Giáo án Tự chọn môn Hóa học 9 - Tiết 9: Nhôm

Giáo án Tự chọn môn Hóa học 9 - Tiết 9: Nhôm

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết được tính chất vật lý của nhôm

- Tính chất hoá học của nhôm:

+ Mang tính chất hoá học chung của kim loại

+ Tính chất hoá học riêng là phản ứng được với dung dịch Kiềm

- Rèn kỹ năng viết các phương trình phản ứng minh hoạ.

II. Chuẩn bị:

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 HS1: Nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Hóa học 9 - Tiết 9: Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2009
Ngày giảng: 2/12/2009
Tiết 9: NHÔM
KHHH: Al
NTK = 27
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được tính chất vật lý của nhôm
- Tính chất hoá học của nhôm: 
+ Mang tính chất hoá học chung của kim loại 
+ Tính chất hoá học riêng là phản ứng được với dung dịch Kiềm 
- Rèn kỹ năng viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
II. Chuẩn bị:
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	HS1: Nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động.
3. Bài mới: 
1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không?
GV: ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi (trong không khí) tạo thành lớp màng mỏng là nhôm oxit bền vững không cho nước và không khí thấm qua.
Chú ý: Khi làm thí nghiệm với nhôm nhất thiết để phản ứng xảy ra như mong muốn chúng ta phải cạo sạch lớp màng nhôm oxit.
+Vậy hãy nêu kết luận về tính chất hoá học của nhôm.
GV: Nhôm còn có tính chất hoá học khác đó là phản ứng với dung dịch kiềm
Giáo viên liên hệ thực tế:
Ta không nên dùng chậu nhôm để dựng vôi hoặc dung dịch kiềm.
Chú ý: Nếu là lớp có học sinh giỏi thì nên viết phương trình phản ứng của nhôm với dung dịch kiềm (NaOH, Ca(OH)2)
a) Phản ứng của nhôm với phi kim.
Phương trình hoá học: 
4Al + 3O2 2Al2O3
2Al + 3Cl2 2AlCl3
b) phản ứng của nhôm với dung dịch axit.
*phương trình phản ứng:
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
c) Phản ứng của nhôm với dung dịch muối 
Học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng 
Phương trình phản ứng 
2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu.
Kết luận: Nhôm là kim loại điển hình và mang đầy đủ tính chất hoá học của kim loại.
2. Nhôm có tính chất hoá học nào khác.
Nhôm còn có tính chất hoá học riêng đó là phản ứng với dung dịch kiềm 
III:Ứng dụng 
+ Dựa vào tính chất hoá học, tính chất vạt lý và các kiến thức thực tế hãy nêu úng dụng của nhôm?
(Giáo viên chiếu các ứng dụng của nhôm lên màn hình.
Học sinh kể các ứng dụng của nhôm 
(SGK)
IV: Sản xuất nhôm.
Giáo viên sử dụng tranh vẽ H2.14 để thuyết trình về cách sản xuất nhôm
Nguyên liệu: Quặng bôxit thành phần chủ yếu là Al2O3
Phương pháp: Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit.
Phương trình:
2Al2O3 4Al + 3O2
	4. Củng cố 
+ Nhôm có những tính chất hoá học như thế nào? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? 
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1. Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các kim loại sau: Al, Ag, Fe. Em hãy trình bày phương pháp hoá học đề nhận biết các kim loại trên.
Bài tập 2. Cho 5.4gam bột nhôm vào 60ml dung dịch AgNO3 1M khuấy kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m?
	5. Hướng dẫn (1p) 
	Bài tập về nhà: 1.2.3.4.5.6 SGK/58
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc