Giáo án Tuần 20 - Lớp 2

Giáo án Tuần 20 - Lớp 2

Mơn : Tập Đọc

ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I/ MỤC TIÊU :

1. Đọc :

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời kể.

2. Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo ngễ, vững chãi, đẵn, ăn năn,

- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 20 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mơân : Tập Đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời kể.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo ngễ, vững chãi, đẵn, ăn năn, 
- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có)
- Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện nhắc giọng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo tranh và giới thiệu : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Ông Mạnh thắng Thần Gió để biết tại sao một người bình thường như ông Mạnh lại có thể thắng được một vị thần có sưc mạnh như Thần Gió.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc :
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm :
- Yêu cầu HS tìm hiểu các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ :
+ Tìm các từ có l/n,  trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi/thanh ngã
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS (nếu có).
c) Luyện đọc đoạn :
- Hỏi : Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau ? Là giọng của những ai ?
- Hỏi : Bài tập đọc có mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Hỏi : Đồng bằng, hoành hành có nghĩa là gì?
- Đây là đoạn văn giới thiệu câu chuyện, để đọc tốt đoạn văn này các con cần đọc với giọng kể thong thả, chậm rãi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Trong đoạn văn có lời nói của ai ?
- Ông Mạnh tỏ thái độ gì khi nói với Thần Gió ?
- Vậy khi đọc chúng ta cũng phải thể hiện được thái độ giận giữ ấy. (GV đọc mẫu và yêu cầu HS luyện đọc câu nói của ông Mạnh)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
- Để đọc tốt đoạn này các con cần phải chú ý ngắt giọng câu văn 2, 4 cho đúng. Giọng đọc trong đoạn này cần thể hiện sự quyết tâm chống trả Thần Gió của ông Mạnh.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3. Nghe và chỉnh sủa lỗi cho HS.
- GV đọc mẫu đoạn 4.
- Giảng : Trong đoạn văn có lời đối thoại giữa Thần Gió và ông mạnh. Khi đọc lời của Thần Gió, các con can thể hiện được sự hống hách, ra oai (GV đọc mẫu), khi đọc lời của ông Mạnh cần thể hiện sự kiên quyết, không khoan nhượng (GV đọc mẫu).
- Gọi 1 HS đọc đoạn cuối bài.
- Hỏi : Đoạn văn là lời của ai ?
- Giảng : Đoạn văn này kể về sự hoà thuận giữa Thần Gió và ông Mạnh nên các con chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài. 
- Gọi HS đọc lại đoạn 5.
- Yêu cầu HS đọc nối tiép theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc :
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc các nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh :
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
TIẾT 2
2.3 . Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3.
- Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
- Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì?
- Ngạo nghễ có nghĩa là gì ?
- Kể việc làm của ông mạnh chống lại Thần Gió (Cho nhiều HS kể).
- Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà như thế nào ?
- Cả 3 lần ông Mạnh dựng lại nhà thì cả ba lần Thần Gió đều quật đổ ngôi nhà của ông nên ông mới quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Liệu lần này Thần Gió có quật đổ nhà của ông Mạnh được không ? Chúng ta cùng học tiếp phần còn lại của bài để biết được điều này.
- Gọi HS đọc phần còn lại của bài.
- Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
- Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh ? 
- Ăn năn có nghĩa là gì ?
- Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?
- Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió ?
- Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai ?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
2.3. Luyện đọc lại bài :
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hỏi : Con thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
- 3 HS đọc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV :
+ Các từ đó là : loài người, hang núi, lăn quay, lồm cồm, nổi giân, lớn nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lạnh, các loài hoa, 
+ Các từ đó là : ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả, 
- 5-7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Thần Gió và giọng của ông Mạnh.
- Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn 
+ Đoạn 1 : Ngày xưa  hoành hành.
+ Đoạn 2 : Một hôm  ngạo nghễ
+ Đoạn 3 : Từ đó  làm tường.
+ Đoạn 4 : Ngôi nhà  xô đổ ngôi nhà.
+ Đoạn 5 : phần còn lại. 
- 1 HS đọc bài.
- Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng. Hoành hành có nghĩa là làm nhiều điều ngang ngược trên một vùng rộng, không kiêng nể ai.
- HS đọc lại đoạn 1 theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc bài. 
- Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió
- Ông Mạnh tỏ thái độ rất tức giận.
- Luyện đọc câu : - Thật độc ác !
(Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh)
- HS đọc đoạn 2.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS tìm cách nhắt sau đó luyện ngắt giọng câu :
+ Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà. //
+ Cuối cùng, / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. //
- HS đọc bài theo yêu cầu. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn.
- 1 HS khá đọc bài.
- Đoạn văn là lời của người kể.
- Theo dõi GV hướng dẫn giọng đọc.
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc câu : Từ đó, / Thần Gió thường đến thăm ông, / đem cho ngôi nhà không khí mát lạnh từ biển cả / và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. //
- Một số HS đọc bài cá nhân.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng) 
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
- Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
- Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả.
- Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
- Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay.
- 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp.
- Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
- Thần Gió rất ăn năn.
- Ăn năn là hối hận về lỗi lầm của mình.
- Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
- Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó.
- Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của con người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.
- Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động. Nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên.
- 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc mỗi đoạn truyện.
- Con thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió.
- Con thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh 
Môn : Toán
BẢNG NHÂN 3
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3..10) và học thuộc bảng nhân 3.
- Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
	- SGK + vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- GV cho HS đứng tại chỗ đọc lại bảng nhân 2.
	- GV nhận xét tuyên dương.
 * Nhận xét tiết kiểm tra.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 a/ Giới thiệu bài :
	- Hôm nay học tiếp 1 bảng nhân đó là bảng nhân 3. GV ghi tựa bài lên bảng gọi HS nhắc lại tựa bài.
 b/ GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 ( lấy 3 nhân với một số):
	- GV giới thiệu các tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn rồi gắn 1 tấm lên bảng và nêu: 
+ Mỗi tấm có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 3 (chấm tròn) được lấy 1 lần ta viết:
3 được lấy 1 lần, ta viết.
3 x 1 = 3
	- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn lên bảng rồi hỏi 
Ÿ 3 được lấy 2 lần ta viết như thế nào? (3 được lấy 2 lần, ta có 3 x 2 = 3 + 3 = 6)
	- GV nói và ghi lên bảng.
 Vậy 3 x 2 = 6
	- GV gọi HS đọc.
	- GV hướng dẫn HS tương tự và hỏi HS đến 3 x 10 = ... ớp làm vào Vở bài tập Tiếng việt 2, tập hai.
- Thật độc ác ! / Mở cửa ra ! / Không ! / sáng ra ta sẽ mở cửa mời ông vào.
- Đặt ở cuối câu kể.
- Ở cuối câu văn biểu lộ thái độ, cảm xúc.
- Dấu chấm than.
- Dấu chấm.
Môn : Đạo Đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT)
Hoạt động 1: Đóng vai.
	+ Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
	+ Cách tiến hành:
	* GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
	Ÿ Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó bỏ quên trong ngăn bàn, em sẽ (Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại)
	Ÿ Tình huống 2: Giờ ra chơi em nhặt được 1 chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ(Em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại người mất)
	Ÿ Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại, em sẽ(Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi)
	+ HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
	+ Các nhóm lên đóng vai.
	+ Thảo luận lớp.
 Ÿ Các em có đồng tính với cách ứng xử với các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao?
 Ÿ Vì sao em làm như vậy khi nhặt được của rơi?
 Ÿ Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất?
 Ÿ Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên cảu bạn?
GVKL: 
Hoạt động: Trình bày tư liệu.
+ Mục tiêu:	Giúp HS củng cố nội dung bài học.
	+ Cách tiến hành:
	- GV yêu cầu các nhóm và cá nhân trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiều hình thức.
	- HS trình bày.
	- Cả lớp thảo luận về.
	 + Nội dung tư liệu.
	 + Cách thể hiện tư liệu.
	 + Cảm xúc của em qua các tư liệu.
	- GV nhận xét, đánh giá.
GVKL chung: Cần trả lại của rơi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện. 
Mỗi khi nhặt được của rơi.
Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
	- Về nhà học thuộc lòng bài. Chuẩn bị bài kế tiếp.
Môn : Chính Tả
MƯA BÓNG MÂY
I/ MỤC TIÊU :
- Nghe và viết lại chính xác bài thơ Mưa bóng mây.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, iêt/iêc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có)
- Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau : 
+ hoa sen, cây xoan, sáo, giọt sương, xương cá, cây sung.
+ cá diếc, diệt ruồi. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Trời đang nắng thì có mưa, sau đó lại nắng ngay người ta gọi là mưa bóng mây. Cơn mưa bóng mây đáng yêu và ngộ nghĩnh như đứa trẻ. Để thấy rõ điều đó, hôm nay chúng ta cùng nghe và viết bài Mưa bóng mây, sau đó làm các bài tập. 
2.2. Hướng dẫn viết chính tả :
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết : 
- GV đọc bài thơ Mưa bóng mây.
- Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào ?
- Em bé và cơn mưa cùng làm gì ?
- Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào ?
b) Hướng dẫn trình bày :
- Bài viết có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ ? Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ?
- Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng ?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào ?
c) Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
- Tìm trong bài thơ các chữ có vần : ươi, ươt, oang, ay?
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả :
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi :
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS chữa.
g) Chấm bài :
- Thu 10 bài chấm.
- Nhận xét bài viết. 
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2
- GV đổi tên thành : Nối mỗi từ ở cột A với mỗi từ thích hợp ở cột B.
- GV chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 2 vào 4 tờ giấy to phát cho mỗi nhóm.
- Nhận xét, chữa bài cho từng nhóm.
- Tổng kết cuộc thi. 
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Bức tranh vẽ cảnh trời vừa mưa vừa nắng.
- Theo dõi GV đọc, 1HS đọc lại bài
- Thoáng mưa rồi tạnh.
- Dung dăng cùng vui vẻ.
- Cũng làm nũng với mẹ, vừa khóc xong đã cười.
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 câu. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Để cách một dòng.
- Nào, lạ, làm nũng, hỏi, vở, chẳng, đã.
- Thoáng, mây, ngay, ướt, cười.
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- HS nghe – viết.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm và làm. Nhóm nào làm xong trước thì mang dán lên bảng. 
Đáp án :
 A B A B
sương mù chiết cành
xương rồng chiếc lá
đường sa tiết nhớ 
phù xa tiếc kiệm 
thiếu sót hiểu biết 
xót xa biếc xanh 
Môn : Toán
BẢNG NHÂN 5
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Lập bảng nhân 5 (5 nhân với 1, 2, 3..10) và học thuộc bảng nhân 5.
- Thực hành nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Các tấm bìa (SGK).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- GV gọi vài HS đọc bảng nhân 4.
	- GV nhận xét tuyên dương.
 * Nhận xét tiết kiểm tra.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 a/ Giới thiệu bài :
	- GV lấy 1 tấm bìa gắn lên bảng (mỗi tấm có 5 chấm tròn) GV hướng dẫn HS đọc: (5 được lấy 1 lần) ta viết. 
5 x 1 = 5
	- GV tiếp tục gắn 2 tấm bìa và hỏi. (Tương tự)
	 + 5 lấy 2 lần, ta có.
5 x 2 = 5 + 5 = 10
Vậy: 5 x 2 = 10
	- GV lần lượt hướng dẫn HS cho đến 5 x 10 = 50 và lập thành bảng nhân 5. GV ghi lên bảng.
5 x 1 = 5 5 x 6 = 30
5 x 2 = 10 5 x 7 = 35
5 x 3 = 15 5 x 8 = 40
5 x 4 = 20 5 x 9 = 45
5 x 5 = 25 5 x 10 = 50
	- GV hướng dẫn HS đọc HTL bảng nhân 5 đọc theo tổ, lớp.
	- GV gọi HS xung phong đọc HTL bảng nhân 5.
b/ Luyện tập:
Bài 1 : Tính nhẩm.
	- GV cho HS làm bài vào bảng con
	- GV gọi 3 HS lên bảng sửa bài. GV nhận xét và sửa chữa	
 5 x 3 = 15 5 x 2 = 10 5 x 10 = 50
 5 x 5 = 25 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45
 5 x 7 = 35 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40
 5 x 1 = 5
Bài 2 : 
	- GV đọc bài toán, gọi 1 HS đọc lại, GV hỏi:
Ÿ Bài toán cho biết gì? (Mỗi tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày)
Ÿ Bài toán hỏi gì? (Hỏi 4 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiêu ngày)
	- GV cho HS giải vào vở. Gọi 1HS lên bảng sửa bài. GV nhận xét sửa bài và chấm 1 số bài cho HS.
Tóm tắt.
 Mỗi tuần : 5 ngày 
 4 tuần :.ngày?
Giải
4 tuần lễ Mẹ đi làm làø.
5 x 4 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày
Bài 3 :
	- GV cho HS trả lời miệng, GV nêu, HS trả lời. GV nhận xét tuyên dương.
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
	- GV cho HS thi đọc HTL bảng nhân 5.
 * Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS đọc bảng nhân 4.
- HS đọc CN.
- Đọc ĐT.
- HS đọc nối tiếp trong tổ bảng nhân 5.
- Cả lớp đọc HTL.
- HS xung phong đọc HTL bảng nhân 5
- HS làm bài vào bảng con.
- 3 HS lên bảng sửa bài. HS nhận xét
- 1 HS đọc lại đề toán.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS sửa bài.
- HS trả lời miệng.
- Lớp nhận xét.
- HS thi đọc HTL bảng x 5.
Môn : Tập Làm Văn
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I/ MỤC TIÊU :
- Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
- Viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
- Bước đầu biết nhận xét vàchữa lỗi câu văn cho bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ.
- Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 SGK trang 12.
- Nhận xét, cho điểm HS 
2/ DẠY HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Trong giờ Tập làm văn này, các con sẽ học cách viết một đoạn văn tả cảnh một mùa trong năm.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: 
- GV 1 HS đọc yêu cầu.
- GV đọc đoạn văn lần 1.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc lại đoạn văn.
- Bài văn miêu tả cảnh gì ?
- Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào ?
- Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào ?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2 : 
- Qua bài tập 1, các con đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các con sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè. 
- GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
- Mặt trời mùa hè như thế nào ?
- Khi trời mùa hè đến cây trái trong vườn như thế nào ?
- Mùa hè thường có hoa gì ? Hoa đó đẹp như thế nào ?
- Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?
- Con có mong ước mùa hè đến không ?
- Mùa hè này con sẽ làm gì ?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
- Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu, từ.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào VBT Tiếng Việt 2, tập hai và chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- Mùa xuân đến.
- Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
- Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và toả ngát hương thơm.
- Nhìn và ngửi. 
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
- Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
- Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm 
- Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
- Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi 
- Trả lời.
- Trả lời.
- Viết trong 5 đến 7 phút.
- Nhiều HS được đọc và chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc