Giáo án tự chọn Văn 8 - Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến trước 1945)

Giáo án tự chọn Văn 8 - Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến trước 1945)

Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam

 (Từ đầu thế kỉ xx đến trước 1945)

 Loại chủ đề: Bám sát

Cảm Nhận Văn Bản Nhớ Rừng

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua các bài thơ Việt Nam đầu thế kỉ 20- trước năm 1945. VB Nhớ rừng.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, cảm thụ thơ văn.

3.Thái độ: Yêu thích các thác pẩhm văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến trước 1945.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập, một số các bài văn mẫu.

Trò: Ôn tập

III. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức (7)

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tổ chức các hoạt động

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Văn 8 - Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến trước 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26, tiết 1,2
Ngày soạn:
Ngày dạy: Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam
 (Từ đầu thế kỉ xx đến trước 1945)
 Loại chủ đề: Bám sát
Cảm Nhận Văn Bản Nhớ Rừng
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua các bài thơ Việt Nam đầu thế kỉ 20- trước năm 1945. VB Nhớ rừng.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, cảm thụ thơ văn.
3.Thái độ: Yêu thích các thác pẩhm văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến trước 1945.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập, một số các bài văn mẫu. 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức (7’)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Ôn tập văn bản Nhớ rừng (30phút)
HS: Hoạt động nhóm: tìm hiểu đề và lập dàn ý.
GV: Hướng dẫn
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
GV:? Với những ý trên ta cần tìm những câu thơ nào làm dẫn chứng?
HS: Tìm câu tiêu biểu.
GV:? Theo em khổ nào cần phân tích sâu nhất?
HS: XĐ
Hoạt động 2: Thực hành(50’)
- HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
- GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:(3phút)
Học bài và hoàn thiện các bài tập
Chuẩn bị: Quê hương
I-Văn bản: Nhớ rừng- Thế Lữ.
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ? 
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
3. Viết bài 
4.Đọc và chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần 27, tiết 3,4
Ngày soạn:
Ngày dạy: Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam
 (Từ đầu thế kỉ xx đến trước 1945)
 Loại chủ đề: Bám sát
Cảm Nhận Văn Bản Quê Hương
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua các bài thơ Việt Nam đầu thế kỉ 20- trước năm 1945. VB Quê hươn.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, cảm thụ thơ văn.
3.Thái độ: Yêu thích các thác pẩhm văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến trước 1945.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập, một số các bài văn mẫu. 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức (7 phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập văn bản Quê hương ( 30 phút)
HS: Hoạt động nhóm: tìm hiểu đề và lập dàn ý.
GV: Hướng dẫn
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
GV:? Với những ý trên ta cần tìm những câu thơ nào làm dẫn chứng?
HS: Tìm câu tiêu biểu.
GV: Yêu cầu HS tìm những dẫn chứng tiêu biểu.
HS: Tìm
Hoạt động 2: Thực hành (50 phút)
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài.
GV đọc mẫu mở và kết bài cho HS tham khảo.
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
4.Củng cố và dặn dò: (3 phút)
 - Xem lại bài, soạn: Khi con tu hú
II-Văn bản: Quê hương- Tế Hanh.
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh? 
 1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
 - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ và nội dung chính
b. Thân bài
1 Hình ảnh quê hương
a. Giới thiệu chung về làng quê 
- H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển.
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. 
 -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền được diễn tả thật ấn tượng: 
 Chiếc thuyền nhẹ .mã
 Phăng mái..giang 
khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
- Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to nhưgió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tưởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơI quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cáI hình vừa cảm nhận được cáI hồn của sự vật.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt
- Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân .vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, người lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển. 
- Con thuyền sau chuyến đi vất vả được tác giả miêu tả: im nằm, nghe vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn như một phần sự sống lao động của làng chài. 
2. Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối)
- Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. 
- Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ‘’cái mùi nồng mặn’’. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ‘’mùi nồng mặn’’ đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... 
* Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
c. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
 3. Viết bài
 a. Mở bài- TH có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và t/y quê hương đất nước. 
‘’Quê hương’’ là bài thơ được in trong tập ‘’Hoa niên’’ xuất bản năm 1945 mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.
b. Thân bài
c. Kừt bàiVới những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt l/đ làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
4.Đọc và chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm: 
--------------------------------
Tuần 28, tiết 5,6
Ngày soạn:
Ngày dạy: Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam
 (Từ đầu thế kỉ xx đến trước 1945)
 Loại chủ đề: Bám sát
Cám Nhận Bài Thơ Khi Con Tu Hú
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua  ... a chốn núi rừng – cuộc đời “ sang” - sang trọng giàu có. Đó là TT, cuộc đời làm CM lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống không hề bị gian khổ khuất phục.
Cuộc đời CM của Bác thật gian khổ nhưng Bác thấy đó là niềm vui của người chiến sĩ CM giữa chốn lâm tuyền. Bác là người CM sống lạc quan tự tin yêu đời.
c. Kết bài
- là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
3. Viết bài 
a. Mở bài
- HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
c. Kết bài
- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
4.Đọc và chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm: 
-------------------------
Tuần 30, tiết 9,10
Ngày soạn:
Ngày dạy: Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam
 (Từ đầu thế kỉ xx đến trước 1945)
 Loại chủ đề: Bám sát
Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng Và Đi Đường
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua các bài thơ Việt Nam đầu thế kỉ 20- trước năm 1945. VB Nhớ rừng, Quê hương, khi con tu hú, tức cánh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, cảm thụ thơ văn.
3.Thái độ: Yêu thích các thác pẩhm văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến trước 1945.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập, một số các bài văn mẫu. 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức (7 phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động dạy và học 
Nội dung
Hoạt động 9: Ôn tập văn bản Ngắm trăng và đi đường (30phút)
HS: Hoạt động nhóm: tìm hiểu đề và lập dàn ý.
GV: Hướng dẫn
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
GV: Yêu cầu HS phân tích từng văn bản để thấy được tinh thần và lòng yêu nước của Bác Hồ.
H: Thực hiện lần lượt
GV: Tình thần của Bác trong bài đi đường như thế nào? Ngụ ý của tác giả khi viết bài này?
H: Tìm ý.
Hoạt động 2: thực hành(50phút)
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 
4.Củng cố và dặn dò: (3 phút)
- Xem lai nội dung bài học
- chuẩn bị ôn tập và kiểm tra chủ đề 2
I-Văn bản: Ngắm trăng và đi đường- Hồ Chí Minh.
Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm trăng, Đi đường của HCM để thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng?
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ 
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943, Bác Hồ bị chính quyền TGT bắt giam trong các nhà lao tỉnh Quảng Tây. Trong bóng tối của lao tù, Người đã viết ra những dòng ánh sáng. Đó là những dòng thơ trong Nhật kí trong tù. Ngắm trăng, ĐI đường là hai bài thơ tiêu biểu của tập thơ cho thấy phong tháI ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cm.
b. Thân bài
* Ngắm trăng
- BH ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. Bậc tao nhân mặc khách thưởng thức trăng đang trong cảnh tù ngục bị đày đoạ vô cùng cực khổ. Không vướng bận với vật chất tầm thường mà vẫn hoà lòng mình để ngắm trăng.
- Câu thơ thứ 2 Vừa để hỏi vừa để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh đêm trăng đẹp.
 Có cáI xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của HCM trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Chứng tỏ Người yêu thiên nhiên một cách say đắm nên đã rung động trước cảnh đêm trăng đẹp dù là trong tù ngục.- Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp.
- Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên.
- Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Người chủ động đến với trăng, trăng chủ động tìm đến với Người Dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau.
=> Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên.
 * Đi đường
- Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.khó khăn gian khổ dường như là bất tận.
- Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ.
- Giọng điệu khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng.
- Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tình không còn là người đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành người khách du lịch đã đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phonh cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.
- Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên.
c. Kết bài
- là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
3. Viết bài 
4.Đọc và chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm: 
--------------------------
Tuần 31, tiết 11,12
Ngày soạn:
Ngày dạy: Chủ đề 2: Ôn tập văn học Việt Nam
 (Từ đầu thế kỉ xx đến trước 1945)
 Loại chủ đề: Bám sát
Ôn Tập Và Kiểm Tra Chủ Đề 2
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua các bài thơ Việt Nam đầu thế kỉ 20- trước năm 1945. VB Nhớ rừng, Quê hương, khi con tu hú, tức cánh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, cảm thụ thơ văn.
3.Thái độ: Yêu thích các thác pẩhm văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến trước 1945.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập, một số các bài văn mẫu. 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức (2phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Hoạt đông 1: ôn tập (27 phút) 
? ôn tập lại các đề bài?
HS thảo luận nhóm 
Hoạt động 2: Kiểm tra (60phút)
Đề: Phân tích bài thơ Ngắm trăng, Đi đường của HCM để thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng?
4.Củng cố và dặn dò: (3phút)
- GV thu bài làm của HS
- Chuẩn bị chủ đề mới.
I.Các đề bài:
- Cảm nhận của em về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ?
- Cảm nhận của em về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của HCM?
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng, Đi đường của HCM để thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ 
cm?
II. Đáp án đề kiểm tra
HS nêu được các ý cơ bản theo dàn ý sau: 
Dàn ý
a. Mở bài (1đ)
- Từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943, Bác Hồ bị chính quyền TGT bắt giam trong các nhà lao tỉnh Quảng Tây. Trong bóng tối của lao tù, Người đã viết ra những dòng ánh sáng. Đó là những dòng thơ trong Nhật kí trong tù. Ngắm trăng, ĐI đường là hai bài thơ tiêu biểu của tập thơ cho thấy phong tháI ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cm.
b. Thân bài
* Ngắm trăng (3.5đ)
- BH ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. Bậc tao nhân mặc khách thưởng thức trăng đang trong cảnh tù ngục bị đày đoạ vô cùng cực khổ. Không vướng bận với vật chất tầm thường mà vẫn hoà lòng mình để ngắm trăng.
- Câu thơ thứ 2 Vừa để hỏi vừa để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh đêm trăng đẹp.
 Có cáI xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của HCM trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Chứng tỏ Người yêu thiên nhiên một cách say đắm nên đã rung động trước cảnh đêm trăng đẹp dù là trong tù ngục.- Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp.
- Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên.
- Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Người chủ động đến với trăng, trăng chủ động tìm đến với Người Dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau.
=> Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên.
 * Đi đường (3.5đ)
- Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.khó khăn gian khổ dường như là bất tận.
- Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ.
- Giọng điệu khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng.
- Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tình không còn là người đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành người khách du lịch đã đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phonh cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.
- Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên.
c. Kết bài (1đ)
- Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
*Lưu ý: HS trình bày số cuc rõ ràng, mạch lac, ít sai lỗi chính tả,..... (1đ)
IV.Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon8 chu de 2(HK2).doc