Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 18

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 18

Tuần 16.

Buổi13

 CÂU GHÉP

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Nắm được đặc diểm của câu ghép, mối quan hệ ý nghĩa các vế câu ghép.

- Rèn kỹ năng phân tích cấu tạo câu ghép và cách sử dụng câu ghép cho đúng và phù hợp.

B. CHUẨN BỊ ;

Gv : Giáo án.

Hs : Chuẩn bị bài.

C TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Khái niệm: Có từ 2 cụm C - V trở lên, không bao chứa nhau.

- Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.

VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.

2. Cách nối các vế trong câu ghép.

 a. Dùng những từ có tác dụng nối.

- Nối bằng 1 qht.

 VD: “Tôi đã nói nhưng anh ấy không chịu nghe”.

- Nối bằng 1 cặp qht.

VD: Nếu em không cố gắng thì em sẽ không qua được kì thi này.

- Nối bằng 1 cặp phó từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

VD: Công việc khó khăn bao nhiêu chúng ta cố gắng bấy nhiêu. (đại từ)

 b. Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu 2 chấm.

VD: + Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay.

 + Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.

3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép.

- Các vế của câu ghép có qh ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Nững qh thường gặp: qh nguyên nhân, đk (gt), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.

- Mỗi cặp qh thường được đánh dấu bằng những qht, cặp qht hoặc cặp từ hô ứng nhất định.

- Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác qh ý nghĩa giữa các vế câu.

VD: Tôi đi chợ, nó nấu cơm. -> Qh nguyên nhân, đồng thời, tiếp nối, tương phản

4. Các kiểu câu ghép.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8/12/2009.
Tuần 16.
Buổi13
 Câu ghép
A. Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được đặc diểm của câu ghép, mối quan hệ ý nghĩa các vế câu ghép.
- Rèn kỹ năng phân tích cấu tạo câu ghép và cách sử dụng câu ghép cho đúng và phù hợp.
B. chuẩn bị ;
Gv : Giáo án.
Hs : Chuẩn bị bài.
C Tiến trình bài dạy.
1. Khái niệm: Có từ 2 cụm C - V trở lên, không bao chứa nhau.
- Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
2. Cách nối các vế trong câu ghép.
 a. Dùng những từ có tác dụng nối.
- Nối bằng 1 qht.
 VD: “Tôi đã nói nhưng anh ấy không chịu nghe”.
- Nối bằng 1 cặp qht.
VD: Nếu em không cố gắng thì em sẽ không qua được kì thi này.
- Nối bằng 1 cặp phó từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
VD: Công việc khó khăn bao nhiêu chúng ta cố gắng bấy nhiêu. (đại từ)
 b. Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu 2 chấm.
VD: + Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay.
 + Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.
3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép.
- Các vế của câu ghép có qh ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Nững qh thường gặp: qh nguyên nhân, đk (gt), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.
- Mỗi cặp qh thường được đánh dấu bằng những qht, cặp qht hoặc cặp từ hô ứng nhất định.
- Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác qh ý nghĩa giữa các vế câu. 
VD: Tôi đi chợ, nó nấu cơm. -> Qh nguyên nhân, đồng thời, tiếp nối, tương phản
4. Các kiểu câu ghép.
 a. Câu ghép chính phụ: QHT - VP - QHT - VC hoặc VC - QHT - VP.
 * Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht. 
 * Phân loại:
 - CGCP chỉ qh nguyên nhân-kq.
VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!
 - CGCP chỉ qh điều kiện (gt).
VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!
 - CGCP chỉ qh nhượng bộ - tăng tiến.
VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
 - CGCP chỉ qh hành động - mục đích.
VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
b. Câu ghép liên hợp.
* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.
* Phân loại:
 - CG liên hợp không dùng qht.
VD: Người ta đi cấy lấy công
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
 - CG liên hợp có dùng qht.
 + Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.
VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
 + Chỉ qh tiếp nối.
VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.
 + Chỉ qh tương phản.
VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.
3 vế câu và có 2 loại qh.
 + Vế 1, 2: qh tương phản.
 + Vế 2, 3: qh nguyên nhân.
Bài tập:
1. Các câu sau gồm mấy cụm C - V. Chúng có phải là câu ghép không, vì sao?
 a. Bà ta 1 hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.
 C V
-> Câu đơn.
 b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
 C V C V
-> Câu ghép.
 c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có 
 C V
ngon miệng hay không.
-> Câu đơn.
2. Có thể đảo trật tự các vế câu trong các câu ghép sau không, vì sao?
 a. Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho.
 b. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
-> Không thể đảo vị trí các vế câu trong những câu trên. Vì ý nghĩa của các vế sau chỉ có thể hiểu được khi trước nó đã có vế câu nêu ý nghĩa làm cơ sở để hiểu ý nghĩa của vế sau. Nừu các vế sau chuyển lên đầu câu, người đọc sẽ không hiểu được nghĩa của các vế câu đó.
 3. Chỉ rõ mqh giữa các vế của câu ghép:
 a. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
 -> Qh đối lập về ý nghĩa.
 b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho 1 cái, ngã nhào ra thềm.
 -> Qh nguyên nhân - kết quả.
Bài về nhà:
 1. Cho đoạn văn:
“Với khói từ điếu thuốc mình hút, người hút đã hút vào hơn 1nghìn chất. Phần lớn các chất đó như khí a-mô-ni-ắc, ô xít các-bon và hắc ín đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy. Nhiều người hút đã quen tới mức không thể nào nhịn nổi. Bởi vậy, họ vẫn tiếp tục hút”.
 a. Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép?
 b. Các vế câu trong câu ghép đó có qh gì?
=> Câu ghép: Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy.
Các vế nối với nhau bằng dấu 2 chấm. Vế sau giải thích cho vế trước.
2. Viết đoạn văn ngắn có câu ghép chỉ qh đk - gt, nội dung về học tập.
4. Củng cố.
-Nêu các mối quan hệ của câu ghép.
5. Dặn dò.
- Học bài.
 Ký duyệt
Ngày soạn 16/12/2009.
Tuần 17.
Buổi14
Lòng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”
A. Mục tiêu cần đạt.
- Thấy được tinh thần yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đầu TK XX: Ung dung, hiên ngang, bất khuất.
- Rèn kỹ năng phân tích thơ.
B. chuẩn bị ;
Gv : Giáo án.
Hs : Chuẩn bị bài.
C Tiến trình bài dạy.
. Nội dung.
1. Hoàn cảnh cảm hứng của 2 tp.
- Nhà tù đế quốc, thực dân giam cầm những chiến sĩ hoạt động CM:
 + PBC bị giam ở Quảng Châu (QĐ - TQ).
 + PCT bị đày ra Côn Đảo.
- Trong hoàn cảnh bị giam cầm, những nhà yêu nước luôn bộc lộ tâm hồn qua thơ, nói lên chí hướng, thể hiện tư thế hiên ngang không khuất phục trước cường quyền.
 2. Khí phách người anh hùng.
- Khí phách hiên ngang: làm thơ là lập ngôn, lập chí để thách thức một cách ngạo nghễ với cảnh tù:
“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.
 (Vào nhà ngục QĐ cảm tác)
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non”
 (Đập đá ở Côn Lôn)
- Nhà tù đế quốc trở thành trường học rèn luyện ý chí của người CM:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
- Chí anh hùng dời non lấp bể, dù thất thế nhưng vẫn không chịu cúi đầu, sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy vì việc lớn:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở cười tan cuộc oán thù”
 (Vào nhà ngục QĐ cảm tác)
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”
 (Đập đá ở Côn Lôn)
=> Vẻ đẹp của tấm lòng son sắt, tinh thần lạc quan của người tù CM.
- Tình cảm luôn hướng về đất nước cao cả và chân thành. Những bận rộn tâm tư gắn liền với vận nước vượt ra khỏi sự lo toan sống chết của bản thân:
“Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Hay:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con”
ý thơ bộc lộ tầm vóc cao cả, vĩ đại của tâm hồn.
Giọng thơ hào hùng, khẩu khí ngang tàng -> tư thế hiên ngang lẫm liệt của người anh hùng, tư thế cao đẹp sánh với trời đất.
Bài tập: Hình ảnh người anh hùng cứu nước hiên ngang lẫm liệt qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh).
Bài về nhà: Phân tích và phát biểu cảm nhận về khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX qua 2 tác phẩm: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (PBC) và “Đập đá ở Côn Lôn” (PCT).
Dàn ý:
a. MB: - Sơ lược về văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX và 2 nhà chí sĩ yêu nước PBC và PCT.
 - Giới thiệu 2 bài thơ của 2 nhà thơ, sự thể hiện khí phách và tâm hồn của những người yêu nước.
b. Thân bài:
- Tổng: + Thơ trong tù là 1 hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX -> trước CMT8 – 1945. Kẻ thù run sợ trước sức mạnh của các ptđt y/n -> thẳng tay đàn áp, bắt bớ những người chống đối.
 + Từ nhà ngục đã vang lên những lời thơ bất khuất mang theo hào khí của 1 dt không chịu cúi đầu.
- Phân: + Phong thái ung dung, khí thế ngạo nghễ của những người có chí dời non lấp bể, coi nhà tù và những trò hành hạ của kẻ thù chẳng qua chỉ là những thử thách không đáng quan tâm.
 + H/a người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh, đk khắc nghiệt không hề run sợ dù phải đứng trước ranh giới sự sống - cái chết.
 + Tự tin vào khả năng, vượt lên thử thách lao tù, tinh thần lạc quan.
 + Khát vọng tự do, ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
- Hợp: + Đánh giá về con người 2 nhà yêu nước.
 + Nghệ thuật thơ mới mẻ, vượt lên khuôn khổ của thi ca truyền thống.
c. Kết bài: Bài học rút ra từ nhân cách của 2 nhà CM tiền bối.
4. Củng cố.
? qua 2 bài thơ hãy làm rõ vể đẹp hào hùng mà lãng mạn của 2 nhà cách mang.
4/ Dặn dò.
- Học ôn bài.
 Ký duyệt
Ngày soạn 16/12/2009.
Tuần 18.
Buổi15
 Ôn tập câu: Nghi vấn, Cầu khiến.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Nắm vững đặc điểm, chức năng các các loại câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng các kiểu.
B. chuẩn bị ;
Gv : Giáo án.
Hs : Chuẩn bị bài.
C Tiến trình bài dạy.
. Nội dung.
 I. Câu nghi vấn.
 1. Khái niệm: Là câu có hình thức nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi.
 2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.
 a. Câu nghi vấn không lựa chọn.
 - Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,
VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,
VD: U bán con thật đấy ư ? 
 b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: cókhông, đãchưa.
VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
 3. Các chức năng khác của câu nghi vấn: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, kđ, pđ, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc,và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng tùy thuộc mục đích nói -> câu nghi vấn được dùng với mđ nói gián tiếp.
 a. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động cầu khiến.
VD: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
 b. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động khẳng định.
VD: Anh bảo như thế có khổ không ?
 c. Phủ định.
VD: Bài khó thế này ai mà làm được ?
 d. Đe dọa.
VD: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
 e. Bộc lộ t/c, cảm xúc.
VD: Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ?
- Trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng.
 4. Chú ý: - Câu hỏi tu từ là dạng câu nghi vấn được dùng với mđ nhằm nhấn mạnh vào điều muốn nói hoặc thể hiện cảm xúc.
 - Khi dùng câu nghi vấn không nhằm mđ hỏi thì cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và qh giữa người nói với người nghe.
II. Câu cầu khiến.
 1. Khái niệm: Là kiểu câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, 
VD: Đừng cho gió thổi nữa !
 2. Đặc điểm và chức năng
 a. Đặc điểm:
- Câu được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,
 + Hãy có ý nghĩa khẳng định.
VD: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
 + Đừng, chớ có ý nghĩa phủ định.
VD: Đừng uống nước lã !
- Các từ chỉ mệnh lệnh như: đi, thôi, nàongoài mục đích thúc giục còn có sắc thái thân mật.
VD: Đi thôi con.
 + Không được chỉ ý thân mật.
VD: Không được trèo tường ! (khác với: Cấm trèo tường)
- Ngoài ra có khi còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than.
VD: Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào.
 Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh)
 b. Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, 
VD: - Ra lệnh: Xung phong !
 - Yêu cầu: Xin đừng đổ rác !
 - Đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.
 - Khuyên bảo: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
 3. Chú ý:
- Chủ ngữ của câu khiến thường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu (ngôi thứ 2 hoặc ngôi thứ nhất số nhiều).
- Có trường hợp câu cầu khiến được rút gọn CN.
- Câu cầu khiến biểu hiện các sắc thái khác nhau khi có hoặc không có CN, khi sử dụng các từ xưng hô khác nhau -> người nói phải hết sức chú ý.
Bài tập:
1. Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau:
 a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi:
 - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
 (Nam Cao – Lão Hạc)
 b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
 (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
 c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
 - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
 (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:
 a. Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu ? 
 (Ngô Tất Tố)
-> Phủ định.
 b. Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi:
 - Sao cô biết mợ con có con ?
 (Nguyên Hồng)
-> Hỏi.
 c. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ?
 (Ngô Tất Tố)
-> Khẳng định.
 d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
 (Tố Hữu)
-> Bộc lộ cảm xúc buồn thương.
3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây:
 a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !
-> Tha thiết.
 b. Anh cứ trả lời thế đi !
-> Thân hữu.
 c. Đi đi, con !
-> Dịu dàng.
 d. Mày đi đi !
-> Gắt gỏng.
4. So sánh các câu sau đây:
 - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! (Ngô Tất Tố) -> Kiên quyết.
 - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! -> Cầu khẩn.
 - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ ! -> Van xin.
 a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?
 b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?
 => Câu 1, vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải -> chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng.
Bài về nhà:
1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau:
 a. Thoắt trông lờn lợt màu da
 Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ?
 (Nguyễn Du)
-> Bộc lộ cảm xúc.
 b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
 - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
 (Em bé thông minh)
-> Phủ định, bộc lộ cảm xúc.
 c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
- Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi.
 (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
-> Đe dọa.
2. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì ?
 a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ ?
-> Cầu khiến.
 b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?
-> Rủ rê.
 c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?
-> Bộc lộ cảm xúc.
 d. Sao mà các cháu ồn thế ?
-> Cầu khiến.
 e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ?
-> Trình bày.
 g. Sao u lại về không thế ?
-> Hỏi.
3. Trong các trường hợp sau đây:
- Đốt nén hương thơm mát dạ người
 Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
 (Tố Hữu)
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
 (Ngô Tất Tố)
a. Câu nào là câu cầu khiến ?
 - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
 - Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu ở các đoạn trích trên.
- Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! -> từ có ý nghĩa cầu khiến.
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! -> từ mang ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với từ đang
 Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon van 8(7).doc