Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 1: Tôi đi học - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 1: Tôi đi học - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

I. Mục tiêu

1. Năng lực: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên; trình bày được cảm nhận của cá nhân về những kỉ niệm trong ngày đầu tên đi học.

Đọc – hiểu, phân tích được đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

2. Phẩm chất: Biết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm của những người xung quanh.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Nhận xét được ngòi bút giàu chất trữ tình của tác giả qua nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH, máy chiếu

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1 (5’): Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu

* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học

* Tổ chức thực hiện:

 

docx 9 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 1: Tôi đi học - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2022
Ngày giảng: 7/9/2022
Bài 1 - Tiết 1
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên; trình bày được cảm nhận của cá nhân về những kỉ niệm trong ngày đầu tên đi học.
Đọc – hiểu, phân tích được đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Phẩm chất: Biết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm của những người xung quanh.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Nhận xét được ngòi bút giàu chất trữ tình của tác giả qua nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH, máy chiếu
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1 (5’): Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học
* Tổ chức thực hiện:
 - HSHĐCN (2’) TL-Tr5, báo cáo, chia sẻ.
 + Câu văn gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên. 
 + Ấn tượng, kỉ niệm về ngày tựu trường: HS tự chia sẻ.
 - GV dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Vậy nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” có tâm trạng như thế nào? Có gì giống và khác với chúng ta? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
2. Hoạt động2: Hình thành kiến thức (
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm, Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên.
* Tổ chức thực hiện:
H: Theo em văn bản này cần đọc với giọng ntn? 
- HSHĐ cá nhân (2’) chia sẻ cách đọc
- GV: Nhận xét ý kiến của HS, bổ sung nếu cần.
(Giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý những đoạn diễn tả các tâm trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lo âu của cậu bé cũng như của các bạn nhỏ. Những câu đối thoại của "ông đốc" cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường.)
- GV: Đọc mẫu một đoạn
- HS: Đọc lần lượt đến hết văn bản -> nhận xét, chia sẻ giọng đọc của bạn.
- GV: Động viên, uốn nắn, sửa lỗi cho HS 
H: HS đóng vai nhân vật “Tôi” kể tóm tắt nội dung chính của văn bản? 
Nhân vật “tôi” vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong bộ quần áo mới, nhân vật “tôi” cảm thấy “mình trang trọng và đứng đắn” hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, chú bé thấy ngôi trường trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. Nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi vòng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: “Tôi đi học”...
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? 
- HSHĐ cá nhân (2’) chia sẻ 
+ Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Huế. 
+ Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 
- GV mở rộng: Ông nổi tiếng nhất với tập truyện ngắn “Quê mẹ” và tập thơ “Đi từ giữa một mùa sen”, với phong cách nghệ thuật: tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha và êm dịu. Ông có hai câu thơ được nhiều người truyền tụng như một câu tục ngữ nói về vai trò và sức mạnh vĩ đại của nhân dân:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn phần, dân liệu cũng xong.”
(Dân no thì lính cũng no - 1952).
Ông có thơ in trong tập “Thi nhân Việt Nam” xuất bản năm 1942. Ngoài thơ, ông còn viết truyện, viết báo và viết kịch.
H: Nêu xuất xứ, thể loại của văn bản?
- HS trình bày, chia sẻ
 + Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
- GV giới thiệu: Truyện ghi lại những hoài niệm đẹp với những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng của một em bé trong buổi tựu trường -> Có thể xem nó như một trang hồi kí.
- HS đọc thầm các chú thích (TL-Tr 9) (1’) 
-> nêu các chú thích chưa rõ.
H: Truyện ngắn "Tôi đi học" sử dụng ngôi kể nào? Kể về điều gì? Sử dụng phương thức biểu đạt gì?
- Kể về những kỷ niệm, những cảm xúc của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Phương thức tự sự xen miêu tả, biểu cảm...
GV chuyển ý: Tôi đi học là một truyện ngắn thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác của Thanh Tịnh: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Vậy điều đó được thể hiện ntn? 
H: Truyện được viết theo trình tự nào? 
- Truyện được viết theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng.
- GV: Vậy điều gì đã gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của mình? 
- HSHĐCN (2p), báo cáo, chia sẻ
 H: Quan sát từ đầu Vb đến tưng bừng, rộn rã (TL-Tr6) Trả lời câu hỏi 2.a ý 1 TL-Tr9, ghi ra vở nháp (hoặc gạch chân) theo gợi ý: 
- GVKL 
+ Thời gian: vào cuối thu
+ Không gian: lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc
+ Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường
H: Vì sao những điều đó giờ lại trở thành kỉ niệm của nhân vật “tôi”? Khi nhớ về những kỉ niệm, tác giả sử dụng những từ ngữ nào? 
- HS: vì đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả. (liên tưởng tương đồng)
- Khi nhớ về kỉ niệm, tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã
H: Em có nhận xét gì về NT, từ ngữ, giọng văn và cách diễn đạt của tác giả? Qua đó em thấy cho ta thấy được điều gì? 
- HS: + NT: kể, tả, biểu cảm.. 
 + Từ láy gợi cảm....
 + H/ả so sánh: Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
- GV chốt: Dùng hàng loạt các từ láy, hình ảnh so sánh đặc sắc -> Tâm trạng xúc động chân thành khi nhớ về quá khứ
- GV bình: Những câu văn ngân nga, trầm bổng, bâng khuâng, chất đầy kỉ niệm đã đưa nhân vật “tôi” và mỗi chúng ta trở về với những kỉ niệm trong sáng, không thể nào quên thời thơ ấu.
- HSHĐ cặp đôi (2’) câu hỏi 2.a, ý 2 TL-Tr9; Báo cáo, điều hành, chia sẻ 
- GV chốt: Từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. 
(Những kỉ niệm này của nhân vật “tôi” được diễn tả theo trình tự thời gian và không gian:)
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
I. Đọc và thảo luận chú thích 
* Tác giả (TL-Tr8)
* Tác phẩm (TL-Tr9)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Khơi nguồn kỉ niệm 
 Giọng văn giàu chất thơ, Cách dẫn truyện tự nhiên, nghệ thuật so sánh, từ láy...cho ta thấy sự thay đổi của thời gian, cảnh sắc thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người, từ đó gợi lên trong lòng tác giả nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình. Đó là những cảm xúc phấn chấn, trong sáng nảy nở trong lòng.
	3. Hđ vận dụng (4’) 	
H: Qua tiết học em cần nắm được những nội dung gì ? HSTL - GV chốt 
* Hướng dẫn học bài: 
- Đọc và kể tóm tắt lại văn bản
 	- Học bài theo nội dung hướng dẫn.
- Soạn tiếp các câu hỏi 2b,c,d và nghiên cứu bài tập 1 ( phần luyện tập)
...............................................................................................................................
Ngày soạn: 06 /9/2022
Ngày giảng: 08/9/2022
Bài 1 - Tiết 2
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
	I. Mục tiêu
1. Năng lực: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên; trình bày được cảm nhận của cá nhân về những kỉ niệm trong ngày đầu tên đi học.
Đọc – hiểu, phân tích được đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Phẩm chất: Biết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm của những người xung quanh.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Nhận xét được ngòi bút giàu chất trữ tình của tác giả qua nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 	1. Giáo viên: tài liệu HDH, máy chiếu
 	2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tiến trình dạy học 
	1. Hoạt động 1 (4’): Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vào tiết dạy
* Tổ chức thực hiện:
- Trưởng ban học tập cho các ban chơi trò chơi tiếp sức, điều hành, chia sẻ 
+ Mỗi nhóm cử 2 bạn lên chơi (gộp lại thành 2 đội chơi/ mỗi đội khoảng 4 người..)
+ Thời gian 4p, mỗi đội chơi sẽ viết/ kể tên câu chuyện, bài hát, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ ...nói về tình cảm, tâm trạng học trò trong buổi tựu trường đầu tiên?
- HS cử người, tham gia trò chơi... (sau đó thể hát, đọc cả bài lên...)
- GV dẫn vào bài.. Với mỗi con người, những kỉ niệm, tâm trạng về mái trường, thầy cô, bè bạn là khác nhau, với nhân vật tôi điều này được thể hiện như thế nào? Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu...
3. Tổ chức các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30’)
* Mục tiêu: phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên; trình bày được cảm nhận của cá nhân về những kỉ niệm trong ngày đầu tên đi học.
* Tổ chức thực hiện:
- HSHĐC cả lớp câu hỏi 2.b TL-Tr9 
- GV chia nhỏ các ý cho HS phát hiện, gạch chân chi tiết bằng bút chì
- GVHDHS phân tích chi tiết và rút ra nhận xét
- Trên con đường cùng mẹ tới trường
 + Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
+ Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo và mấy quyển vở mới trên tay.
+ Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở; vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác -> háo hức, hồi hộp, có sự thay đổi lớn trong tình cảm và nhận thức, thấy mình đã lớn
- Khi đến trường 
+ Sân trường dày đặc người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa
+ Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ
- Khi nhìn mọi người, các bạn
+ Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, hay dám đi từng bước nhẹ
+ Như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay...
+ Cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng, ...
- Lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp
+ Hồi hộp chờ nghe tên mình, giật mình, lúng túng khi nghe gọi đến tên...
+ Bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ
+ Những tiếng khóc nức nở bật ra như phản ứng dây truyền
+ Chưa lần nào thấy xa mẹ như lúc này
- Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên: 
+ Trông gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay
+ Tôi nhìn bàn ghế lạm nhận là vật của riêng mình
+ Nhìn người bạn tí hon lòng tôi không cảm thấy sự xa lạ
+ Vòng tay lên bàn chăm chỉ. vừa xa lạ, vừa gần gũi; vừa ngỡ ngàng vừa tự tin
H: Em có nhận xét gì về giọng văn, cách diễn đạt của tác giả? Qua đó em cảm nhận được điều gì về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên? 
- HS chia sẻ
- GV chốt. HS ghi 
H: Những suy nghĩ, tình cảm trong sáng của cậu bé cho thấy cậu là người như thế nào?
- Cậu bé là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu bạn bè trường lớp, trân trọng việc học hành
H: Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả?chia sẻ?
- Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ, khép lại bài văn nhưng mở ra một thế giới, một tình cảm, một giai đoạn mới trong cuộc đời nhân vật "tôi".
- GV bình: Bằng trang hồi ức của mình, Thanh Tịnh đó diễn tả những kỷ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn, gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đó làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn.
H: Ngoài nhân vật “tôi” và những người bạn còn có những nhân vật nào xuất hiện trong văn bản ? 
- Các bậc phụ huynh, mẹ, ông đốc, thầy giáo trẻ.
- HSHĐ cặp đôi (2’) câu hỏi 2.c, ý 1 TL-Tr9
- HS báo cáo, chia sẻ -> GV chốt. 
+ Mẹ nắm tay đưa từ nhà đến trường.
+ Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo, đưa con đến lớp .
+ Ông đốc: gọi tên từng HS, dặn dò tươi cười nhẫn nại, cặp mắt hiền từ...
+ Thầy giáo trẻ: tươi cười đón HS.
H: Qua hình ảnh của những người lớn em cảm nhận được điều gì về tình cảm của họ với thế hệ trẻ? 
- GV: Đó là một môi trường giáo dục ấm áp là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
H: Trước tấm lòng của cha mẹ, thầy cô và toàn xã hội dành cho, chúng ta phải làm gì? 
- HS tự bộc lộ (cố gắng học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người con ngoan, trò giỏi để đền đáp công ơn của gia đình, thầy cô và toàn xã hội)
GV liên hệ 
*H: Khi học văn bản này gợi em nhớ đếnvăn bản nào đã học ở lớp 7. Giữa hai văn bản đó có điểm gì giống và khác nhau?
Văn bản: Cổng trường mở ra...
- GV: Trong ký ức mỗi con người mái trường là ngôi nhà thứ 2 che chở, dìu dắt vì ở đó có người thầy giàu lòng yêu thương, giúp HS trưởng thành
- HSHĐ cá nhân (1’) câu hỏi c, ý 2 TL-Tr9
- HS trình bày, chia sẻ -> GV chốt. 
- HSHĐ cặp đôi (4’) câu hỏi 2.d, TL-Tr9
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV chốt. HS ghi 
- Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên đỉnh núi
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
=> Các hình ảnh so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Đây là các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm, gắn với cảnh sắc thiên nhiên trong sáng, trữ tình. Nhờ các hình ảnh so sánh đó mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật “tôi” trở nên cụ thể, rõ ràng và câu chuyện thêm man mác chất trữ tình trong trẻo.
- GV bình: Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5’)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập
* Tổ chức thực hiện:
- HSHĐ cá nhân (3p), trình bày, chia sẻ
- GV: Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
Lưu ý: Cần tổng hợp, khái quát dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian.
4. Hoạt động 4 (2’): Vận dụng (Giao cho HS thực hiện ở nhà)
- Mục tiêu: Viết được đoạn văn ghi lại ấn tượng về buổi tựu trường đầu tiên.
- Tổ chức thực hiện: HS viết bài ở nhà (viết ra giấy kiểm tra)
+ GV kiểm soát bài tập của HS
2. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
 Cách diễn đạt giàu cảm xúc, hình ảnh so sánh, đan xen giữa quá khứ với hiên tại..., góp phần làm nổi bật không khí nhộn nhịp, trang nghiêm ngày khai trường và tâm trạng hồi hộp, lo lắng, bỡ ngỡ, vụng về, bâng khuâng, xúc động... của cậu bé buổi đầu đi học.
3. Thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học
 Những thái độ cử chỉ, việc làm (...) thể hiện tấm lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với thế hệ tương lai. 
III. Tổng kết
1. Nội dung
 Trong cuộc đời mỗi con người, kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi.
2. Nghệ thuật
+ Viết theo dòng hồi tưởng của nhân vật
+ Kết hợp hài hoà giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc
+ Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật
+ Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo 
+ Giọng điệu trữ tình trong sáng.
IV. Luyện tập
Bài tập 1 (TL-Tr10)
 “Tôi” có ấn tượng đặc biệt sâu sắc về ngày tựu trường đầu tiên. “Tôi” có cảm giác hồi hộp, trang trọng, lo lắng, lúng túng, ngỡ ngàng và tự tin bước vào năm học mới.
* Củng cố: (2’)
H: Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Tôi đi học”.
 * Hướng dẫn học bài (2’)
- Bài cũ: Về nhà học bài, thực hiện bài tập 1 trong phần HĐ vận dụng. (Làm vào giấy kiểm tra)
- Bài mới: Soạn bài 2 VB: Trong lòng mẹ
+ Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả (Phong cách sáng tác), tác phẩm (Hoàn cảnh ra đời)
+ Trả lời các câu hỏi phầm tìm hiểu văn bản
........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_bai_1_toi_di_hoc_nam_hoc_2022_2023_truong.docx