Giáo án Văn 8-Tiết 82-Tuần 23: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh

Giáo án Văn 8-Tiết 82-Tuần 23: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến.

2 .Kỹ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

b. Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến.

- Ứng xử: có cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

3. Thái độ:

- Có ý thức khi đặc câu hỏi phù hợp mục đích giao tiếp.

- Tự hào về sự giàu đẹp của ngữ pháp tiếng Việt.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 8-Tiết 82-Tuần 23: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Tuần 23. Tiết 83
NS :
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến.
2 .Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên mơn:
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể..
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến.
- Ứng xử: cĩ cách ứng xử phù hợp với hồn cảnh và đối tượng giao tiếp.
3. Thái độ:
- Cĩ ý thức khi đặc câu hỏi phù hợp mục đích giao tiếp.
- Tự hào về sự giàu đẹp của ngữ pháp tiếng Việt.
II- CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
 2.Chuẩn bị của HS:	
 -Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Nội dung 
Hoạt động Thầy 
Hoạt động trò 
Hoạt đông 1: Khởi động:
1-Ổn định :
2-Kiểm tra bài cũ :
3-Giới thiệu bài mới :
-Kiểm diện
Ngồi chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn cịn cĩ những chức năng nào khác ? Cho ví dụ ?
 Gợi ý : Ngồi chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn cịn cĩ chức năng dùng để đe doạ, phủ định, khẳng định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 HS tự lấy ví dụ.
- KTDHTC: Động não, hỏi – đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng cách trả lời câu hỏi sau:
-> Tự nhận thức, tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác.
Chọn cách nĩi nào trong những phát ngơn sau? Vì sao?
a. Bạn rời khỏi đây ngay!
b. Bạn khơng nên ở đây một chút nào nữa!
c. Bạn cút đi!
- Lớp trưởng báo cáo.
-HS trả lời.
HS nghe và ghi tựa bài.
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu bài mới 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Tìm hiểu ví dụ : 
A. Tìm câu cầu khiến và chức năng của nó .
a. “Thôi đừng lo lắng” (khuyên bảo) .
 “cứ về đi” (yêu cầu) .
b. “Đi thôi con” (yêu cầu) 
B. So sánh câu “Mở cửa”
a. Câu trả lời (Câu trần thuật).
b. Câu đề nghị, ra lệnh (Câu cầu khiến) .
Cách đọc : Câu cầu khiến phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn .
2. GHI NHỚ: SGK/31.T2
— Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ. . đi, thôi, nào. . . hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
— Khi viết câu cầu khiến thuờng kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến .
- GV gọi HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (SGK Tr 30)
- Xác định câu cầu khiến. Đặc điểm hình thức nhận biết ?
- Câu cầu khiến trong đoạn trích trên để làm gì ?
- GV gọi HS đọc bàt tập 2- trả lời câu hỏi:
- GV đọc lại nếu chưa đúng ngữ điệu ?
- Cách đọc câu b) có gì khác so với câu a) dùng để làm gì ?
- Khác câu a) ở chỗ nào?
- Qua đây em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?
- GV hệ thống hoá kiến thức :
 Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ. . đi, thôi, nào. . . hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
 Khi viết câu cầu khiến thuờng kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
- GV gọi một học sinh đọc thành tiếng phần ghi nhớ .
- HS đọc – trả lời
- Câu cầu khiến:
a) Thôi đừng lo lắng cứ về đi
b) Đi thôi con.
a) khuyên bảo, yêu cầu
b) yêu cầu
- HS đọc – nhận xét cách đọc.
- Câu a) dùng để trả lời câu hỏi (câu trần thuật).
- Câu b) dùng để đề nghị ra lệnh (câu cầu khiến) .
- HS đọc ghi nhớ SGK Tr 31.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài tập 1: Đặc điểm hình thức nhận biết câu cầu khiến:
a) Có “hãy”
b) Có “đi”
c) Có “đừng”
- Chủ ngữ trong 3 câu trên đều chỉ người đối thoại
a) Vắng CN .CN chỉ người đối thoại nhưng phải dựa vào ngữ cảnh mới biết (Lang Liêu) .
b) CN là ông giáo , ngôi thứ 2 số ít .
c) CN là: chúng ta: ngôi thứ I số nhiều (dạng ngôi gộp: có người đối thoại).
- Có thể thay đổi CN của các câu trên.
a) Thêm CN: Con hãy lấy gạo làm bánh màlễ tiễn vương: không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn tình cảm hơn.
b) Bớt CN: Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn.
c) Thay CN: “Nay các anh đừng. . . .được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, đối với câu thứ 2, trong số những người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói)
Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dần sựt sụt ấy đi.
b) Các em đừng khóc.
c) Đưa tay cho tôi mau!
 Cầm lấy tay tôi này!
Câu a: có từ cầu khiến : đi; vắng CN
b) Từ ngữ . . “đừng”. CN ngôi thứ 2 số nhiều .
c) Có ngữ điệu cầu khiến vắng CN.
Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến.
a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo. . . xót ruột.
Câu a Vắng CN, b. CN ngôi thứ 2 số ít .
Câu b nhờ có CN nên ý câu cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm người nói đối với người nghe.
Bài tập 4,5:
Thực hiện ở nhà
Bài tập 1: (SGK tr 31)
-GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của mục 1.II 
- GV cho HS xác định câu cầu khiến và nêu đặc điểm hình thức .
Gợi ý : 
+ Câu a) từ ngữ nào có tính đặc điểm cầu khiến và đặc điểm hình thức cầu khiến là gì ? 
+ Câu b,c GV thực hiện như câu a.
+ GV cho HS tìm chủ ngữ của các câu cầu khiến trên . 
+ Các chủ ngữ đó như thế nào trong câu ? 
+ Có thể thay chủ ngữ đó không ?
- GV nhận xét và sửa chữa .
Bài tập 2 : SGK tr 32 .
- GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 .
- GV cho HS tìm các câu cầu khiến trong a,b,c và yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa giữa những câu đó :
+ Tìm chủ ngữ .
+ Nói rõ chủ ngữ có đặc điểm như thế nào ? 
+ Đặc vào văn cảnh thì các chủ ngữ đó ra sao ? 
- GV nhận xét và sửa chữa .
Bài tập 3 : SGK tr 32
- GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 .
- GV yêu cầu HS so sánh hình thức và nêu ý nghĩa của hai câu cầu khiến .
- GV nhận xét và sửa chữa.
-HS đọc và nêu yêu cầu: Xác định câu cầu khiến thông qua đặc điểm hình thức của nó .
-HS trả lời : 
a) Có “hãy”
b) Có “đi”
c) Có “đừng”
-HS trả lời theo hệ thống câu hỏi của GV 
- HS nhận xét .
- HS đọc 
- HS tìm các câu cầu khiến : 
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dần sựt sụt ấy đi.
b) Các em đừng khóc.
c) Đưa tay cho tôi mau!
 Cầm lấy tay tôi này!
- HS trả lời câu hỏi của GV .
-HS nhận xét 
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập .
- HS so sánh và nêu ý nghĩa của hai câu cầu khiến .
- HS nhận xét 
Củng cố-dặn dị
- GV hướng dẫn cho HS thực hiện ở nhà :
BT4:
+ Vai vế của Dế Choắt và Dế Mèn .
+ Ngôn từ của Dế Choắt : Khiêm nhừng, rào trước , đón sau .
+ Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn , Tô Hoài không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn .
+ Cách dùng câu cầu khiến như thế rất phù hợp với vai Dế Choắt : ý câu cầu khiến nhẹ hơn , ít rõ ràng hơn , phù hợp với tính cách của Dế Choắt đối với Dế Mèn .
BT5:
Không thể thế cho nhau được, vì :
- Khác nhau về nghĩa .
- Trong đoạn văn trên, câu nói “Đi đi con !” : Người mẹ dùng để khuyên con vững tin bước vào đời .
- Trái lại đoạn văn trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” : Người mệ bảo con đi cùng mình .
*** Có thể nói thêm về câu cầu khiến trong I.1.a : Con Cá Vàng không thể nói với ông lão đánh cá “Cứ về thôi” mà phải nói “Cứ về đi” vì : Chỉ có ông lão về .
*Củng cố:
-> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lý thời gian, tư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức.
? Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?
*Dặn dị:
a. Học bài:
- Học nắm được nội dung bài .
- Làm bài tập cịn lại .
- Bài tập thêm : Viết một đoạn văn ngắn trong đĩ cĩ dùng những câu cầu khiến với những chức năng khác nhau.
- Tìm các câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học.
- Biết phê phán cách sử dụng câu cầu khiến khơng lịch sự, thiếu văn hĩa.
b. Soạn bài: 
- Soạn : TM một danh lam thắng cảnh .
+ I/- HS đọc và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5/ SGK trang 33,34 .
 + II/- HS chuẩn bị (soạn) các bài tập 1,2,3,4 SGK/35 .
_Lắng nghe để thực hiện.
-Trả lời.
-Lắng nghe để chuẩn bị.

Tài liệu đính kèm:

  • doc82.doc