Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Phạm Anh Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Phạm Anh Tuấn

I. Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng

1. Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?

 A. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe.

 B. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

 C. Hành khách1 đang đứng yên so hành khách 2

 D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.

2. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

 A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.

 B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

 C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.

 D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh, chậm của chuyển động.

3. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều?

 A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

 B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

 C. Chuyển động của một điểm ở đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định.

 D. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga.

4. 72 km/ h tương ứng với bao nhiêu m/s ?

 A.15 m/s B. 20 m/s C. 25 m/s D. 30 m/s

5. Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1 và F2. Điều nào sau đây đúng nhất?

 A. F1 và F2 là hai lực cân bằng B. F1= F2

 C. F1 > F2 D. F1 < f2="">

 6. Hành khách đang ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng bị lao về phía trước, điều đó chứng tỏ xe:

 A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc.

 C. Đột ngột rẽ sang phải. D. Đột ngột rẽ sang trái.

7. Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm lực ma sát ?

 A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

 C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.

 

doc 77 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Phạm Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 1: Ngày soạn:22/08/09
Tiết 1: Ngày giảng:25/08/09
Chuyển động cơ học
I- Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc.
- Nêu được trạng thái, các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn,
II- Chuẩn bị: - Tranh vẽ hình 1.1 SGK, hình 1.2 SGK hình 1.3 SGK.
III- Tổ chức tiến hành dạy học trên lớp :
Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình và tổ chức tình huống học tập
- Giáo viên dành 3 phút giới thiệu chương trình,
 - ĐVĐ: Như SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên
Giáo viên cho các nhóm học sinh trả lời câu hỏi C1
GV: Chốt lại các phương án trả lời nêu cách chung để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên. Trong vật lý để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta chọn vật làm mốc, dựa vào sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
Trên cơ sở đã học em trả lời câu hỏi C2, C3
I-Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên,
Khi vị trí của vật thay đổi với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học
 ( gọi tắt là chuyển động)Câu C1 Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi làđứng yên so với vật mốc.
Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Học sinh trả lời câu hỏi C4, C5.
So với nhà ga thì hành khách chuyển động nhưng so với tàu thì hành khách lại đứng yên.
HS:Qua các câu trên em có kết luận gì ? Trả lời câu hỏi C6. 
HS: Tìm ví dụ trong thực té khẳng định chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối
HS: Trả lời câu hỏi C8.
II -Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Một vật là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác ta nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối.
Hoạt động 4: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp
GV: Đưa hình vẽ 1.3 cho HS quan sát chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong.
H: Em hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
III - Một số chuyển động thường gặp.
Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
HS: Trả lời câu hỏi C10, C11.
IV - Vận dụng.
Câu C10. Ô tô dứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
Người lái xe đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
Người đứng bên đường: Chuyển động so với ô tô và người lái xe, đứng yên so với cây cột điện, cây cột điện dứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với người lái xe và ô tô.
Củng cố bài:
- Thế nào là chuyển động cơ học ?
- Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ?
- Trong thực tế ta thường gặp các dạng chuyển động nào ?
Dặn dò: - HS đọc thuộc phần ghi nhớ .
Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SBT trang 3, 4.
IV. nhận xét CHUYÊN MÔN:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
*************************************************
TUầN 2: Ngày soạn:29/08/09
Tiết 2: Ngày giảng:01/09/09
Vận tốc
I - Mục tiêu: 
- Từ thí dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động ( gọi là vận tốc ).
- Nắm vững công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của các khái niệm vận tốc.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h. Cách đổi đơn vị vận tốc, 
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian chuyển động.
II - Chuẩn bị.
Bảng phụ bảng 2.1 và 2.2
III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp:
 ổn định tổ chức:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
1 - Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối?
2 . Nêu các dạng chuyển động thường gặp ? Lấy ví dụ?
Tổ chức tình huống học tập như SGK
Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? (15')
GV: Đưa bảng phụ kẻ sẵn hình 2.1.
HS: Trả lời câu hỏi C1 , C2.
GV: Quãng đường đi được trong một giây gọi là vận tốc.
HS: Trả lời câu hỏi C3.
I. Vận tốc là gì ?
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. 
Độ lớn của vận tốc cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính vận tốc (2')
GV Đưa ra công thức tính vận tốc
II. Công thức tính vận tốc. 
v = 
v là vận tốc
s là quãng đường vật đi được.
t là thời gian vật đi hết quãng đường đó.
Hoạt động 4: Xét đơn vị vận tốc (5')
GV: Thông báo đơn vị tính vận tốc tuỳ thuộc đơn vị quãng đường đi được và đơn vị thời gian đi hết quãng đường đó, giới thiệu thêm các đơn vị vận tốc,
III. Đơn vị vận tốc.
Đơn vị vận tốc thường dùng là km/h, m/s.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C5.
Câu C6. t = 1,5 h.
S = 81 km.
V = ? km/h = ? m/s 
Câu C7: t = 40 phút. V = 12km/h. s = ?
Câu C8: v = 4km/h, t= 30 phút, s = ?.
C5: a) 1 giờ ô tô đi được 36 km.
 1 giờ xe đạp đi được 10,8 km.
1 giây tà hoả đi được 10 m.
b) 36 km/h = 
 10,8 km/h = .
Vậy ô tô và tầu hoả nhanh như nhau, xe đạp chậm nhất.
Câu C6: Vận tốc của tàu là: v = 
54 >15 .
Chú ý khi so sánh vận tốc ta phải chú ý cùng loại đơn vị, khi nói 54 > 15 không có nghĩa là hai vận tốc khác nhau.
Câu C7: 40 phút = 
Quãng đường đi được là: s = vt = 12. .
t = 30 phút = .
Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc là: s = vt = 4. .
Dặn dò:
Làm bài tập trong SBT.
Học thuộc phần ghi nhớ.
IV. nhận xét CHUYÊN MÔN:
....................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************
TUầN 3: Ngày soạn: 05/09/09
Tiết 3: Ngày giảng: 08/09/09
	Chuyển động đều, chuyển động không đều
I- Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều và nêu được những thí dụ về chuyển động đều thường gặp , chuyển động không đều.
- Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
II- Chuẩn bị: 
Bảng phụ.
III- Các bước tiến hành dạy, học trên lớp.
 ổn định tổ chức:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (5')
 Viết công thức tính vận tốc của chuyển động, giải thíc các ký hiệu các đại lượng có trong công thức?
Nêu tên các đơn vị vận tốc thường dùng? 
Đổi 54 km/h ra m/s.
Hoạt động 2: Định nghĩa (20')
GV: Đưa thông báo định nghĩa :
Dưa bảng phụ vẽ các vị trí của xe lăn chuyển động trên máng nghiêng và trên đường nằm ngang.
D
C
B
A
F
E
HS: Trả lời câu hỏi C1.
Trên đoạn đường AB, BC, CD là chuyển động không đều.
Trên đoạn đường DE, DF là chuyển động đều
Câu C2: Chuyển động a là đều, chuyển động b,d,e là không đều.
H: Trên các đoạn đường AB, BC, CD trung bình 1 giây xe lăn được bao nhiêu m ?
1. Định nghĩa.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Hoạt động 3: Nghiên cứu vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Y/C HS đọc SGK.
? Trên quãng đường AB, BC, CD chuyển động của bánh xe có đều không? 
? Có phải trên đoạn AB vận tốc của vật cũng có giá trị bằng vAB không?
? vAB chỉ có thể gọi là gì?
? Tính vận tốc trung bình trên các đoạn đường AB, BC, CD?
? Muốn tính vận tốc trung bình ta làm thế nào? 
GV: Đưa ra công thức tính vận tốc trung bình.
Chú ý: vtb khác trung bình cộng vận tốc (v= )
2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
vtb = = 
s là quãng đường
t là thời gian đi hết quãng đường đó
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C4, C5.
T1
S1
S2
T2
Vận dụng.
C4: Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong các khoảng thời gian như nhau thì quãng đường đi được khác nhau.
Khi nói ô tô chạy với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường
C5: s1 = 120m , s2 = 60m , t1 = 30s, 
t2 = 24s. tính vtb.
VTB1 ==.
VTB2 = 
VTB =
C6: Quãng đường tàu đi là: s = vtb.t = 30.5 =150km.
Dặn dò:
Làm bài thực hành câu C7 .
Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT.
IV. nhận xét CHUYÊN MÔN:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************
TUầN 4: Ngày soạn: 12/09/09
Tiết 4: Ngày giảng:15/09/09
Biểu diễn lực
I - Mục tiêu: 
Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
Nhận biết được lực là đại lượng vec tơ.
II - Chuẩn bị: 
xe lăn, giá, nam châm, quả bóng cao xu, tranh vvẽ hình 4.3 và 4.4 SGK.
III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (5')
? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ? 
? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức? 
? Làm bài tập 3.6 SBT.
Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm về lực.
HS: Đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài.
? Nhắc lại tác dụng của lực ở lớp 6 .
GV: Làm thí nghiệm hình 4.1 và 4.2 SGK.
HS: Trả lời câu hỏi C1.
I- Ôn lại khái niệm lực.
- Lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Hoạt động 3: Biểu diễn lực.
? Lực tác dụng của nam châm vào xe có phương và chiều như thế nào?
? Lực tác dụng của ngón tay vào quả bóng có phương và chiều như thế nào?
GV: Thông báo : Những đại lượng vừa có phương, chiều và độ lớn gọi là đại lượng véc tơ.
GV: Đưa hình vẽ 4.3 cho học sinh phân tích các yếu tố về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của các lực.
II- Biểu d ... g lượng . Tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong cá hiện tượng cơ và nhiệt .
* Tổ chức tình huống học tập : 
Như phần mở bài SGK.
Hoạt động 2 :Tìm hiểu về động cơ nhiệt (15 phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Cho HS đọc SGK, phát biểu định nghĩa .
- GV nêu lại định nghĩa động cơ nhiệt .
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về động cơ nhiệt mà các em thường gặp .
- GV ghi tten các loại động cơ do HS kể lên bảng .
- Nếu HS nêu được ít ví dụ GVcó thể treo tranh các loại động cơ nhiệt đồng thời đọc phần thông báo mục I trong SGK để kể thêm một số ví dụ về động cơ nhiệt .
- Yêu cầu HS phát hiện ra những điểm giống nhau của các động cơ này?
- GV có thể gợi ý cho HS so sánh các động cơ này về :
+ loiaị nhiên liệu sử dụng .
+ Nhiên liệu được đốt cháy bên trong hay bên ngoài xi lanh (phần này HS kết hợp với thông báo SGK để trả lời ). 
- GV tổng hợp về động cơ nhiệt trên bảng :
- Máy hơi nước
- Tua bin hơi nước
- động cơ nổ 4 kì 
- động cơ điêzen
- động cơ phản lực 
- GV thông báo : động cơ nổ 4 kì là động cơ nhiệt thường gặp nhất hiện nay như đôngj cơ xe máy,động cơ ô tô,máy bay, tàu hoả ...Chúng ta sẽ đi tìm về hoạt động của loại động cơ này.
I- Động cơ nhiệt là gì ?
- HS ghi vở định nghĩa động cơ nhiệt và nêu các ví dụ động cơ nhiệt như : động cơ xe máy,ôtô,tàuhoả,tàuthuỷ,...
- Yêu cầu HS nêu được động cơ đốt trong các loại nhiên liệu lẵng, dầu ma dút,...
- Động cơ nhiên liệu đốt ở ngoài xi lanh như :Máy hơi nước, tua bin hơi nước ...
- Động cơ nhiên liệu đốt ở trong xi lanh như :động cơ ô tô,xe máy,tàu hoả, tàu thuỷ, tên lửa, ...
- Ghi sơ đồ tổng hợp về động cơ nhiệt vào vở.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về động cơ bốn kì (10 phút ) 
- GV sử dụng trang vẽ, kết hợp với mô hình giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì.
- GV cho mô hình động cơ nổ bốn kì hoạt động, yêu cầu HS thảo luận dự đoán chức năng của từng bộ phận của động cơ .
- GV giới thiệu cho HS thé nào là mọt kì chuyển vận của động cơ đó là:Khi pitông trong xi lanh đi từ dưới (vị trí thấp trong xi lanh ) lên trên (đến vị trí cao nhất trong xi lanh ) hoặc chuyển động từ trên (từ vị trí cao nhất trong xi lanh ) xuống dưới (vị trí thấp nhất trong xi lanh ) thì lúc đó động cơ đã thực hiện được một kì chuyển vận. Kì chuyểnvận đầu tiên của động cơ là pitông đi xuống van 1 mở, van 2 đóng.
- Gọi HS đại diện các nhóm lên bảng nêu ý kiến của nhóm mình về hoạt động của động cơ nổ bốn kì, chức năng của từng kì trên mô hình động cơ . 
- GV nêu cách gọi tắt tên 4 kỳ để HS dễ nhớ.
- GV goin các nhóm khác nêu nhận xét. Nếu cần GV sữa chữa và nhắc lại 4 kì chuyển vận của động cơ . Yêu cầu Hs tự ghi vào vở.
- GV lưu ý hỏi HS:
+ Trong 4 kì chuyển vận của động cơ, kì nào động cơ sinh công?
+ Bánh đà của động cơ có tác dụng gì ?
- Có điều kiện GV cho HS mô phỏng hoạt động của động cơ 4 kì trên maýy tính .
- GV có thể mở rộng : 
+ Yêu cầu HS quan sát hinh 28.2 nêu nhận xét nề cấu tạo của động cơ ô tô ?
- GV sữa lại hình 28.2 là cấu tạo ô tô, máy nổ.
+ Trên hình vẽ các em thấy 4 xi lanh này ở vị trí như thế nào ? Tương ứng với kì chuyển vận nào ?
- GV thông báo nhờ có cấu tạo như vậy ,khi hoạt đông trong 4 xi lanh này luôn luôn có một xi lanh ở 3 kì (kì sinh công), nên trục quay đều ổn định .
II- Động cơ nổ bốn kì 
- HS chý ý lắng nghe phần giới thiệu về cấu tạo của động cơ nổ bốn kì để ghi nhớ tên của các bộ phận để gọi tên cho đúng.
- Các nhóm quay cho mô hình động cơ nổ bốn kì hoạt động, thảo luận chức năng của động cơ nổ bốn kì theo hướng dẫn của GV.
- đại diện các nhóm tham gia về hoạt động của động cơ nổ bốn kì.
Kì thứ nhất :''Hút''
Kì thứ hai :''Nén''
Kìthứ ba :''Nổ''
Kì thứ tư :''Xả''
- Tự ghi lại chuyển vận của động cơ nổ 4 kì vào vở.
- HS nêu được :
+ Trong 4 kì, chỉ có kì thứ 3 động cơ sinh công .
+ Các kì khác, động cơ chuyển động nhờ đà của vô lăng.
- Liên hệ thực tế HS thấy được :
+Động cơ ô tô có 4 xi lanh .
+ Dựa vào vị trí pittông- 4 xi lanh tương ứng ở bốn kì chuyển vận khác nhau . Như vậy khi hoạt động luôn luôn có 1 xi lanh ở kì sinh công.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu C1.
- Còn thời gian GV có thể giới thiệu sơ đồ phân phối năng lượng của một động cơ ô tô để HS thấy được phần năng lượng hao phí rất nhiều so với phần nhiệt lượng biến thành công có ích. Vì vậy hiện nay chúng ta vẫn nghiên cứu để cải tiến động cơ sao cho hiệu suất của động cơ cao hơn là gì ?
- GV thông báo về hiệu suất như câu C2. Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hiệu suất, giải thích kí hiệu của các đại lượng trong công thức và nêu đơn vị của chúng .
- GV sữa chữa, bổ xung nếu cần .
III- Hiệu suất của động cơ nhiệt.
- HS thảo luận theo nhóm câu C1.
Yêu cầu nêu được :
C : động cơ nổ bốn kì cũng như ở bất kì động cơ nào không phải toàn bộ nhiệt lượng mà nhiên liệu bị đốt cháy toả ra được biến thành công có ích vì một phần nhiệt lượng này đượn truyền cho các bộ phận của động cơ làm nóng các bộ phận này, một phần nữa theo khí thải ra ngoàilàm nóng không khí.
- HS trả lời câu C2. Ghi vở câu C2
C2 : Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. 
Trong đó :A :là công mà động cơ thực hiện được .Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công (đơn vị :J)
Hoạt động 5 : Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà (5 phút )
- GV cho HS tổ chức thảo luận nhanh câu hỏi C3,C4,C5.
+ Câu C3 trả lời dựa vào định nghĩa động cơ nhiệt .
+ Câu C4, GV nhận xét ví dụ của HS phân tích đúng sai .
- Nếu thiếu thời gian thì câu C6 cho HS về nhà làm .
- Cá nhân Hs trả lời câu hỏi C3 đến C5.Yêu cầu :
C3: Các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6 không phải là động cơ nhiệt vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng .
C5 : động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại đối với môi trường sống của chúng ta : Gây ra tiếng ồn,khí thảu ra ngoài gây ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ khí quyển..
* Hướng dẫn về nhà 
- Đọc phần ''có thể em chưa biết'' .Học phần ghi nhớ .
- Làm bài tập 28- động cơ nhiệt. Từ 28.1 đến 28.7 .
IV. nhận xét CHUYÊN MÔN:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************
TUầN 35: Ngày soạn: 16/05/10
Tiết 35: Ngày giảng:18/05/10
Bài 29 : Câu hỏi và bài tập tổng kết
ChươngII : Nhiệt học
I- Mục tiêu 
- Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập.
- Làm được các bài tập trong phần vận dụng .
- Chuẩn bị ôn tập tốt cho bài kiểm tra học kì II.
II- Chuẩn bị của GV và Hs
- Kẻ sẵn bảng 29.1 ra bảng phụ.
- Bài tập phần B- Vân dụng mục I ( bài tập trắc nghiệm ) 
- Chuẩn bị sẵn bảng trò chơi ô.
III - Hoạt động dạy - Học 
Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS (2 phút)
- GV kiểm tra xác suất một HS về phần chuẩn bị bài ở nhà, đánh giá việc chuẩn bị bài của HS.
Hoạt động 2 : ôn tập (10 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp những câu trả lời trong phần ôn tập. Phần này HS đã được chuẩn bị ở nhà.
- GV đưa ra câu trả lời chuẩn bị để HS sữa chữa nếu cần .
I- ôn tập 
- HS tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời của câu hỏi phần ôn tập .
- Chữa hoặc bổ xung vào vở bài tập của mình nếu sai hoặc thiếu .
- Ghi nhớ những nội dung chính của chương .
Hoạt động 3 : Vận dụng (25 phút )
- Phần I- Trắc nghiệm, GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi như trò chơi trong chương trình đường lên đỉnh Olympi, bằng cách bấm công tắc đèn trên bảng phụ.Nếu chọn phương án đúng, đèn sáng và chuông kêu.Nếu chọn sai đen không sáng và đồng thơì có tín hiệu còi cấp cứu.Gây hứng thú cho HS trong giờ ôn tập tránh cảm giác nặng nề, nhàm chán của tiết ôn tập.
- Nếu ở trường không có báng phụ thiết kế đèn, còi và chuông sẵn hoặc GV không tự thiết kế được như vậy thì GV có thể tổ chức cho HS theo hình thức trò chơi trên 2 bảng phụ cho 2 HS bằng cách chọn phương án đúng, sau đó so sánh với đáp án mẫu của GV và tính mỗi câu chon đúng 1 điểm. Ai có điểm cao hơn người đó thắng cuộc.
- Phần II - Trả lời câu hỏi, GV cho Hs thảo luận theo nhóm 
- Điều khiển cả lớp thảo luận câu trả lời phần II, GV có kết luận đúng để HS ghi vào vở.
- Phần III- Bài tập, GV gọi Hs lên bảng chữa bài. Yêu cầu các HS khác dưới lớp làm bài tập vào vở.
- GV thu vở của một số HS chấm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của các bạn trên lớp. GV nhắc nhở những sai sót HS thường mắc.
Ví dụ :
+ Trong phần tóm tắt HS thường viết 21=2kg.
+ Đơn vị sử dụng chưa hợp lí ...
- GV hướng dẫn cách làm của một số baìi tập mà HS chưa làm được ở nhà như một số bài * trong SBT.
II- Vận dụng 
- Đại diện một số HS lên chọn phương án bằng hình thức bấm công tắc đèn trên bảng phụ đã được GV chuẩn bị sẵn.Nếu phương án chọn đầu tiên sai chỉ được phép chọn thêm 1 phương án nữa.
- Các bạn khác trong lớp sẽ là người cổ vũ cho các bạn . Lưu ý không không được phép nhắc bài cho bạn và không được nói quá to làm ảnh hưởng các lớp học bên cạnh .
- Tham gia thảo luận theo nhóm phần II.
- Ghi vào vở câu trả lời đúng sau khi có kết luận chính thức của GV.
- 2 HS lên bảng chữa bài tương ứng với bài tập phần III. HS khác làm vào vở .
- Tham gia nhận xét bài của các bạn trên bảng .
- Chữa bài vào vở nếu cần.
- HS yêu cầu GV hướng dẫn một số bài tập khó trong SBT nếu cần .
Hoạt động 4 : Trò chơi ô chữ ( 8 phút )
+ Chia 2 đội, mỗi đội 4 người .
+ Gắp tham ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với thứ tự hàng ngang của ô chữ (để HS không được chuẩn bị trước câu trả lời )
+ Trong vòng 30 giây ( có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 30 ) kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống .Nếu quá thời gian thời gian trên không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được một điểm .
+ Đội nào số điểm cao hơn đội đó thắng.
- Phần nội dung từ hàng dọc, GV gọi một HS đọc sau khi đã điền đủ từ hàng ngang (phương án 1 hình 29.1 SGK).
- Phương án 2 : Điền từ hàng dọc, đọc ở hàng ngang .
- HS chia 2 nhóm, tham gia trò chơi .
- HS ở dưới là trọng tài và là người cổ vũ các bạn chơi của mình .
HS thường làm trước ô chữ ở nhà nên có thể thay bằng ô chữ khác để tăng tính hấp dẫn.
IV. nhận xét CHUYÊN MÔN:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LY 8 2011CKTKN.doc