Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Sỹ Tài

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Sỹ Tài

* Nhận xét: Mỗi cặp lực này là 2 lực cân bằng chúng cùng có điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

 2. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động.

a. Dự đoán.

HS: Đọc phần a, dự đoán

- Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng, thì 2 lực này cũng không làm thay đổi vận tốc của vật nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

HS: Quan sát hình vẽ 5.3 – Tìm hiểu TN.

b. Thí nghiệm.

HS: Chú ý các bước hướng dẫn của GV.

Theo dõi GV làm thí nghiệm biểu diễn.

C2: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây 2 lực này cân bằng do:

 T = PB

 Mà PB = PA

=> T = PA hay T cân bằng PA

C3: Đặt thêm quả nặng A’ lên A, lúc này PA + PA’ > T nên vật AA’ chuyển dộng nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên.

 

doc 10 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Sỹ Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/2010
Ngày giảng: 20/09/2010
Tiết 5 - SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
A. Mục tiêu
Kiến thức:
- Nêu được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng.
- Nhận biết được đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu diễn 2 lực đó.
- Khẳng định được vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc bằng hằng số.
- Nêu được 1 số ví dụ về quán tính, giải thích hiện tượng quán tính.
Kĩ năng : Biết suy đoán, kĩ năng tiến hành thí nghiệm phải có tác phong nhanh. nhẹn.
Thái độ: Nghiêm túc hợp tác khi tiến hành thí nghiệm. 
B. Chuẩn bị
Bảng phụ lục hình 5.2 SGK
Xe lăn, viên phấn
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức(2’). kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ(5’): (?) Nêu cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực? Hãy biểu diễn lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N, tỉ xích tuỳ chọn vật A?
3. Giới thiệu Bài(2’). GV: Dựa vào hình 5.1 và phần mở bài. Yêu cầu HS dự đoán, 
GV: Đặt vấn đề như SGK
4. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: tìm hiểu về lực cân bằng(18’)
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK về quả cầu treo trên dây, quả bóng đặt trên bàn, các vật này đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
C1: Quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lượt là: Pquyển sách = 3N; 
Pquả cầu = 0,5N; Pquả bóng = 5N.
GV: Hướng dẫn HS tìm được hai lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng.
(?) Hãy nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của 2 lực cân bằng?
GV: Chốt lại phần nhận xét.
GV: Ta đã biết lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật.
(?) Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào khi:
 + Vật đang đứng yên?
 + Vật đang chuyển động?
GV: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng không -> ta làm TN
GV: Giới thiệu dụng cụ – bố trí TN theo hình vẽ 5.3 (a).
GV: Làm thí nghiệm để kiểm chứng bằng máy A - tút. Hướng dẫn HS quan sát và ghi kết quả thí nghiệm.
- Lưu ý: + Hai quả nặng giống hệt nhau.
 + Thước dùng để đo quãng đường 
 chuyển động của quả nặng A.
- Hướng dẫn HS quan TN sát theo 3 giai đoạn:
+ Hình 5.3 a: Ban đầu quả cân A đứng yên
+ Hình 5.3 b: Quả cân A chuyển động
+ Hình 5.3 c, d: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại.
- Lưu ý: Giai đoạn d các em quan sát TN ghi lại quãng đường đi được trong các khoảng thời gian 2s liên tiếp -> ghi kết quả đó vào bảng 5.1; sau đó tính vận tốc tương ứng.
GV: Lần lượt làm TN từng bước rõ ràng để HS quan sát -> lần lượt trả C2, C3, C4. 
GV: Cắm đồng hồ bấm giây vào giắc cắm trên thước, làm lại TN từ đầu a, b, c, d.
GV: Treo bảng 5.1 – HS lên điền kết quả
(?) Từ kết quả trên các em rút ra kết luận gì khi có các lực cân bằng tác dụng lên 1 vật đang chuyển động?
GV: Chốt lại phần kết luận.
 Khẳng định dự đoán đúng.
I- Lực cân bằng
 1- Hai lực cân bằng là gì?
HS: Căn cứ vào những câu hỏi cảu GV để trả lời C1 nhằm chốt lại những đặc điểm của hai lực cân bằng.
C1:
a. Tác dụng lên quyển sách có 2 lực: trọng lực P và lực đẩy Q của mặt bàn.
b. Tác dụng lên quả cầu có 2 lực: Trọng lực P và lực căng T.
c. Tác dụng lên quả bóng có 2 lực: trọng lực P và lực đẩy Q của mặt đất.
* Nhận xét: Mỗi cặp lực này là 2 lực cân bằng chúng cùng có điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
 2. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động. 
a. Dự đoán.
HS: Đọc phần a, dự đoán
- Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng, thì 2 lực này cũng không làm thay đổi vận tốc của vật nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
HS: Quan sát hình vẽ 5.3 – Tìm hiểu TN.
b. Thí nghiệm.
HS: Chú ý các bước hướng dẫn của GV.
Theo dõi GV làm thí nghiệm biểu diễn.
C2: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây 2 lực này cân bằng do:
 T = PB
 Mà PB = PA 
=> T = PA hay T cân bằng PA 
C3: Đặt thêm quả nặng A’ lên A, lúc này PA + PA’ > T nên vật AA’ chuyển dộng nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên.
C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A’ bị giữ lại. Khi đó chỉ còn 2 lực tác dụng lên A là PA và T, mà PA = T nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. TN cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
C5:
HS: Quan sát và đo quãng đường đi được của A sau mỗi khoảng thời gian 2s. Ghi vào bảng 5.1 (cá nhân). Tính vận tốc của A
* Kết luận: Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thắng đều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quán tính (15’)
GV: Tại sao ôtô, xe máy khi bắt đầu chuyển động không đạt vận tốc lớn ngay mà phải tăng dần? Hoặc là đang chuyển động muốn dừng lại phải giảm vận tốc chậm dần rồi mới dừng hẳn?
GV: Lần lượt làm TN C6; C7.
Y/c HS: Quan sát – trả lời.
Y/c 2 HS đọc phần ghi nhớ
GV: Các em hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng trong C8.
II- Quán tính
1. Nhận xét.
HS: Đọc phần nhận xét -> tìm hiểu quán tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
2. Vận dụng – Ghi nhớ.
HS: Đọc C6; C7 Dự đoán xem búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
C6: Búp bê sẽ ngã về phía sau. Khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu của búp bê chưa kịp chuyển động. Vì vậy búp bê ngã về phía sau.
C7: Búp bê ngã về phía trước. Vì khi xe dừng đột ngột, mặc dù chân búp bê bị dừng lại cùng với xe nhưng do quán tính thân búp bê vẫn chuyển động nên búp bê ngã về phía trước.
Ghi nhớ: SGK 
C8: HS về nhà làm.
5. Củng cố :
	- Khái quát nội dung bài dạy: Nhấn mạnh 3 điểm của phần ghi nhớ.
6. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ; Trả lời C8 (20).
	- Làm bài tập: 5.1 -> 5.8 (9; 10 – SBT)
	- Đọc trước bài “Lực ma sát”.
Ngày soạn : 25/9/2010
Ngày giảng: 27/9/2010
Tiết 6 : 	 LỰC MA SÁT
Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS nhận biết thêm 1 loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại ma sát này.
- HS được làm TN để phát hiện ma sát nghỉ.
- Kể và phân tích được 1 số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được các cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. 
Kĩ năng: Rèn kĩ năng đo lực, đo Fms để rút ra nhận xét về đặc điểm của Fms.
Thái độ: Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm.
Chuẩn bị :
 + Cho mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 miếng gỗ 1 mặt nhẵn, 1 quả cân.
 + GV: Tranh vòng bi.
Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ
tổ chức tình huống học tập(7’).
Ổn định tổ chức:
GV: kiểm tra sĩ số:
Kiểm tra bài cũ:
ĐVĐ:
GV: Ngày xưa trục bánh xe bò chưa có ổ bi, Ngày nay trục bánh xe bò, trục bánh xe đạp . . . đã có ổ bi. Để phát minh ra ổ bi con người đã phải mất hàng chục thế kỷ. Bài này giúp các em hiểu được ý nghĩa của của việc phát minh ra ổ bi.
Hoạt động 2: Nghiên cứu khi nào có lực ma sát (18’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi: Fmstrượt xuất hiện ở đâu?
(?) Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
(?) Dựa vào đặc điểm của ma sát trượt, em hãy kể ra 1 số ví dụ về ma sát trượt trong thực tế.
GV KL:
Y/c HS l àm C1.
GV: Cầu thủ đá quả bóng trên sân, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng hẳn. Lực nào đã tác dụng làm quả bóng ngừng chuyển động? -> 2,
(?) Ma sát lăn sinh ra khi nào?
GV: Tìm thêm ví dụ về ma sát lăn trong đời sống và trong kỹ thuật.
GV: Y/c HS nghiên cứu H6.1, làm C3.
(?) Trường hợp nào có ma sát trượt? Trường hợp nào có ma sát lăn?
GV: (?) Để đẩy được hòm trượt trên mặt sàn thì cần có mấy người?
(?) Để hòm trên bánh xe, để đẩy hòm chuyển động thì cần có mấy người?
 (?) Từ đó em có nhận xét gì về cường độ của ma sát trượt và cường độ của ma sát lăn?
+ Yêu cầu HS đọc hưóng dẫn thí nghiệm và nêu cách tiến hành. 
GV: Phát đồ dùng cho các nhóm HS.
- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm.
- Yêu cầu HS trả lời C4 và giải thích.
(?) Em hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và trong kỹ thuật.
GV: Chốt lại
+ Y/c HS trả lời C5
GV: Nhờ có lực ma sát con người mới đi lại được.Vậy ma sát có lợi, có hại như thế nào trong đời sống và kỹ thuật? => II,
I- Khi nào có lực ma sát.
 1. Lực ma sát trượt.
HS: Đọc – Tìm hiểu ví dụ về lực cản trở chuyển động, từ đó nhận biết được đặc điểm của lực ma sát trượt.
VD: Bánh xe đạp đang quay, nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường. Khi đó có lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
* Kết luận: Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật trượt trên bề mặt của 1 vật khác.
C1: Ma sát trượt sinh ra khi các em nhỏ chơi trượt trên cầu trượt. Ma sát giữa dây cung ở cần kéo của đàn nhị, violon,... với dây đàn;....
 2. Ma sát lăn.
HS: Đọc – tìm hiểu – phân tích ví dụ -> nhận biết đặc điểm ma sát lăn.
- Ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác
HS: Thảo luận nhóm.
C2: Ví dụ về ma sát lăn:
- Ma sát lăn sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục.
- Ma sát sinh ra giữa con lăn với mặt trượt.
HS: Quan sát hình 6.1. Cho biết:
C3:
- Hình a, 3 người đẩy hòm trượt trên mặt sàn. Khi đó giữa sàn với hòm có ma sát trượt.
- Hình b, 1 người đẩy hòm nhẹ nhàng do có đệm bánh xe. Khi đó giữa bánh xe với sàn có ma sát lăn.
Nx: Từ 2 trường hợp trên chứng tỏ: độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt.
 3. Lực ma sát nghỉ
HS: Đọc – quan sát hình 6.2 – thu thập thông tin.
HS: Làm TN theo hình 6.2 – Trả lời C4.
- Các nhóm đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa chuyển động.
C4: Mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên. Chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có 1 lực cản. Lực này cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên.
- Khi tăng lực kéo thì số chỉ của lực kế tăng dần, vật vẫn đứng yên. Chứng tỏ lực cản lên vật cũng có cường độ tăng dần, điều đó cho biết lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi theo tác dụng lực lên vật.
VD: Trong đời sống, nhờ ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.
- Trong kỹ thuật: Trong dây truyền sản xuất các sản phẩm di chuyển cùng với băng truyền tải nhờ lực ma sát nghỉ.
* Kết luận: Lực cân bằng với lực kéo vật khi vật chưa chuyển động gọi là lực ma sát nghỉ.
C5: Trong sản xuất: sản phẩm chuyển động cùng với băng truyền nhờ ms nghỉ
Trong đời sống: nhờ có ma sát nghỉ con người mới đi lại được...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật (10’)
GV: Yêu cầu HS quan sát H6.3, mô tả lại tác hại của ma sát và biện pháp làm giảm ma sát đó.
- Hình a, lực ma sát xuất hiện ở xích xe đạp là lực ma sát gì? Cách làm giảm lực ma sát đó?
GV chốt lại tác hại của ma sát và cách khắc phục: tra dầu mỡ giảm ma sát 8 - 10 lần; dùng ổ bi giảm ma sát 20-30 lần.
(?) Việc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa ntn?
GV: Y/c HS Quan sát hình vẽ 6.4 (a, b, c). (?) Tưởng tưởng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì.
(?) Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong mỗi trường hợp?
GV: Chốt lại phần II, 
II- Lực ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật.
 1. Lực ma sát có có thể có hại.
HS: Quan sát hình 6.3 (a, b, c); Nêu tác hại của lực ma sát trong mỗi trường hợp.
C6: a. Ma sát trượt: làm mòn xích đĩa
 Khắc phục: tra dầu mỡ.
b. Ma sát trượt: làm mòn trục, cản trở CĐ.
Khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu mỡ.
c. Ma sát trượt: làm cản trở CĐ của thùng.
Khắc phục: lắp bánh xe con lăn.
 2. Lực ma sát có thể có ích.
C7: 
a. Bảng trơn, nhẵn quá không viết được.
- Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn và bảng.
b. Không có ma sát giữa mặt răng của ốc và vít thì ốc sẽ bị lỏng không ép chặt các mặt cần ghép
- Biện pháp: Tăng độ sâu của rãnh ren
 Độ nhám của sườn bao diêm
c. - Biện pháp Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà (10’)
Vận dụng.
+ GV Y/c HS: Đọc phần ghi nhớ.
Củng cố :
GV: Khái quát nội dung bài dạy.
Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập, C9: 6.1 -> 6.5 (11 – SBT)
- Đọc trước bài “áp suất”
III. Vận dụng.
C8: a. Vì ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ ma sát có ích.
b. Lực ma sát lên lốp ô tô quá nhỏ nên bánh xe bị quay trượt ma sát có ích.
c. Vì ma sát giữa mặt dường với đế giày làm mòn đế ma sát có hại.
d. Để tăng độ bám của lốp xe với mặt đường ma sát có lợi.
* Ghi nhớ: SGK
Ngày soạn: 9/10/2010
Ngày giảng: 13/10/2010
Tiết 7 	ÔN TẬP – BÀI TẬP
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về chuyển động, vận tốc, biểu diển lực, quán tính.
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống, vận dụng giải các bài tập liên quan
3. Thái độ: 
- Hứng thú, nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: một số bài tập liên quan
2. Học sinh: hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu bài:
- Nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã được học và vận dụng các kiến thức đó để giãi một số bài tập liên quan chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới hôm nay chúng ta học tiết bài tập.
3. Bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Thế nào la chuyển động cơ học? Tính tương đối của chuyển động?
- Độ lớn của vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc? Đơn vị của vận tốc?
- Thế nào là chuyển động đều, không đều? Vận tốc trung bình?
- Cách biểu diển lực?
- Thế nào là hai lực cân bằng? Vì sao mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột?
- Các loại lực ma sát?
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác
- Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật làm mốc.
- Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc và được xách định bằng độ dài của quảng đường trong một đơn vị thời gian.
- v không đổi
- v thay đổi
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn băng một mũi tên bao gồm phương, chiều, điểm đặt, độ lớn. 
- Hai lực đặt lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
- Vật có quán tính.
- Ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
Hoạt động 2: Vận dụng
Bài 1: Biểu diễn các lực sau:
a. Trọng lực của một vật có khối lượng 160kg với tỉ xích 1cm ứng với 400N.
b. Lức kéo 125N hợp với phương ngang 75 độ với tỉ xích 1cm ứng với 25N
Bài 2: Vận tốc trung bình của ô tô là 60km/h. Tính quảng đường ô tô đi được trong 15 phút.
Bài 3: Giải thích vì sao khi cầu thủ đang di chuyển trên sân bị một cầu thủ khác ngáng chân thì bị ngã.
- 2 HS lên bảng trình bày, các học sinh còn lại giải vào vỡ.
- 1 HS lên bảng giải, cac học sinh còn lại nhận xét.
- HS giải thích
4. Củng cố:
- HS nhắc lại các kiến thức lý thuyết về chuyển động, lực, ma sát, quán tính.
5. Dặn dò:
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
- Xem lại tất cả các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
Ngày soạn: 16/10/2010
Ngày giảng: /10/2010
Tiết 8: KIỂM TRA MỘT TIẾT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đánh giá lại toàn bộ quá trình nhận thức của học sinh về các kiến thức liên quan đến chuyển động, vận tốc, biểu diển lực, quán tính đã được học.
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống, vận dụng giải các bài tập liên quan
3. Thái độ: 
- Hứng thú, nghiêm túc, tự giác.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: đề kiểm tra.
2. Học sinh: hệ thống lại toàn bộ kiến thức giải các bài tập liên quan.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu bài:
- Nhằm đánh giá lại quá trình nhận thức toàn bộ các kiến thức đã được học và sự vận dụng các kiến thức đó để giãi một số bài tập liên quan của các em hôm nay chúng ta làm bài kiểm tra một tiết.
Đề ra:
Đề 1:
Câu 1: Biểu diển những lực sau đây:
a. Trọng lực của một vật có khối lượng 3 kg với tỉ xích 1cm ứng với 10N
b. Lực kéo 1500N hợp với phương ngang một góc 30 độ với tỉ xich 1cm ứng với 5000N.
Câu 2: Một người đạp xe lên 1 cái dốc dài 600m hết 5 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó.
Câu 3: Hãy giải thích hiện tượng khi ta đặt cốc nước lên tờ giấy mỏng rồi giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên.
Đề 2:
Câu 1: Biểu diển những lực sau đây:
a. Trọng lực của một vật có khối lượng 150 kg với tỉ xích 1cm ứng với 500N
b. Lực kéo 1500N hợp với phương ngang một góc 45 độ với tỉ xich 1cm ứng với 5000N.
Câu 2: Một người đạp xe xuống 1 cái dốc dài 600m hết 2 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó.
Câu 3: Hãy giải thich hiện tượng khi viết bị tắc mực ta đưa bút lên cao vẫy mạnh thì bút thông trở lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an vat ly 8 20102011.doc