Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 16 đến 30

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 16 đến 30

Tiết 16

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

A. Mục tiêu

Giúp hs:

- Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch.

- Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.

- Rèn kĩ năng dùng phương tiện liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn văn trong vb.

B. Chuẩn bị

- Bảng phụ (2), đoạn văn mẫu.

C. Hoạt động dạy - học

* Khởi động

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra:

- Thế nào là đoạn văn? Có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn?

3. Giới thiệu bài

 Đoạn văn là yếu tố cấu thành nên vb. Liên kết đoạn văn làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lý, tạo tính chủ thể cho văn bản. Muốn vậy phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.

 

doc 37 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 16 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 5.9.10
Tiết 16
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
A. Mục tiêu 
Giúp hs:
- Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch.
- Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
- Rèn kĩ năng dùng phương tiện liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn văn trong vb.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ (2), đoạn văn mẫu.
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Thế nào là đoạn văn? Có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn?
3. Giới thiệu bài
 Đoạn văn là yếu tố cấu thành nên vb. Liên kết đoạn văn làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lý, tạo tính chủ thể cho văn bản. Muốn vậy phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
* Tiến trình tiết dạy
- H. Đọc ví dụ (1) (sgk)
? Em hãy chỉ rõ nội dung từng đoạn? Hai đoạn văn có mối liên hệ gì ko? Tại sao?
- H. Đọc ví dụ (2)
? Hai đv này khác 2 đv trước ntn?
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đv thứ 2?
? Với cụm từ này, 2 đv đã liên hệ với nhau chưa?
- H. Thảo luận.
- G. Các từ ngữ “trước đó mấy hôm” là phương tiện lk 2 đv.
? Em hãy cho biết tác dụng của việc lk đv trong vb?
- H. Đọc đv (a) - tr 51.
 Trả lời câu hỏi sgk.
- G. Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đv, đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận, giúp người ta trình bày vấn đề logic chặt chẽ, giúp cho người đọc tiếp nhận vb có thể lĩnh hội được đầy đủ nội dung của vb.
- H. Đọc ví dụ (51)
? Xác định các phương tiện liên kết đoạn trong 3 VD a, b, d?
? Cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?
- H: 
 a, Sau khâu tìm hiểu - Liệt kê
 b, Nhưng - Tương phản, đối lập (ss)
 d, Nói tóm lại - Tổng kết, khái quát
- H. Tìm thêm từ ngữ chuyển đoạn có td liệt kê, tương phản?
- H. Đọc ví dụ (53)
? Tìm câu có td lk? Tác dụng?
? Qua phân tích em thấy có thể sử dụng ph/tiện lk nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn?
- H. Suy nghĩ, trả lời.
* Luyện tập.
- H. Làm bài tập.
- H. Nhận xét, bổ sung.
- G. Chốt đáp án.
- H. Tập viết đv vận dụng.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Ví dụ. (sgk - 50)
(1) 
- Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
- Đoạn 2: Nêu cảm giác của nv “tôi” trong 1 lần ghé thăm trường.
 đ Hai đoạn không có sự gắn kết - người đọc thấy hụt hẫng.
(2) 
- Đầu đoạn 2 thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm” 
 Từ “đó” - đại từ thay thế.
-> Tạo sự liên kết về nội dung, làm ý 2 đoạn liền mạch.
2. Kết luận.
 Liên kết đv trong vb: làm cho đv vừa phân biệt rõ ràng, vừa liền mạch với nhau
 -> Tạo tính chỉnh thể cho vb.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
* Tìm hiểu ví dụ. 
* Nhận xét.
- Vị trí: Các từ liên kết đoạn thường đặt ở đầu đv.
- Các phương tiện liên kết:
a, Liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, sau hết, trở lên, mặt khác, một là, hai là, sau đó ...
b, Tương phản, đối lập, so sánh: Nhưng, song, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, vậy mà, nhưng mà.
c, Dùng đại từ và các từ ngữ có tác dụng thay thế: đó, này, đây, ấy, thế, vậy...
d, Tổng kết, khái quát: tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, nói cho cùng.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
- Câu nối: “ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”.
 -> Td: nối tiếp, phát triển ý ở đoạn 1.
 * Ghi nhớ 2 (sgk - 53)
III. Luyện tập
Bài 1.
a, - Từ ngữ có tác dụng lk: “Nói như vậy”
 - Mối quan hệ ý nghĩa: Tổng kết
b, Cụm từ “Thế mà” => chỉ sự đối lập, tương phản giữa đoạn trước (nóng bức), đoạn sau (rét)
c. Từ “Cũng” - “Tuy nhiên” => Chỉ sự đối lập.
Bài 2. Điền từ:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
Bài 3. 
 Viết 2 đv liền nhau có sử dụng phương tiện lk.
* Củng cố
	- Phương tiện lk đv là gì? 
- Đoạn văn có tính lk cần đảm bảo mấy yêu cầu?
* Hướng dẫn
- Thuộc ghi nhớ.
- Làm Bài 3(sgk); 3, 4 (SBT, tr 25, 26)
	- Chuẩn bị: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Ngày 11.9.10
Tiết 17
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A. Mục tiêu
Giúp hs:
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Biết sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng gây khó khăn trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ.
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh, tượng hình. BT4.
3. Giới thiệu bài
* Tiến trình tiết dạy
- H. Đọc ví dụ, chú ý từ in đậm.
 Thảo luận:
? Trong ba từ: “bắp, bẹ, ngô”, từ nào là từ địa phương, từ nào là từ được sử dụng phổ biến toàn dân?
? Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?
- H. Đọc ví dụ (tr - 57)
? Tại sao có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ”?
(mẹ trong lời kể đ đối tượng là độc giả; mợ trong câu đáp của bé Hồng với cô đ hai người cùng tầng lớp xã hội)
? Trước CMT8, trong tầng lớp XH nào “cha mẹ” được gọi bằng “cậu mợ”?
 (trung lưu, thượng lưu)
? Các từ : “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?
- H. Thảo luận.
? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là biệt ngữ XH?
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH cần chú ý điều gì? 
? Tại sao ko nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH?
? Trong thơ văn, t/g sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH nhằm mục đích gì?
* Luyện tập.
- H. Đọc yêu cầu.
- H. Thảo luận nhóm, trình bày.
- G. Chữa bài.
- H. Tìm ca dao, tục ngữ có sử dụng từ địa phương.
I. Từ ngữ địa phương
1. Ví dụ (sgk - 56)
 - Từ ngữ địa phương: bắp, bẹ
 - Từ toàn dân: ngô 
2. Ghi nhớ (sgk - 56)
II. Biệt ngữ xã hội.
1. Ví dụ (sgk - 57)
a. Mẹ, mợ đ từ đồng nghĩa
- mẹ đ từ toàn dân
- mợ đ từ của tầng lớp trung lưu, thượng lưu trong XH cũ (trước CM)
b. Ngỗng: điểm 2.
 Trúng tủ: là học đúng câu hỏi k/tra
 đ từ dùng hạn chế trong tầng lớp hs.
2. Ghi nhớ (sgk - 57)
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
1. Phải chú ý đến tình huống giao tiếp
 (hoàn cảnh giao tiếp, nv giao tiếp)
2. Trong thơ văn: 
+ Sử dụng từ ngữ địa phương (ở chừng mực hợp lí) sẽ tô đậm tính chất địa phương.
+ Sử dụng biệt ngữ XH sẽ tô đậm màu sắc tầng lớp XH của ngôn ngữ, tính cách nv.
Ví dụ:
- Đoạn thơ (Hồng Nguyên): từ ngữ miền Trung
đ tạo dựng không khí quê hương, sự đồng cảm của người chiến sĩ.
- Câu văn của Nguyên Hồng: các biệt ngữ XH khắc họa tính cách của nv thuộc tầng lớp lưu manh.
2. Ghi nhớ (sgk - 58)
IV. Luyện tập
Bài 1.
- Từ ngữ địa phương: 
+ Choa, nhá, thẹn (Trung Bộ)
+ Bự, mắc cỡ, té (Nam Bộ)
- Từ ngữ toàn dân:
+ Nước, cưỡi, cự nự, xấu hổ
+ To, xấu hổ, ngã
Bài 2.
- Quay: chép hoặc xem bài của bạn trong giờ kiểm tra (thi)
- Viêm màng túi: hết tiền.
- Tụng kinh: học thuộc lòng.
- Xạc: phê bình, trách mắng gay gắt
- Học gạo: học thuộc lòng 1 cách máy móc.
Bài 3.
- Trường hợp nên dùng: a, c
- Trường hợp ko nên dùng: b, d, e, g.
* Củng cố
	- Phân biệt từ địa phương với biệt ngữ XH.
* Hướng dẫn
- Thuộc ghi nhớ.
- Làm bài 4,5.
- Chuẩn bị: Tóm tắt vb tự sự.
Ngày
Tiết 18
Tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu
Giúp hs:
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một vb tự sự.
- Luyện tập kĩ năng tóm tắt vb tự sự.
B. Chuẩn bị
- Một số tóm tắt mẫu
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Văn bản là gì? Nêu td của việc lk đv? Có mấy cách lk đv?
3. Giới thiệu bài.
Tóm tắt văn bản tự sự là quá trình lược bỏ chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng chỉ để lại những sự việc và nhân vật chính yếu của tác phẩm. Trên thực tế do mục đích và yêu cầu khác nhau người ta có tóm tắt bằng nhiều cách khác nhau với độ dài khác nhau. ở bài này, chúng ta chỉ học cách tóm tắt một văn bản tự sự với những yêu cầu đơn giản, thông thường.
* Tiến trình tiết dạy
- G. Gợi dẫn: Tình huống 1 (sgk - 60)
? Hãy cho biết yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự?
? Ngoài ra tác phẩm tự sự còn có yếu tố nào?
? Khi tóm tắt tác phẩm tự sự cần dựa vào yếu tố nào là chính? 
? Theo em mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là gì?
? Vậy em hiểu thế nào là tóm tắt vb tự sự?
- H. Đọc phần (2)
 Suy nghĩ, lựa chọn đáp án.
- G. Có những vb có cốt truyện với các nv, chi tiết và sự kiện tiểu biểu.
 Có vb ko có cốt truyện -> rất khó tóm tắt hoặc tóm tắt sẽ đơn giản.
 => Tóm tắt vb tự sự là tóm lấy những nv, chi tiết, sự kiện chính, tiêu biểu, bỏ đi những chi tiết, nv và các yếu tố phụ. 
- H. Đọc ghi nhớ 1.
- H. Đọc vb mục 1 (II) - tr 60
? Vb trên kể tóm tắt nội dung của vb nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó? 
- H. Dựa vào tên các nv, các sv, chi tiết tiêu biểu.
? So sánh vb tóm tắt trên với vb ấy?
(độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc...)
? Vb tóm tắt có nêu được nội dung chính của vb ấy ko?
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một vb tóm tắt?
? Muốn viết được một vb tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Theo trình tự nào?
- H. Đọc ghi nhớ 3 (sgk - 61)
I. Thế nào là tóm tắt vb tự sự?
1. Tìm hiểu vb tự sự.
- Yếu tố quan trọng nhất: Sự việc, nhân vật chính.
- Yếu tố khác: Miêu tả, biểu cảm, nhân vật phụ, các chi tiết.
- Tóm tắt: Phải dựa vào sự việc và nhân vật chính.
- Mục đích: để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của vb.
- Tóm tắt vb tự sự: Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những ND chính của vb.
2. Ghi nhớ (61)
II. Cách tóm tắt vb tự sự.
1. Những yêu cầu đối với vb tóm tắt:
a. Tìm hiểu cách tóm tắt.
 Văn bản: "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
* So sánh vb tóm tắt với vb gốc:
- Nội dung: nêu được ý chính của truyện.
- Độ dài: Văn bản tóm tắt ngắn gọn hơn.
- Số lượng nv, sv: ít hơn (chỉ có nv, chi tiết chính)
- Lời văn: Lời của người tóm tắt.
=> Tóm tắt vb tự sự là dùng lời văn của mình ghi lại 1 cách trung thành nd chính của vb.
b. Yêu cầu đối với vb tóm tắt.
- Bảo đảm tính khách quan: trung thành với vb được tóm tắt.
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh: giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện.
- Bảo đảm tính cân đối: số dòng cho các sự việc, nv chính, các chi tiết tiêu biểu ... cho phù hợp.
2. Các bước tóm tắt vb.
- Đọc kỹ tác phẩm, hiểu đúng chủ đề của vb.
- Xác định nd chính: lựa chọn các nv quan trọng, các sự việc tiêu biểu.
- Sắp xếp các nd chính theo trật tự hợp lí.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
3. Ghi nhớ (sgk - 61)
* Củng cố
	- Luyện tập tóm tắt các vb tự sự đã học.
* Hướng dẫn
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt vb tự sự: Bài 1, 2.
Ngày
Tiết 19
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu
Giúp hs:
- Luyện tập kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự
B. Chuẩn bị
- Các vb tóm tắt
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Thế nào là tóm tắt vb tự sự?
- Nêu những yêu cầu tóm tắt vb tự sự?
3. Giới thiệu bài
* Tiến trình tiết dạy
* Thảo luận nhóm:
? Bản liệt kê đã nêu được nhữn ... lão khổ sở lắm. Tôi ái ngại hỏi “Thế nó cũng cho bắt à?”. Vậy mà lão đã khóc và kể lại cho tôi nghe việc con chó bị bắt ntn. Dường như lão ân hận lắm.
Bài 2. So sánh đv vừa viết với đv của Nam Cao.
* Xác định:
- Yếu tố miêu tả: miêu tả tâm trạng, hình dáng của lão Hạc khi kể về việc bán chó.
 (cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước, co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau...)
- Yếu tố biểu cảm: Tình cảm, thái độ của “tôi” khi nghe lão Hạc kể - tình cảm của lão Hạc đối với con Vàng 
 (không xót xa 5 quyển sách, ái ngại cho lão, hỏi cho có chuyện)
* Tác dụng:
 - Giúp t/g khắc sâu vào lòng người đọc 1 lão Hạc khốn khổ về hình dáng, đau đớn về tinh thần.
 - Thể hiện sự cảm thông, thương xót của t/g với nv.
* Đoạn văn tương ứng:
 “Lão cười như mếulão hu hu khóc”
-> Nam Cao đã diễn tả rất sinh động sự đau đớn quằn quại về tinh thần của nhân vật lão Hạc trong giây phút ân hận xót xa vì bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa con chó đ khắc sâu tâm trí người đọc về hình ảnh lão Hạc. 
* Củng cố
	- Quy trình để viết đv tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm?
* Hướng dẫn.
- Học bài. Đọc 2 đv tự sự sgk - chỉ ra các yếu tố miêu tả và b/c trong đó.
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị: Chiếc lá cuối cùng.
Ngày
Tiết 29
Chiếc lá cuối cùng
 (O. Hen - ri)
A. Mục tiêu (Tiết 1)
Giúp hs: 
	- Nắm được vài nét sơ lược về t/g O. Hen - ri.
	- Hiểu được cốt truyện và những nv, sv chính của toàn tp. Nắm được vài nét NT trong truyện ngắn của O. Hen - ri.
- Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện.	
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ, tranh.
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Phân tích sự tương phản giữa 2 nv Đ và X?
 	- Em có đánh giá ntn về nv chính của vb này?
3. Giới thiệu bài
Văn học Mỹ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêminguây, Giắc Lơnđơn . Trong số đó tên tuổi của O.Henri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của nhân dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.
* Tiến trình tiết dạy
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
(Phần lớn đề tài là hướng vào cs những người nghèo khổ, bất hạnh. Năm 1918, hội KHNT Mĩ lập giải thưởng O. Hen-ri để tặng cho các trng hay)
- G. Yêu cầu đọc: 
 + Chú ý phân biệt lời kể, tả của t/g với những câu đặt trong dấu ngoặc kép.
 + Lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ- men đọc giọng rưng rưng cảm động nghẹn ngào.
- H. Tìm hiểu chú thích 2, 3, 4, 6, 7.
- H. Tóm tắt truyện và đoạn trích.
- G. Tóm tắt.
? Quan sát tranh trong sgk, em nhìn thấy cảnh gì? 
 (Cô gái ngồi trên giường đang nhìn ra cửa sổ, ngắm nhìn một chiếc lá)
? Cô ấy là ai? Chiếc lá ấy do ai vẽ?
? Nv Bơ- men được t/g giới thiệu là người ntn?
- H. Giới thiệu.
 (Bơ- men là một hoạ sĩ già đã ngoài 60, có hình dạng như một tiểu yêu - râu xồm. Cụ kiếm ăn bằng nghề ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được, có lẽ vì vậy mà cụ uống rượu nặng...)
? Những chi tiết nào nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ- men với Giôn-xi?
- H. Thảo luận, phát biểu.
? Em có nhận xét gì về hđ đó của cụ Bơ-men?
? Tại sao nhà văn bỏ qua ko nói đến việc cụ vẽ chiếc lá cuối cùng trên tường trong đêm mưa tuyết?
 (Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú cho người đọc)
? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là 1 kiệt tác?
- H. Thảo luận.
- G. Chốt:
 + Kiệt tác là bất ngờ, là hiếm hoi ngoài ý muốn con người.
 + Dù vẽ trong h/c đặc biệt, người xem lại là hoạ sĩ trẻ, tài năng mà cũng ko phát hiện.
 + Nó đã cứu sống 1 con người, 1 tài năng -> nó có giá trị nhân văn và NT cao cả.
* Bức tranh ko chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà vẽ bằng sự sống, bằng máu, bằng cả tình yêu thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ- men. Đó là bức tranh vô giá, là 1 kiệt tác.
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Tác giả. (1862 - 1910)
- Tên thật: Uy-liêm Xít-nây Po-tơ
- Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Đề tài: Miêu tả cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Mĩ 
- Tác phẩm của ông toát lên tư tưởng nhân đạo cao cả, tình yêu thương những con người nghèo khổ
2. Tác phẩm.
a, Đọc, chú thích (sgk)
b, Vị trí: Đoạn trích thuộc phần cuối của tp.
c, Tóm tắt sự việc chính.
- Giôn-xi ốm nặng, nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi ấy cô sẽ chết.
- Qua một đêm mưa gió phũ phàng, sáng ra chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
- Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh của hoạ sĩ Bơ- men vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn-xi. Cụ đã chết vì viêm phổi.
* Nhân vật chính: Giôn - xi 
* Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kiệt tác của cụ Bơ-men
* Bơ - men:
- Hoạ sĩ già, không thành công trong sự nghiệp.
* Tấm lòng của cụ Bơ-men đối với Giôn - xi:
- Yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi, sợ sệt khi thấy những chiếc lá theo nhau rụng.
- Không nói, cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết.
=> Là người cao thượng, quên mình vì người khác.
* Chiếc lá là một kiệt tác:
- Về góc độ NT: Giống như thật.
- Về ý nghĩa: Nó có giá trị nhân văn cao, đem lại sự sống cho Giôn - xi.
=> Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh cao cả của cụ Bơ- men.
* Củng cố.
	- PBCN của em về họa sĩ Bơ- men?
* Hướng dẫn.
	- Tóm tắt vb.
	- Chuẩn bị: Câu hỏi 2, 3, 4.
Ngày
Tiết 30
Chiếc lá cuối cùng
 (O. Hen - ri)
A. Mục tiêu. (Tiết 2)
- Giúp hs khám phá các nét cơ bản về NT truyện ngắn của O. Hen-ri; rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
- Giáo dục hs tinh thần lạc quan, có nghị lực trước cs khó khăn và tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
B. Hoạt động dạy - học
* Khởi động.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Vì sao bức vẽ của cụ Bơ - men lại được coi là 1 kiệt tác?
3. Bài mới
* Tiến trình tiết dạy.
? Xiu có mối quan hệ ntn với Giôn - xi?
 (X và G đều là hoạ sĩ trẻ, nghèo, đến từ những miền quê khác nhau, cùng thuê 1 căn phòng, kết tình chị em. Họ cùng sở thích về NT, món rau diếp xoăn trộn dầu dấm, kiểu ống tay rộng hợp nhau...)
? Tình thương của Xiu đối với Giôn-xi được thể hiện ntn? Tìm các chi tiết thể hiện điều đó?
- H. Phát hiện, trả lời.
 (Chi tiết: sợ sệt không nói gì, chán nản, mặt hốc hác, quấy cháo gà)
? Xiu có biết chiếc lá trên tường là giả không? Vì sao?
 (Không. Xiu kéo mành một cách chán nản; ngạc nhiên...; cúi mặt hốc hác xuống nói)
? Theo em, Xiu biết chiếc lá đó là lá vẽ khi nào? Và ai vẽ nó? Vì sao cô biết?
- H. Suy luận.
? Tại sao khi lần 2 Giôn-xi ra lệnh kéo mành, Xiu biết đó là chiếc lá giả mà cô ko nói cho Giôn-xi biết? Điều đó cho em cảm nhận thêm điều gì về Xiu?
? Nếu ngay từ đầu Xiu biết ý định của cụ Bơ- men thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
- H. Phân tích, suy luận.
 (Không hấp dẫn. Xiu không bị bất ngờ và chúng ta ko được thưởng thức đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng của Xiu)
? Em cảm nhận ntn về tình trạng sức khoẻ và tinh thần của Giôn-xi?
- H. Chú ý các chi tiết:
 + Câu nói: “Đó là chiếc lá cuối cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Em hiểu gì về tình trạng tinh thần của Giôn - xi qua câu nói trên?
 + Giôn-xi ko đáp lại những lời lẽ yêu thương của bạn giúp em hiểu thêm điều gì về tâm trạng của cô?
? Nguyên nhân nào quyết định trạng thái hồi sinh của Giôn-xi?
 (Sau đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá thường xuân vẫn còn đó)
? Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được gì từ chiếc lá cuối cùng đó?
 (Sự gan góc, kiên cường dám chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy c/s - trái ngược với sự yếu đuối, buông xuôi của cô)
? Như vậy chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa ntn?
? Tại sao t/g lại kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì?
 (Để lại dư âm, suy nghĩ, dự đoán trong lòng người đọc: Giôn-xi sẽ nghĩ gì? Hành động gì? Nói gì khi nghe Xiu kể lại cái chết cao cả của cụ Bơ- men -> Truyện hấp dẫn hơn)
- H. Trao đổi, trả lời câu hỏi 4 (sgk)
 * Đảo ngược tình huống hai lần: 
 (1) Giôn-xi chờ chiếc lá trong tuyệt vọng đ thoát khỏi nguy hiểm đ trở lại sống yêu đời (gây bất ngờ cho người đọc, Xiu, bác sĩ)
 (2) Cụ Bơ- men đang khoẻ mạnh đ chết (gây bất ngờ, xúc động cho người đọc)
? Đọc văn bản em hiểu những điều sâu sắc nào về tình cảm con người? Vai trò của NT chân chính?
 + Tình cảm yêu thương cao cả
 + NT chân chính là NT xuất phát từ tình yêu thương, vì sự sống của con người.
? Qua vb, t/g muốn gửi gắm điều gì tới bạn đọc?
- H. Suy luận.
* Luyện tập, củng cố:
? Trình bày cảm nghĩ của em về các nhân vật?
 + Bơ- men
 + Giôn- xi
 + Xiu
? Giôn-xi hay Bơ-men là nhân vật nổi bật của truyện? Vì sao?
- H. PBCN.
 * Ghi nhớ (sgk - 90)
II. Tìm hiểu văn bản.
2. Tình thương của Xiu đối với Giôn - xi.
* Xiu yêu thương, lo lắng cho Giôn-xi:
- Sợ sệt khi nhìn chiếc lá thường xuân ít ỏi bám trên tường.
- Không ngủ được.
- Động viên, ko biết làm gì nếu Giôn-xi ko khỏi bệnh. 
- Chăm sóc tận tình, chu đáo: nấu cháo, dỗ dành ăn.
- Không nói cho Giôn-xi biết vì sợ Giôn-xi tuyệt vọng, chán nản -> sẽ ốm nặng thêm.
=> Là người giàu tình yêu thương, có trái tim nhân hậu.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
+ Tình trạng: viêm phổi, sức khỏe yếu ớt, gần như cạn kiệt, không có tiền thuốc thang.
+ Tâm trạng: 
- Chán nản, tuyệt vọng, đón chờ cái chết.
=> Là người yếu đuối, ko có nghị lực sống, ko có niềm tin vào cuộc sống.
- Ngạc nhiên, thay đổi suy nghĩ, muốn ăn, soi gương, thấy muốn chết là 1 tội.
=> Giôn-xi vượt qua cái chết nhờ chiếc lá mong manh chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt.
* Chiếc lá cuối cùng - kiệt tác của cụ Bơ- men đã đem lại sức sống, niềm tin vào cuộc đời cho Giôn-xi.
- Giôn-xi im lặng ko nói gì khi nghe Xiu kể về cái chết của cụ Bơ- men.
 => Có lẽ: thể hiện sự cảm động sâu sắc thấm dần vào tâm hồn Giôn-xi?
4. Kết cấu và ý nghĩa của truyện.
a, Kết cấu: Đảo ngược tình thế 2 lần
(1) Giôn-xi: ốm nặng - muốn chết -> Khoẻ dần.
(2) Bơ-men: Khoẻ mạnh, cứng cỏi -> viêm phổi nặng rồi chết.
b, ý nghĩa.
- Con người phải có nghị lực sống, phải có niềm tin, ko được yếu đuối,
- Phải biết yêu thương nhau, sẵn sàng hi sinh vì người khác.
- NT chân chính phải phục vụ cho con người.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Đảo ngược tình huống gây bất ngờ, hứng thú.
2. Nội dung.
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con ngời nghèo khổ. 
* Hướng dẫn.
	- Bài tập: Phân tích NT đặc sắc của truyện?
	 Phân tích tình bạn trong sáng của Xiu và giôn-xi.
	- Chuẩn bị: Chương trình địa phương (TV)

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8.doc