Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2009-2010

Cho học sinh thảo luận các hiện tượng

Theo nhóm điền vào chổ trống

-Hòn bi truyền gì cho miếng gỗ.

Tình huống :

1/Viên bi đẩy miếng gỗ đi

2/ Viên bi đẩy miếng gỗ không đi HS: Truyền cơ năng cho miếng gỗ

Vậy hòn bi có truyền cơ năng cho miếng gỗ không?

-Thả miếng nhôm đã được nung nóng vào cốc nước lạnh. Nước trong cốc như thế nào?

- Miêng nhôm đã truyền gì để nước trong cốc nóng lên ?

-Viên đạn từ nòng súng bay ra và rơi xuống biển nguội đi và chìm dần .Xảy ra mấy hiện tượng?

- Viên đạn đã truyền cho nước biển năng lượng gì?

Nước trong cốc nóng lên

Miếng nhôm truyền nhiệt năng

Hai hiện tượng

- Viên đạn bay

- Viên đạn nguội đi

- Cơ năng và nhiệt năng

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/04/2010 Ngày dạy: 8A: 22/04/2010 
 8E: 24/04/2010 
 8B: 0 /04/2010
 8D: 0 /04/2010
 8C: 0 /04/2010
TIẾT 31:
Bài 27: SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG 
CƠ VÀ NHIỆT
1/ Mục tiêu:
Kiến thức :
+ Sự truyền cơ năng, nhiệt năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác
+ Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng,giữa cơ năng và nhiệt năng
	+ Quá trình chuyển hoá năng lượng như thế nào?
	+ Nắm vững Định luật và bảo toàn và chuyển hoá năng lượmg.
Kĩ năng:
	+Nắm được các quá trình chuyển hoá và dùng Định luật và bảo toàn và chuyển
 hoá năng lượmg để làm một số bài tập giải thích các hiện tượng.
Thái độ - tình cảm:
+ Nghiêm túc, yêu thích môn học.
2/ Chuẩn bị :
Giáo viên:
	+ Mặt phẳng nghiên
	+ Viên bi
	+ Thanh gỗ
	+ Ống thuỷ tinh
	+ Giá đở
	+ Đèn cồnước nội dung bài mới ở nhà.
Học sinh:
+ Học bài cũ và đọc t
3/ Tổ chức hoạt động dạy học:
a.Ổn định tổ chức –kiểm tra bài củ (5p) 
- Ổn định tổ chức : Nắm sỉ số – Kiểm tra các dụng cụ và những yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài học
- Kiểm tra bài củ:
	+ Nhắc lại cân bằng phương trình nhiệt 
	 (câu hỏi phụ) Nêu sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
b Bài mới: (2p) 
 Cho học sinh đọc phần đầu bài .Để giải quyết vấn đề này ta vào phần I
* Hoạt độnng 1: (9p) Tìm hiểu sự truyền cơ năng, nhiệt năng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Cho học sinh thảo luận các hiện tượng
Theo nhóm điền vào chổ trống
-Hòn bi truyền gì cho miếng gỗ.
Tình huống : 
1/Viên bi đẩy miếng gỗ đi
2/ Viên bi đẩy miếng gỗ không đi
HS: Truyền cơ năng cho miếng gỗ
Có
I/ Sự truyền cơ năng ,nhiệt năng từ vật này sang vật khác:
Cơ năng
Nhiệt năng
Cơ năng và nhiệt năng
Vậy hòn bi có truyền cơ năng cho miếng gỗ không?
-Thả miếng nhôm đã được nung nóng vào cốc nước lạnh. Nước trong cốc như thế nào?
- Miêng nhôm đã truyền gì để nước trong cốc nóng lên ?
-Viên đạn từ nòng súng bay ra và rơi xuống biển nguội đi và chìm dần .Xảy ra mấy hiện tượng?
- Viên đạn đã truyền cho nước biển năng lượng gì?
Nước trong cốc nóng lên
Miếng nhôm truyền nhiệt năng
Hai hiện tượng
Viên đạn bay
Viên đạn nguội đi
Cơ năng và nhiệt năng
* Hoạt động 2: (9p) Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng,giữa cơ năng và nhiệt năng
 Chúng ta đã biết sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác ,ngoài ra chúng còn chuyển hoá .Để biết chúng chuyển hoá như thế nào? Chúng ta cùng nhiên cứu phần II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Cho học sinh đọc hiện tượng con lắc ở vị trí A có chuyển động không?Vậy con lắc có mang năng lượng gì? 
-Khi con lắc chuyển động từ A đến B nhanh dần như vậy con lắc có mang những năng lượng gì?
Động năng do đâu mà có?
-Tương tự con lắc từ B đến C.Năng lượng chuyển hoá như thế nào ?
- Dùng tay cọ xát miếng đồng vào mặt bàn vì sao miếng đồng nóng lên ?
Miếng đồng nóng lên do đâu?Năng lượng này gọi là gì?
- Nước và không khí trong ống nghiệm nóng lên do đâu? Vì sao nút bật lên.
- Nhiệt năng của không khí và nút đã chuyển hoá thành dạng năng lượng gì?
Con lắc đứng yên
Thế năng
Thế năng và động năng
Vì con lắc vhuyển động
Thế năng đã chuyển dần thành động năng
Động năng chuyển dần thành thế năng
Do cọ xát Cơ năng của bàn tay
Nhiệt năng ,do cơ năng của bàn tay chuyển hoá thành
Nhiệt năng từ ngọn đèn truyền sang
Không khí trong ống nghiệm giản nở sinh công đẩy nút bật lên
Cơ năng của nút
II/ Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng,giữa cơ năng và nhiệt năng:
- Thế năng
- Động năng
- Động năng
- Thế năng
- Cơ năng
- Nhiệt năng
- Cơ năng
* Hoạt động 3: (5p) Tìm hiểu sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Qua các thí nghiệm các em thấy:
 Nhiệt năng đã chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào?
Cơ năng đã chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào?
Các em rút ra định luật
Cho học sinh thảo luận làm câu C3
Giáo viên giới thiệu hiện tượng 1 phần II
Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ vật này sang vật khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác
Có thể học sinh trả lời thiếu hoặc không đúng GV hướng lại cho đúng
III/ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt: Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ vật này sang vật khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác
* Hoạt động 4: (10p) Làm vận dụng và ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Cho học sinh thảo luận làm câu C 4 nhóm
( Giới thiệu trái banh thả rơi xuống đất nâng lên)
C5 cá nhân tự suy nghỉ trả lời
Yêu cầu học sinh giải thích vì sao viên bi va vào thanh gỗ cả viên bi và thanh gỗ chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại.Cơ năng đã biến đi đâu?
C6 Tại sao con lắc chỉ dao động một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng?
Cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào?
Cho học sinh chép GHI NHỚ
C4 Tuỳ theo ý tưởng của học sinh
C5 vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi máng trượt và không khí xung quanh
C6 Vì một phần cơ năng của con lắc đả chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh
Có thể học sinh trả lời thiếu hoặc không đúng GV hướng lại cho đúng
IV/ Vận dụng:
C4 Tuỳ theo ý tưởng của học sinh
C5 vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi máng trượt và không khí xung quanh
C6 Vì một phần cơ năng của con lắc đả chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh
c / Cũng cố bài : (4p) ( Phát phiếu học tập)
Tìm một ví dụ cho mỗi hiện tượng sau:
Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.
- 	Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
Cơ năng chuyển hoá thành nhịêt năng.
Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng.
d / Hướng dẫn học ở nhà: (1p)
	Về nhà ôn bài học bài làm bài tập sách bài tập
	Coi trước bài động cơ nhiệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 27.doc