Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết)
1/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được
- Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh
- Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự
- Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
2/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo
- HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm
3/ Phương pháp:
- Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
4.Tiến trình bài dạy:
4.1 ổn định tổ chức: KT sĩ số
4.2 KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới
Ngày soạn: 26/09/2011 Tiết 1 Ngày dạy:29/09/2011 Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết) 1/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2/ Chuẩn bị: - GV : Tài liệu tham khảo - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm 3/ Phương pháp : - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở 4.Tiến trình bài dạy : 4.1 ổn định tổ chức: KT sĩ số 4.2 KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới 4.3, Bài mới - GV giới thiệu về chủ đề và yêu cầu của chủ đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS ôn lại một số VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm ? Hãy kể ra một số VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6, 7 và đầu năm lớp 8? - Hãy nhắc lại đặc điểm và các thao tác chính của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm ộ GV bổ sung và chốt lại 1- Tự sự + Đặc điểm: Kể người, kể việc + Thao tác: Kể là chính 2- Miêu tả: + Tái hiện sự vật, hiện tượng + Thao tác: Quan sát, liên tưởng, nhận xét, so sánh 3- Biểu cảm: + Đặc điểm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng... + Thao tác: Bộc lộ trực tiếp hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật - GV nhấn mạnh và chuyển ý Vậy các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn tự sự, tiết sau ta tìm hiểu tiếp I) Ôn tập các phương thức: tự sự, miêu tả , biểu cảm - HS kể VB “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “ Dế mèn phiêu lưu kí “ của Tô Hoài VB “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn VB “ Tôi đi học “ của Thanh Tịnh ... - Thảo luận, ôn lại và phát biểu + Tự sự: Trình bày chuỗi sự việc có mở đầu, diễn biến, kết thúc, thể hiện một ý nghĩa Thao tác: Kể là chính + Miêu tả: Tái hiện lại sự việc, hiện tượng Thao tác: Quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét + Biểu cảm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng Thao tác : Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc của chính người viết hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật - Nghe kết hợp tự ghi những ý chính 4.4. Củng cố: ? Các phương thức tự sự , miêu tả, biểu cảm có đặc điểm gì? Các thao tác chính của các phương thức đó? Có khi nào em thấy trong một VB chỉ xuất hiện duy nhất một phương thức biểu đạt không? Tại sao? 4.5. HD về nhà: - Học bài, nắm chắc đặc điểm của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm đã được học 5.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 03/10/2011 Tiết 2 Ngày dạy:06/10/2011 Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết) 1/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2/ Chuẩn bị: - GV : Tài liệu tham khảo - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm 3/ Phương pháp : - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở 4.Tiến trình bài dạy : 4.1 ổn định tổ chức: KT sĩ số 4.2 KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới 4.3, Bài mới - GV nhắc lại đặc điểm của các phương thức miêu tả, biểu cảm từ đó chuyển ý sang nội dung tiết thứ hai ( 2 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Tại sao trong VB tự sự cần có yếu tố miêu tả? Thảo luận, phát biểu ? Qua các VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm đã học, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò gì trong VB tự sự? ? Em thường thấy những yếu tố miêu tả nào xuất hiện trong văn tự sự? - GV yêu cầu HS lấy VD cụ thể ở các VB đã học ộ GV bổ sung thêm và chốt lại * Các loại miêu tả a. Miêu tả nhân vật + Miêu tả ngoại hình: gương mặt, dáng người, trang phục + Miêu tả các trạng thái hoạt động: Việc làm, lời nói... + Miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm: Vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc... Mục đích: Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng b. Miêu tả cảnh thiên nhiên c. Miêu tả cảnh sinh hoạt Mục đích: Cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn, nhân vật hiện lên cụ thể sinh động hơn ? Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua những dấu hiệu nào ở VB tự sự? ộ GV chốt lại * Dấu hiệu Miêu tả thường được thể nhiện qua những từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh; các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá... ? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự? ? Trong VB tự sự, em thấy yếu tố biểu cảm thường được thể hiện như thế nào? ộ GV chốt lại + Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được đề cập đến trong VB + Biểu cảm thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật - GV bổ sung thêm ở hình thức thứ nhất : biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được thể hiện cụ thể qua từng ngôi kể Ngôi kể thứ nhất: Cảm xúc của nhà văn thường lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi” VD: VB “ Bài học đường đời đầu tiên” Ngôi kể thứ ba: Cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn truyện VD: VB “ Sống chết mặc bay” ? Về hình thức, em thấy yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những dấu hiệu nào trong VB tự sự? ộ GV chốt lại + Yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ... II) Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự -Nhờ có yếu tố miêu tả mà có thể tái hiện cảnh vật, con người một cách cụ thể, sinh động trong không gian, thời gian 1- Yếu tố miêu tả trong văn tự sự Giúp người kể kể lại một cách sinh động cảnh vật, con người làm cho câu chuyện trở nên sinh đông, hấp dẫn - Trả lời + Miêu tả nhân vật + Miêu tả cảnh thiên nhiên + Miêu tả cảnh sinh hoạt HS lấy VD cụ thể + Miêu tả nhân vật: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt trong VB “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài + Miêu tả cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của VB “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh + Miêu tả cảnh sinh hoạt: Đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê trong VB “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn - Nghe, kết hợp tự ghi - Thảo luận, phát biểu Qua các từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá... 2- Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự Biểu cảm: Thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật, sự việc được kể - Thảo luận, phát biểu Biểu cảm thông qua hai hình thức: trực tiếp qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc gián tiếp thông qua cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật Qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ... 4.4 Củng cố - GV cho HS đọc một số đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong một số VB đã học. Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong VB tự sự song phải chọn lọc, không qua lạm dụng dẫn tới lạc thể loại. 4.5. HD về nhà: - Nắm chắc nội dung bài học, vận dụng viết 1 đoạn văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. 5.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:03/10/2011 Tiết 3 Ngày dạy:06/10/2011 Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết) 1/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2/ Chuẩn bị: - GV : Tài liệu tham khảo - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm 3/ Phương pháp : - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở 4.Tiến trình bài dạy : 4.1 ổn định tổ chức: KT sĩ số 4.2 KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới 4.3, Bài mới - GV nhắc lại kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để chuyển nội dung bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào? ộ GV chốt lại các ý chính của mỗi bước cho HS nắm được Thực hiện theo 5 bước + Xác định nhân vật, sự việc định kể + Lựa chọn ngôi kể: Thứ nhất hay thứ ba + Xác định thứ tự kể: Bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao? + Viết thành đoạn với các yếu tố: kể, miêu tả, biểu cảm * Cần phải nắm vững 5 bước thực hiện khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn ? Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào? Vậy cách viết các đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn như thế nào gời sau ta học tiếp. III) Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 1- Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì Thực hiện theo 5 bước + Xác định nhân vật, sự việc + Lựa chọn ngôi kể + Xác định thứ tự kể + Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết + Viết thành đoạn với các yếu tố : Kể, tả, biểu cảm - Nghe, tự ghi những thông tin chính Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài 4.4, Củng cố ( 2 phút) - GV cho HS nhắc lại những bước cần thực hiện khi viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì và xác định trong những bước đó bước nào là quan trọng nhất. 4.5. HD về nhà: ( 1phút) - Nắm chắc nội dung 5 bước trên để vận dụng vào việc viết các đoạn văn tự sự bất kì. 5.Rút kinh nghiệm: .................................. ... Kể chuyện một bạn học sinh phạm lỗi Yêu cầu: Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên ( mỗi phần ít nhất theo hai cách ); nói rõ những phương thức đã sử dụng trong từng phần đã viết - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS HS ghi đề bài để luyện tập và đọc kĩ yêu cầu mà giáo viên giao cho - Nghe gợi ý, hướng dẫn của GV để làm phần luyện tập theo yêu cầu - Một số HS trình bày đoạn văn của mình; các HS khác nghe, nhận xét ( bổ sung, sửa chữa ) - Sửa chữa vào bài làm của mình ( nếu sai ) và nghe yêu cầu về nhà thực hiện tiếp Trước hết, các em hãy hình dung cốt truyện với nhân vật, sự việc và các tình tiết chính. Sau đó lựa chọn những chi tiết cần có sự bổ trợ của yếu tố miêu tả ( tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt ) và yếu tố biểu cảm ( cảm xúc của nhân vật, của người kể ) + Lựa chọn ngôi kể cho thích hợp: ngôi thứ ba - GV gọi một số HS đọc đoạn văn đã viết: Tập trung vào những HS có kĩ năng viết còn yếu - GV nhận xét, sửa chữa và ra yêu cầu về nhà: + Viết các đoạn phần thân bài ( chú ý xác định chuyện sẽ kể và chú ý phần đã hướng dẫn ở trên) + Chọn một trong các đoạn mở bài và kết bài đã viết ở lớp để ghép lại cho hoàn chỉnh một bài văn IV) Vận dụng luyện tập ( tiếp) 4- Viết các đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong một dề bài cụ thể - Trước hết, các em hãy hình dung cốt truyện với nhân vật, sự việc và các tình tiết chính. Sau đó lựa chọn những chi tiết cần có sự bổ trợ của yếu tố miêu tả ( tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt ) và yếu tố biểu cảm ( cảm xúc của nhân vật, của người kể ) + Lựa chọn ngôi kể cho thích hợp: ngôi thứ ba 4, Củng cố - GV đưa ra một đoạn văn mở bài và kết bài đã viết của đề bài mà HS vừa luyện tập ( ở bảng phụ ) để HS học tập 5, HD về nhà: - Nắm chắc cách viết các đoạn văn trong từng phần của bài văn tự sự - Làm bài tập về nhà theo yêu cầu - Xem lại phần lí thuyết để giờ sau luyện tập tiếp. 5.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 25/10/2011 Tiết 9 Ngày dạy: 28/10/2011 Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết) 1/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2/ Chuẩn bị: - GV : Tài liệu tham khảo - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm 3/ Phương pháp : - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở 4.Tiến trình bài dạy : 4.1 ổn định tổ chức: KT sĩ số 4.2 KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới 4.3, Bài mới - GV giới thiệu về chủ đề và yêu cầu của chủ đề - Em hãy cho biết cách viết đoạn mở bài trong bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Cách viết đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV ra đề bài thứ hai cho HS luyện tập Đề bài: Kể một kỉ niệm sâu sắc và xúc động về thầy cô giáo cũ của em Yêu cầu: Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên ( mỗi phần ít nhất theo hai cách ); nói rõ những phương thức đã sử dụng trong từng phần đã viết - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS bằng cách đặt câu hỏi để HS trả lời - HS ghi đề bài để luyện tập và đọc kĩ yêu cầu mà giáo viên giao cho - Nghe gợi ý, hướng dẫn của GV để làm phần luyện tập theo yêu cầu - Sửa chữa vào bài làm của mình ( nếu sai ) và nghe yêu cầu về nhà thực hiện tiếp + Giới thiệu về thầy cô giáo cũ ? Viết phần mở bài như thế nào? - GV lưu ý cho HS: phải chọn kỉ niệm sâu sắc và xúc động ( để lại dấu ấn đậm nét trong kí ức, không phai mờ); đúng đối tượng ( thầy cô giáo cũ ) Phần kết bài cần viết như thế nào? - GV gọi một số HS đọc đoạn văn đã viết: Tập trung vào những HS có kĩ năng viết còn yếu - GV nhận xét, sửa chữa và ra yêu cầu về nhà: + Viết các đoạn phần thân bài ( chú ý xác định chuyện sẽ kể và chú ý phần đã hướng dẫn ở trên) + Chọn một trong các đoạn mở bài và kết bài đã viết ở lớp để ghép lại cho hoàn chỉnh một bài văn IV) Vận dụng luyện tập ( tiếp) 4- Viết các đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong một dề bài cụ thể + Kỉ niệm xúc động nhất + Kết thúc câu chuyện + Cảm xúc, suy nghĩ về thầy cô giáo hoặc kỉ niệm đó - Tiến hành luyện viết và trình bày kết quả thực hành - Một số HS trình bày đoạn văn của mình; các HS khác nghe, nhận xét ( bổ sung, sửa chữa ) 4, Củng cố - GV đưa ra một đoạn văn mở bài và kết bài đã viết của đề bài mà HS vừa luyện tập ( ở bảng phụ ) để HS học tập 5, HD về nhà: - Nắm chắc cách viết các đoạn văn trong từng phần của bài văn tự sự - Làm bài tập về nhà theo yêu cầu - Chuẩn bị ý kiến để tổng kết, rút kinh nghiệm khi học xong chủ đề và giấy để kiểm tra kết thúc chủ đề 5.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: Tiết 10 Ngày dạy: Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết) 1/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2/ Chuẩn bị: - GV : Tài liệu tham khảo - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm 3/ Phương pháp : - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở 4.Tiến trình bài dạy : 4.1 ổn định tổ chức: KT sĩ số 4.2 KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới 4.3, Bài mới - GV giới thiệu về chủ đề và yêu cầu của chủ đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV hướng dẫn HS tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá ? Chủ đề này có ý nghiã như thế nào? Vì sao? - Trao đổi, phát biểu ? Vậy có yếu tố nào là cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự? ? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong VB tự sự? ộ GV tổng kết lại Muốn viết được các đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần xác định rõ yếu tố tự sự ( kể việc gì, nhân vật là ai? ). Từ đó xây dựng các yếu tố miêu tả và biểu cảm với sự việc, đối tượng đó - GV nêu câu hỏi để HS liên hệ với việc viết văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm của mình. Chẳng hạn ? Khi viết các đoạn văn, bài văn tự sự, em đã có ý thức đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết của mình chưa? Khi đưa các yếu tố đó vào em thấy đoạn văn, bài văn của mình như thế nào? - GV cho HS làm bài kiểm tra ngắn kết thúc chủ đề Đề bài: Cho sự việc và nhân vật sau: em và bạn nô nhau, chẳng may bạn bị tai nạn nhẹ Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm - GV lưu ý HS vận dụng các kĩ năng đã học vào viết đoạn; chú ý thời gian làm bài để viết đoạn cho phù hợp V) Tổng kết chủ đề + Giúp cho việc phối hợp giữa các phương thức biếu đạt trong quá trình tạo lập VB làm tăng hiệu quả diễn đạt + Vì ít có VB nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt độc lập + Sự việc: gồm 1 hoặc nhiều các hành vi, hành động...đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để người khác cùng biết + Nhân vật chính: là chủ thể của hành động hoặc là 1 trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra + Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động + Có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính VI) Rút kinh nghiệm VII) Kiểm tra đánh giá - HS chép đề bài vào giấy kiểm tra, xác định yêu cầu của đề bài - HS tiến hành làm bài, chú ý vận dụng các kĩ năng đã học 4.4. Củng cố - GV thu bài và nhắc nhở những nội dung trọng tâm cần nhớ của chủ đề Yêu cầu HS vận dụng vào việc tạo lập VB trong các tiết học chính khớa 4.5 HD về nhà: - Nắm chắc các kĩ năng đã được học ở chủ đề - Tự mình cho một sự việc và nhân vật; sau đó viết thành đoạn hoặc bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 5.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ * Yêu cầu và biểu điểm cho bài kiểm tra kết thúc chủ đề 1, Yêu cầu a, Về nội dung - Kể lại được sự việc: nguyên nhân, diễn biến và kết thúc; sử dụng ngôi kể thích hợp ( ngôi thứ nhất) - Yếu tố tự sự: có nhân vật chính là mình và người bạn; có các sự việc diễn ra theo một trình tự đã nêu ở trên - Yếu tố miêu tả: tả nét mặt, trạng thái của mình của bạn khi xảy ra tai nạn; tả quang cảnh lúc xảy ra tai nạn... - Yếu tố biểu cảm: những suy nghĩ, tình cảm của mình khi để xảy ra sự việc ( ân hận, tiếc nuối, sợ hãi...) b. Về hình thức - Đoạn văn có câu mở đầu giới thiệu sự việc; các câu nêu diễn biến sự việc và câu kết thúc sự việc - Không mắc hoặc ít mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu 2, Biểu điểm - Điểm giỏi: cho các bài đáp ứng được các yêu cầu nêu trên - Điểm khá: cho các bài viết đáp ứng được phần lớn các yêu cầu nêu trên, còn có vài lỗi nhưng không cơ bản - Điểm trung bình: các bài viết có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng còn sơ sài, chưa hấp dẫn, hoặc mới chỉ có 1 trong 2 yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm - Điểm yếu, kém: cho các bài viết không đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu. ......................................................................
Tài liệu đính kèm: