng rất nhiều cách như: cho vào nước nóng, áp vào tay vậy hình thức truyền nhiệt này là gì ? bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

*Hoạt động 2. Tìm hiểu sự dẫn nhiệt.

- GV: cho hs quan sát hình 22.1 trên máy chiếu và tìm hiểu thông tin sgk và trả lời câu hỏi:

+ Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì?

+ Tiến hành thí nghiệm như thế nào ?

Mục đích của thí nghiệm là gì?

- HS: Làm việc theo yêu cầu của gv

- GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm rồi nêu kết quả thí nghiệm.

- GV: Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi C1, C2, C3

- HS: hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi. Và thảo luận trước lớp.

- GV: sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiẹm trên gọi là sự dẫn nhiệt.

 

doc 20 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27 đến 35 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 8: //2011
Tiết 27 
Dẫn nhiệt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Tím được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt.
So sánh được tính dẫn nhiệt của các chất: rắn,lỏng, khí. 
Vận dụng được kiến thức về sự dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng thực tế
2. Kĩ năng: Quan sát hiện tượng vật lý, rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
20 đinh sắt, 
sáp nến vừa đủ, 
4 đèn cồn, 
4 giá đỡ, 
1 thanh thủy tinh 
4 thanh đồng, 
1 thanh nhôm.
2 ống nghiệm, 
Máy chiếu
2. Học sinh: đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’)
Lớp 8:  vắng: .
 2. Kiểm tra : (3’) 
CH:
Nêu khái niệm nhiệt năng? Các cách làm biến đổi nhiệt năng?
Lấy ví dụ về các cách làm biến đổi nhiệt năng?
ĐA: 
Nhiệt năng là phần năng lượng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt
 Ví dụ: thực hiện công như cọ sát đồng su, truyền nhiệt : cho thìa vào cốc nước nóng
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy vàTrò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: đặt vấn đề. 
- GV: trong bài trước ta đa biết nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng 2 cách, thực hiện công và truyền nhiệt. Trong sự truyền nhiệt chúng ta đã dưa ra các cách làm tăng nhiệt năng của miếng đồng bằng rất nhiều cách như: cho vào nước nóng, áp vào tay  vậy hình thức truyền nhiệt này là gì ? bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
(1’)
*Hoạt động 2. Tìm hiểu sự dẫn nhiệt. 
- GV: cho hs quan sát hình 22.1 trên máy chiếu và tìm hiểu thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
+ Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì?
+ Tiến hành thí nghiệm như thế nào ? 
Mục đích của thí nghiệm là gì?
- HS: Làm việc theo yêu cầu của gv
- GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm rồi nêu kết quả thí nghiệm.
(10’)
7’
I. Sự dẫn nhiệt:
1. Thí nghiêm:
- GV: Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi C1, C2, C3 
- HS: hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi. Và thảo luận trước lớp.
- GV: sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiẹm trên gọi là sự dẫn nhiệt.
2. Trả lời câu hỏi:
- C1: Nhiệt năng đã truyền từ đầu A của thanh sát đến sáp làm cho các đinh rơi xuống.
- C2: Theo thứ tự a->b->c->d->e.
- C3: Nhiệt năng đã truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
* Nhiệt năng có thể truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của một, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất. 
- GV: Sử dụng máy chiếu cho hs tìm hiểu dụng cụ, mục đích của TN hình 22.2. 
- GV: tiến hành thí nghiệm và yeu cầu học sinh quan sát và trả lời C4, C5
- GV: Yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi trước lớp.
- HS: Thảo luận các câu hỏi.
- GV: Yêu cầu hs rút ra kết luận từ TN trên.
- HS: rứt ra kết luận
(20’)
II. Tính dẫn nhiệt của các chất:
1. Thí nghiệm 1:
C4: Đinh gắn trên thanh đồng rơi xuống trước -> đinh gắn trên thanh nhôm-> đinh gắn trên thanh thuỷ tinh.
Chứng tỏ tính dẫn nhiệt của các chất khác nhau.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất -> nhôm -> thuỷ tinh.
* Kết luận: trong các chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- GV: bố trí thí nghiệm( đồng thời cả hai thí nghiệm hình 22.3 và 22.4, yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
- HS: dự đoán hiện tượng thí nghiệm.
- GV: tiến hành thí nghiệm.
- HS: quan sát so sánh với dự đoán.
- GV: yêu cầu HS hoàn thành câu C6, C7.
- HS: hoàn thành yêu cầu của GV.
- GV: dựa vào thí nghiệm trên rút ra kết luận về sự dẫn nhiệt của chất khí và chất lỏng
2. Thí nghiệm2:
C6: Cục sáp ở đáy ống nghiệm bị nóng chảy nhưng rất lâu xảy ra và chậm => thuỷ tinh và không khí dẫn nhiệt kém.
C7: miếng sáp không bị nóng chảy => thuỷ tinh và không khí dẫ nhiệt kém.
* Kết luận:
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất rồi đến chất lỏng và kém nhất là chất khí.
*Hoạt động 4: vận dụng.
- GV: yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C8 -> C12.
- HS: Làm việc cá nhân hoàn thành các câu hỏi
- GV: gọi từng HS hoàn thành lần lượt các câu hỏi và các hs khác nhận xét.(tổ chức cho hs thảo luận trước lớp)
- HS: thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- GV: Chuẩn hóa lại kiến thức.
(5’)
III. Vận dụng:
C8: 
C9: vì kim loại dẫn nhiệt tôt, còn sứ dẫn nhiệt kém.
C10: vì giữa các lớp áo mỏng có không khí dẫn nhiệt kém nên ta thấy ấm hơn.
C11: về mùa đông chim hay xù lông vì để tạo lớp không khí chống lạnh.
C12: vì khi trời rét nhiệt lượng từ tay truyền sang kim loại nhanh làm tay ta thấy lạnh. Còn trời nóng thì nhiệt lượng truyền từ kim loại sang tay nhanh nên ta thấy nóng.
4. Củng cố: (4’)
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của vật từ vật này sang vật khác bằng hình thức nào?
trong các chất rắng lỏng khí chất nào dẫn nhiệt tốt nhất? Chất nào dẫn nhiẹt kém nhât?
GV: Sử dụng máy chiếu tổ chức cho hs hình thành bản đồ tư duy với từ khóa là “dẫn nhiệt”
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học bài và làm bài tập SBT.
Đọc trước bài 23.
Đọc phần có thể em chưa biết 
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng
Lớp 8: //2011
Tiết 28 
đối lưu và bức xạ nhiệt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
Biết đựoc dòng đối lưu xáy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
Tìm được ví dục thực tế về đối lưu
Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn, lỏng, khí, chân không.
2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ thí nghiệm.
3. Thái độ: Trung thực hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: đèn cồn, ống thuỷ tinh, thuỗ tím, nhiệt kế, nến, hương, tấm bìa, bình tròn, miếng gỗ.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’)
Lớp 8:  vắng: .
2. Kiểm tra (4’): 
CH: So sánh tính dẫn nhiệt của chất lỏng, rắn, khí.
ĐA: ghi nhớ sgk tr79.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy vàTrò
Tg
Nội dung 
*Hoạt động 1: tìm hiểu hiện tượng đối lưu 
- GV: Tổ chức tình huống học tập như phần mở bài
HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
- GV: làm TN như H23.2 sgk Yêu cầu hs quan sát và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
(15’)
I. Đối lưu:
1. Thí nghiệm:
- HS: Cá nhân quan sát và thảo luận để trả lời các câu hỏi
- GV: Yêu cầu đại diện 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các hs khác nhận xét, bổ xung.
2. trả lời câu hỏi:
C1: nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi tử trên xuống.
C2: do lớp nước ở dưới nóng lên và nở ra => trọng lượng riêng của nó giảm và nổi lên phía trên và nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
C3: nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong bình nóng lên.
- GV: Làm TN 23.3 cho hs xem và yêu cầu hs trả lời C4.
- HS: quan sát và trả lời C4.
3. Vận dụng:
C4: do lớp kk ở bên cây nến nóng lên và nở ra => trọng lượng riêng của nó giảm và đi lên phía trên, Không khí lạnh từ hương đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
- GV: yêu cầu cá nhân trả lời C5, C6
- HS: Trả lời C5, C6.
C5: Để phần nước nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6: Không, vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.
*Hoạt động 2: Bức xạ nhiệt. 
- GV: Tổ chức tình huống học tập như phần mở bài
- HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
(15’)
II. Bức xạ nhiệt:
- GV: Làm TN 23.4 và 23.5 yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, và hoàn thành câu C7, C8,C9.
- HS: quan sát và hoàn thàh các câu hỏi.
1. Thí nghiệm:
2. Trả lời câu hỏi:
C7: không khí trong bình nóng lên nở ra đẩy giọt nước màu dichj chuyển về đầu B.
C8: không khí trong bình lạnh lại làm cho giọt nước màu dịch chuyển về đầu A.
C9. Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Cũng không phải đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng
- GV: Thông báo về định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ nhiệt.
- HS: Nhận thức vấn đề.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
- Khả năng hấp thụ nhiệt phụ thuộc vào tính chất của bề mặt.
*Hoạt động 3: Vận dụng
- GV: yêu cầu HS hoàn thành câu C10, C11, C12.
- HS: hoạt động cá nhân hoàn thành câu cỏi.
- GV: yêu cầu 3 hs trả lời các câu hỏi, các hs khác nhận xét, bổ sung.
(8’)
III. Vận dụng:
C10: Tăng khả năng hấp thụ nhiệt.
C11: áo trắng giảm sự hấp thụ nhiệt.
C12: 
4. Củng cố:( 2’): Đối lưu xảy ra trong những môi trường nào?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học bài và làm bài tập SBT.
Đọc có thể em chưa biết.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng: 
Lớp 8: //2011
Tiết 29
công thức tính nhiệt lượng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kể được những yếu tố ảnh hưởng tới nhiệt lượng thu vào của một vật.
Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể tên các đại lượng có mặt trong công thức.
Mô tả được thí nghiệm và sử lý được kết quả thí nghiệm.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm, tính toán rút ra nhận xet.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng kết quả các TN
2. Học sinh: Ôn lại bài nhiệt lượng.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 8: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra (4’): Trả và nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộcvào những yếu tố nào? 
- GV: thông báo tới HS sự phụ thuộc nhiệt lượng thu vào.
- HS: tiếp thu và ghi nhớ.
(5’)
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
+ Khối lượng của vật.
+ Độ tăng nhiệt độ của vật.
+ Chất cấu tạo nên vật.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên với khối lượng của vật.
- GV: Treo bảng 24.1 yêu cầu 1 hs đọc phần 1
- HS: Theo dõi bảng và đọc.
- GV: Yêu cầu hs dựa vào bảng 24.1 thao luận nhóm để trả lời C1, C2.
- HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
(5’)
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên với khối lượng của vật.
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau. Khối lượng khác nhau. Đẻ tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối luợng.
C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn
*Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
- GV: Treo bảng 24.2 yêu cầu hs dựa vào bảng 24.1 thao luận nhóm để trả lời C3, C4, C5.
- HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
(6’)
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm thí nghiệm giống nhau.
C4: Cho thời gian đun khác nhau.
C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
*Hoạt đ ...  C2. và các hs khác tham gia thảo luận.
- GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
(10’)
II. Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
C2.
+ Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hoá dần thành động năng.
+ Còn từ B đến C động năng đã chuyển hoá dần thành thế năng.
+ Cơ năng của tay đã chuyển hoá thành nhiệt năng của miếng kim loại.
+ Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hoá thành cơ năng của nút.
*Hoạt động 4. Tìm hiểu sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
- GV thông báo cho h/s biết về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
- HS nhận biết và lấy thí dụ minh hoạ trong số các hiện tượng cơ và nhiệt đã học. 
(10’)
III. Sự bảo toàn cơ năng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C3. HS tự hoàn thành.
*Hoạt động 5. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần vận dụng và trả lời các câu hỏi đó.
- HS thảo luận về các câu hỏi vận dụng, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi đó.
- GV Yêu cầu 3 nhóm trình bày trên bảng, các nhóm hoàn thiện vào vở bài tập
- HS: Hoàn thiện theo yêu cầu của hs.
- GV: Cho hs nhận xét các bài tập trình bày trên bảng rồi thống nhất kết quả.
(5’)
IV. Vận dụng.	
C4.
C5.Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.
C6. Vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
4. Củng cố (4’):
GV hệ thống nội dung chính của bài (hs đọc phần ghi nhớ)
Đọc có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà (1’):
Học bài và làm các bài tập 27.1 đến 27.6 SBT.
Đọc trước bài 28 sgk
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng: 
Lớp 8: //2011
Tiết: 33
Động cơ nhiệt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kỳ, có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này.
Dựa vào hình vẽ các kỳ của động cơ nổ bốn kỳ, có thể mô tả được chuyển vận của động cơ này.
Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Giải được các dạng bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
2. Kĩ năng: Quan sát, rút ra kết luận.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình 28.5
2. Học sinh:Ôn lại công thức tính nhiệt lượng.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’):
Lớp 8: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra (4’): 
CH: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? Giải thích bài 27.4 SBT?
ĐA: ghi nhớ sgk tr96
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động . Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
(5’)
*Hoạt động 2. Tìm hiểu về động cơ nhiệt.
- GV thông báo định nghĩa động cơ nhiệt, và phân tích cho h/s hiểu.
- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về động cơ nhiệt dưới sự hướng dẫn của g/v.
- GV yêu cầu h/s nêu một số thí dụ về động cơ nhiệt mà em biết.
- HS nêu thí dụ về động cơ nhiệt và tìm hiểu thêm về các loại động cơ.
(15’)
I. Động cơ nhiệt là gì?
+ Định nghĩa: Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
+ Thí dụ về động cơ nhiệt: Máy hơi nước, ô tô, tàu hoả...
+ Động cơ nhiệt gồm có: Động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.
*Hoạt động 3. Tìm hiểu về động cơ đốt trong bốn kỳ.
- GV cho hs quan sát h28.4 trong sgk, giới thiệu các bộ phận chính của động cơ và hướng dẫn h/s nêu chức năng của các bộ phận.
- HS dựa vào tranh vẽ tìm hiểu về cấu tạo của động cơ nổ bốn kỳ, và tìm hiểu các chức năng của từng bộ phận.
- GV treo h28.5 lên bảng, yêu cầu h/s đọc thông tin qua 4 kỳ chuyển vận trong SGK.
- HS quan sát H28.5, đọc thông tin SGK tìm hiểu về quá trình chuyển vận của động cơ.
- GV Yêu cầu 1 hs lên bảng chỉ ra các kì vận chuyển.
- HS: Thực hiện yêu cầu của hs.
(10)
II. Động cơ nổ bốn kỳ.
1.Cấu tạo:
 Động cơ nhiệt gồm có: 
+ Xilanh. + Pít tông.
+ Biên. + Tay quay.
+ Xupap. + Vô lăng.
+ Bugi. 
2. Chuyển vận:
a) Kỳ thứ nhất( Hút nhiên liệu): Pit tông chuyển động xuống dưới. Van1 mở, van2 đóng,nhiên liệu được hút vào xi lanh, xi lanh đầy nhiên liệu thì van1 đóng lại.
b) Kỳ thứ hai( Nén nhiên liệu): Pit tông chuyển động lên trên nén nhiên liệu trong xi lanh.
c) Kỳ thứ ba( Đốt nhiên liệu): Khi pit tông lên đến tận cùng thì bu gi bật tia lửa điện đốt nhiên liệu và toả nhiệt. Các chất khí mới tạo dãn nở, sinh công và đẩy pit tông xuống dươpí. Cuối kỳ van2 mở ra.
d) Kỳ thứ tư( Thoát khí): Pit tông chuyển động lên trên, dồn hết khí trong xi lanh ra ngoài qua van2. Sau đó các kỳ được lặp lại.
*Hoạt động 4. Tìm hiểu hiệu suất của động cơ.
- GV tổ chức cho h/s thảo luận C1, C2. Từ đó rút ra được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
-HS thảo luận trả lời các câu hỏi từ đó rút ra công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
- GV phân tích công thức để h/s hiểu shơn về cônh thức tính hiệu suất.
(10’)
III. Hiệu suất của động cơ.
+ C1. Không. Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ nhiệt làm các bộ phận này nóng lên, một phần nữa theo khí thải ra ngoài làm khí quyển nóng lên.
+ C2. Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
 H = 
*Hoạt động 5. Vận dụng.
- GV cho h/s làm việc cá nhân vói các câu hỏi vận dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV Yêu cầu 4 hs trình bày trên bảng rồi nhận xét.
(5’)
IV. Vận dụng.
C3. Không. Vì trong đó không có sự biến đổi từ dạng năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.
C4.
C5. Gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường...
C6. 
A = F.s = 700.100000 = 70000000 J.
 Q = q.m = 46.10.4 = 184000000 J.
 H = = = 38 %.
4. Củng cố (4’):
GV hệ thống nội dung chính của bài (hs đọc phần ghi nhớ).
Đọc có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà (1’):
Học bài và làm bài 28.1 đến 28.7 SBT.
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong bài 29 sgk
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng: 
Lớp 8: //2011
Tiết: 34
Câu hỏi và bài tập tổng kết chương ii: Nhiệt học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS hệ thống được các nội dung trọng tâm của chương nhiệt học.
Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
Vận dụng được kiến thức đã học để giải các dạng bài tập khác nhau.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giảI bài tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Thái độ: Nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị nội dung ôn tập.
2. Học sinh: HS ôn tập toàn bộ nội dung các bài đã học trong học kì II và trả lời các câu hỏi và bài tập trong bài 29.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ỏn định tổ chức (1’):
Lớp 8:  vắng: .
2. Kiểm tra : Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1. Ôn tập.
- GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và đưa ra câu trả lời về các câu hỏi đó.
- HS hoạt động theo bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
- GV hướng dẫn h/s thảo luận về từng câu hỏi trong phần ôn tập.
- HS nhớ lại các kiến thức đã học, thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và trả lời các câu hỏi đó.
- GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
- GV phân tích những nội dung khó để h/s hiểu rõ hơn.
(15’)
A. Ôn tập.
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách .
3. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh .
4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn .
5. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt. 
7. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi . Vì là số đo nhiệt năng nên đơn vị của nhiệt lượng cũng là jun như đơn vị của nhiệt năng .
8. C= 4200J/ kg.K, có nghĩa là muốn cho 1kg nước nóng lên thêm1Ccần 4 200J.
9. Q = m.c.t.
10. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì :
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ tháp hơn cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau .
- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
- Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng .
11. Năng suất toả nhiệt của nhiênliệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn .
- Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27 . 10J/kg, có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ toả ra một nhiệt lượng bằng 27.10J.
13 .H = 
*Hoạt động 2. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần vận dụng và đưa ra câu trả lời về các câu hỏi đó.
HS hoạt động theo bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s thảo luận về từng câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
(20’)
B .Vận dụng :
 I . 1. B ; 2. B ; 3. D ; 4. C ; 5. C.
II. 1. Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi .
2. Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động . 
3. Không.
4. Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước ; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng .
III.1 .Nhiệt lưọng cần cung cấp cho nước và ấm .
Q=Q+Q=m.c.t= 
 =2.4200.80+0,5.880.80=707200J
Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra:
Q= Q.= 2357333J=2,357.10J
Lượng dầu cần dùng là:
m== 2,357.= 0,05kg
2. Công mà ô tô thực hiện dược:
A=F.s= 1400.100000=14.10J
Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy toả ra:
Q=q.m= 46.10.8= 368.10=36,8.10J
Hiệu suất của ô tô:
H= ==38%.
*Hoạt động 3. Tổ chức chơi trò chơi.
- GV chia lớp thành các nhóm, nêu cách chơi và tổ chức cho h/s giải ô chữ.
- HS thảo luận theo nhóm tìm ra các câu trả lời và giải ô chữ.
(5’)
C. Trò chơi ô chữ.
Hàng ngang: 1. Hỗn độn.
 2. Nhiệt năng.
 3. Dẫn nhiệt. 
 4. Nhiệt lượng.
 5. Nhiệt dung riêng.
 6. Nhiên liệu.
 7. Cơ học.
 8. Bức xạ nhiệt.
Hàng dọc: Nhiệt học.
4. Củng cố (3’): 
GV nhận xét giờ học.
GV khắc sâu một số nội dung chính yêu cầu h/s nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà (1’):
Về nhà tự ôn tập thêm ở nhà.
Chuẩn bị cho thi kỳ 2.
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng: 
(thi theo lịch của PGD)
Tiết: 35
kiểm tra chất lượng học kì II
(Đề phũng giỏo dục)

Tài liệu đính kèm:

  • docT27-35.doc