- Chúng ta biết phân tử là hạt vô cùng nhỏ bé, vì vậy để có thể gải thích được chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ rao chúng ta dựa vào sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở đầu bài.
- Gọi 1 HS đọc phần mở bài sgk
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1, C2, C3
- Điều khiển HS thảo luận chung toàn lớp về các câu trả lời trên. GV chú ý phát hiện ra các câu trả lời chưa đúng để các lớp phân tích tìm ra câu trả lời chính xác.
- Sau đó GV treo trnh vẽ hình 20.2 , 20.3 và thông báo: Năm 1905, nhà bác học An-Be Anh -Xtanh ( người Đức ) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm Bơ rao.Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt pấn hoa trong thí nghiệm là do cac phân tử nước không đứng yên mà chuỷển động không ngừng.
Ngày soạn: 09/02 Ngày giảng:13/02 Tiết 23. Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên ? I.Mục tiêu. KT: - Giải thích được chuyển động Bơ rao - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS sô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ rao - Nhận biết rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán sảy ra càng nhanh. KN: Quan sát hiện tượng vật lý. TĐ: Hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh II. Chuẩn bị. GV :-Tranh vẽ phóng to hình 20.1 , 20.3 , 20.4 HS : Đọc bài mới III. Tổ chức các HĐDH : Khởi động/mở bài ( 5’). Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập + Các chất được cấu tạo như thế nào? + Mô tả hiện tượng giữa các phân tử có khoảng cách ? * Tổ chức tình huống học tập : Năm 1827 , Bơ rao - nhà thực vật học người Anh khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng vè mọi phía. Ông gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một llực sống chỉ có vật thể sống gây nên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm ày là không đúng vì có bị giã nhỏ hoặc luọc chín các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng. Vậy chuyển động của các hạt phấn hoa ở trong nước ta gải thích như thế nào? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 2:Thí nghiệm Bơ rao ( 5’) Mục tiêu: - Giải thích được chuyển động Bơ rao - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ rao I - Thí nghiệm Bơ rao - HS ghi bài vào vở - GV ghi lên bảng - Thí nghiệm mà chúng ta vừa nói tới được gọi là thí nghiệm brao. - GV ghi tóm tắt thí nghiệm lên bảng. Hoạt động 3:Tìm hiểu về chuyển động của các nguyên tử, phân tử ( 10 phút ) Mục tiêu: - Nhận biết sự chuyển động của phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật Đồ dùng: SGK, tranh vẽ H20.2 Cách tiến hành :Vấn đáp, đàm thoại, hđ cá nhân - Chúng ta biết phân tử là hạt vô cùng nhỏ bé, vì vậy để có thể gải thích được chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ rao chúng ta dựa vào sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở đầu bài. - Gọi 1 HS đọc phần mở bài sgk - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1, C2, C3 - Điều khiển HS thảo luận chung toàn lớp về các câu trả lời trên. GV chú ý phát hiện ra các câu trả lời chưa đúng để các lớp phân tích tìm ra câu trả lời chính xác. - Sau đó GV treo trnh vẽ hình 20.2 , 20.3 và thông báo: Năm 1905, nhà bác học An-Be Anh -Xtanh ( người Đức ) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm Bơ rao.Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt pấn hoa trong thí nghiệm là do cac phân tử nước không đứng yên mà chuỷển động không ngừng. II - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - HS đọc sgk. dựa vào sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng để thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. -HS ghi câu trả lời của câu C1, C2 , C3 vào vở. C1: Quả bóng tương tự với các hạt phấn hoa C2: Các HS tương tự với phân tử nước C3: Các phân tử nước chuyên động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. Hoạt động 4:Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ ( 10 phút ) Mục tiêu:- Nhận biết rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán sảy ra càng nhanh. Đồ dùng: SGK, tranh vẽ H20.2,20.3 Cách tiến hành :Vấn đáp, đàm thoại, hđ cá nhân - GV thông báo : Trong thí nghiệm Bơ rao , nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh . - Yêu cầu HS dựa vào sự tương tự với thí nghiệm mô hình để giải thích. - GV thông báo đồng thời ghi lên bảng kết luận để HS ghi vở: - Nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ : Nhiệt độ càng tăng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt. III - Chuyển động phân tử va nhiệt độ - HS chú ý lắng nghe phần thông báo. - Dựa vào thí nghiệm mô hình để gải thích được: Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phan tử nước càng nhanh và va đập vào các hạt phán hoa càng mạnh làm các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. - HS ghi vở KL Hoạt động 5:Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà.( 5 phút ) Mục tiêu:HS áp dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế Đồ dùng: SGK Cách tiến hành :Vấn đáp, đàm thoại, hđ cá nhân - Baì học hôm nay giúp các em biết thêm vấn đề gì cần phải ghi nhớ? - Vận dụng câu C4 : GV đưa lên bàn khay thí nghiệm hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sun fát đã được chuẩn bị từ trước để HS quan sát nhận xét - Gọi HS nhận xét - HS nêu được nội dung phàn ghi nhớ cuối bài luôn tại lớp. Trả lời C4 -Đại diện HS quan sát các nhóm trình bày kết quả quan sát được trong quá trình làm tthí nghiệm của nhóm mình đồng thời giải thích hiện tượng đó 3.HDVN: -Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm thí nghiệm và trả lời câu C7. Ngày soạn:19/02 Ngày giảng:23/02 Tiết 24. nhiệt năng I.Mục tiêu. KN: - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. - Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng. KN: Sử dụng đúng thuật ngữ như : Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ... TĐ: HS chú ý,tích cực học tập II. Chuẩn bị. *GV: - 1 quả bóng cao su - 2 miếng kim loại - 1 phích nước nóng - 2 thìa nhôm - 1 cốc thuỷ tinh - 1 banh kẹp , 1 đèn cồn , diêm * HS : 1miếng kim loại ,1 cốc nhựa + 2thìa nhôm III.Phương pháp. Dạy một khái niệm vật lí IV.Tổ chức giờ học. Khởi động/mở bài ( ).Mục tiêu:HS tái hiện kiến thức cũ Đồ dùng DH:1 quả bóng cao su Cách tiến hành: -Các chất được cấu tạo như thế nào? - Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào? - Trong quá trình cơ học, cơ năng được bảo toàn như thế nào? Đáp án: mục ghi nhớ bài Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên ? Tổ chức tình huống học tập: GV làm thí nghiệm thả quả bóng rơi. Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng. - GV: Trong hiện tượng này, cơ năng của quả bóng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hoá thành dạng năng lượng khác? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm câu trả lời. - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét HS quan sát ,mô tả được hiện tượng: Khi thả tay giữ bóng, quả bóng rơi xuống và nảy lên. Mỗi lần quả bóng nảy lên độ cao của nó giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa. HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng HĐ 1:Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng (10 phút) - Yêu cầu nhắc lại khái niệm động năng của một vật. - Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục I- Nhiệt năng. - Gọi HS trả lời: +Định nghĩa nhiệt năng. +Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích. - GV chốt lại và yêu cầu HS ghi vở. - GV hỏi : Vậy có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? HĐ 2: Các cách làm thay đổi nhiệt năng (10phút) - Gọi HS đại diện cho các nhóm nêu kết quả qua việc làm thí nghiệm của nhóm. - Yêu cầu nêu phương án làm tăng nhiệt năng của 1 thìa nhôm không bằng cách thực hiện công. - Trên cơ sở phương án HS nêu, GV làm thí nghiệm - Hỏi : Hãy so sánh nhiệt độ 2 chiếc thìa khi đã để lâu trong phòng? 1 thìa nhôm giữ lại để đối chứng, dự đoán kết quả. - GV cung cấp nước nóng cho mỗi nhóm để làm thí ghiệm. - Sau TN, GV hỏi: Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước tăng? - Thông báo: Nhiệt năng của nước nóng giảm. - GV có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. - Yêu cầu HS nêu phương án làm giảm nhiệt năng của đồng xu nêu rõ đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt? HĐ3: Thông báo đinh nghĩa nhiệt lượng (5’) - GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị đo nhiệt lượng. - Cho HS phát biểu nhiều lần. Có thể hỏi thêm: Qua các thí nghiệm, khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc: +Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào? +Nhiệt độ các vật thay đổi như thế nào? HĐ4:Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (7phút) Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ vấn đề gì? - Gọi HS trả lời phần ghi nhớ - Yêu cầu HS trả lời C3, C4 3. HDVN: - Đọc kĩ phần ghi nhớ cuối bài - Đọc phần “Có thể em chưa biết” Mục tiêu:HS hiểu khái niệm nhiệt năng - Cá nhân Hs nghiên cứu mục I sgk tr.74. HS nêu được định nghĩa nhiệt năng, mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. - HS ghi vở: Mục tiêu:HS tìm ra các cách làm thay đổi nhiệt năng - HS thảo luận theo nhóm, đề xuất phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu. - Đại diện HS nêu phương án. - HS làm thí nghiệm theo nhóm với phương án đề ra. - HS làm thí nghiệm thấy được: Khi thực hiện công lên miếng đồng - > nhiệt độ của miếng đồng tăng -> nhiệt năng của miếng đồng thay đổi. - HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa -Làm thí nghiệm theo nhóm kiểm tra nhiệt độ bằng giác quan, dùng tay sờ vào 2 thìa để so sánh. - HS nêu cách làm giảm nhiệt năng đồng xu thực hiện bàng cách truyền nhiệt cho vật Mục tiêu: HS hiểu đinh nghĩa nhiệt lượng - HS ghi vở: - Một số HS trả lời Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức bài học - HS nêu phần ghi nhớ cuối bài : Định nghĩa nhiệt năng, mối quan hệ giữ nhiệt năng và nhiệt độ, các cách làmt hay đổi nhiệt năng, định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị đo. I - Nhiệt năng +Nhiệt năng của vật = tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. +Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: Nhiệt năng của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng. 1- Thực hiện công: C1. Có thể: +Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay. +Cọ xát đồng xu vào mặt bàn. +Cọ xát vào quần áo,... 2- Truyền nhiệt : C2+ Hơ trên ngọn lửa +Nhúng vào nước nóng... III- Nhiệt lượng + Định nghĩa nhiệt lượng : Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng +Đơn vị nhiệt lượng : jun : J C3.Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước. C4. Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. . Ngày soạn:28/02 Ngày giảng:03/3 Tiết 25. Dẫn nhiệt I. Mục tiêu. Kiến thức: - Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt . - So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. -Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí. Kĩ năng: Quan sát hiện tượng ,áp dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh II. Chuẩn bị. -1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm ,1thanh đồng có gắn các đinh a,b,c ,d,e bằng sáp như hình 22.1. Bộ thí nghiệm hình 22.2. -1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm: + 1 ống : có sáp nến ở đáy ống + 1 ống : có nút bằng cao su hoặc bằng nút bấc có 1 que nhỏ trên đầu gắn cục sáp. -Một khay đựng khăn ướt III.Phương pháp. Dạy một hiện tượng vật lí IV.Tổ chức giờ học. Khởi động/mở bài .Kiểm tra bài cũ( 5’).Mục tiêu:HS tái hiện kiến thức cũ Đồ dùng DH: SGK Cách tiến hành:GV nêu câu hỏi : Nhiệt năng của vật là gì ? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ? Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách nào ? cho VD? Đáp án :ghi nhớ SGK * Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt. Sự truyền nhiệt đó được thực hiện bằng những cách nào/ Bài học hôn nay chúng ta đi tìm hiểu một trong những cách truyền nhiệt đó là dẫn nhiệt HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng HĐ 1 :Tìm hiểu sự dẫn nhiệt (10 phút) Đồ dùng DH:-1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm ,1thanh đồng có gắn các đinh a,b,c ,d,e bằng sáp như hình 22.1 Cách tiến hành: GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 thí nghiệm. Tìm hiểu đồ dùng thí nghiệm -Gọi 1, 2 HS nêu tên dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. -GV: Nhắc nhở các nhóm lưu ý khi tiến hành xong thí nghiệm, tắt đèn cồn đúng kĩ thuật, dùng khăn ướt đắp lên thanh đồng, tránh bỏng. -Yêu cầu HS tiếnhành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C3 -Gọi 1,2 HS mô tả hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi C1-C3 sgk HĐ 2:Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất.(20 phút) ĐVĐ: Các chát khác nhau, tính dẫn nhiệt có khác nhau không? Phải làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được điều đó? -GV: Nhận xét phương án kiểm tra của HS, phân tích đúng sai, dễ thực hiện hay khó gợi ý về nhà. -GVđưa ra dụng cụ thí nghiệm hình 22.2 (chưa gắn đinh). Gọi HS nêu cách kiểm tra tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thuỷ tinh. GV: Lưu ý HS cách gắn đinh lên 3 thanh trong thí nghiệm. -GV:tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C4, C5 - Chúng ta vừa kiểm tra tính dẫn nhiệt của chất rắn. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt như thế nào? - Chúng ta tiến hành thínghiệm kiểm tra tính dẫn nhiệt của nước. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra tính dẫn nhiệt của nước. GV:có thể cho HS kiểm tra sờ tay vào dưới ống nghiệm không nóng và sáp không chảy - chứng tỏ điều gì? -Yêu cầu cất dụng cụ 3.Thí nghiệm 3: GV:làm thí nghiệm kiểm tra tính dẫn nhiệt của không khí có thể để sát miếng sáp vào ốngnghiệm được không tại sao? GV: Yêu cầu HS trả lời C7 HĐ 3:Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (10 phút). -Qua các thí nghiệm trên chúng ta rút ra được kết luận gì cần ghi nhớ qua bài học hôm nay. - Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi phần vận dụng tại lớp. -Qua câu C9 thấy chúng ta đã vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống. HDVN: -Học bài theo nội dung đã học và sgk . -Đọc phần có thể em chưa biết -Đọc trước bài 23: Đối lưu -bức xạ nhiệt Mục tiêu:HS tiến hành được TN,trả lời được câu hỏi Đọc phần 1 - Thí nghiệm của mục 1 sgk HS : Nêu tên dụng cụ: Cần 1 giá thí nghiệm, 1 thanh đồng có gắn đinh bằng sáp ở các vị trí khác nhau trên thanh, 1 đèn cồn. Cách tiến hành : Đốt nóng 1 đầu thanh đồng - quan sát hiện tượng. HS: Lắp đặt thí nghiệm theo nhóm, tiến hành thí nghiệm. -Các HS trong nhóm quan sát hịên tượng xảy ra. -Thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C3 -Yêu cầu HS nêu được hiện tượng xảy ra là các đinh rơi xuống đầu tiên là vị trí a đến b ,c,d,e Chứng tỏ nhiệt đã truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng. Giải thích : Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật. Vận dụng nêu 1 số ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt. HS: Nêu phương án -Với đồ dùng thí nghiệm hình 22,2 HS nêu được cũng gắn đinh bằng sáp lên 3 thanh.Lưu ý khoảng cách gắn đinh lên các thanh phai như nhau -Cá nhân HS theo dõi thí nghiệm,quását hiện tượng xảy ra trả lời câu C4,C5. -HS nêu được :Đinh gắn trên thanh đồng rơi xuống trước- đến đinh thanh nhôm và đinh thuỷ tinh cuối cùng Chứng tỏ đồng dẫn nhiệt tốt nhất và thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. HS: Làm thí nghiệm theo hai nhóm Một HS trong nhóm dùng kẹp kẹp ông nghiệm. Đốt nóng phần trên ông nghiệm. HS trong nhóm quan sát hiện tượng xảy ra yêu cầu nhận thấy phần nước ở trên gần miệng ống nghiệm sôi,nóng nhưng sát dưới đáy ống nghiệm sáp không bị chảy ra. - Tránh nhầm lẫn sự dẫn nhiệt của thuỷ tinh Miếng sáp không chảy ra chứng tỏ không khí dẫn nhiệt kém HS trảlời C7 -HS nêu được kiến thức cần ghi nhớ cuối bài và ghi nhớ tạilớp. -Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, thamgia thảo luận trên lớp. -Yêu cầu : +C9: nồi xoong thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt Bát đĩa thường làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém khi cầm đỡ nóng. +C10,11 :Nhấn mạnh được không khí dẫn nhiệt kém. I.Sự dẫn nhiệt 1.Thí nghiệm 1. 2.Trả lời câu hỏi C1.Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chẩy ra. C2.Theo thứ tự từ a-->b-->c -->d -->e C3.nhiệt đã truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng II.tính dẫn nhiệt của các chất Thí nghiệm 1. C4.Không.Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh. C5.Trong 3 chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất,thuỷ tinh dẫn nhệt kém nhất. Trong chất rắn,kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Thí nghiệm 2. C6.Không.Chất lỏng dẫn nhiệt kém. C7. Không.Chất khí dẫn nhiệt kém. III.Vận dụng C8 C9. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém. C10. Vì không khí ở các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém. C11.Mùa đông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
Tài liệu đính kèm: