Đề kiểm tra 45p môn Vật lý Lớp 8 - Trường THCS Đông Nam

Đề kiểm tra 45p môn Vật lý Lớp 8 - Trường THCS Đông Nam

A. Quan sát bánh xe ô tô xem có quay không?

B. Quan sát người lái xe xem có trong xe hay không?

C. Quan sát xem xe có thay đổi vị trí so với tòa nhà bên đường hay không?

D. Quan sát số chỉ của tốc kế xem kim có chỉ 1 số nào đó hay không?

Câu 2( 0,5đ) : Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

A. Quảng đường chuyển động dài hay ngắn

B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn

D. Cho biết cả quảng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động

Câu 3 ( 0,5đ): Khi nói ô tô chạy từ HN đến HP với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc nào?

A. Vận tốc tại 1 thời điểm nào đó

B. Trung bình cộng các vận tốc

C. Vận tốc trung bình

D. Vận tốc tại 1 vị trí nào đó

 

doc 10 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45p môn Vật lý Lớp 8 - Trường THCS Đông Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: Vật lí 8 (Tiết 10)
Thời gian: 45 phút
I> Ma trận:
Cấp độ
Nội dung KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Chuyển động cơ học, vận tốc ( 3t)
3 KQ
( 1,5đ)
2 KQ
( 1đ)
1 TL
( 1,5đ)
4đ
Lực ma sát, lực quán tính (3t)
3 KQ
(1,5đ)
2 KQ (1đ)
1 TL (1đ)
3,5đ
áp suất (3t)
2 KQ
(1đ)
1TL
(1,5đ)
2,5đ
Tổng (9t)
4đ
3 đ
3đ
10đ
II> Đề kiểm tra
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1 (0,5đ) : Để nhận biết một ô tô chuyển động trên đường, có thể chọn cách nào sau đây?
Quan sát bánh xe ô tô xem có quay không?
Quan sát người lái xe xem có trong xe hay không?
Quan sát xem xe có thay đổi vị trí so với tòa nhà bên đường hay không?
Quan sát số chỉ của tốc kế xem kim có chỉ 1 số nào đó hay không?
Câu 2( 0,5đ) : Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
Quảng đường chuyển động dài hay ngắn
Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
Thời gian chuyển động dài hay ngắn
Cho biết cả quảng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động
Câu 3 ( 0,5đ): Khi nói ô tô chạy từ HN đến HP với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc nào?
Vận tốc tại 1 thời điểm nào đó
Trung bình cộng các vận tốc
Vận tốc trung bình
Vận tốc tại 1 vị trí nào đó
Câu 4 (0,5đ) : Vận tốc 18km/h bằng giá trị nào dưới đây?
A. 18 000km/s B. 18m/s C. 50m/s D. 5m/s
Câu 5 (0.5đ) : Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
Vận động viên khởi hành, chạy 100m và dừng lại
Chiếc thuyền buồm đang cập bến
Một người vừa nhảy dù ra khỏi máy bay
Máy bay ở độ cao 1000m với vận tốc ổn định 960 km/h
Câu 6 (0,5đ) : Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của 1 lực duy nhất, vận tốc của vật sẽ ra sao?
Vận tốc giảm dần theo thời gian
Vận tốc tăng dần theo thời gian
Vận tốc không thay đổi
Vận tốc có thể tăng cũng có thể giảm
Câu 7(0,5đ): Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi 1 vật trượt trên bề mặt nhám của 1 vật khác
Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn
Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe ô tô
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau
Câu 8(0,5đ) : Hành khách ngồi trên ô tô bổng thấy mình bị nghiêng sang trái chứng tỏ xe
A. đột ngột giảm vận tốc B. đột ngột tăng tốc
C. đột ngột rẽ trái D. đột ngột rẽ phải
Câu 9 (0,5đ) :Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm tăng áp suất của 1 vật tác dụng xuống mặt phẳng nằm ngang?
A: Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B: Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
C: Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép.
D: Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 10 (0,5đ) : Trong các công thức sau công thức nào cho phép tính áp suất của chất lỏng?
A. P = d.h B. P = h/d C. P = d/h D. Một biểu thức khác
Câu 11(0,5đ) : Đẩy hòm trượt trên sàn, lực ma sát ở chân với sàn là...........,lực ma sát ở hòm với sàn là..........
Phần 2: Trắc nghiệm tự luận.
Câu 12 (1đ): Tại sao muốn cho rau nhanh hết nước ta thường vẩy thật mạnh cho nước văng ra ngoài?
Câu 13 (1,5đ) : Một người đi bộ đều trên quảng đường đầu dài 3,6 km với vận tốc 2m/s, ở quảng đường sau dài 6km người đó đi hết 1,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quảng đường
Câu 14(1,5đ) : Một cái cốc hình trụ có chiều cao 15cm đựng đầy nước. Tính áp suất của chất lỏng tác dụng lên 1 điểm cách đáy cốc 3cm. Biết trọng lượng riêng của nước biển 10.000 N/m3
III> Đáp án và biểu điểm: Từ câu 1đến câu 10 mỗi câu đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chọn
C
B
C
D
D
D
B
D
A
A
Câu 11: (1đ)
1.ma sát nghỉ (0.5đ)
2.ma sát trượt (0.5đ)
Câu 12:(1đ) 
-Khi vảy, nước và rau cùng chuyển động (0.5đ)
-Khi tay dừng lại đột ngột,rau dừng lại nhưng nước vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên nước bị văng ra ngoài (0.5đ) 
Câu13(1.5đ) 2m/s=3,6km/h
Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu
 t1=S1/v1=3,6/3,6=1(h)	 ( 0,5đ)
 Vận tốc TB của người đó trên cả 2 quãng đường 
 Vtb=(S1+S2)/(t1+t2)=(3,6+6)/(1+1,50)=3,6 (km/h)	 (1đ)
Câu14 (1.5đ)
Độ sâu tại điểm tính áp suất cách mặt nước : 
 h=15-3=12(cm)=0,012(m)	 (0.5đ) 
 áp suất của nước tác dụng lên 1điểm cách đáy cốc 3 cm
 P=h.d=0,012.10000=120(Pa)	 (1đ)
 KIÊM TRA V ÂT LI 8 (tiết28) 
 Thời gian: 45 phút I.Ma trận 
Cấp Độ
Nội dung KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Công suất, cơ năng,định luật bảo toàn cơ năng (4t)
2KQ (1đ)
1KQ (0.5đ)
1TL(1.5đ)
3đ
Cấu tạo chất khuyếch tán (3t)
2KQ (1đ)
2KQ (1đ) 1TL (1đ)
3đ
Nhiệt năng 3cách truyền nhiệt (3t)
2KQ(1đ)
3KQ (1.5đ)
1TL (1.5đ)
4đ
Tổng
3đ
4đ
3đ
10đ
Phần I : Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1(0,5đ) Đợn vị nào sau đây là đơn vị của công suất?
A. Jun B. Kwh C. Oát D. Niutơn
Câu 2(0.5đ) Động năng của vật chỉ phụ thuộc vào.
A. Khối lượng của vật B. Vận tốc của vật
C. Khối lượng và vận tốc của vật C. Lực tác dụng vào vật
Câu 3 (0,5đ) Khi 1 viên đạn được ném thẳng đứng từ dưới đất lên cao, bỏ qua sức cản của không khí thì.
Chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng
Chỉ có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng
Có sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng
Cơ năng của viên đạn không bảo toàn
Câu 4 (0,5đ) Khi đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước ta thu được 1 hỗn hợp rượu và nước có thể tích.
A. 100 cm3 B. 200 cm3 C. Lớn hơn 200 cm3 D. Nhỏ hơn 200 cm3
Câu 5(0,5đ) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì.
Khối lượng riêng của vật giảm đi
Khối lượng riêng của vật tăng lên
Khối lượng riêng của vật không thay đổi
Cả 3 phương án trên đều không đúng
Câu 6 (0,5đ) Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật?
Chuyển động không ngừng
Giữa chúng có khoảng cách
Nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi
Khi nhiệt độ thay đổi thì chuyển động thay đổi
Câu 7 (0,5đ) Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị của nhiệt năng?
A. m/s B. Niu Tơn C. Oát D. Jun
Câu 8 (0,5đ) Năng lượng truyền từ mặt trời xuống trái đất bằng cách nào?
A. Đối lưu B. Dẫn nhiệt C. Bức xạ nhiệt D. Một cách khác
Câu 9(0,5đ) Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt của
A. chất rắn B. chất lỏng C. chất khí D. chân không
Câu 10 (0,5đ) Trong các cách sắp xếp các chất dẫn nhiệt từ kém đến tốt sau đây cách nào đúng?
Rắn ,lỏng, khí
Rắn , khí , lỏng
Khí , lỏng , rắn
Khí , rắn , lỏng
Câu 11 (0,5đ) Chiếc ruột phích được tráng bạc trên bề mặt để ngăn cản sự mất nhiệt theo cách nào dưới đây
A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu C. Bức xạ D. Phản xạ
Câu 12(0,5đ) Hiện tượng nào sau đây là do quá trình đối lưu
Sự bốc hơi nước
Quá trình chưng cất
Gió biển
Khinh khí cầu bay lên
Phần 2: Trắc nghiệm tự luận
Câu 14 (1đ) Đưồng có thể hòa tan trong nước do hiện tượng khuyếch tán. Nếu bỏ những hạt đường trong không khí hiện tượng khuyếch tán có xảy ra không? Tại sao?
Câu 15(1,5đ) Để kéo 1 vật có khối lượng m= 72 kg lên cao 10m. Người ta dùng 1 máy kéo có công suất P = 1600W và hiệu suất 75%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên
Câu 16(1,5đ) Vì sao trong 1 số nhà máy người ta thường xây dựng những ống khói rất cao?
 II) Đáp án và biểu điểm:
Phần 1 : Trắc ngiệm khách quan:(6đ) Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu đúng 
(0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
C
C
A
D
B
C
D
C
A
C
C
C
Phần 2 : Tự luận: (4đ)
Câu14: (1đ)
_ Trong không khí đường không thể tan nên các phân tử đường vẫn liên kết chặt chẽ với nhau (0.5đ)
_ Các phân tử đường không xen lẫn vào các phân tử không khí => Hiện tượng khuếch tán không xảy ra (0.5đ)
Câu 15 : (1.5đ) 
_ Công có ích để nâng vật: A1= F.S = 10.72.10 = 7200(J) (0.5đ)
_ Công toàn phần để nâng vật : A=A1/H=7200/0,75 =9600(J) (0.5đ)
_ Thời gian máy thực hiện : t = A/P = 9600/1600 =6(s) (0.5đ) 
Câu 16 : (1.5đ) Xây dựng ống khói rất cao có 2 tác dụng:
+Tạo ra dòng đối lưu (1đ)
+ Đưa ra các chất khí thải lên cao chống ô nhiễm môi trường (0.5đ)
Kiểm tra kỳ I
Môn : Vật lý 8
Thời gian :45 phút
I, Ma trận: 
Cấp độ
NDKT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
CĐ cơ vận tốc
(3 t)
1 TL(2đ)
1 TL (1đ)
3đ
Lực, quán tính
(3 t)
1 TL(2đ)
2đ
Ap suất, lực đẩy Ac si mét
Sự nổi(7 t)
1 TL(2đ)
1 TL(2đ)
4đ
Công- định luật công (2 đ)
1 TL (1đ)
1đ
Tổng
3đ
4đ
3đ
10 đ
II, Nội dung:
Câu 1(2đ): a, Vận tốc cuả ô tô là 40 km/h, điều đó cho ta biết gì? Vận tốc của mô tô là 10 m/s. Vật nào chuyển động nhanh hơn?
 Câu2:(2 đ) Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho ví dụ? Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng cuả hai lực cân bằng thì vật đó sẽ như thế nào?
Câu 3:( 1đ) Phát biểu định luật về công?
Câu 4 : (2 đ) Tại sao khi xây nhà cao tầng ngươì ta cần xây móng lớn ?
Câu 5: (2 đ)Một quả cân có khối lượng 1,2 kg được nhúng chìm trong nước . Hãy xác định lực đẩy Ac si mét tác dụng lên quả cân . Biết khối lượng riêng cuả quả cân là 7800 kg/m3 trọng lượng riêng cuả nước là 10 000 N/m3
Câu 6:( 1 đ) Một ô tô đi từ A đến B . Nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc là 
40 km/h .Nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 60 km/h. Hãy xác định vận tốc trung bình cuả ô tô trên cả quảng đường .
III, Đáp án và biểu điểm: 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu1
(2 đ)
ý nghĩa: Trong 1 giờ ô tô đi được 40 km
Vmô tô =10 m/s= 36 km/h
Vô tô>Vmô tô => ô tô chuyển động nhanh hơn
0.75
 0.75
 0.5
Câu 2
(2 đ)
Hai lực cân bằng là 2 lực
Cùng đặt lên 1 vật ,cùng cường độ , phương nằm trên cùng 1 đường thẳng ngược chiều
Lấy VD:
1 vật chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó tiếp tục chuyển động thẳng đều.
 1đ
 0.5 đ
 0.5 đ
Câu 3
(1 đ)
Định luật : Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công ,được lợi bao nhiêu về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
1 đ
Câu 4
(2 đ)
- Làm móng lớn để tăng S tiếp xúc toà nhà với nền đất nên giảm áp suất cuả tòa nhà lên nền đất nên làm giảm đi độ lún của sàn nhà.
2 đ
Câu 5
(2 đ)
Ta có : V=m/D=1,3/7800=1/6000 m3
Fđ= V. D=1/600010000=1,66(N)
1đ
1đ
Câu 6
(1 đ)
Gọi S là chiều dài nửa quảng đường AB
Ta có: T1=S/V1 ; T2= S/ V2
Vtb=(2S)/(t1+t2)=2S/(S/V1+S/V2)=2/(1/V1+1/V2)=48 km/h
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
	 	 Đề KIểM TRA Kỳ 2
Môn : vật lí 8 ( 45 phút)
I) Ma trận:
 Cấp độ
Nội dung KT
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng
Tổng
Công suất, Cơ năng- Định luật cơ năng(4t)
1TL (1đ)
1TL (1đ)
2đ
Cấu tạo chất(2t)
1TL (1.5đ)
1.5đ
Nhiệt năng 3 cách truyền nhiệt , nhiệt lượng (9t)
1T (2đ)
1TL(2.5đ)
1TL(2đ)
6.5đ
Tổng
3đ
4đ
3đ
10đ
 II) Nội dung đề:
Câu1: (1đ) Một vật như thế nào thì ta nói vật đó có cơ năng ? Cho VD ?
Câu 2: (2đ) Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật ? Là những cách nào ? Mỗi cách cho 1 VD ?
Câu 3: (1.5đ) Tại sao có hiện tượng khuếch tán ? Sự khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ tăng ?
Câu 4: (2.5đ) a) Khi sưởi ấm nhiệt truyền từ lò sưởi , bếp than đến cơ thể ta chủ yếu bằng cách nào?
 b) Muốn giữ cho nước đá lâu tan người ta thường bỏ vào thùng làm bằng nhựa xốp hay vùi nó vào trong mạt cưa ? Hãy giải thích ?
Câu 5: (1đ) Một người cân nặng 60kg chạy từ tầng một lên tầng hai, biết tầng hai cao hơn tầng một 4m. Thời gian đi lên là 20s. Tính công suất của người đó?
Câu 6: (2đ) Phải pha bao nhiêu nước ở 80°C vào 10kg nước ở 12°C để được nước pha có nhiệt độ 37°C . Bỏ qua nhiệt độ truyền ra môi trường xung quanh.
II) Đáp án và biểu điểm:
Câu
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
Câu1: (1đ)
- Một vật có khả năng thực hiện công => vật đó có cơ năng.
- Lấy được ví dụ
0.5đ
0.5đ
Câu 2 : (2đ)
_ Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng:
+) Thực hiện công
+) Truyền nhiệt
+) Lấy đúng 2 ví dụ
1đ
1đ
Câu 3 : (1.5đ)
_ Có hiên tượng khuyếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách .
_ Khi nhiệt độ tăng thì sự khuếch tán xảy ra nhanh lên.
1đ
0.5đ
Câu 4 : (2.5đ)
_ Khi sưởi ấm nhiệt truyền từ lò sưởi bếp than đến cơ thể ta chủ yếu bằng bức xạ nhiệt .
_ Vì thùng nhựa xốp và mạt cưa dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ không khí vào nước đá.
1đ
1.5đ
Câu 5 : (1đ)
_ Công của người đó là: A= P.h= 60.10.4 =2400 (J)
_ Công suất của người đó : P = A/t = 2400/20 = 120(W)
0.5đ
0.5đ
Câu 6 : (2đ)
_ Nhiệt lượng do m của nước toả ra :
 Q1=m1C(t1-t)=m1C(80-37) = 43m1C (J)
_ Nhiệt lượng do m2 (kg) nước ở 12°C thu vào: Q2=m2C(t-t2) = 10.C (37-12) = 250C (J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1=Q2
 ta có : 43m1C = 250C => m1 = 250/43 = 5.8(kg)
0.5 đ
0.5 đ
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT ly 8(10-28).doc