Giáo án Tuần 2 - Lớp 2

Giáo án Tuần 2 - Lớp 2

Môn : Toán § 6

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

 Giúp hs.

- Củng cố về việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm.

 - Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế.

II. CHUẨN Bị .

 Gv : Thước đo có có các vạch chia thành từng cm.

 Hs : Thước đo có có các vạch chia cm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :

1. Khởi động :

2. Kiểm tra bài cũ :

-Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài cả lớp làm bảng con. 10cm =?dm ; 1dm = ?cm

 * Gv nhận xét phần kiểm tra:

3. Bài mới :

a/ Giới thiệu bài -ghi đầu bài lên bảng

b/ Luyện tập :

Bài 1 : Gv hướng dẫn hs làm bài và sửa bài a,b,c.

 a/ Số: 10 cm = 1 dm 1 dm = 10 cm

 b/ Hs làm. Tự tìm trên thước vạch chỉ 1dm.

 c/ Vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm.

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 2 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần II
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007
Môn : Toán § 6
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	Giúp hs.
- Củng cố về việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm.
	- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế.
II. CHUẨN Bị .
	Gv : Thước đo có có các vạch chia thành từng cm.
	Hs : Thước đo có có các vạch chia cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động dạy
1. KHỞI ĐỘNG :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài cả lớp làm bảng con. 10cm =?dm ; 1dm = ?cm
	* Gv nhận xét phần kiểm tra:
3. BÀI MỚI :
a/ Giới thiệu bài -ghi đầu bài lên bảng
b/ Luyện tập :
Bài 1 : Gv hướng dẫn hs làm bài và sửa bài a,b,c.
 a/ Số: 10 cm = 1 dm	1 dm = 10 cm
 b/ Hs làm. Tự tìm trên thước vạch chỉ 1dm.
 c/ Vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm.
 Bài 2 : Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2dm.
 a/ Tìm trên thước thẳng vạch 2dm.
 b/ 2dm = 20cm
 Bài 3 : Hs tự làm vào vở, gọi 3 hs lên sửa bài.
	1 dm = 10 cm	3 dm = 30 cm
	2 dm = 20 cm	5 dm = 50 cm...
Bài 4: Hs thực hiện nhóm, đại diện sửa bài.
 + Độ dài cái bút chì là 16cm.
 + Độ dài 1 gang tay của mẹ là 2dm.
 + Độ dài 1 bước chân của Khoa là 30c 
4. CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 Ÿ GV hỏi : Hôm nay các em học bài gì ?
	-vậy 1dm =	cm ?	10cm = ..dm 
	- GV nhận xét tiết học:
Môn : Đạo Đức
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ GIẤC 
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
 1. Học sinh hiểu biểu cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 2. Hs biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
 3. Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ: Gv: Tranh minh hoạ chơi sắm vai cho hoạt động 2, tiết 1.
 Phiếu giao việc ở hoạt động 1, 2. Tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC:	
1. KHỞI ĐỘNG : - Cả lớp hát vui
2. BÀI MỚI : * Hoạt động1 :
 + Mục tiêu : Tạo cơ hội để hs được bầy tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
 + Các tiến hành :
-Gv phát bìa màu cho hs và qui định chọn màu. Đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, vàng là không biết hay lưỡng lự.
-Gv đọc lần lượt từng ý kiến HS lựa chọn màu biểu thị thái độ của mình và giải thích lý do .
 a/ Trẻ em không cần học tập.
 b/ Học tập đúng giờ giúp em học mau tiến bộ.
 c/ Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
 d/ Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe.
	Gv kết luận:
 a/ Sai vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến kết quả học tập của mình, bạn bè, bố mẹ, thầy cô lo lắng.
 c/ Sai vì không tập chung chú ý thì kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian. Vừa học vừa chơi là một thói quen xấu.
 GVKL: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
 * Hoạt động 2 : Hành động cần làm.
 + Mục tiêu : Giúp Hs tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 + Cách tiến hành :
 -Gv chia hs thành 4 nhóm.
 N1: Ghi lợi ích khi học tập đúng giờ.
 N2: Ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ.
N3: Ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ.
 N4: Ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
-Gv gọi các nhóm báo cáo. N1, N2, N3, N4 ghép lại với nhau.
 GVKL: Việc học tập sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn, vì vậy học tập, sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
 * Hoạt động 3 : Hành động cần làm.
 + Mục tiêu : Giúp Hs tự sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý và tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu.
 + Cách tiến hành :
 -2 hs trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình.
 -Một số hs trình bầy thời gian biểu. - Hs nhận xét
 GVKL: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian sẽ giúp các em làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khỏe.
 KLC: Cần sinh hoạt, học tập đúng giờ để làm gì ? (đảm bảo sức khỏe, học hành mau tiến bộ).	
3. CỦNG CỐ-DẶN DÒ :
	-1 số hs nhắc lại phần kết luận chung
 * Nhận xét tiết học .
Môn : Tập Đọc
PHẦN THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ như : nửa năm, làm, lặng yên, buổi sáng, sáng kiến, trường, trực hật, ; bẻ, nửa, tẩy, thưởng, sẽ, bàn tán, sánh kiến, lặng yên, 
- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.
- Hiểu được đặc điểm tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện)
- Bảng phụ có ghi các từ ngữ, câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra 2 HS- Đọc thuộc lòng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi ? và trả lời câu hỏi : Em cần làm gì để không phí thời gian ?
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo tranh minh hoạ lễ tổng kết năm học và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
- Nghe HS trả lời sau đó chỉ tranh và nêu : Đây là cô giáo đang trao phần thưởng cho bạn Na. Na không phải là học sinh giỏi nhưng cuối năm bạn vẫn được cô giáo khen thưởng, các bạn qúy mến. Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu vì sao bạn Na được thưởng.
- Viết tên bài lên bảng và đọc mẫu toàn bài giọng nhẹ nhàng, cảm động.
2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2
a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
b) Hướng dẫn phát âm khó :
- Tiến hành tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Luyện đọc các từ khó, từ dễ lẫn : nửa năm, làm, lặng yên, buổi sáng, sáng kiến, trường, trực nhật, ; bẻ, nửa, tẩy, thưởng, sẽ, bàn tán, sáng kiến, lặng yên, 
c) Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài :
- Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt và thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
- Tìm cách đọc và luyện đọc câu : 
Một buổi sáng, / vào giờ ra chơi, / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm. // 
d) Đọc từng đoạn :
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp. Sau đó nghe và chỉnh sửa cho HS nếu có lỗi sai. 
- Yêu cầu HS chia nhóm, 4 HS một nhóm, yêu cầu từng em đọc trong nhóm. Các em còn lại theo dõi và chỉnh sửa cho bạn, nếu cần.
e) Thi đọc : - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. 
 - Nhận xét, cho điểm.
g) Đọc đồng thanh : - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2 :
- Câu chuyện kể về bạn nào ?
- Bạn Na là người như thế nào ? 
- Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm ?
- Các bạn đối với Na như thế nào ?
- Tại sao luôn được bạn bè quý mến mà Na lại buồn ?
- Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học ? 
- Yên lặng có nghĩa là gì ?
- Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi ?
- Theo em, các bạn đã bàn bạc điều gì ?
- Chuyển : Để biết chính xác điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho Na chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn cuối.
TIẾT 2
2.4. Luyện đọc các đoạn 3 - Tiến hành tương tự như luyện đọc đoạn 1, 2.
a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu.
b) Hướng dẫn luyện phát âm :
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý các từ cần luyện phát âm cho đúng : lớp, tấm bảng, bước lên, lặng lẽ, trap, phát, bất ngờ, phần thưởng, vang dậy, lặng lẽ, 
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu khó ngắt giọng.
- Luyện đọc câu dài, câu khó ngắt giọng :
- Đây là phần thưởng, / cả lớp đề nghị tặng bạn Na. //
- Đỏ bừng mặt, / cô bé đứng dậy bước lên bục. //
- Lặng lẽ nghĩa là im lặng, không nói gì. Tấm lòng đáng quý chỉ lòng tốt của Na.
- Hỏi HS về ý nghĩa của các từ ngữ : lặng lẽ, tấm lòng đáng quý.
- Yêu cầu HS đọc cả đoạn trước lớp.
d) Luyện đọc cả đoạn
e) Thi đọc 
g) Đọc đồng thanh
2.5. Tìm hiểu các đoạn 3
- GV hỏi : Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không ? Vì sao ?
- Thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến. HS có thể có các ý kiến như :
+ Na xứng đáng được thưởng, vì em là một cô bé tốt bụng, lòng tốt đáng quý.
+ Na không xứng đáng được thưởng vì Na chưa học giỏi.
- Nhiều HS trả lời :
- Na vui mừng đến mức tưởng là mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
- Cô giáo và các bạn vui mừng đến độ vỗ tay vang dậy.
- Mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
Nghe HS trả lời, nhận xét sau đó khẳng định: Na xứng đáng được thưởng vì em có một tấm lòng thật đáng quý. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết yêu thương, qúy mến, giúp đỡ mọi người thì cuộc sống sẽ vui vẻ tốt đẹp hơn rất nhiều. Trong nhà trường có nhiều phần thưởng cho HS. HS giỏi đáng được thưởng, HS có lòng tốt cũng đáng được thưởng 
- Hỏi tiếp : Khi Na được thưởng những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ? 
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn mà em yêu thích và nêu rõ vì sao em thích đoạn văn đó.
- Hỏi : Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ bạn Na ?
- Theo em, việc các bạn trong lớp đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho bạn Na có ý nghĩa gì ?
- Chúng ta nên làm nhiều việc tốt không ?
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện : Phần thưởng và bài tập đọc Làm việc thật là vui.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2007
Môn : Toán § 7
SỐ BỊ TRỪ, SỐ TRỪ, HIỆU
I. MỤC TIÊU :
	Giúp hs:
	- Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
	- Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ :
	Gv : SGK
	Hs : SGK + vở toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động dạy
1. KHỞI ĐỘNG :  ...  (Ta phải đặt dấu chấm hỏi)
- Yêu cầu HS viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Hỏi : Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã có, em có thể làm như thế nào ?
(Thay đổi trật tự các từ trong câu).
- Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì ? (Dấu chấm hỏi.)
- Nhận xét tiết học, khen ngợi động viên các em có cố gắng, học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
Môn: Âm nhạc $ 4
HỌC HÁT BÀI : THẬT LÀ HAY
( Nhạc và lời Hoàng Lân)
I. Mục tiêu: Hát đúng giai điệu lời và bài ca.
- Hát đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng.
- Biết bài hát thật là hay sáng tác của nạc sỹ Hoàng Lân.
II. GV chuẩn bị: Hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Dạy bài hát thật là hay
- GV hát mẫu và đọc lời ca
- HS đọc lời ca - Chú ý chõ ngắt
 " Nghe véo von / trong vòm cây / hoạ mi hót với chim oanh/
b. Hoạt động 2: HS hát từng câu
- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu
- Hát nối tiếp câu 1 - 2 HS hát theo tổ, bàn dãy.
- GV QS nhận xét sửa sai
4. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị giờ sau.
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007
Môn : Toán $ 10
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp hs củng cố về:
- Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
	- Phép cộng, phép trừ (tên gọi thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép tính).
	- Giải toán có lời giải.
	- Quan hệ giữa dm và cm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động dạy
1.ỔN ĐỊNH :
2. BÀI MỚI :
a/ Giới thiệu bài:
	 -Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
b/ Luyện tập:
 Bài 1: Gv gọi 1 hs nêu cách làm bài mẫu.
	- Hs làm bảng con, và đọc từng bài
 25 = 20 + 5 (hai mươi lăm bằng hai mươi cộng năm)
 62 = 60 + 2 
 99 = 90 + 9 39 = 30 +9
 87 = 80 + 7 87 =80 +7 
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
	-1 hs nêu cách làm phần a. Cả lớp làm vào vở a,b
a/
Số hạng
30
52
 9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
90
66
19
9
b/ 
Số bị trừ
90
66
19
25
Số trừ
60
52
19
10
Hiệu
30
14
00
15
-Hs sửa bài y/c hs trả lời 90 là tổng của các số hạng 30 và 60.
 30 là hiệu của 90 và 60
 Bài 3: Hs làm vào VBT. Gọi hs lên sửa bài
	 48	 65	 94	 32	 56	 	
 + 30 	- 11 	_ 42 	+ 32 	- 16 	
 78	 54	 52	 64	 40	 
 Bài 4: 1 hs đọc đề bài. Gv y/c hs làm sau đó sửa bài
	Tóm tắt:
 Mẹ và Chị	:	85 quả cam.
 Mẹ hái	:	44 quả cam.
 Chị 	:	quả cam ?
	Tính	Giải:
 	 85	Số quả cam Chị hái.
	- 44 	 85 - 44 = 41 (quả)
	 41	Đáp số: 41 quả
 Bài 5: 2 hs làm bài trên bảng, cả lớp làm vào giấy nháp.
	1 dm = 10 cm ,	10 cm = 1 dm
4. CỦNG CỐ-DẶN DÒ :
 - Gv nhận xét tiết học.
Môn : Chính Tả $4
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I/ MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui.
- Củng cố quy tắc chính tả phân biệt g/gh.
- Học thuộc bảng chữ cái.
- Bước đầu biết sắp tên người đúng thứ tự của bảng chữ cái.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi qui tắc chính tả viết g/gh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó, dễ lẫn cho HS viết, yêu cầu cả lớp viết vào một tờ giấy nhỏ.
- Viết theo lời đọc của GV.
+ xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
+ cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái. (p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.)
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài -ghi tên bài lên bảng
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- GV đọc đoạn cuối bài : Làm việc thật là vui.
- Đoạn trích này ở bài tập đọc nào ?
- Đoạn trích nói về ai ?
- Em bé làm những việc gì ? (Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.)
- Bé làm việc như thế nào ? (Bé làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui).
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn trích có mấy câu ? (Đoạn trích có 3 câu.)
- Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ? (Câu 2.)
- Hãy mở sách và đọc to câu văn 2 trong đoạn trích.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết. Chẳng hạn :
+ Hãy tìm và đọc các tiếng, từ trong đoạn trích có phụ âm đầu l, r. (làm, luôn luôn, lúc, rau, rộn.)
+ Hãy tìm và đọc các từ, tiếng trong đoạn trích có âm cuối t, c, có thanh hỏi, thanh ngã. 
(vật, việc học, nhặt, cũng)
- Yêu cầu 2HS lên bảng dưới lớp dùng bảng con viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết. Chú ý mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ viết khó, dễ lẫn.
g) Chấm bài.
- Thu và chấm từ 5 - 7 bài
- Nhận xét bài viết
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Trò chơi : 
Thi tìm chữ bắt đầu g/gh.
- GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 tờ giấy Rôki to và một số bút màu. Trong 5 phút các đội phải tìm được các chữ bắt đầu g/gh ghi vào giấy.
- Tổng kết, GV và HS cả lớp đếm số từ tìm đúng của mỗi đội. Đội nào tìm được nhiều chữ hơn là đội thắng cuộc.
- Hỏi : Khi nào chúng ta viết gh? (Viết gh khi đi sau nó là các âm e, ê, i)
- Khi nào chúng ta viết g ? (Khi đi sau nó không phải là e, ê, i).
Bài 3
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái H, A, L, B, D theo thứ tự của bảng chữ cái.
- Nêu : Tên của năm bạn : Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng cũng được sắp xếp như thế.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết tiết học, tuyên dương các em học tốt, có tiến bộ. Phê bình nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
- Dặn dò HS học ghi nhớ quy tắc chính tả với g/gh. Viết lại cho đúng các lỗi sai trong bài. Học thuộc lòng cả bảng chữ cái.
Môn : Tập làm Văn $ 2
CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
- Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp.
- Viết được 1 bản tự thuật ngắn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập 2 – SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS trả lời : 
+ Tên em là gì ? Quê em ở đâu ? Em học trường nào ? Lớp nào ? Em thích môn học gì nhất ? Em thích làm việc gì ? 
- Gọi 2 HS lên bảng nói lại các thông tin mà 2 bạn vừa giới thiệu. 
(Lần lượt từng HS nói. Mỗi HS nói về một bạn. Chẳng hạn : Bạn tên là ... Quê bạn ở ... Bạn đang học lớp ... Trường ... Bạn thích học...)
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Hỏi : Khi gặp mặt một ai đó chẳng hạn như gặp bố mẹ khi đi học về, gặp thầy cô khi đến trường, . . . con phải làm gì? (Em cần chào hỏi.)
- Lần đầùu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình con phải làm gì ? (Em phải tự giới thiệu.)
- Trong bài tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, tự giới thiệu mình để làm quen với ai đó.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 (Làm miệng) 
- Gọi l HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Sau mỗi lần HS nói, GV chỉnh sửa lỗi cho các em. 
+ ví dụ: - Con chào mẹ, con đi học ạ ! / Xin phép bố mẹ, con đi học ạ ! / Mẹ ơi, con đi học đây ạ! / Thưa bố mẹ, con đi học ạ !/
? Chào thầy, cô khi đến trường như thế nào. (Em chào thầy (cô) ạ!)
? Chào bạn khi gặp nhau ở trường như thế nào.
 (Chào cậu ! / Chào bạn ! / Chào Thu ! /.)
- Nêu : Khi chào người lớn tuổi, em nên chú ý chào sao cho lễ phép, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở.
Bài 2 (Làm miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cẩu của bài.
- Treo tranh lên bảng và hỏi : Tranh vẽ những ai ? (Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít).
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào ? (Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon.)
- Bóng nhực và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu với nhau như thế nào ? (Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là học sinh lớp 2.)
- Hỏi : Ba bạn chào nhau, tự giới thiệu với nhau như thế nào ? Có thân mật không ? Có lịch sự không ? (Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự).
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì ? (Bắt tay nhau rất thân mật).
- Yêu cầu 3 HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó tự làm bài vào Vở bài tập.
- Gọi HS làm bài và cho Nhiều HS tự đọc bản tự thuật của mình. 
 HS khác lắng nghe và nhận xét.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, chú ý học bài. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
- Dặn dò HS chú ý thực hành những điều đã học : tập kể về mình cho người thân nghe. Tập chào hỏi lịch sự, có văn hóa khi gặp gỡ mọi người.
Môn: Mỹ thuật $ 2
Thưởng thức mỹ thuật - Xem tranh thiếu nhi
I. Mục tiêu: HS làm quen với tranh của thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế
- Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu đ]ợc tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.
II. Chuẩn bị: Tranh
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng dạy học
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động1: Xem tranh
- GV giới thiệu tranh đôi bạn - HS quan sát
? Tranh vẽ gì.
? Hai bạn trong tranh đang làm gì.
? Em hãy kể lại những màu được sử dụng trong bức tranh.
? Em có thích bức tranh này không ? vì sao.
- HS trả lời - GV QS nhận xét bổ sung.
- GV hướng dẫn HS nhận xét về nội dung bức tranh của bạn Phương Liên
b. Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét tiết học, tuyê dương 1 số em có ý thức học tập.
- Dặn dò HS sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ. Quán sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc