Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Trần Bình Trọng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Trần Bình Trọng

Bài: 9 - Tiết : 37

Tuần: 10

TV

NÓI QUÁ

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là nói quá. Tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương và trong cuộc sống đời thường.

- HS biết vận dụng nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.

2- Kỹ năng:

- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu

- Nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ này trong viết văn cũng như trong cuộc sống .

3- Thái độ:

- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

- Giáo dục hs biết sử dụng biện pháp này đúng chỗ, hợp lí.

* Giáo dục tích hợp kĩ năng sống.

II. Trọng tâm:

- Nắm khái niệm nói quá.

- Tác dụng của nói quá trong văn chương và đời sống.

III. Chuẩn bị:

1- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.

2- Học sinh: Bảng nhóm, vở bài tập, sách giáo khoa, vở chuẩn bị bài.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 9 - Tiết : 37
Ngày dạy:25/10/2010 – Tuần: 10
TV
NÓI QUÁ
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: 
- HS hiểu được thế nào là nói quá. Tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương và trong cuộc sống đời thường.
- HS biết vận dụng nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
2- Kỹ năng: 
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu 
- Nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ này trong viết văn cũng như trong cuộc sống .
3- Thái độ: 
- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
- Giáo dục hs biết sử dụng biện pháp này đúng chỗ, hợp lí.
* Giáo dục tích hợp kĩ năng sống.
II. Trọng tâm:
Nắm khái niệm nói quá.
Tác dụng của nói quá trong văn chương và đời sống.
III. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2- Học sinh: Bảng nhóm, vở bài tập, sách giáo khoa, vở chuẩn bị bài.
IV. Tiến trình:
1/ Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra miệng: 
- Thế nào là tình thái từ? Đặt câu có sử dụng tình thái từ – xác định.
+ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo lập ra những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
+ Đặt câu: Bạn làm bài rồi chứ? à Tình thái từ nghi vấn.
- Em hiểu cách nói sau như thế nào?
+ Khoẻ như voi, đẹp như tiên,
+ Nhà tôi có cái nồi to bằng cái đình làng.
3/ Bài mới:
* Khi nói : Cô ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
 Hay: Cô ấy đẹp như tiên.
Em hiểu cách nói đó như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Hs đọc các câu tục ngữ, ca dao, Sgk trang 101.
- GV: Nói: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” “ Mồ hôi thánh thóat như mưa ruộng cày” có quá sự thật không ?
+ HS: Các ý trên nói quá sự thật, phóng đại quá mức tính chất trong nội dung của các câu này.
- GV: Thực chất mấy câu này muốn nói lên điều gì?
+ HS: Ngụ ý chỉ thời gian vào tháng 5 đêm ngắn, ngày dài. Ngược lại, vào tháng 10 ngày ngắn, đêm dài.
+ HS:Ngụ ý chỉ sự vất vả của người nông dân.
- GV: Cách biểu đạt trên là gì? Có tác dụng ntn?
+ HS: Biểu đạt bằng cách phóng đại sự thật với mục đích làm cho người ta hiểu rõ sự thực hơn. 
+ HS:Ta hiểu được ý nghĩa hàm ẩn trong lời nói trên chính là nhờ nói quá. Như vậy, nói quá là gì?
- Giáo viên treo bảng phụ cho các nhóm làm bài tập nhanh so sánh giữa cách nói thông thường và cách nói bóng bẩy
 - GV: Cách nói như vậy có tác dụng gì?
- GV: hs so sánh:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
với đêm tháng năm rất ngắn.
“ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” với ngày tháng mười rất ngắn.
“ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” với mồ hôi ướt đẫm cách nói nào hay hơn.
- HS tìm trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng nói quá sắc sảo, gây ấn tượng.
* GV: Khi phân tích thơ, văn người ta có dùng khái niệm nói quá không?
+ HS:Ít dùng, chỉ dùng nói thậm xưng, khoa trương, phóng đại.
- HS: đọc ghi nhớ.
 * Hoạt động 2:	
- Giáo viên hướng dẫn hs làm bài tập. 
- HS đọc bài tập 1 – thực hiện.
- HS đọc bài tập 2 – thực hiện.
- HS đọc bài tập 3 – thực hiện.
- HS đọc bài tập 4 – thực hiện.
* HS đọc bài tập 5 – thảo luận nhóm- 2’.
- HS: Trình bày 1 phút.
I/ Nói quá và tác dụng của nói quá:
1. Nói quá là gì? 
- Là phóng đại qui mô tính chất mức độ sự vật, hiện tượng được miêu tả.
 2. Tác dụng của nói quá:
- Nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm cho câu văn, câu thơ.
 * VD: - Ngáy như sấm.
 - Đẹp như tiên
 - Xấu như ma
 - Chưa nói mà cười, chưa đi mà chạy.
 - Ruột để ngoài da.
* Ghi nhớ : Sgk/102.
II/ Luyện tập:
1. Tìm biện pháp nói quá – giải thích:
a- Có sức người sỏi đá cũng thành cơm: Sức lao động của con người thật là kì diệu.
b- Em có thể đi lên đến tận trời: Có thể đi đến bất cứ nơi nào, ý nói còn rất khỏe.
c- Thét ra lửa: Rất có uy quyền, hống hách quát nạt mọi người.
2. Điền thành ngữ vào chỗ trống:
a- Chó ăn đá gà ăn sỏi: đất đai cằn cỏi hoang vu.
b- Bầm gan tím ruột: căm phẫn, uất ức.
c- Ruột để ngoài da: vô tâm, không giấugiếm.
d- Nở từng khúc ruột: phấn khởi, sung sướng.
e- Vắt chân lên cổ: chạy thật nhanh.
3. Đặt câu:
a- Cô ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b- Đoàn kết tạo sức mạnh dời non lấp bể.
c- Công việc lấp biển vá trời ấy không phải một sớm một chiều mà làm được.
d- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng quân thù.
e- Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
4. Tìm 5 thành ngữ so sánh nói quá:
- Nhanh như cắt, chậm như rùa, xấu như ma, đẹp như tiên, đen như cột nhà cháy .
5. Phân biệt nói quá – nói khoác:
- Nói quá: là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói khoác: làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, tiêu cực.
à Nói quá, nói khoác đều là phóng đại nhưng khác nhau ở mục đích.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Nói quá là gì? Nêu tác dụng của nói quá.
+ Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói quá và nói khoác khác nhau ntn?	
+ Nói quá: là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói khoác: làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, tiêu cực.
à Nói quá, nói khoác đều là phóng đại nhưng khác nhau ở mục đích.
5/ Hướng dẫn HS tự học:
-Học thuộc nội dung bài, ghi nhớ, biết cho VD, đặt câu có nói quá , hòan chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị bài mới:” Ôn tập truyện kí Việt Nam”.
 + Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm truyện kí Việt Nam.
 + So sánh nội dung - nghệ thuật.
 + Trả lời câu hỏi Sgk / 104 ( Tập – I).
V. Rút kinh nghiệm:
Bài: 10 - Tiết : 38
Ngày dạy:25/10/2010 – Tuần:10 
Văn
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: 
- HS biết củng cố hệ thống hóa kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam ở lớp 8. Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. 
- HS hiểu những nét độc đáo về nội dung, nghệ thuật của từng văn bản. Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2- Kỹ năng: 
- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng độc đáo của tác phẩm đã học. 
3- Thái độ: Giáo dục hs tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, làng xóm. 
II. Trọng tâm: 
Hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản về truyện kí Việt Nam.
Sư giống và khác nhau cơ bản giữa các truyện kí đã học.
III. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Phiếu học tập.
2- Học sinh: Vở bài soạn, Sgk, tập ghi chép, bảng nhóm.
IV. Tiến trình:
1/ Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra miệng:
1- Hình ảnh hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ và thầy Đuy- sen ra sao?.( 4đ)
- Hai cây phong là niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu. Nó để lại ấn tượng khó quên về thời thơ ấu. Nó còn là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết. Nó gắn với tình yêu quê hương da diết, với kỉ niệm của tuổi học trò. Nó còn là nhân chứng cho câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy-sen.(2đ)
- Thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong đã gửi gắm ước mơ hi vọng đến những đứa trẻ nghèo thất học sẽ mở mang kiến thức và trở thành người hữu ích cho xã hội.(2đ)
2- Trong truyện ngắn hai cây phong, có hai mạch kể nào lồng ghép vào nhau, em thấy mạch nào quan trọng hơn? Vì sao?(2đ)
3- Em hãy kể những văn bản truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình, cho biết tên tác giả của những văn bản đó.(2đ)
4- Kiểm tra chuẩn bị bài của Hs.(2đ)
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- GV: hs mở sgk / 104.
- GV: Lập bảng thống kê truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu.
- GV: Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào? Nêu năm sáng tác.
- GV: Nêu thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chính, nét đặc sắt về nghệ thuật.
- GV: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào? Nêu năm sáng tác.
- GV: Nêu thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chính, nét đặc sắt về nghệ thuật.
- GV: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” của tác giả nào? Nêu năm sáng tác.
- GV: Nêu thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chính, nét đặc sắt về nghệ thuật.
- GV: Văn bản “Lão Hạc” của tác giả nào? Nêu năm sáng tác.
- GV: Nêu thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chính, nét đặc sắt về nghệ thuật.
* Hoạt động 2:
- GV: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản trên.( Hs thảo luận nhóm - 3’ )
* Hoạt động 3
- GV: cho hs chọn đoạn văn hoặc nhân vật nào các em yêu thích. Sau đó các em phân tích.
* VD: Bé Hồng. Bé Hồng và bà cô nói chuyện về mẹ. Bé cố kìm nén để bảo vệ mẹ mình, tuy vậy bé rất lễ phép với bà cô, không nói tranh , không trách cô của mình.
I/ Lập bảng thống kê:
1.“Tôi đi học”: truyện ngắn của Thanh Tịnh (1911 – 1988 ).
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Nội dung: Truyện gợi tả lại kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. 
- Nghệ thuật: Diễn tả bằng dòng cảm xúc với những rung động thiết tha, ngòi bút giàu chất thơ.
 2. “Trong lòng mẹ”:hồi kí (trích Những ngày thơ ấu- 1940)- Nguên Hồng( 1918 – 1982)
- Tự sự xen trữ tình.
- Nội dung: Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé.
- Nghệ thuật: Văn hồi kí, chân thực, trữ tình thiết tha.
3. “Tức nước Vỡ bờ” ( trích tiểu thuyết Tắt đèn ) của Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ... âu vấn đề, phân tích thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề, kêu gọi mọi người hành động theo vấn đề đã nêu.( trong phần thân bài nêu tác hại trước rồi mới đề xuất giải pháp là hợp lí, khoa học).
* Hoạt động 2:
- GV: Hs đọc đoạn 1.
- GV: Những sự kiện nào được thông báo?
- GV: Văn bản này chủ yếu nhằm thuyết minh cho sự kiện nào?
- GV: Em có nhận xét gì về cách trình bày sự kiện đó?
+ HS: Thuyết minh bằng số liệu cụ thể.
+ Đi từ thông tin khái quát( rộng) à cụ thể( hẹp).
+ Lời thông báo ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ.
- GV: Từ đó, em thu nhận được những nội dung quan trọng nào từ phần mở đầu Vb này?
+ HS: Thế giới quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất – Việt Nam tỏ sự quan tâm bằng hành động” Một ngày nilông”.
- GV: Hs đọc phần 2. 
* GV: Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao nilông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có nguyên nhân nào khác không? ( Hs thảo luận nhóm – 3’)
+ HS: Tính không phân hủy của pla-xtíc.
+ Lẫn vào đất gây cản trở quá trình sinh trưởng của các loài vật, tắc đường nước thải, muỗi phát sinh
+ Làm mất mỹ quan.
+ Thải ra chất độc khác gây bệnh.
- Đốt bao bì nilông gây ngộ độc ảnh hưởng sức khỏe con người.
* Liên hệ việc vứt bao bì nilông nơi em sinh sống ( cầu cống, đường phố, các điểm tham quan du lịch,)
* Có hành động thiết thực hơn.
- GV: Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh được sử dụng.
+ HS: Liệt kê tác hại- phân tích cơ sở thực tế khoa học của tác hại đó.
- Nêu tác dụng của cách thuyết minh này.
+ HS: Khoa học, thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- GV: Trước khi có những thông tin này, em hiểu gì về tác hại của việc sử dụng bao bì nilông?
- GV: Sau khi biết được những thông tin này, em thu nhận được những kiến thức mới nào về hiểm họa của việc dùng bao nilông?
+ HS: Dùng bừa bãi góp phần làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo, gây chết ngườià có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng xấu cảnh quan môi trường.
- GV: Hs đọc đoạn tt.
- GV: Phần này trình bày nội dung gì?
- GV: Các biện pháp đó tập trung vào những điều chính nào cần ghi nhớ.
+ HS: Thay đổi thói quen sử dụng bao nilông, tái sử dụng và dùng khi thật cần thiết.
+ Dùng giấy, lá để gói thực phẩm.
+ Tuyên truyền cho người biết tác hại để hạn chế sử dụng bao nilông.
- GV: Nhận thức của em về các biện pháp hạn chế sử dụng bao bì nilông trước và sau khi biết thông tin này.
- GV: Hs đọc phần kết bài – cho biết đưa ra kiến nghị gì?
+ HS: Nhiệm vụ và hành động của chúng ta.
- GV: Em sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống, biến thành hành động cụ thể. 
- GV: hs đọc ghi nhớ. 
- GV: Nhắc hs về tiết học 125 ( chương trình địa phương- tuần 32) kết hợp lí thuyết về điều tra thực tế địa phương về môi trường, tiết 134 ( tuần 34- HKII ) là ôn tập văn bản nhật dụng .
- GV: Hs liên hệ: Gia đình, nhà trường, địa phương trong việc thực hiện sử dụng bao nilông.
- GV: Bản thân em làm gì để hạn chế việc sử dụng bao nilông.
- HS: tự bộc lộ.
* GV: Em có nhận xét gì về lối diễn đạt của văn bản này?
* GV: Ngôn ngữ diễn đạt ra sao?
- HS: đọc ghi nhớ. 
I/ Đọc - Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2- Tác phẩm:
- Văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học, tự nhiên.
3. Giải từ khó:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1- Nội dung:
- Tính không phân huỷ của pla-xtíc chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người.
v Biện pháp:
- Hạn chế dùng bao nilông để giảm bớt chất thải là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ của con người.
2- Hình thức:
- Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục.
* Ghi nhớ : Sgk/107.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
* Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 + Nghị luận, thuyết minh về một vấn đề xã hội.
- Trong văn bản trên, nguyên nhân chính nào khiến cho việc dùng bao bì nilông có thể gây nguy hại đối với môi trường thiên nhiên.
 + Tính không phân huỷ của pla-xtíc chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người.
5/ Hướng dẫn HS tự học:
- Học thuộc nội dung bài, ghi nhớ.	
+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
- Chuẩn bị bài mới:” Nói giảm- nói tránh”.
 + Đọc các câu hỏi theo Sgk trả lời.
 + Thế nào là nói giảm –nói tránh, tác dụng.
 + Bài tập 1à 4 Sgk/ 108, 109.
V. Rút kinh nghiệm:
Bài: 10 - Tiết : 40
Ngày dạy:27/10/2010 – Tuần: 10
TV
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là nói giảm nói tránh. 
- HS biết tác dụng của nó trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
2- Kỹ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự khi nói và viết. 
3- Thái độ: Giáo dục học sinh sử dụng từ ngữ tế nhị, lịch sự khi giao tiếp.
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống.
II. Trọng tâm:
- Khái niệm nói giảm nói tránh, tác dụng.
III. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2- Học sinh: Vở ghi bài, vở bài soạn, bài tập, bảng nhóm.
IV. Tiến trình:
1/ Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra miệng:
1. Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá. (3đ)
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.(1,5đ)
- Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.(1,5đ)
2. Cho VD : - Gióng là một nhân vật kì tài lớn nhanh như thổi .(2đ)
3. Nhận xét nội dung diễn đạt của hai câu sau ntn? Em hiểu gì về cách trình bày vấn đề như thế? (3đ)
- Bức tranh này xấu thật!
- Bức tranh này chưa được đẹp lắm!
 à Nội dung hai câu giống nhau, đều là chê bai nhưng cách 1 nói thẳng sẽ gây buồn lòng còn cách 2 cũng là chê nhưng tế nhị hơn làm cho người nghe ít đau lòng hơn.
3. Kiểm tra vở bài tập, chuẩn bị bài của học sinh. (2đ)
3/ Bài mới:
* Em hãy thay đổi cách nói trong những câu sau:
- Bài văn của bạn dở lắm!
- Bạn rời khỏi đây ngay!
- Cấm hái hoa, bẻ cành.
* So sánh hai cách nói trên em thấy thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- GV: cho Hs đọc ví dụ 1 Sgk/ 107,108.
 GV: Những từ đi gặp cụ Các mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng đàn anh khác, đi, chẳng còn có ý nghĩa là gì? Tại sao lại phải nói như thế.
+HS: Cùng có nghĩa là chết .Vì để giảm nhẹ, tránh gây đau buồn. 
- GV: Hãy tìm những từ khác nói về cái chết.
+ HS:Về nơi chín suối, qui tiên, từ trần.
- GV: HS đọc Vd 2 Sgk/ 108.
- GV: Tại sao trong câu trên người ta không dùng từ khác cùng nghĩa mà lại dùng từ “bầu sữa”.
+ HS:Vì cách dùng như thế là lịch sự tế nhị, tránh thô tục.
- GV: Hs đọc câu 3 Sgk/108.
- GV: So sánh 2 cách nói ở Sgk cho biết cách nào nói nhẹ nhàng tế nhị hơn đối với người nghe.
+ HS: Cách nói thứ hai tế nhị lịch sự hơn, nhẹ nhàng hơn cách nói thứ nhất.
- GV: HS đặt câu có nói giảm nói tránh.
- GV: Thế nào là nói giảm, nói tránh?
vLưu ý: Nói giảm nói tránh có thể thực hiện theo nhiều cách sau:
+ Dùng từ đồng nghĩa ( VD 1,2 ).
+ Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa( VD 3).
+ Nói vòng:( Anh còn kém lắmà Anh cần phải cố gắng hơn nữa).
+ Nói trống( tỉnh lược): Anh ấy bị thương như thế thì không sống được lâu đâu chị ạ! à Anh ấy như thế thì không lâu đâu chị ạ!
- Hs đọc ghi nhớ .
* Hoạt động 2:
- HS đọc bài tập 1- thực hiện.
- HS đọc bài tập 2 – đánh dấu( +) vào nói giảm nói tránh và dấu (-) vào câu không NGNT.
- HS đọc bài tập 3 , Hs lên bảng đặt câu.
- Hs đọc bài tập 4: thảo luận nhóm 2’
- Cho các nhóm trình bày trong 1 phút.
I/ Nói giảm, nói tránh và tác dụng 
của nói giảm nói tránh :
- Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
- Là dùng từ một cách tế nhị uyển chuyển.
- Tạo cảm giác tế nhị, lịch sự khi giao tiếp.
* Ghi nhớ: Sgk/ 108.
 II/ Luyện tập:
1. Điền nói giảm nói tránh vào chỗ thích hợp:
a- đi nghỉ.	 d- có tuổi.
b- chia tay nhau. e- đi bước nữa.
c- khiếm thị.
2. Tìm câu nói giảm nói tránh:
- a 1: _ - b 1: _ - c 1: + - d 1: +
- a 2: + - b 2: + - c 2: _ - d 2: _
- e 1: _ - e 2: +
3. Đặt câu:
- Bức tranh anh vẽ xấu quá!
à Bức tranh anh vẽ chưa được đẹp lắm!
4. Khi cần phải kiên quyết phê phán một hiện tượng xấu trong cuộc sống.
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Nói giảm nói tránh là gì? tác dụng của nó trong khi nói và viết.
 + Nói giảm nói tránh là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
2. Đặt câu có sử dụng nói giảm, nói tránh theo các hình thức: dùng từ đồng nghĩa, phủ định từ trái nghĩa, nói vòng, tỉnh lược .
- Oâng tôi đã được an táng xong.
- Bạn hát chưa hay.
- Anh cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
- Bạn như thế thì không xong rồi.
5/ Hướng dẫn HS tự học:
- Học thuộc nội dung bài , ghi nhớ, hoàn chỉnh các bài tập còn lại ở nhà.
 + Phân tích tác dụng của nói giảm nói tránh trong một đoạn văn cụ thể.
- Chuẩn bị bài mới:” Kiểm tra văn”.
 + Ôn kĩ các truyện kí Việt Nam. 
 + Nắm nội dung- nghệ thuật.
 + Các câu hỏi ôn tập theo sách giáo khoa.
V. Rút kinh nghiệm:
	 Duyệt của TTCM
 Ngày 18 tháng 10 năm 2010 	
 TT

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37.doc