Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 14 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 14 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên

I. Trắc nghiệm khách quan:

*Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng

1. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?

A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt máy đang chạy ổn định.

B. Chyển động của ôtô khi khởi hành.

C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

D. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga.

2. Trong các công thức sau đây, công thức nào không đúng?

A. v = B. s = v.t C. v = s.t D. t =

3. Hai lực gọi là cân bằng khi :

A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.

D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

4. Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách ngồi trên xe có xu hướng ngã ra phía sau. Cách giải thích nào sau đây là đúng.

A. Do người có khối lượng lớn.

B. Do quán tính

C. Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau.

D. Một lí do khác.

5. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?

A. áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.

B. áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.

C. áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.

D. áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 14 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 8A://2008
Lớp 8B://2008
Tiết 11.
Kiểm tra 1 tiết.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra được kiến thức của HS 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích kiến thức, làm việc độc lập.
3. Thái độ: trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra.
2. Học sinh: Ôn tập từ bài 1 đến bài 10.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Lớp 8A: Tổng số: . Vắng: .
Lớp 8B: Tổng số: . Vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Ma trận hai chiều
Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
CĐ cơ học, vận tốc, CĐ đều, CĐ không đều.
2(C1,2)
1
2(C7,8)
1
1(C13)
3
5
5
Biểu diễn lực, sự CB lực, quán tính, lực ma sát
2(C3,4)
1
1(C9)
0.5
1(11)
1
4
2.5
A. suất, A. suất cl, bình thông nhau, A suất kq
2(C5,6)
1
1(C10)
0.5
1(12)
1
4
2.5
Tổng
6
6
1
13
3
4
3
10
Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm khách quan:
*Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt máy đang chạy ổn định.
B. Chyển động của ôtô khi khởi hành.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga.
2. Trong các công thức sau đây, công thức nào không đúng?
A. v = 
B. s = v.t
C. v = s.t 
D. t = 
3. Hai lực gọi là cân bằng khi :
A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.
D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
4. Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách ngồi trên xe có xu hướng ngã ra phía sau. Cách giải thích nào sau đây là đúng.
A. Do người có khối lượng lớn.
B. Do quán tính
C. Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau.
D. Một lí do khác.
5. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?
A. áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.
B. áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.
C. áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.
D. áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
6. Trong các công thức sau đây, công thức nào cho phép tính áp suất của chất lỏng? (d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là độ cao tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng của chất lỏng.)
A. p = 
B. p = d.h
C. p = 
D. Một công thức khác
7. Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 1,5h đi được đoạn đường dài 81000m. vận tốc của tàu là bao nhiêu?
A. 10m/s
B. 54 m/s
C. 15 m/s
D. 45 m/s
8. Một ô tô chuyển động với vận tốc trung bình 30km/h, quãng đường ô tô đi được sau 4 giờ là bao nhiêu?
A. 12m
B. 120m
C. 12km
D. 120km
9. Một vật có khối lượng m = 4,5kg buộc vào một sợi dây. cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu để vật cân bằng?
A. F > 45N
B. F = 45N
C. F < 45N
D. F = 4,5N
10. Trên hình vẽ là một bình chứa chất lỏng. áp suất tại điểm nào lớn nhất, nhỏ nhất
A. Tại M lớn nhất, tại Q nhỏ nhất.
B. Tại N lớn nhất, tại P nhỏ nhất.
C. Tại Q lớn nhất, tại M nhỏ nhất.
D. Tại P lớn nhất, tại Q nhỏ nhất.
II. Trấc nghiệm tự luận.
11. Biểu diễn các véctơ lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật là 1500N (tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N)
b) Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải. (tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N)
12. Một thùng cao 1,2 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4 m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m. 
13. Một học sinh đi từ nhà đến trường với vận tốc là 9km/h thì mất 10 phút.
a) Tính quãng đường từ nhà đến trường.
b) Để đến trường sớm hơn 4 phút thì học sinh đó phải đi với vận tốc bao nhiêu?
Đáp án – Thang điểm.
* Từ câu 1 – 6 mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
D
B
D
B
C
D
B
C
* Câu 11: p1 = dh1 = 1,2.10000 =12000N/m2 (0,5đ)
 P2 = dh2 = (1,2 – 0,4).10000 =8000N/m2 (0,5đ)
Hình 1
* Câu 12: 
Hình 2
a) Hình 1 (0,5đ); 
b) Hình 2 (0,5đ)
* Câu 13: (2 điểm)
a) s = v.t = 9. = 1,5km (1 điểm):
b) v = = = 15 km/h (1 điểm)
4. Củng cố (1 phút): Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): Đọc trước bài “Lực đẩy acsimét”
Ngày giảng: 
Lớp 8A://2008
Lớp 8B://2008
Tiết 12:
Lực đẩy acsimet
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet, chỉ rõ các đặc điểm của lực này.
Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
 Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp.
2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimet để giải một số dạng bài tập thường gặp. 
3. Thái độ: nghiêm túc hợp tác khi làm thí nghiệm . 
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: 
Giá treo, lực kế, quả gia trọng. 
Chậu nước, cốc đựng nước, bình tràn . 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
II. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Lớp 8A: Tổng số: . Vắng: .
Lớp 8B: Tổng số: . Vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Trả bài, nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (2 ph): Tổ chức tình huống học tập : 
GVnêu vấn đề như phần mở bài trong SGK.
HS nhận xét vấn đề và đưa ra dự đoán. 
Hoạt động 2 (10 ph) : Tìm hiểu về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó : 
GV: Biểu diễn TN h10.2 yêu cầu h/s quan sát, thảo luận nhóm và trả lời C1, C2.
HS: C1, C2
GV: Yêu cầu một nhóm trình bày C1, C2, các nhóm khác nhận xét, sau đó chuẩn hoá kiến thức.
GV: Thông báo cho hs biết người phát hiện ra lực đẩy này.
 Hoạt động 3 (13 ph): Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet: 
GV: Kể câu chuyện của Asimet tìm ra lực đẩy sau đó yêu cầu hs dự đoán về độ lớn của lực đẩy Asimet.
HS: Thảo luận nhóm bàn, nêu kết quả dự đoán.
GV: Biểu diễn TN h10.3 yêu cầu hs quan sát, nhận xét và chứng minh C3
HS: Cá nhân C3.
GV: Yêu cầu 3 hs trình bày C3 trên bảng, các hs còn lại trình bày vào vở bài tập và nhận xét
HS: Trình bày và nhận xét.
GV: Nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thức.
GV giới thiệu về công thức tính lực đẩy Acsimet và làm rõ các đại lượng trong công thức.
HS tham khảo SGK và ghi nhớ công thức.
Hoạt động 4 (12 ph). Vận dụng.
GV yêu cầu h/s thảo luận nhóm tìm hiểu và trả lời: C4, C5, C6, C7. 
HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C4, C5, C6, C7. 
GV: Yêu cầu 4 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác hoàn thiện vào vở bài tập.
HS: Thực hiện yêu cầu của gv.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét chéo nhau về các câu trả lời.
HS: Nhận xét chéo nhau.
GV: Nhận xét chung, rồi chuẩn hoá kiến thức.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó : 
 C1. P< P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng một lực vào vật hướng từ dưới lên.
C2. Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng.
II.Độ lớn của lực đẩy Acsimet :
1. Dự đoán: 
Độ lớn của lực đẩy Asimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra:
C3. Nhúng vật nặng vào bình tràn, nước sẽ tràn ra. Thể tích của phần nước này bằng thể tích của vật.
Lúc này ta có:
P= P- F và P< P
Khi đổ nước tràn ra vào cốc A, lực kế chỉ P F có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Vậy dự đoán của Acsimet là đúng.
3. Công thức tính lực đẩy Acsimet.
F= d.V
FA là lực đẩy Acsimet (N)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ
III. Vận dụng.
C4. Kéo gầu nước lúc ngập trong nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi kéo trong không khí, vì gầu nước chìm trong nước bị nc tác dụng 1 lực đẩy Asimet hướng từ dưới lên trên. lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gầu chiếm chỗ.
C5. Hai thỏi chịu tác dụng của Fnhư nhau. Vì F phụ thuộc vào d và V.
C6. F= d.V
 F=d.V
Vì V bằng nhau, mà d nước> d dầu. Nên F> F.
C7. Phương pháp TN dùng cân thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn lực của lực đẩy Asimet.
4. Củng cố (2 ph).
GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
Đọc phần có thể em chưa biết.
Đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1ph).
Học thuộc phần ghi nhớ . 
Làm bài tập từ 10.1đến 10.6 - SBT
Chuẩn bị bài thực hành: Hoàn thành các câu hỏi trong phần nội dung và trong báo cáo (tr42)
Kiểm tra, ngày . Tháng  năm 2008
Ngày giảng:
Lớp 8A://2008
Lớp 8B://2008
Tiết: 13	
Thực hành - kiểm tra thực hành
Nghiệm lại lực đẩy ác si mét
I Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy ác si mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
 Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có
Sử dụng được lực kế, bình chia độ...để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác si mét.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác nhóm, trung thực
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị chó mỗi nhóm học sinh:
01 lực kế 0-2,5N, 
một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50 cm3 
01 bình chia độ, 
01 giá đỡ, 
2. Học sinh: Mỗi hs chuẩn bị 1 mẫu báo cáo thí nghiệm
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1 ph): 
Lớp 8A: Tổng số: . Vắng: .
Lớp 8B: Tổng số: . Vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ (4 Ph): kiểm tra sự chuẩn bị phần nội dung và mẫu báo cáo 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- Học sinh
Nội dung
*Hoạt Động 1 (5ph): Chuẩn bị dụng cu , xác định nhiệm vụ.
GV nêu rõ mục tiêu của bài thực hành, giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
GV phát dụng cụ cho hs
HS các nhóm trưởng lên nhận.
*Hoạt Động 2 (30ph):Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả:
GV: Yêu cầu cá nhân trả lời C1 đến C5
HS: Cá nhân trả lời C1 đến C5. Các cá nhân khác nhận xét, bổ xung (nếu sai sót)
GV: Nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thức.
GV: yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của bài, theo dõi nhắc nhở các nhóm.
HS tiến hành đo theo nhóm và ghi kết quả vào bảng báo cáo thí nghiệm
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN rồi nhận xét.
I. nội dung thực hành:
1. Đo lực đẩy ác si mét
- Đo trọng lượng P của vật khi đặt trong không khí
- Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi nhẫn chìm trong nước.
C1: FA=P - F
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
C2: V= V2-V1
C3: PN =P2 – P1
3. So sánh két quả đo P và FA.
C4: FA = d.V
C5: a) độ lớn của lực đẩy ác si mét
 b) Trọng lượng của phần chất lỏng có thể tính bằng thể tích của vật. 
 4. Tiến hành thí nghiệm.
4. Củng cố (4ph): Thu báo cáo kết quả thí nghiệm của các nhóm có đánh giá cho điểm theo thang điểm:
Trả lời đúng câu hỏi C4, C5: 	2điểm
 Thực hiện đầy đủ chính xác Bảng 11.1 : 	3điểm
Thực hiện đầy đủ chính xác bảng 11.2 : 	3 điểm.
Kỹ năng thực hành 	 : 	2điểm
* Thu dọn dụng cụ, vât liệu thực hành, vệ sinh sạch sẽ
* Nhận xét giờ thực hành: ý thức, thái độ, tác phong, kỹ năng
5. Hướng dẫn học ở nhà (1ph): Về nhà đọc trước bài Sự sôi
Ngày giảng:
Lớp 8A://2008
Lớp 8B://2008
Tiết: 14
sự nổi
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
Nêu được điều kiện nổi của vật
Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong thực tế.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: nghiêm túc, trung thực.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mỗi nhóm học sinh: 
1 cốc thủy tinh to đựng ước, 
1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ,
1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín, 
2. Học sinh:
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1ph): 
Lớp 8A: Tổng số: . Vắng: .
Lớp 8B: Tổng số: . Vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ (5 ph): Trả, nhận xét báo cáo thực hành.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- Học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1 (3 ph):Tổ chức tình huống học tập:
GV: Đặt vấn đề như SGK.
HS: Nhận thức vấn đề.
* Hoạt động 2 (10ph): Tìm hiểu khi nào vật nổi, vật chìm:
GV: Yêu cầu cá nhân HS trả lời C1
HS: C1.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu nhóm bàn hoàn thiện C2.
HS: Nhóm bàn hoàn thiện C2.
GV: Treo bảng phụ H12.1 lên bảng yêu cầu hs đại diện các nhóm lên biểu diễn vào bảng.
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV: nhận xét chung.
* Hoạt động 3 (13ph): Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
GV: Biểu diễn TN hình 12.2. yêu cầu hs quan sát, nhận xét và trả lời C3, C4.
HS: Thảo luận nhóm bàn và trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu cá nhân trả lời C5.
HS: Cá nhân trả lời C5, các cá nhân khác nhận xét.
*Hoạt động 4 (10ph): Vận dụng:
GV: Yêu cầu cá nhân trả lời C6 đến C9 theo gợi ý của gv:
C6: Gợi ý;
C7: So sánh trọng lượng riêng của con tàu với trọng lượng riêng của hòn bi
C8: So sánh trọng lượng riêng của thép và trọng lượng riêng của thủy ngân.
( dthép = 7800N/m3; dHg=136000N/m3)
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm
C1. Chịu tác dụng của lực đẩy P và FA hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều
C2.
P > FA Vật chìm
P = FA Vật lơ lửng
P < FA Vật nổi
II. Độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
C3: Vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C4: Hai lực cân bằng P = F . vì vật đứng yên. 
C5: Câu B
III. Vận dụng:
C6 :
- Vật chìm xuống khi P > FA dv > dl 
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi P=FA dv =dl
- Vật nổi khi : P < FA dv < dl
C7: vì trọng lượng riêng của hòn bi băng thép lớn hơn trọng lượng riêng của nc. Còn con tàu người ta thiết kế sao cho trọng lượng riêng của cả con tau nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C8: Hòn bi nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng rieng của thủy ngân
C9: 
4. Củng cố (3ph): 
nhắc lại : Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
Nêu kết luận trong bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1ph):
Học bài ,làm bài tập 12.1 – 12.4 SBT, 
Đọc thêm phần có thể em chưa biết.
Đọc trước bài 13.
Kiểm tra, ngày  tháng . Năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docT11 - T14.doc