Giáo án tự soạn Ngữ văn 8 - Tuần 11

Giáo án tự soạn Ngữ văn 8 - Tuần 11

KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS

1-Kiến thức:Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS qua tiết ôn tập về các tác phẩm văn học Việt Nam.

2-Kĩ năng: So sánh , khái quát, đánh giá chung về nhân vật.

3-Thái độ: Học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Hai đề kiểm tra

- HS: On bài

III. PHƯƠNG PHÁP: Gơi mở, đàm thoại.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1-Ổn định tổ chức.

2-Kiểm tra bài cũ. không

3- Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự soạn Ngữ văn 8 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Từ (2-8/11/09)
Tiết 41
 KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức:Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS qua tiết ôn tập về các tác phẩm văn học Việt Nam.
2-Kĩ năng: So sánh , khái quát, đánh giá chung về nhân vật.
3-Thái độ: Học tập tốt.
II. CHUẨN BỊ
GV: Hai đề kiểm tra
HS: Oân bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Gơi mở, đàm thoại..
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài cũ. không
3- Bài mới:
4.Củng cố: Nhắc nhở Hs kiểm tra bài
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài “Luyện nói”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 42*
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức.Củng cố lại kiến thức kể chuyện theo ngôi kể 1,3 có kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2-Kĩ năng: Kể chuyện theo ngôi kể.
3-Thái độ: Trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK,SGV,TLTK
HS: Tập nói
III. PHƯƠNG PHÁP: Luyện nói
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài cũ. 
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
TG
Khi kể chuyện, yếu tố đầu tiên cần xác định?
 Thế ù nào là kể theo ngôi 1? Tác dụng?
Thế nào là kể theo ngôi 3? Tác dụng?
VD ngôi kể 1 và phân tích?
Ngôi 3?
Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
Đọc đoạn trích.
 Kể lại theo lời chị Dậu?
Ngôi kể?
Lời thoại?
Chi tiết miêu tả?
Chi tiết biểu cảm?
Gọi HS kể?
-Ngôi kể
-Kể trực tiếp những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói rõ suy nghĩ, tình cảm của mình như người trong cuộc làm câu chuyện như có thật.
-Người kể tự giấu mình đi, gọi tên nhân vật bằng tên gọi của chúng
-Lão Hạc, Tôi đi học, Trong lòng mẹ..
-Cô bé bán diêm,Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng
-Tùy vào cốt truyện cụ thể mà chọn ngôi kể
-Thay đổi để soi chiếu sự vật, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc con người.
-Hs đọc
-Chuyển ngôi 1, đóng vai chị Dậu, xưng tôi.
-Chuyển lời thoại trực tiếp thành gián tiếp.
-Xám mặt, nghiến hai hàm răng, túm cổ, ấn dúi ra cửa..
-Hs kể
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Oân tập về ngôi kể
- Ngôi 1, xưng tôi: tăng tính chân thực, thuyết phục
-Ngôi 3, gọi tên nhân vật: kể linh hoạt, tự do nói những gì diễn ra xung quanh nhan vật.
2. Chuẩn bị luyện nói
II. LUYỆN NÓI
-Hs kể
4.Củng cố: Kể chuyện lựa chọn ngôi kể như thế nào?
5.Dặn dò: Đóng vai Lão hạc kể chuyện bán chó
V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 43
CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức. Nắm được đặc điểm câu ghép và hai cách nối vế câu trong câu ghép.
2-Kĩ năng: Phân tích câu ghép, đặt câu
3-Thái độ: Có thể dùng trong khi giao tiếp
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK,SGV,TLTK
HS: Soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Luyện nói
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài cũ. Thế nào là nói giảm, nói tránh? VD?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
TG
Gọi Hs đọc vd.
Tìm ở các câu in đậm, câu nào là câu có 1 cụm C-V, có 2 cụm C-V trở lên, 1 cụ C- V lớn chứa nhiều cụm C-V nhỏ?
Gọi tên các câu đó?
Thế nào là câu ghép?
Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở VD1? 
Câu đơn 4
Trong các câu ghép 1,3 ,6,7 các vế đ
Được nối với nhau bằng cách nào?
Nối cặp qht?
Cặp từ hô ứng?
Có mấy cách để nối các vế câu ghép?
Đăät câu ghép dựa vào qht cho sẵn?
Thảo luận 
-Buổi mai hôm ấy lạnh, mẹ tôi / âu 
yếm..và hẹp.
-Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay 
đổi vì chính lòng tôi/ đang có sự thay 
đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học.
-Tôi/ / quên thế nào được những cảm 
giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng 
tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//
-Trả lời theo ghi nhớ
-1.lá ngoài đường/ rụng nhiều, trên 
không/ có những đám mây bàng bạc, lòng tôi /lại  tựu trường
3.tôi /chưa lần nào ghi ra giấy .. tôi /không biết ghi.. tôi /không nhớ hết.
-6. Con đường này tôi/ đã quen..lần.. lần này /tự nhiên thấy lạ.
-Câu 3,6 qht( vì ,nhưng)
-Câu 7: v1,v2 nối qht(vì)
-Câu 1không , câu 7 là dấu :
-Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học đúng giờ
-Anh càng tỏ ra thích mua, họ càng ép gia
-2 cách ù
-Sở dĩ nó /thi hỏng vì no/ù không chăm học
-Hễ bạn /nghỉ học thì bạn/ không hiểu bài
-Mặc dù nó/ hỗn với tôi nhưng chúng tôi/ vẫn là chị em
-No/ù chẳng những không nghe lời mà nó /còn cãi lại
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP
1. Xét VD
a.Câu đơn: Có 1 cụ C-V (5)
b.Câu ghép: Là câu có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau(7)
c.Câu phức: Câu có cụm C-V lớn bao chứa nhiều cụm C-V nhỏ.
2. Đặc điểm câu ghép:
Ghi nhớ : sgk
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU
1.Xét ví dụ
2. Ghi nhớ 2: sgk
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 2
-nguyên nhân
-giả thiết
-nghịch đối
-qua lại
4.Củng cố: Đặc điểm của câu ghép?
5.Dặn dò: Làm bài 1,3,4,5
V. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc